XtGem Forum catalog
Cổ Cồn Trắng

Cổ Cồn Trắng


Tác giả:
Đăng ngày: 20-07-2016
Số chương: 20
5 sao 5 / 5 ( 85 đánh giá )

Cổ Cồn Trắng - Chương 13

↓↓
Thị trấn Lục Sơn xưa chỉ là một nơi nghèo xác xơ Đất đai Lục Sơn tuy rộng nhưng cằn cỗi và hầu hết là đồi trọc. Dân Lục Sơn chỉ có mỗi nghề phụ là đi làm cửu vạn ở khắp nơi. Nhưng dăm năm nay, từ khi con đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn được mở và chạy qua thị trấn thì nơi đây nhanh chóng trở nên sầm uất. Thị trấn là nơi tập kết hàng lậu từ Trung Quốc về. Thị trấn là nơi trú ngụ của đội quân cửu vạn đông đảo từ khắp các tỉnh phía Bắc kéo về. Và dĩ nhiên, khi đồng tiền đã thật sự có mọi giá trị ở đây thì các dịch vụ vui chơi giải trí cũng nhanh chóng phát triển. Các quán karaoke, cắt tóc thư giãn, cà phê vườn mọc lên như nấm; đội quân các em "buôn bán bằng vốn tự có" từ nơi khác ùn ùn kéo về và cũng không cần phải che đậy bộ mặt của mình như những ngày đầu mới tới mà đã nghênh ngang đi lại trong thị trấn, vênh mặt thách thức với những cái nhìn khinh bỉ, ghê tởm của những người dân Lục Sơn. Quán ăn cũng mọc lên nhan nhản, nhưng nhiều nhất vẫn là quán thịt chó. Dân Lục Sơn vốn có thói quen ăn thịt chó quanh năm, kể cả ngày mùng một Tết.

Các dịp giỗ chạp, cưới xin, ma chay, liên hoan tổng -kết cơ quan, tiệc tùng mừng sinh nhật hay ăn mừng con đầy tháng, đầy năm... tất cả không bao giờ thiếu thịt chó. Cũng có thời kỳ dân Lục Sơn tập thay đổi khẩu vị, họ làm cỗ bàn theo kiểu dưới xuôi, nghĩa là cỗ có thịt gà luộc, có giò, nem, mình mọc, có nộm đu đủ, có xôi gấc nén... nhưng chỉ được ít lâu, họ đành quay về kiểu ăn truyền thống.

Theo người dân Lục Sơn, cỗ mà không có thịt chó, ăn cứ nhạt hoét, vô duyên thế nào ấy.

Quán thịt chó của nhà Tư "xồm" thuộc vào loại nổi tiếng nhất Lục Sơn. Cái sự nổi tiếng này có được không phải vì tài nghệ nấu nướng mà lại là vì khách được ngồi ăn trên những tấm phản gỗ lim dày đến hơn chục phân; vì chủ quán chế được nhiều loại rượu nhằm đạt cho được mục đích "chồng uống vợ khen"; và trên cả là một thái độ phục vụ rất tận tình nhưng pha chút chất giang hồ hảo hán của Đào Đình Tư. Vì anh ta có bộ râu quai nón lúc nào cũng như cái vành sắt ôm chặt lấy khuôn mật vuông chữ điền đen bóng nên mới có biệt danh Tư "xồm". Lý lịch của Tư cũng không phải sạch sẽ gì. Đã từng có hai tiền án, một tiền sự vì các tội buôn lậu, gây rối trật tự trị an, chống người thi hành công vụ. Cứ vừa ra tù chưa được ấm chân thì anh ta lại mắc tội khác. Quãng đời giang hồ của Tư "xồm" đột nhiên chấm dứt khi anh ta phải lòng một cô gái người Tày quê ở Đồng Mô - Lạng Sơn. Từ khi yêu cô gái, và nhất là sau khi cưới vợ, Tư bỗng thay đổi hẳn tính nết. Anh ta chí thú làm ăn, sống hiền lành đến mức không thể tưởng tượng nổi và rất mực lễ phép với mọi người.

bạn đang xem “Cổ Cồn Trắng ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!

Sau khi lấy vợ, Tư bỏ nghề đi buôn và mở quán thịt chó. Quán của Tư "xồm" không đông khách lắm bởi nhà chật, chỉ có năm mâm xếp tám.

Nhưng vì mọi người thích đến ăn ở đây nên không lúc nào vắng khách. Vì vậy, vào nhưng dịp cuối tháng, khách muốn ăn phải giữ chỗ từ trước.

Theo như hẹn buổi sáng, khi trời sập tối, Thành, Đức và hai cảnh sát hình sự của Công an tỉnh đến quán Tư "xồm". Họ chọn một chiếc phản nằm ở góc khuất nhất và gọi mấy món thịt luộc, chả nướng, dồi, dựa mận... Mấy cảnh sát hình sự của tỉnh, Tư "xồm" chả lạ gì. Bình thường thì anh cũng có thể buông dăm câu đùa cợt nhưng hôm nay, thấy có người lạ, nên Tư giữ thái độ gần gũi vừa phải.

Các cảnh sát ngồi ăn, cũng chạm ly leng keng nhưng trên gương mặt mỗi người lộ rõ vẻ bồn chồn vì chờ đợi người lái xe ban sáng. Buổi sáng, sau khi nói chuyện với người lái xe, Thành cũng đã nhờ cảnh sát hình sự của tỉnh xác minh nhanh anh này, nhưng chưa có kết quả. Không phải là vì khó khăn mà do anh trinh sát chịu trách nhiệm quản lý địa bàn vận tải hành khách tư nhân đi nghỉ mát trong Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, tại bãi xe, anh chàng lái xe đang ngồi đánh tá lả với ba người khác. Một người cùng chơi hỏi:

- Sao sáng nay bọn công an hỏi mày lắm thế

- Các ông ấy muốn tìm vụ tai nạn tuần trước.

- Tao trông trong ấy có mấy tay mặt mũi ghê lắm, nom như lính hình sự chứ không phải giao thông?

- Mày chả hiểu cái gì cả. Cảnh sát điều tra cũng có bộ phận điều tra tai nạn giao thông. Thôi, tao không chơi nữa.

- Hôm nay mày làm sao vậy, đầu óc cứ để đi đâu Gã kia nói vậy rồi xoá bài.

Anh lái xe ra ngoài và thủng thẳng đi. Được một đoạn ngắn, anh ta bỗng quay ngoắt lại. Một người đang bám theo anh ta vội nấp vào gốc cây.

Anh ta cười nhạt và bảo một tay xe ôm:

- Mày chở anh đi mát-xa.

Xe ôm chở anh ta đến một cơ sở mát-xa nằm tại một khách sạn lớn ở thị xã. Anh ta vào trong nhưng chỉ một thoáng lại quay ra và thuê một xe ôm khác đến thẳng chỗ quán thịt chó.

Thấy anh lái xe vào, Tư "xồm" vồn vã:

- Chào ông em! Đi có một mình thôi à?

Liếc nhìn thấy các cảnh sát ngồi phía trong, anh ta rất tự nhiên chỉ tay vào:

- Mấy ông anh là cảnh sát hình sự trên Bộ về, lâu không gặp, hôm nay mới có dịp ngồi với nhau.

Tư "xồm" cười hì hì:

- Ngại quá nhỉ, hóa ra chú lại chơi thân với cả cảnh sát hình sự. Lúc nãy họ đến đây, anh biết ngay là công an. Chắc họ đang có việc cần chú mày giúp phải không?

- Chả có gì, mà thôi, ông anh cứ kín chuyện cho em nhờ. Ờ, công an là chỗ dựa tin cậy của lái xe mà lại. Mà này, ông đừng có mua chó của mấy thằng "cẩu tặc" đấy nhé, kẻo có ngày can tội tiêu thụ của gian đấy.

- Chú chỉ được cái ăn nói linh tinh. Không phải dạy ờ vén váy. Anh là không thèm mua của ăn cắp. Mình thịt chó đã là có tội, lại mua đồ ăn cắp. thế là tội chồng lên tội. Giời không để yên đâu Gã lái xe đến bên phản và rất tự nhiên, anh ta trèo lên:

- Các bác đợi em lâu chưa? à, cũng mới thôi, mấy đi a thịt còn đầy thế này... Nói rồi, anh ta cao giọng:

- Làm cho mấy bát chân hầm thuốc bắc, và lấy loại rượu tủ tế ra đây. Đến quán Tư, xồm" mà không ăn mấy món hầm thì coi như chưa đến.

- Quán anh rượu nào mà chả tử tế?

Tư Xồm mang ra hai chai rượu nếp cái trắng đục đưa cho gã lái xe:

- Hừ, cái thứ rượu nếp cài này chỉ dành cho đàn bà - Anh ta giơ chai rượu đặc như nước gạo lên lắc lắc - Trả ông, cho tôi rượu ngâm... ngâm cà chó với đỗ trọng, thục địa ấy Tư "xồm" lại đon đả mang các thứ ra. Lúc này, anh ta mới giới thiệu:

- Em tên Chí, bọn chúng gọi em là Chí "phèo".

- Chí "phèo" đời "áp chót" hay "đời chót"? - Thành vui vẻ hỏi, tự dưng anh cũng thấy mến người lái xe này.

- Đời "áp chót" thôi? Nào, mời các ông anh.

Uống hết chén rượu, Chí liếc ra ngoài rồi hạ giọng:

- Em không biết là thằng Quả có quan hệ thế nào với thằng... thằng Tám buôn ma túy mà mới được hoãn án tử hình. Nhưng sáng sớm hôm nay em đến chợ gặp con bồ nó là Thúy, cũng là để hói giá vải và quần áo Trung Quốc. Nhân tiện em hói thằng Quả, nó nói là đi đâu rồi. Gặng mãi, nó mời hé răng nói là đi Sài Gòn. Thế rồi sau đó em đì mua tờ báo và đọc mới biết tin thằng Tám được hoãn án tử hình. Em đoán ra ngay là thế nào thằng Quả cũng phải chuồn vì nó chở ma túy tù biên giới về đã mấy năm rồi. Ngày trước, nó chạy hàng cho Công ty Ngọc Thảo I, nhưng đầu năm ngoái thì bị đuổi. Sau nó hay chở hàng nông sản như vải thiều, dứa, rồi cá, gà, vịt cho mấy trang trại. Người mà hay thuê nó là lão Túy "đen", chủ trang trại lớn nhất Lục Sơn. Có phải ông Túy có con tên là Tiến, Tổng giám đốc Công ty Thành Đạt không?

- Đúng thế. Lão Túy có hai vợ. Thằng Tiến là con vợ cả, nó giỏi lắm, đã từng đoạt giải tin học toàn quốc. Nghe nói công ty nó bây giờ là cực mạnh. Chủ tịch tỉnh mình còn phải nể trọng nó.

- Ông chỉ được cái phóng đại, tôi lạ gì ông Túy "đen" của tỉnh chúng tôi - Thành cười và vỗ vai Chí - Mà này, ông căn cứ vào đâu mà biết nó buôn ma túy.

- Ngày xưa, nó đã rủ em. Mà nói thật là em cũng đã chạy cho nó một chuyến hồi năm "tám mươi". Ngày ấy, chính phủ còn đang phát động trồng cây đặc sản A, dân Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai đua nhau trồng thuốc phiện. Chúng em chở hàng lên Đồng Văn, Mèo Vạc, đi xin cũng được vài lạng. Em chở cho nó gần chục cân từ huyện Yên Minh về Hà Nội, nó trả được ba chỉ vàng. Từ đó em cạch mặt. Vả lại, em cũng biết, dính vào ma túy không sớm thì muộn cũng có ngày vào tù. Mẹ kiếp, em căm bọn buôn ma túy lắm.

Anh ta ngửa cổ nốc cả cốc rượu rồi quệt mép, nét mặt tối hẳn đi:

- Nhà em có ba anh em, thằng thứ hai và đứa em gái út chỉ vì nghiện ngập mà một đứa bị Si đa mới chết, một đứa thì bị tù chung thân vì bán hêrôin, mẹ em Vì buồn, vì nhục với họ hàng mà ốm chết. Mẹ kiếp. nếu công an không chê, em xin làm cảnh sát, chuyên đi bắn bọn buôn ma túy.

- Túy "đen" là người thế nào? - Thành hỏi.

Chí nói:

- Ông ấy ngày xưa là cán bộ Ty Thương nghiệp Sơn La, nghỉ hưu non và về quê mua đất làm trang trại. Ông ta làm kinh tế giỏi lắm... Chỉ có dăm năm mà nay có hơn ba chục héc ta vải thiều, dứa, nhãn, lại có hai héc ta ao cá. Vừa rồi mua lại được hai chục héc ta nữa. Mỗi năm thu hơn hai trăm triệu. Được nhiều lần đi báo cáo sản xuất giỏi ở tỉnh đấy.

Rồi Chí cười nhạt:

- Những con số lãi lời đó chỉ lừa được mấy ông chính quyền thôi. Nhưng không qua được mắt thằng này đâu. Chỉ cần cho người tính toán mỗi năm ông ta bán được bao nhiêu cây trái, bao nhiêu tấn cá, bao nhiêu con gà, con vịt, tính chi phí trừ đầu vào thì còn lãi bao nhiêu? Rồi lãi như vậy, tiền đi đâu? Đố ai tìm được một quyển sổ tiết kiệm của ông ta ở ngân hàng. Và điều quan trọng là vốn ở đâu ra nhỉ? Ông ấy có đi vay bao giờ đâu?

Thành gật gù:

- Rất cảm ơn anh đã cho chúng tôi biết một số thông tin quan trọng. Về tay Quả thì đúng là bọn tôi đang muốn gặp để nhờ anh ta xác minh hộ một nguồn tin về bọn buôn lậu động vật quý hiếm. Còn ông Túy, loại như thế đã làm gì mà giàu? . Thứ chủ trang trại mỗi năm thu vài trăm triệu, bây. giờ chỗ nào chả có.

Thế rồi Thành chủ động khéo léo lái sang chuyện khác. Họ ăn uống, nói chuyện tào lao. Lúc về, Thành đi sát Chí, nói nhỏ:

- Chúng tôi sẽ gặp anh sau. Hãy nhớ là chớ nói với ai những điều anh vừa nói. Nhớ đấy, nó liên quan đến tính mạng của anh.

- Em muốn gặp các anh thì tìm ở đâu?

- Chúng tôi sẽ có người thường xuyên liên lạc với anh. Anh cứ yên tâm là mọi chuyện sẽ được giữ tuyệt đối bí mật.

- Trong số các lái xe sáng nay các anh gặp, có mấy thằng cũng chạy hàng cho chúng nó đấy. Lúc nãy, em đi ra đây, bị chúng nó theo. Em phải lừa mới thoát được.

Đức giật mình:

- Đến thế cơ à, nếu vậy anh càng phải cẩn thận.

Trại cải tạo và quản lý phạm nhân số Bảy nằm cách thị xã hơn bảy chục cây số. Trước kia, đây là trại giam của V26 tức là Cục Quản lý và cải tạo phạm nhân. Nhiệm vụ của trại là chuyên giam giữ cải tạo những phạm nhân có án từ bảy năm trở lên cho đến chung thân. Trại nằm trên một khu vực rộng có đến hai trăm héc ta, nhưng chủ yếu là đất gò đồi. Trong khu vực trại có một chuỗi ba cái hồ khá lớn. Những hồ này hình thành từ một con suối cạn được ngăn lại để chứa nước.

Trại Bảy có lịch sử khá lâu đời. Năm 1954, sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc thì trại được thành lập với tên gọi là Trại cải tạo Quyết Tiến.

Ngày ấy, trại là nơi giam giữ và cải tạo phạm nhân chủ yếu là các đối tượng phản động, gián điệp, hoặc những phần tử có nợ máu trong kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ, trại được chuyển thành trường giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến. Nhưng từ sau năm 1975 thì trại được "nâng cấp" và trở thành nơi giam giữ cải tạo phạm nhân trọng án và cái tên Quyết Tiến được thay đi bằng tên "Trại Bảy". Trải qua hàng chục năm xây dựng, trại đã có một cơ ngơi bề thế. Nhà cửa cho cán bộ chiến sĩ khá khang trang và đầy đủ tiện nghi như ti vi, quạt máy; các khu vui chơi như sân bóng đá, bóng chuyền, nhà tập võ, sân cầu lông cũng được xây dựng đúng tiêu chuẩn. Cán bộ chiến sĩ quản giáo và cảnh sát bảo vệ của trại được ăn ba bữa không phải đóng tiền, phạm nhân được ăn tăng thêm ngoài tiêu chuẩn nhà nước quy định mỗi tháng hơn năm chục ngàn. Gần chục năm qua, trong trại không có vụ nào phạm nhân ốm chết vì suy kiệt, không có các vụ trốn trại và nạn đầu gấu trong trại được chấm dứt, đời sống văn hóa tinh thần của phạm nhân rất khá vì vậy ba năm liền trại được tặng cờ Thi đua xuất sắc của Bộ dành cho khối Trại giam. Tuy nhiên, trại không phải là đơn vị giàu có và đã có nền kinh tế hàng hóa mà mới chỉ ở mức tự túc được lương thực thực phẩm để cải thiện đời sống cán bộ chiến sĩ. Nói tóm lại, đây là một trại cải tạo theo đúng những định nghĩa tốt đẹp nhất của nó.

Ngay phía ngoài khuôn viên của trại cũng có một thôn đến gần trăm nóc nhà của các thế hệ cán bộ quản giáo. Tại đây, người ta có thể dễ dàng thấy được nhiều gia đình đã "ba đời" làm cai ngục vì thế mà người ta gọi làng này là "thôn Quản". Trẻ con sinh ra ở làng này muốn đi học phải cuốc bộ xa gần hai cây số, còn lên cấp II thì phải đi xa gấp ba như thế. Phía ngoài thôn Quản khoảng ba trăm mét cũng có một làng nhỏ mà cư dân nơi này toàn là tù tha về vì vậy có cái tên rất chi đặc trưng "thôn Phạm". Họ được ra tù, vì hoàn cảnh gia đình éo le mà không muốn trở về quê quán nữa, thế là họ xin Ban giám thị cho ở lại. Trại liên hệ với chính quyền xã sở tại, cấp cho họ vài trăm mét vuông và dăm bảy sào đất.

Đất đồi ở đây rộng mênh mông vì thế chính quyền cũng khá hào phóng khi cấp đất cho phạm nhân. Nhưng cũng từ sau thập niên 90 của thế kỷ trước, khi có một nhà máy đường được xây dựng gần trại và con đường mới mở chạy qua thôn Phạm thì đất đai bỗng trở nên có giá. Có gia đình chỉ xén bán đi năm trăm mét đất là đủ tiền xây nhà hai ba tầng, lại mua sắm được khối thứ vật dụng cho gia đình. Thế mới biết câu "tiểu phú do cần, đại phú do thiên". Nhiều cán bộ quản giáo ở thôn Quản nhìn những gia đình thôn Phạm bỗng chốc giàu lên như diều mà ngẩn ngơ.

Họ biết cuộc đời họ không bao giờ có được một dịp may như thế nữa.

Thời gian đã xóa nhòa mọi ranh giới giữa cư dân thôn Quản và thôn Phạm, vì thế, lớp trẻ lớn lên không cần phân biệt và chúng đã yêu nhau.

Cũng có cặp bị gia đình ngăn cấm - mà chủ yếu là phía người thôn Quản - đã phải bỏ nhà ra đi biệt xứ. Nhưng cũng có vài cặp đã nên vợ nên chồng trong sự vui mừng của cả hai thôn. Nhiều nhà văn, nhà báo đã về lấy tài liệu ở thôn Quản, thôn Phạm để viết phóng sự, bút ký và cả tiểu thuyết. Năm ngoái, Hãng Phim tài liệu Trung ương cũng đã làm một bộ phim rất cảm động về cuộc đời của một số cán bộ quản giáo thôn Quản và số phận của những phạm nhân là tù tha về ở thôn Phạm.

Trại Bảy có năm khu nhà giam và lúc cao điểm nhất là có gần một nghìn phạm nhân.

Nhưng từ ngày Nhà nước ban hành những. quyết định đặc xá thì số lượng phạm nhân ở trại giảm đi chỉ còn hơn năm trăm. Trong số phạm này thì cũng chỉ dám đưa đi lao động khoảng hơn ba trăm, còn số có án tù hai mươi năm hoặc chung thân vì những tội nguy hiểm và luôn có hành vi côn đồ, hung hãn thì trại chỉ dám sử dụng chúng rất hạn chế. Và mỗi lần như vậy thì anh em quản giáo lại phải tăng cường canh gác, vì thế anh em cũng không mấy khi sử dụng số này lao động.

Từ năm 1990, do phải thu gọn các đầu mối trại cải tạo, nên Cục V26 đã giao Trại Bảy cho công an tỉnh quản lý, tất nhiên là chỉ những phạm nhân có mức án từ bảy năm trở xuống. Trường hợp án cao hơn mà được ở Trại Bảy thì phải là người có hoàn cảnh đặc biệt và dứt khoát là công an tỉnh phải có công văn xin cấp trên chuẩn y.

Từ khi vào trại, Lê Minh được đưa về tổ phục vụ khu vực Ban giám thị và chỉ phải trông nom mấy vườn hoa nhỏ trước trụ sở. Đó là công việc hết sức nhẹ nhàng và hoàn toàn phù hợp với Lê Minh.

Nhiều phạm nhân cho rằng Minh đã khéo lo lót cho Giám thị nên mới vào trại mà được ưu ái như vậy Thật ra thì Lê Minh cũng chẳng phải chi đồng nào, mà người nói với Ban giám thị chính là Tường. Khi hoàn tất kết luận điều tra, hôm tống đạt cho Lê Minh, Tường đã có một buổi chiều nói chuyện với ông ta. Trong buổi này, Lê Minh bày tỏ sự cảm phục đối với Tường bằng những lời nói hoàn toàn không có vẻ gì là giả dối. Tuy nhiên, Lê Minh cũng trách Tường là người không biết thời thế và khuyên Tường hãy từ bỏ công an. "Làm công an cũng như làm chính trị, phải học cầu thủ đá bóng là biết rời sân cỏ lúc nào? Đừng để đến lúc cấp trên vận động cho về hưu hoặc tống khứ đi nơi khác" - Lê Minh triết lý với Tường như vậy. Trước lúc đưa Lê Minh về phòng giam, Tường thẳng thắn hỏi Minh có cần giúp đỡ gì không, Minh suy nghĩ hồi lâu rồi cũng rất thẳng thắn nói " tội của tôi, nếu bị tử hình thì tôi chỉ xin anh một điều là hãy cho biết ngày tôi bị bắn. Biết từ chiều hôm trước.Tôi muốn trong khoảng thời gian chờ chết ấy, tôi sẽ tự vấn lại cuộc đời mình, và nếu được anh bắn cho tôi phát đạn ân huệ thì tôi rất cảm ơn anh. Còn nếu như tôi may mắn thoát tử hình, thì xin anh nói với Ban giám thị trại Bảy xếp cho tôi công việc gì đó vừa sức lực và tránh xa những tên phạm có máu côn đồ".

Nghe Lê Minh nói, Tường cười và lắc đầu nhè nhẹ: "Đề nghị thứ nhất của anh thì chắc chắn là không được, còn đề nghị thứ hai, tôi hứa giúp anh ."

Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Lê Minh được xuống án chung thân mặc dù trong bản luận tội và đề nghị mức án, Viện Kiểm sát kiên quyết đề nghị phải "loại Lê Minh ra khỏi cộng đồng". Lê Minh không chống án, vì thế mười lăm ngày sau, Lê Minh được đưa vào thụ hình tại trại Bảy. Ba ngày trước đó, Tường phóng xe máy vào gặp Giám thị và anh xin cho Lê Minh theo đúng yêu cầu của anh ta. Dĩ nhiên là Ban giám thị đồng ý ngay bởi lẽ, họ biết một người như Lê Minh thì không phải là tên tội phạm có những hành vi đột biến nguy hiểm.

Lê Minh nhập trại và nhanh chóng chiếm được cảm tình của cán bộ quản giáo bởi cách cư xử hết sức đúng mực, lễ phép, nói năng cẩn trọng và rất có ý thức với công việc được giao. Mặc dù chưa bao giờ chăm sóc hoa, cây cảnh nhưng Lê Minh cũng tỏ ra là người có óc thẩm mỹ cao trong việc bài trí cây cảnh và trồng hoa. Chỉ hơn một tháng, Minh đã biến khu vườn hoa cây cảnh trước dãy nhà Ban giám thị vốn dĩ lòe loẹt, với nhiều loại hoa sặc sỡ, với những hòn non bộ kệch cỡm, những bức tượng người cá, thằng bé con đứng "tè"... thành một khu vườn đẹp nhưng giản dị, màu sắc nom sang trọng hơn hẳn. Mỗi khi có đoàn khách nào đến tham quan hoặc cán bộ cấp trên về kiểm tra, Ban giám thị cũng không ngần ngại giới thiệu về vườn hoa này và dĩ nhiên là phải nói về Lê Minh. Một buổi sớm, Lê Minh đang lúi húi tỉa những cây hồng trong vườn cảnh thì một cán bộ quản giáo lại gần. Lê Minh đứng dậy, lễ phép:

- Xin chào Ban ạ.

- Thế nào, công việc này có phù hợp với anh.

không? .

- Thưa Ban, quá nhẹ nhàng ạ. Nhưng không hợp ạ.

- Anh nói rõ xem nào? Tại sao anh Tường lại xin cho anh và nói đây là nguyện vọng của anh

- Thưa Ban, cho phép tôi được nói thật lòng, nếu không phải, xin Ban bỏ quá cho.

- Được, anh cứ nói. à, anh có hút thuốc không?

- Thưa Ban, tôi hút thuốc lào. Thưa Ban, chăm sóc mấy cây hoa này là việc quá giản đơn và tôi cũng buồn chán vì không phải động não suy nghĩ. Tôi vốn là dân làm kinh doanh lại bươn chải trên thương trường lâu năm nên không quen lắm với sự nhàn nhã. Tôi nhìn đất đai, phong thủy của trại mà thấy tiếc... Trại ta đất rộng, nhưng cằn cỗi,. đá sỏi nhiều. Nếu chỉ lo trồng bạch đàn, tai tượng thì trông có rừng đấy nhưng hiệu quả kinh tế chả là bao. Hai chục héc ta ao hồ, nuôi cá nhưng năng suất thấp, chỉ đủ ăn trong trại, như vậy là quá phí.Vì vậy, cần phải đổi hướng kinh doanh, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Cần phải chọn loại cây gì, con gì có giá trị kinh tế cao.

Anh quản giáo nói thật thà:

- Những điều anh nói, Ban giám thị cũng đã nghĩ đến nhưng chưa tìm thấy lối thoát.

- Thưa Ban, nghe nói thì khó nhưng lại đơn giản. Chỉ cần thế này; toàn bộ khu vùng đất đồi cho trồng vải thiều và nhãn lồng. Vải thiều hợp với đất đồi, đất cằn, chỉ cần đào hố rộng, đổ phân mùn xuống cho giai đoạn đầu, lắp hệ thống tưới đủ nước là xong. Trong lúc vải chưa thu hoạch thì trồng loại cây dưới tán như trồng dứa lấy quả bán cho nhà máy hoa quả đồ hộp, trồng hương nhu, bạc hà và mở lò cất tinh dầu... Cần biết lấy ngắn nuôi dài. Còn hồ cá thì ngăn ra làm ba, một hồ thả các loại cá to như trắm đen, mè hoa, trôi ấn Độ, trôi Digan; bé thì vài ba ki lô, loại lớn thì hơn chục cân, thậm chí hai mươi, ba mươi cân... và dành hồ này cho dân Hà Nội lên câu tính giờ. ở Hà Nội, có nhiều hồ câu tính ba mươi ngàn thậm chí năm chục ngàn một giờ mà vẫn đông nườm nượp. Trại của ta cách Hà Nội không xa, đường đi thuận tiện, phong cảnh đẹp, mát mẻ, yên tĩnh, trật tự trị an tốt, nếu cho câu cá giải trí đảm bảo thu lãi gấp hàng chục lần bán cá chợ. Một hồ cho thả cá rô phi đơn tính và bán cho xuất khẩu thủy sản. Nước ngoài hiện đang mê cá rô phi đơn tính, giá xuất là bốn đô la một cân, ta chỉ cần lấy nửa số đó. Còn một hồ, nuôi cá cải thiện đời sống cho phạm, thả vịt lấy trứng...

Người quản giáo nghe có lý, gật gù:

- Ý kiến của anh rất hay. Tôi sẽ báo cáo Ban giám thị.

Vừa lúc đó, có tiếng một quản giáo trẻ gọi:

- Anh Lê Minh. Ra có người đến thăm.

- Thưa cán bộ, ai vậy? ~ Một ông người Hoa và một cô nữa.

Lê Minh sững người. Anh cán bộ quản giáo cười:

- Tôi quên mất, lẽ ra phải thông báo cho anh từ sớm. Ông ta có đơn xin thăm nuôi, Phó chủ tịch tỉnh đề nghị Công an duyệt. Ban giám đốc cũng đồng ý. Anh nghỉ đi. à, chiều anh làm cái đơn, xin được chuyển buồng giam, lý do gì đó thì tùy. Chúng tôi sẽ chuyển anh ra trại ngoài cho khá hơn..

- Cám ơn Ban.Tôi xỉn phép Ban được ra ngoài.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Thông Điệp Cuối Cùng

Thông Điệp Cuối Cùng

Thông Điệp Cuối Cùng là tác phẩm xoay quanh câu chuyện giữa hai người bạn thân Dương

19-07-2016 23 chương
Thiên Tỏa

Thiên Tỏa

Thiên Tỏa được sáng tác dựa trên những tình tiết có thật trong quá trình phá án của

27-07-2016 34 chương
Truy Đuổi

Truy Đuổi

Tên truyên: Truy ĐuổiTác giả: Nhan Tiểu NgônChuyển ngữ: Lạc Dương (QT, google,

20-07-2016 74 chương
27 Nhát Dao Bí Ẩn

27 Nhát Dao Bí Ẩn

Tháng năm tươi đẹp, tiết xuân còn chưa đi hết, mùa hè đã nhanh chóng kéo đến, thời

20-07-2016 6 chương
Cổ Cồn Trắng

Cổ Cồn Trắng

Đây là cuốn tiểu thuyết điều tra hình sự viết về chiến công của những người

20-07-2016 20 chương
Hòe Viên

Hòe Viên

Tên truyện: Hòe ViênTác giả: Tổng Công Đại NhânThể loại:Truyện trinh thámTình trạng:

20-07-2016 53 chương
Thông Điệp Cuối Cùng

Thông Điệp Cuối Cùng

Thông Điệp Cuối Cùng là tác phẩm xoay quanh câu chuyện giữa hai người bạn thân Dương

19-07-2016 23 chương
Truy Đuổi

Truy Đuổi

Tên truyên: Truy ĐuổiTác giả: Nhan Tiểu NgônChuyển ngữ: Lạc Dương (QT, google,

20-07-2016 74 chương
Biển có bao giờ lặng

Biển có bao giờ lặng

Lần này thì tôi sợ thật, lầu bầu chê trách Naomi một tràng rồi mới gượng nằm cách

25-06-2016
Đồng tiền của mẹ

Đồng tiền của mẹ

Ba mẹ chia tay nhau từ khi tôi còn rất bé, khoảng thời gian thơ ấu không hề dễ

24-06-2016
Tôi và em

Tôi và em

Quán Tịnh nằm sâu trong một con hẻm nhỏ, quán chuyên về trà cung đình, có tới 70 loại

28-06-2016
Khi người ta trẻ

Khi người ta trẻ

Khi chết, hẳn cô đã tưởng tượng ra mọi người khóc lóc, Vỹ hoảng sợ, hối hận,

01-07-2016
Bạn già

Bạn già

........Đến bây giờ mới nói câu "Xin lỗi...". Liệu có quá trễ

25-06-2016