Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 27 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 14

↓↓

- Cái ông Á-hòa-thượng này tuyệt tích mười năm nay. Ai cũng tưởng ông ta viên tịch rồi. Nào ngờ ông ta vẫn luẩn quẩn ở Thăng-long. Cháu gặp ông ta trong trường hợp nào ? Tại đâu ?

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Thủ-Huy thuật lại, không thiếu chi tiết nào. Lê Thúc-Cẩn lắc đầu :


- Một trẻ không biết y học, bướng bỉnh ra tay chữa bệnh cho người, để đến nỗi chính mình mang họa. Mang họa rồi, nghĩ rằng đằng nào mình cũng chết, lại ra tay hút hết nọc độc cứu người, đến nỗi đã bước một chân vào trong quan tài. Tuy nhiên, bệnh cũng còn đôi chút hy vọng. Nào ngờ lại gặp một lão hòa thượng. Cái lão hòa thượng này, nội công cao, thì cao thực. Cao đến trình độ không biết đâu mà lường. Nhưng lại chẳng biết một chút y lý. Lão cứ tưởng rằng nội công mình cao là giúp người trị được bệnh. Nào ngờ lại làm cho bệnh trở thành tuyệt vọng.


- ? ! ! ? !


- Đúng ra, nếu Trí-Thiền không can thiệp, hằng ngày khi bị lên cơn, cháu dùng phương pháp quy liễm của Hồng-thiết giáo chống độc, thì trong 49 ngày không còn lên cơn nữa. Mỗi năm cháu chỉ lên cơn 49 ngày vào tiết Đông-chí . Cứ như thế, trong vòng ba năm thì khỏi hẳn. Nhưng...


Ông bảo Thủ-Huy :


- Cháu tháo dầy ra cho nọc độc dễ thoát khỏi cơ thể.


Quả nọc độc vẫn ri rỉ tiết ra ở huyệt Dũng-tuyền dưới gan bàn chân, và hai huyệt Lao-cung, Thiếu-phủ ở bàn tay. Thủ-Huy xin phép bố, mẹ rồi tháo dầy ra.


- Thưa tiên sinh.


Thụy-Hương hỏi :


- Hôm ấy, Bồ-tát Trí-Thiền chỉ nắm lấy tay nhị sư huynh khoảng nửa khắc, mà đã khiến nọc độc tiết ra không ngừng. Cháu tưởng cứ tình hình ấy, ba năm qua trong cơ thể nhị ca sẽ không còn nọc độc nữa chứ ?


- Vấn đề như thế này.


Thúc-Cẩn giảng : Lão hòa thượng dùng thượng thừa Thiền-công làm cho ngũ độc hòa lẫn với nhau, thì trong một ngày Thủ-Huy không còn lên cơn sáu lần vào đầu mỗi giờ. Nhưng chỉ lên cơn một lần vào giờ Mùi. Khi lên cơn, Thủ-Huy dùng phương pháp quy liễm độc tố của Hồng-thiết giáo chống độc, thì chất độc theo Thận-kinh thoát ra ở huyệt Dũng-tuyền dưới gan bàn chân ; theo Tâm-kinh, Tâm-bào kinh thoát ra ở huyệt Lao-cung, Thiếu-phủ ở bàn tay. Nhưng tâm chủ huyết, thận chủ cốt, chủ tủy. Vì vậy nọc độc chạy vào trong xương, trong tủy... thì không bao giờ trục ra khỏi cơ thể nữa.


Thủ-Lý hồi hộp :


- Thưa sư thúc, như vậy tuy nọc độc nhập cốt, nhưng em Thủ-Huy không chết nữa, phải không ?


- Vẫn chết như thường ! Khi nọc độc nhập cốt, sẽ hại tủy. Não là một loại tủy. Nếu bệnh cứ kéo dài, thì não sẽ teo dần, rồi đi đến chân tay tê liệt. Cuối cùng thì chết.


Đoan-Nghi run run :


- Thưa tiên sinh, không còn thuốc gì nữa ư ?


- Nếu như tìm được Thái-tử sâm, thì có cơ trị khỏi.


Long-Xưởng kinh ngạc :


- Thưa tin sinh, vãn sinh chỉ nghe nói đến nhân sâm, chứ chưa từng nghe đến Thái-tử sâm bao giờ. Mà nói về sâm thì mỗi người nói một khác. Hôm nay, may mắn gặp tiên sinh ở đây. Xin tiên sinh đừng tiếc công giảng giải cho vãn sinh.


Thúc-Cẩn cất giọng trầm trầm giảng :


- Sâm có nhiều loại, mang tên khác nhau : Dã sâm, đản sâm, thổ sâm, hắc sâm, Cao-Ly sâm hay nhân sâm. Hôm nay tôi chỉ nói về nhân sâm. Lá sâm, hoa sâm, cành sâm đều có thể dùng làm thuốc. Nhưng, các phần này không được dùng nhiều. Chủ yếu dùng để trị bệnh là củ sâm.


Ông uống một chung trà, rồi tiếp :


- Sâm gọi là Cao-ly sâm, vì khi trồng ở sứ Cao-ly thì có dược tính tốt nhất. Một vài vùng ở phía Bắc Trung-quốc như Liêu-Đông, Trường-bạch, Hắc-long giang, Cát-lâm cũng có loại sâm này. Sâm chỉ có dược tính tốt khi mọc ở vùng khí hậu cực lạnh. Các sách thuốc dùng nhiều danh tự khác nhau để gọi sâm như Thổ-tinh, Thần-thảo, Hoàng-sâm, Huyết-tinh, Địa-tinh v.v. Dùng hạt gieo về cuối Đông sang Xuân, trồng trong một năm thì có củ. Củ đó gọi là thường sâm. Khi để củ sâm già từ 4 đến 6 năm thì hình dạng giống như một hài nhi, gọi là nhân sâm. Nếu nhân sâm gặp đất tốt, thì có mầu hồng gọi là hồng sâm. Khi hồng sâm lớn, thì gọi là Thái-tử sâm.


Ghi chú của thuật giả:


Nhân sâm mà Lê Thúc-Cẩn nói đây là loại Panax Ginseng C.A.Mayer. Còn các loại sâm khác, tính chất, công dụng không giống sâm Cao-ly.


Thủ-Lý hỏi :


- Cháu nghe nói loại nhân sâm nghìn năm có thể cải tử hoàn sinh. Ai ăn được thì trường sinh bất lão. Việc ấy có đúng hay không ?


Thúc Cẩn cười :


- Đó là tiểu thuyết. Sâm có thể sống lâu đến bao nhiêu năm thì không ai biết. Nhưng củ sâm từ 4 đến 6 tuổi dùng trong việc trị bệnh thì tốt nhất. Tính vị của sâm là hơi đắng. Khi dùng thì làm ấm cơ thể. Bởi vậy những người mà cơ thể nhiệt, hoặc bị nhiệt bệnh thì không nên dùng sâm. Nếu cứ dùng bướng, thì nóng đến phát điên, đầu nhức như búa bổ, nặng thì trúng phong ngã lăn ra, rồi miệng méo, bán thân bất toại.


Tăng Khoa hỏi :


- Thưa tiên sinh, thế sâm chữa được những bệnh gì ?


- Thường sâm dùng để trị bệnh tim, phổi. Nhân sâm dùng trị bệnh tỳ, vị, can. Hồng-sâm dùng trị bệnh thận. Thái-tử sâm dùng trị bệnh cốt, tủy, não. Đấy là nói về chi tiết. Còn bàn chung chung thì bất cứ loại nào trong ba loại cũng có tính chất dược lý như sau :


« Đại bổ nguyên khí, cố thoát sinh tân, an thần định chí, lao thương hư tổn, ăn ít, ăn vào bị mửa, đại tiện lỏng bạc, hư nhược sinh ho, kinh ủy, dương ủy, mất trí nhớ, nhức đầu chóng mặt, nữ nhân bạch đới ».


Trang-Hòa than :


- Tiên sinh ơi ! Tiên sinh nói sách như vậy thì làm sao chúng cháu hiểu được. Xin tiên sinh nói dân đi...


- Xin lỗi tiểu quận chúa. Kể ra thì nhiều như vậy, chứ nhân sâm dùng để trị năm loại bệnh sau. Một là, nhân sâm dùng để trị tất cả các bệnh tiêu hóa do tỳ, vị, can, đởm, đại trường, tiểu trường suy nhược sinh ra như ăn không tiêu, ăn vào đầy ứ, ợ chua, mửa ra thực vật, tiểu tiện lỏng, đau bụng kinh niên. Hai là, nhân sâm dùng để trị bệnh tâm, phế như tim đập chậm, phế lạnh sinh ho, suyễn kinh niên. Ba là, sâm dùng để bổ thận tráng dương, nên dùng trong trường hợp phụ nữ huyết trắng, suy nhược không thụ thai, tuyệt kinh sớm ; đàn ông phòng sự suy, hiếm muộn, đi tiểu vặt. Trong y học, tâm chủ thần chí, thận chủ não, chủ tủy, vì vậy sâm dùng để trị chứng mất trí nhớ, người già hay lẫn, hư nhược sinh kinh phong, nhức đầu chóng mặt. Điều quan trọng là dùng sâm trị bệnh di truyền tất cả các chứng trên


Như-Như mừng rỡ :


- Thưa tiên sinh, đã ba đời nhà cháu làm nghề ca hát, nên bố mẹ cháu đều hay bị sưng họng, rồi kéo tới ho. Chắc sau này cháu cũng bị di chứng này. Liệu dùng nhân sâm có trị khỏi không ?


- Nếu có nhân sâm thì còn nói gì nữa, không những có thể trị cho quận chúa, mà còn có thể trị cho song thân quận chúa nữa.


Đoan-Nghi trở lại với bệnh của Thủ-Huy :


- Ban nãy tiên sinh nói rằng anh Thủ-Huy sẽ chết. Thế thì bao giờ anh ấy mới chết ?


- Đúng ra y dùng phương pháp quy liễm độc của Hồng-thiết giáo thì sau 49 ngày là thoát chết. Y đã thoát khỏi cái kỳ hạn đó.Vì sự can thiệp của Trí-Thiền, nên đến ngày thứ ba mươi sáu trở đi, thì cơn đau sẽ đến không có kỳ hạn nào, khi thì ba ngày, khi thì một tuần, có khi năm ba tháng, sau ba năm thì chết. Bây giờ cái chết của y sẽ đến bất cứ lúc nào. Có thể y sống đến hằng trăm năm, chứ không nằm trong cái hạn kỳ hơn hai chục ngày nữa.


Đoan-Nghi chắp tay vái Thúc-Cẩn liên tiếp :


- Xin tiên sinh ra tay tế độ cứu nhị sư huynh !


- Công chúa ơi. Thủ-Huy là con của sư huynh tôi, thì tôi phải hết sức cứu chữa. Bây giờ chúng tôi xin đem y đi.


Bà Anh-Hoa nói với Long-Xưởng :


- Chúng tôi về đây bằng thuyền. Vậy xin thái-tử cho chúng tôi tự do. Khi Thủ-Huy khỏi bệnh, thì chúng tôi sẽ đưa y về giúp thái-tử.


Long-Xưởng cung tay :


- Bá mẫu đã định như vậy, thì xin các vị cứ tự tiện.


Thủ-Huy được Vỵ-xuyên ngũ tiên về phòng giúp đỡ, thu xếp hành trang. Nhưng vừa về đến nơi thì Trung-Tĩnh nương đã chuẩn bị sẵn rồi. Hai giọt nước mắt chảy lên má, nàng dùng tay viết lên bàn tay hầu mấy chữ :


« Nhất nhật bất khiến như tam thu hề ». (Ba thu dọn lại một ngày dài ghê).


Thủ-Huy an ủi :


- Tôi đi trị bệnh mấy ngày rồi lại về. Á-nương đừng buồn.


Nàng lại viết :


« Ta ngã hoài nhân » ( Than ôi. Ta nhớ thương người).


Thủ-Huy biết người tỳ nữ này có cảm tình với mình. Hầu an ủi :


- Mấy hôm nữa tôi về.


Huyền-Mi cười :


- Tiểu sư đệ có một tỳ nữ thông kinh Thi, nhưng tiếc rằng nó bị câm. Hai câu trên nó lấy từ kinh Thi ra. Phục thực.


Không biết Tín-Hương nương đã chuẩn bị từ lúc nào, mà thoáng một cái, nàng đã kết hoa ngọc lan, hoa nhài thành một vòng. Khi tiễn Thủ-Lý ra khỏi Đông-cung, nàng choàng vòng hoa vào cổ chàng, rồi nói bằng giọng thiết tha :


- Thần-nông sứ ! Người thoáng đến rồi lại thoáng đi như bóng chim. Biết ngày nào tiểu tỳ mới gặp lại người.


Bà Anh-Hoa đã nghe nói về Tín-Hương, bà an ủi :


- Khi nào nương nương có thời giờ, xin phép thái-tử rồi về Thiên-trương chơi. Thủ-Lý sẽ dẫn nương nương đi thăm non Côi, sông Vỵ.


Long-Xưởng truyền tấu nhạc tiễn khách.


Cả đoàn đi trên hai chiếc xe bốn ngựa. Xe đến bến Bắc-ngạn, nơi con thuyền của phái Đông-a đang đậu, mọi người xuống. Con thuyền nhổ sào, kéo buồm, rời bến. Trong con thuyền, Đại-Việt ngũ tuyệt đều hiện diện. Thủ-Huy biết rằng bố mẹ, cùng các sư thúc muốn họp riêng với mình, nên mới bầy ra việc trị bệnh.


Vũ Tử-Mẫn hỏi :


- Cháu Thủ-Huy ! Cháu hãy trình bầy chi tiết tình hình triều đình cho chúng ta nghe để chúng ta có thể làm được những gì cho Đại-Việt.


Thủ-Huy cứ thực sự kể hết mọi biến cố trong triều, tính tình, hành trạng của nhà vua, hoàng-hậu, thân-vương, thái-tử, các phi tần, các công chúa, cho đến các đại thần. Cuối cùng công kết luận :


- Lạ một điều, xét về xuất xứ, hầu hết các đại thần không xuất thân từ khoa cử, thì cũng xuất thân từ các cuộc tuyển võ. Họ đều là người có chân tài. Thế nhưng, họ đều ù ù, cạc cạc như vịt ; ù lỳ, mũ ni che tai, thành ra Đông-cung triều trở thành triều đình.


Nghe xong, Thủ-Lý cười :


- Không phải các quan trong triều đều ù lỳ, mũ ni che tai cả đâu ; chẳng qua hoàn cảnh mấy chục năm nay đã tạo cho họ thành người như vậy. Nếu như họ có ý kiến sắc bén, ta e họ không bị giết như Lý Sơn, Lý Long-Vũ, thì cũng như bọn Vũ Đái, Nguyễn Dương, Dương Tự-Minh mà tan nhà nát cửa. Bây giờ cái ông vua thì chỉ biết có gái, ăn với ngủ. May mắn còn có hoàng-hậu, thái-tử Long-Xưởng, công chúa Đoan-Nghi... Nhưng anh chắc cái nếp ù lỳ, sống chết mặc bay của các đại thần trên 80 năm qua, nó đã ăn sâu vào tủy não rồi. Vua thì lười biếng, ham chơi, các quan thì chỉ mong có ông vua như vậy để nắm quyền, nên họ chủ trương cúi đầu trước bọn Tống thì là điều bình thường. Anh nghĩ chú nên cáo quan, về Thiên-trường nuôi trâu, cầy ruộng với anh, còn hơn là phí sức đi xây lại cái nhà đã đổ nát.


- Đôi khi em cũng nghĩ như anh, nhưng ít ra, những cố gắng của em cũng mang lại ít nhiều kết quả.


Thủ-Lý lắc đầu cười. Trong khi Tự-Hấp than :


- Ta sợ một truyện là, thái-tử hành sự vốn cẩn trọng, thế mà mấy phen hút chết vì tin tức bị lộ. Nhất định quanh thái-tử có một con rắn độc, chuyên cắn trộm. Nó là ai ? Phải tìm cho ra.


- Thưa bố ! Con hết sức theo dõi, mà vẫn chưa tìm ra tung tích. Trong Đông-cung, ngoài Đại-Việt thất tiên còn có vú Loan, vú Mai, Tăng Quốc, vợ chồng Đào Duy... Tất cả những người này đều sống chết với Đông-cung. Nếu như Đông-cung có bị tai vạ gì, thì họ cũng bị táng gia bại sản theo.


Tử-Giác lắc đầu :


- Cháu luận như vậy thì không được. Trong vụ này cháu phải nghi tất cả, ngoại trừ Long-Xưởng với cháu.


- Dạ, cháu hiểu. Cứ như sư thúc dạy, cháu xin đưa ra trường hợp từng người. Đầu tiên là Đoan-Nghi. Nếu là nàng, thì không phải tự tâm nàng, mà do mẫu thân là Thần-phi Bùi Chiêu-Dương chủ động. Đặt vấn đề : Tương lai, khi Long-Xưởng lên ngôi, thì Trang-Hòa nghiễm nhiên trở thành hoàng-hậu, mẫu nghi thiên hạ ; anh của Thần-phi là Bùi Kinh-An thành quốc trượng, toàn gia cực vinh hiển. Long-Xưởng lại yêu thương Đoan-Nghi. Vậy Thần-phi làm việc này với mưu đồ gì ?


- Có thể trước đây bà bị thái-hậu áp chế, cũng có thể mưu phế trưởng lập thứ. Ta nghe, Đoan-Nghi có người anh là Lý Long-Minh tài trí không kém gì Long-Xưởng.


- Thưa sư thúc, Long-Minh được phong tước Kiến-Ninh vương, rất hợp tính với Long-Xưởng, luôn phục tùng anh. Chắc không có chuyện dành ngôi đâu.


Bà Anh-Hoa tiếp :


- Rồi, bây giờ tới vú Loan ?


- Nếu là vú Loan thì quá nguy hiểm, bởi chồng vú trông coi ty Mật-sự thuộc Khu-mật viện, có bổn phận phòng gian, theo dõi mọi hoạt động của tông thất, các quan, kể cả Đông-cung. Con của vú là Tăng Khoa lĩnh chức Mật-thư tỉnh sự, mới đây thăng lên Trung-thư lệnh. Bao nhiêu bí mật triều đình đều nằm trong tay gia đình vú cả. Nhưng, từ vú Loan cho tới Tăng Quốc, Tăng Khoa làm gian tế cho ai ? Khi làm gian tế họ được hưởng gì ?


Tử-Mẫn hỏi :


- Còn vú Mai ?


- Nếu là vú Mai với Thụy-Hương thì không nguy hiểm cho lắm, vì hai người này vốn cô đơn, gia đình họ hàng đều thuộc thành phần dân dã. Vú lại bị các nho thần không ưa, vì lý do Thụy-Hương ra đời trong hoàn cảnh nghi ngờ. Tuy vậy con cũng cứ theo dõi vú.


- Con không nghi ngờ gì Đào Duy, Như-Yên với Như-Như ư ?


Thủ-Huy chỉ vào Lê Thúc-Cẩn :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Văn án: Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đêm đã khuya, trên đường cũng đã vắng khách

10-07-2016 20 chương
Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Giới thiệu: Lộc Đỉnh Ký là bộ truyện tranh hành động nói về một cậu bé sống

09-07-2016 248 chương
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Âm công - Cổ Long

Âm công - Cổ Long

Lời tựa: Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người"

12-07-2016 1 chương
Bức tranh không màu

Bức tranh không màu

Được 1 tháng, tin động trời nữa. Công ty của bố phá sản. Bố nợ chồng chất. Mẹ

30-06-2016
Ngộ yêu tuổi 21

Ngộ yêu tuổi 21

(truyenngan.ccom.vn - Tham gia viết bài cho tập Truyện "Ai cũng có một chuyện tình để

28-06-2016