Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 136 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 14

↓↓

Trong sáu thiếu niên cùng học với Thủ-Huy, thì Thủ-Lý lớn tuổi hơn hết, tính khí thâm trầm, đầy lòng nhân ái, thương xót kẻ khó, người cùng. Thủ-Huy thì linh lợi, thông minh. Phùng Tá-Chu là người phong lưu, tiêu sái ; từ cầm, kỳ, thi, họa cho tới xạ, ngự, thư, số không môn gì mà chàng không thông. Chàng lại là người nói năng cẩn trọng. Khác hẳn Thủ-Lý, Tá-Chu ; Tô Trung-Từ to lớn kềnh càng, ăn không bao giờ biết no, suốt ngày đùa vui, tính tình dễ dãi. Phương-Lan thì cực kỳ thông minh. Kinh, sử , tử , tập không loại nào mà nàng không thông. Nàng lại lắm mưu, nhiều mẹo cho nên gần như nàng là quân sư của bẩy người. Phương-Liên thì trái lại với chị, nàng ít nói, nhưng có tài nấu nướng. Kim-Ngân thì võ công cực cao, tính khí cương cường, mỗi hành xử đều lấy hiệp nghĩa, đạo lý làm phương châm. Cho nên khắp trấn Thiên-trường đều gọi nàng là Tiểu Côi-sơn song ưng.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Bà Anh-Hoa chưa biết giải quyết sao, thì thuyền phu vào báo


- Trình sư mẫu, có chiếc thuyền nhỏ áp vào mạn thuyền ta. Dưới thuyền có hai người chắp tay hành lễ, xin được tương kiến với sư phụ, sư mẫu. Xin sư mẫu định liệu.


Anh-Hoa chỉ Hoàng-Anh :


- Chắc là võ lâm đồng đạo. Con ra mời họ vào.


Hoàng-Anh ra ngoài một lát, thì dẫn vào hai ngư nhân, một nam, một nữ. Cả hai đã già, mặc quần áo nâu, đầu đội nón. Mọi người còn đang bỡ ngỡ, thì Phạm Tử-Tuệ đã cung tay :


- Thì ra đại giá thái-tử với quận chúa. Xin mời nhị vị vào trong khoang thuyền.


Hai ngư nhân mở nón ra, quả nhiên là Long-Xưởng với Trang-Hòa.


Phân ngôi chủ khách xong, Long-Xưởng cung tay :


- Để tránh tai mắt của bọn gian, tiểu bối phải hóa trang thế này, rất mong chư vị đại xá cho.


Vương hỏi Tử-Tuệ :


- Vãn bối hóa trang có chỗ nào sơ hở, mà tiền bối nhận ra được.


Tử-Tuệ chỉ vào Lê Thúc-Cẩn :


- Không phải mình tôi, mà Lê sư huynh đây cũng nhận ra. Chúng tôi là thầy thuốc, thì phàm khi gặp người nào thì chúng tôi nhớ mùi mồ hôi của họ. Lần sau gặp lại là nhận ra ngay.


Cử tọa cùng bật cười.


Tự-Hấp ngồi ở ngôi chủ vị tiếp khách. Ông biết Long-Xưởng tới đây ắt có việc quốc gia hệ trọng. Ông giới thiệu cử tọa một lượt rồi lên tiếng :


- Ở đây toàn là người thân tín của chúng tôi. Chúng ta có thể bàn luận quốc sự. Thái-tử yên tâm, việc cơ mật không thể tiết lộ ra ngoài.


Long-Xưởng ngồi ngay ngắn lại.


- Thưa các vị, hôm vãn sinh thăm trang Thiên-trường đã dãi bầy cái chí của vãn sinh, và được các vị đem ra nghị luận. Cuối cùng các vị cùng chia thời gian thực hiện ra làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất chuẩn bị. Giai đoạn thứ nhì liên kết với Kim. Giai đoạn thứ ba là ra quân.


- Thái-tử đã thực hiện xong giai đoạn một rồi phải không ?


Tự-Hấp hỏi : Xin thái-tử cho biết chi tiết.


Long-Xưởng đáp trong niềm tự hào :


- Vâng ! Giai đoạn một có ba bước. Bước thứ nhất là dẹp cái triều đình gà mái gáy, thu quyền về một mối. Bước thứ hai là chỉnh bị, thao luyện binh mã. Bước thứ ba là tích trữ lương thảo. Bây giờ ba sự đó đều cụ bị. Vãn sinh tới đây xin các vị cho biết tôn ý về giai đoạn thứ ba là liên kết với Kim.


Nghe Long-Xưởng nói, Trung-Từ ôm gối ngửa mặt lên trời mà cười. Long-Xưởng kinh ngạc hỏi :


- Tô huynh ! Xưởng này nói năng có chỗ nào không phải, khiến Tô huynh phải cười ?


- Tôi không cười vì ngôn từ thái-tử, mà cười vì trong việc chuẩn bị của thái-tử có rất nhiều điều chưa được hoàn hảo.


- Xưởng xin rửa tai nghe lời dạy của Tô huynh.


- Về 12 hiệu Thiên-tử binh, hiệu Kị-binh Phù-Đổng, hiệu Ngưu-binh Hoa-lư, đội võ sĩ Long-biên, Côi-sơn thì có thể coi như ngang với thời Anh-vũ Chiêu-thắng. Nhưng về Thủy-quân thì...


Nghe Trung-Từ nói, Long-Xưởng kinh ngạc :


- Tô huynh nói sao ? Thời Anh-vũ Chiêu-thắng, mình có bốn hạm đội. Nay thì bốn hạm đội vẫn cón đó. Quân số, trang bị tương đối đầy đủ hơn xưa. Không biết có còn chỗ nào khiếm khuyết, xin Tô huynh đừng tiếc công chỉ dạy.


Trung-Từ đứng dậy chỉ vào Phùng Tá-Chu :


- Việc này Tá-Chu rành hơn tôi . Xin Tá-Chu trình với Thái-tử


Long-Xưởng hướng Tá-Chu :


- Nghe nói, đội thuyền đánh cá của Hải-hà sứ nức danh là đội Thần-long trên biển Đông. Xin Hải-hà sứ đừng tiếc công chỉ dậy.


Tá-Chu cung tay :


- Được ! Gã nhà quê này xin vì thái-tử mà nói. Đành rằng số chiến hạm của thái-tử vẫn như xưa. Nhưng thuật hàng hải mỗi ngày một tiến. Xưa, dân chúng chỉ đánh cá bằng những con thuyền bình thường. Hơi gió là lật, hơi sóng là nước tràn vào trong. Bây giờ thương thuyền, ngư thuyền đều cải tiến rất nhiều. Dù bão tố, dù sóng lớn, họ vẫn ra khơi được. Trong khi đó kỹ thuật đóng chiến thuyền không cải tiến. Cách đây ít tháng, một đoàn thuyền Tầu-ô vào biển Thiên-trường ăn cướp, thủy-quân đánh đuổi, chúng kéo buồm bỏ chạy. Thủy-quân đuổi theo, ra khơi sóng lớn, thủy thủy say sóng chóng mặt, chiến thuyền nghiêng ngửa, phải lùi lại. Cũng may lúc ấy ngư thuyền của tôi chạy gần đó, đuổi theo bắt chúng về trao cho Thủy-quân. Tôi nói, thí dụ thôi... Nếu như thủy thủ Tống cũng giỏi thủy tính, cũng dùng thứ thuyền như bọn cướp Tầu-ô, thì thực là phiền.


Nghe Tá-Chu nói, Long-Xưởng trầm tư đưa mắt nhìn Thủ-Huy. Thủ-Huy lắc đầu :


- Đệ đã nhiều lần đề nghị với Thái-úy Tô Hiến-Thành, Binh-bộ thượng-thư Phí Công-Tín rằng phải cải tổ hai điều. Một là nghiên cứu, cải tiến việc đóng chiến thuyền. Hai là việc tuyển mộ thủy-quân. Nhưng hai ông lờ đi.


Tá-Chu tiếp :


- Từ cổ trên các cửa sông trên vịnh Hạ-long, ven các cửa sông, vẫn có hàng triệu dân chài lưới. Họ sống bằng nghề đánh cá. Họ dùng thuyền làm nhà ở, chết thì ném xác xuống biển, đời cha truyền đời con. Cho nên khi thuyền ra khơi, dù sóng gió đến mấy họ vẫn đi đứng trên khoang như ta đi trên bộ, không bao giờ say sóng. Họ bơi, lặn cực giỏi. Thời vua Trưng, Đại-đô đốc là công chúa Gia-Hưng Trần Quốc, mỗi khi tuyển thủy quân, thì tuyển trai tráng trong đám dân chài này. Đến đời vua Ngô, cũng vẫn duy trị lệ ấy. Vào thời đức Thái-tổ, Thái-tông, Khai-Quốc vương ban lệnh rằng : Phàm binh, tướng thủy-quân, chỉ được tuyển sắc dân này. Nhưng từ khi ác nhân Đỗ Anh-Vũ phụ chính, thì bỏ lệ trên, nên thủy-quân mất hết cái tinh hoa cha truyền con nối


Long-Xưởng quyết định :


- Hai lão ông đó tuổi già rồi, nên lười biếng, mà không muốn thay đổi. Mai trở về, ta sẽ xin phụ hoàng ban chỉ trao việc đóng chiến thuyền, tuyển mộ thủy quân cho Đại-đô đốc là Kiến-Ninh vương. Như vậy là xong. Nhưng phải có người kinh nghiệm về việc này. Xưởng xin khuất thân thỉnh Hải-hà sứ ra giúp nước, lĩnh chức phó Đại-đô đốc, giúp Kiến-Ninh vương cải tiến thủy-quân.


Phùng Tá-Chu lắc đầu :


- Tôi vốn lười biếng, thành ra không thể đáp lời Thái-tử được rồi. Hơn nữa, tôi không thích lăn mình vào chốn quan trường.


Long-Xưởng đưa mắt nhìn ông bà Tự-Hấp cầu cứu.


- Vậy thì thế này.


Bà Anh-Hoa nói :


- Thái-tử cứ ban chỉ phong Phùng Tá-Chu làm phó Đại đô-đốc nhưng y không lĩnh bổng. Y sẽ giúp Kiến-Ninh vương chỉ huy các xưởng đóng chiến thuyền, tuyển mộ, huấn luyện thủy-quân.


Long-Xưởng hướng bà Anh-Hoa xá một xá, để tỏ lòng biết ơn.


Ghi chú của thuật giả:


Vịnh Hạ-long có hàng nghìn núi nhỏ, với những hang động thạch nhũ đẹp như tiên cảnh. Có lẽ đây là phong cảnh tú mỹ mà thượng đế ban tặng cho Đại-Việt. Ngày nay (1997) vịnh Hạ-long là nơi thu hút nhiều du khách nhất Đông-dương. Trong vịnh, có sắc dân sống trên thuyền, cha truyền con nối trảiù hàng trăm thế hệ. Mỗi thuyền là một căn hộ, một tiểu gia đình sống. Ban ngày họ ra khơi đánh cá. Chiều lại ghé thuyền vào một hang, một động, một chân núi qua đêm. Vì vậy họ rất giỏi thủy tính. Các thời trước, khi tuyển thủy quân, đều thu những ngư dân này. Vua Trưng thắng trận Đông-hải giết đại đô đốc Hán là Đoàn Chí ; vua Ngô thắng Nam Hán, vua Lê thắng Tống, trên sông Bạch Đằng ; Lý Thường-Kiệt đánh Khâm, Liêm, đều tuyển ngư dân này vào thủy quân. Cho đến nay, loại ngư dân này vẫn tiếp tục cuộc sống lênh đênh giữa cảnh thần tiên Hạ-long.


Xong việc thủy-quân, nghị sự tiếp tục sang việc liên binh với Kim.


Vũ Tử-Mẫn đề nghị :


- Xin thái-tử cho biết việc liên kết với Kim, đã đem ra đình nghị, hay tâu với hoàng-thượng chưa ?


- Chưa !


- Tại sao vậy ?


- Như các vị biết, đa số đại thần trong triều đều muốn cúi đầu thần phục Tống để yên thân. Nếu đem ra đình nghị, thì vụ này tế tác của Tống sẽ biết. Tống sẽ phá kế hoạch của ta, hoặc họ đề phòng trước, e việc ra quân bất lợi.


- Khó đấy !


Tử-Mẫn than :


- Như vậy e sau này bọn mặt dơi, tai chuột lại có cớ gây ra nhiều điều phiền phức.


- ? ! ? ! ? !


- Như thái-tử nói : Hiện các đại thần trong triều, đa số thuộc loại thích ngồi yên hưởng thụ. Vì vậy họ không hưởng ứng việc khởi binh đánh Tống. Tuy rằng, thái-tử nắm quyền bính trong triều. Thái-tử có thể sai sứ liên kết với Kim. Ngặt vì theo luật của triều đình, phàm các việc hệ trọng như vậy, thì phải đem ra đình nghị. Nếu thái-tử tự tiện, như vậy là chuyên quyền, người ta sẽ nói ra, nói vào !


- Vãn sinh định như thế này : Vãn sinh sẽ mật tấu với phụ hoàng, rồi xin người ban mật chỉ. Như vậy, sau này không ai có thể dị nghị.


Anh-Hoa hỏi :


- Thái-tử định sai ai đi sứ Kim ?


- Thưa phu nhân, cứ như cao kiến của phu nhân, thì loại người nào có thể đảm trách công việc khó khăn này ?


- Theo ngu ý của tôi, thì mật sứ cần phải có năm điều. Một là trung, hai là tín, ba là quyền, bốn là bác, năm là dũng. Thiếu một điều, đều không thể sai đi.


- Xin phu nhân giảng rõ hơn.


- Điều kiện đầu tiên, sứ thần phải là người trung, tín. Vì y có trung với thái-tử, lại được thái-tử tín nhiệm, mới giữ được bí mật. Bằng không, thì vụ này lộ ra, bọn mặt dơi tai chuột sẽ dị nghị, phá phách. Hai điều trung, tín phải đi đôi với nhau.


Long-Xưởng gật đầu :


- Đa tạ phu nhân. Còn quyền, bác, dũng ?


- Đường sang Kim xa diệu vợi, không phải mỗi lúc mà gửi tấu chương về triều. Cho nên mật sứ phải được toàn quyền đưa ra điều kiện này, đòi điều kiện kia. Bằng không, cũng vô ích. Vua, quan trong triều đình Kim đều nói tiếng Trung-nguyên. Mật sứ cần phải uyên bác, thông thạo tiếng Hoa, bằng không, dùng thông dịch, thì khó mà diễn đạt ý tưởng. Cuối cùng, Kim là giống người mọi rợ ở phương Bắc, không có văn hóa, chỉ ưa sức mạnh. Vì vậy sai các văn thần đi thì e khó thành công, mà cần sai người có võ công cao, nếu cần, thì hiển lộ bản lĩnh, mới mong thu phục được lòng tin của họ.


Long-Xưởng chỉ vào Thủ-Huy :


- Những điều kiện phu nhân đưa ra, hiện xung quanh vãn bối chỉ có mình Thủ-Huy hội đủ mà thôi. Ngoài ra còn Đoan-Nghi. Vãn bối muốn cử Thủ-Huy với Đoan-Nghi cùng đi. Tuy nhiên, vãn bối cũng xin một hoặc hai vị trong Đại-Việt ngũ tuyệt cùng đi thì hy vọng thành công.


Tự-Hấp hỏi :


- Thái tử muốn ai trong ngũ sư đệ của tôi xung vào sứ đoàn ?


- Người Kim tự hào là giống dân cỡi ngựa, bắn tên giỏi nhất trong 72 bộ tộc ở Bắc Trung-nguyên. Mà tiền bối Trần Tử-Giác nổi danh là đệ nhất nhân của Đại-Việt về thuật kỵ mã cùng bắn tên. Nếu đại hiệp Tự-Giác xung vào sứ đoàn, khi tới Kim, có thể chinh phục được họ. Tiểu bối nghe, người Kim rất dở về y học, chắc trong triều nhiều người bị bệnh nan y. Nếu đại hiệp Phạm Tử-Tuệ xung vào sứ đoàn, tới Kim ta tay tiên trị bệnh cho họ, ta sẽ gây được nhiều cảm tình. Không biết các vị nghĩ sao ?


Tự-Hấp, Anh-Hoa bàn với Đại-Việt ngũ tuyệt một lúc, rồi cùng chấp thuận đề nghị của Long-Xưởng


Long-Xưởng đứng lên chắp tay xá ba xá, gọi là lễ nghi kính hiền, rồi hướng Tự-Hấp, Anh-Hoa :


- Thưa đại hiệp, thưa phu nhân. Vãn bối đã thỉnh mệnh phụ hoàng, mẫu hậu cùng Bùi thần phi về việc trăm năm của nhị đệ với Đoan-Nghi. Như nhị vị biết, từ khi nhị đệ về Thăng-long gặp Đoan-Nghi, thì hai người quấn quýt lấy nhau như chim liền cánh, như cây liền cành. Nhị đệ lại dạy võ, nhất là phát tâm Bồ-đề cứu Đoan-Nghi. Nên phụ hoàng, mẫu hậu cũng như Bùi Thần-phi quyết định gả Đoan-Nghi cho nhị đệ. Hôm nay, vãn bối xin trình với đại hiệp và phu nhân.


Lê Thúc-Cẩn vẫn ước ao sao cho Đoan-Nghi với Thủ-Huy thành vợ chồng. Sợ rằng Tự-Hấp từ chối, nên khi vừa nghe Long-Xưởng nói, ông vội thêm vào mấy câu, để chặn lời nghĩa huynh


- Nhớ lại hơn trăm năm trước, tổ sư Tự-An gả Quốc-mẫu Thanh-Mai cho Quốc-phụ Long-Bồ, hai vị chung lo quốc sự, sử sách muôn đời còn ghi. Cuộc lương duyên Lý-Trần thực là đẹp nhất cổ kim. Bây giờ Đoan-Nghi lại được gả cho Thủ-Huy, hy vọng sử xanh Đại-Việt lại có thêm những trang huy hoàng nữa.


Từ khi được Thụy-Hương cho du ngoạn đỉnh núi Vu-sơn, thì trong lòng người thiếu niên Thủ-Huy phân vân khó tả : Tình yêu vẫn dành cho Đoan-Nghi, mà cái mặn mà, cái thèm muốn lại dồn cả vào người Thụy-Hương. Bây giờ nghe Long-Xưởng nói, rồi Thúc-Cẩn thêm vào, Thủ-Huy ngồi im như pho tượng, trong lòng rối như tơ vò. Công định xin cha mẹ cưới Thụy-Hương cho mình, nhưng khi nhìn đôi mắt sắc như dao của mẹ đang phủ lên người mình, công đành ngồi im.


Bà Anh-Hoa nhìn chồng như để hỏi ý kiến. Tự-Hấp trả lời vợ bằng cái gật đầu. Bà đáp lời Long-Xưởng


- Hoàng-thượng, hoàng-hậu, Thần-phi, thái-tử đã sủng ái Thủ-Huy mà cho công chúa hạ giá, thì vợ chồng chúng tôi xin cung kính lĩnh chỉ. Tuy nhiên, chúng tôi xin trở về Thiên-trường trình lên phụ thân đã.


Long-Xưởng móc trong bọc ra bức thư của đại hiệp Tự-Kinh, mà ông bà Tự-Hấp nhờ trao cho mình


- Đây là thủ bút của lão đại hiệp, xin đại hiệp với phu nhân cùng đọc để biết ý kiến của người.


Tự-Hấp tiếp thư cùng vợ đọc. Thư khá dài. Trong thư Tự-Kinh dặn dò Long-Xưởng ba điều. Một là, phải thực hiện bằng được việc liên kết với Kim. Hai là, tìm cách thải dần bọn quan lại ù lỳ, cam phận khuất thân chịu lệ thuộc Tống. Ba là, xin Long-Xưởng lo việc trăm năm cho Thủ-Huy, Đoan-Nghi.


Từ khi bắt đầu có cháu nội, ngoại, đại hiệp Tự-Kinh trực tiếp nuôi dạy các cháu. Ông cấm các con : Mắng, hay phạt đám trẻ. Nếu chúng có tội, dù là bố, mẹ chúng, phải mách ông, để ông uốn nắn. Ông cho rằng : Dạy trẻ nên dùng tình yêu, không thể, không nên khắt khe. Đến bữa ăn, ông ăn với một đàn cháu. Đi đâu, ông cũng lùa cả đàn cháu cùng đi. Lối giáo dục của ông đem lại kết qủa không ai ngờ nổi. Trẻ con trở thanh linh lợi, thông minh, hoạt bát. Tình cảm giữa cháu với ông nồng nàn, sâu đậm vô tận.


Hơn nửa năm trước, ông quyết định cho Vỵ-xuyên ngũ tiên với Hồng-sơn ngũ tiên cùng qua lại giang hồ hành hiệp. Khi năm cặp nảy sinh tình yêu với nhau, ông đứng ra tác thành cho chúng. Bây giờ, ông lại dài tay, hỏi vợ cho Thủ-Huy. Thế thì dù ông bà Tự-Hấp, dù Thủ-Huy có muốn bàn ra, tán vào, cũng vô ích.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Tình trai bao

Tình trai bao

(khotruyenhay.gq) - Hôm nay em có vẻ đặc biệt lơ đãng. Đôi môi trượt dần từ mái tóc

30-06-2016
Tán Gái Ở Nhà

Tán Gái Ở Nhà

Tên truyện: Tán Gái Ở NhàTác giả: thientoi2Thể loại: Truyện VOZ, Tư Vấn, ReviewTình

18-07-2016 28 chương
Nhà có hai cửa sổ

Nhà có hai cửa sổ

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tuyển tập truyện ngắn "Truyện kinh dị số 1") Nhà

28-06-2016
Không từ bỏ

Không từ bỏ

Sau đây là một câu chuyện có thật về cách Tổng thống Abraham Lincoln ứng xử trước

24-06-2016
Thằng Hoà Cháy

Thằng Hoà Cháy

Phải chăng đó là giọt nước mắt của sự ân năn và hối hận? Còn ăn năn và hối

24-06-2016
Tường vi nở hoa

Tường vi nở hoa

Tôi nhìn anh, lại quay sang nhìn vườn hoa tường vi đang nở rộ, tôi vô thức mỉm cười,

26-06-2016
Nước mắt của đá

Nước mắt của đá

Thật ra, trong lòng tau mi mãi mãi là mối tình đầu tiên mà tau không thể nào quên

23-06-2016
Lời thương chưa ngỏ

Lời thương chưa ngỏ

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Ai cũng có một chuyện tình để

28-06-2016
Nụ cười của mẹ

Nụ cười của mẹ

(khotruyenhay.gq) Tôi trùm chăn kín mít đầu và òa khóc. Những lời mẹ nói lúc ăn cơm

30-06-2016

80s toys - Atari. I still have