Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 10 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 13

↓↓
- Có gì lạ đâu, khi con muốn bắt thái-tử thì phải tranh thắng với Bùi tiểu thư. Còn con bắt Thủ-Huy thì phải tranh thắng với công chúa Đoan-Nghi. Giữa Đoan-Nghi với Bùi Trang-Hòa, con thắng Trang-Hòa dễ hơn. Vì Trang-Hòa không hấp dẫn đàn ông, tính tình lại thiếu nồng nàn. Nên mẹ khuyên con bắt thái-tử.


- Nhưng mẹ ơi ! Bao nhiêu tâm ý của con, con dồn cho nhị ca rồi. Con nói thực, dù có bị ngàn dao phanh thây con cũng nhất quyết phải bắt con nai Thủ-Huy.


- Muộn quá rồi con ạ ! Thủ-Huy chỉ còn sống được có 29 ngày nữa, thì con có bắt được, cũng chỉ để làm người đàn bà góa mà thôi.


- Con tin rằng anh ấy sẽ khỏi bệnh. Mệnh anh ấy lớn lắm. Chết thế nào được ?

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Vú mai kéo đầu Thụy-Hương sát vào lòng mình, rồi ghé miệng và tai nói nhỏ một lúc. Cuối cùng vú tát yêu gái :


- Thời niên thiếu, mẹ là một hoa khôi Thăng-long, một đệ nhất danh kỹ. Mẹ đã từng làm cho hàng nghìn, hằng vạn đàn ông, từ vương tôn, đại thần, cho tới những võ lâm đệ nhất cao thủ, phải cúi đầu cho mẹ sai bảo như con chó con, là nhờ vào bản lãnh đặc biệt.


- Ủa con có nghe mẹ luyện võ bao giờ đâu ?


- Luyện võ thì chỉ có thể thắng một người, mười người, trăm người. Bản lãnh của mẹ có thể thắng cả đoàn quân, thắng cả một nước, thắng từ một anh thư sinh cho đến một đại tôn sư võ học, thắng cả vua.


- ? ! ? ! ?


- Đó là bản lãnh biết xử dụng cái vốn sắc đẹp trời ban. Bản lãnh gồm : Biết xử dụng khóe mắt, biết uốn lưỡi cho giọng ngọt ngào, biết lượn tấm thân cho mềm, biết cho đàn ông đúng lúc, biết giới hạn cho những gì, nhất là biết giữ lại những gì không nên cho. Bản lãnh này, mẹ sẽ từ từ dạy con, để con làm cái việc ấy mới quan trọng. Con phải nhớ lấy. Đừng để cho lòng mình bồng bột, rồi bị đàn ông biến con thành một thứ đồ chơi. Con nên nhớ, mẹ con chỉ là một vú em của công chúa. Cha con chỉ là một thị vệ. Nhưng con có sắc đẹp, lại ở hoàn cảnh có thể xử dụng sắc đẹp. Trong hai thiếu niên anh hùng, con được làm vợ người nào thì cũng thế thôi. Điều cần nhất là làm cái việc đó. Để thực hiện điều đó, mẹ nghĩ, nếu như con bắt được một người khác, thì dễ thành công hơn.


- Người đó là ai ?


Vú Mai nói nhỏ vào tai con gái. Thụy-Hương rùng mình:


- Con nghe lời mẹ. Nhưng khó quá.


- Mẹ có một điều cần nhắc con. Hồi Thủ-Lý ở đây thì Tín-Hương nương đã cảm, đã yêu thương chàng đến điên đảo thần hồn, nhưng nó tự biết thân phận, nên chỉ biết hầu hạ chàng để được gần gũi. Còn Trung-Tĩnh nương thì say mê Thủ-Huy ngay từ khi hầu về ngụ trong Đông-cung.


- Không lẽ ? Con không tin.


- Con ơi ! Tình yêu có muôn nghìn ngã rẽ, con người ta khi đã yêu, thì không còn ngã nào cấm kỵ được. Mẹ để ý theo dõi, mỗi khi nhìn Thủ-Lý thì Tín-Hương nhìn với tất cả yêu thương nồng nàn. Còn Trung-Tĩnh nương thì mỗi khi thấy Thủ-Huy bên cạnh con hay Đoan-Nghi, thì ánh mắt ả tóe ra lửa hận. Y phục của Huy, bao giờ ả cũng dành để giặt dũ. Con nên đề phòng, dù ả bị câm.


- ! ! !


- Hồi thái tử sắp sửa đi Thiên-trường thì Trung-Tĩnh nương xin về quê chịu tang chú, rồi không thấy tin tức gì. Hai hôm trước đây cô nàng lù lù dẫn xác về. Khi mới về, cô nàng vội vào phòng Thủ-Huy đem quần áo đi giặt. Thủ-Huy hỏi rằng sao sắc diện cô nàng có vẻ phờ phạc. Cô nàng mở to mắt nhìn Thủ-Huy như muốn ăn tươi nuốt sống, rồi gục đầu vào ngực Thủ-Huy mà khóc. Mẹ đoán rằng cô nàng biết chuyện con với Thủ-Huy. Con phải đề phòng cô nàng.


Thụy-Hương rời khuê phòng, tới phòng của Thủ-Huy, thì vừa gặp Tín-Hương nương. Nàng hỏi :


- Này ! Bệnh của Thiếu-bảo ra sao ?


- Thiếu-bảo không đau nữa, nhưng bệnh tình e khó qua khỏi hai mươi chín ngày nữa. Hiện người đang mặc y phục, truyền lấy ngựa. Dường như người sắp đi đâu thì phải. Quận chúa cứ vào.


Nói rồi nó mỉm cười bí hiểm. Thủ-Huy đã ra, Thụy-Hương tỏ vẻ lo ngại :


- Nhị ca ! Nhị ca bị lên cơn có đau lắm không ? Sao nhị ca không nằm nghỉ mà đi đâu đây ?


- Anh chỉ còn sống được mấy ngày nữa thì nghỉ làm gì ? Anh ra bến thủy quân đây. Đô đốc Lý Thần, chỉ huy hạm đội Aâu-Cơ, canh phòng con thuyền của bọn Tống báo cho biết, có hai cao thủ Hoa-sơn trốn đi. Anh là tổng-lĩnh thị vệ, cấm quân, nên phải đi điều tra.


Thụy-Hương định hỏi « Em có đi được không ». Chợt nhớ lời mẹ dạy « Khi người đã có cảm tình với ta, ta cứ tự coi như mình là vợ, là người yêu, thì trong tâm người không còn chỗ cho kẻ khác ». Nàng nheo mắt mỉm cười :


- Nhị ca chờ em thay y phục. Em phải đi với nhị ca, nếu có gì bất trắc thì hai người vẫn hơn một.


Quả nhiên thái độ của Thụy-Hương làm Thủ-Huy không từ chối được. Hai người lên xe. Viên thị vệ đánh xe tên Nguyễn Hữu-Duệ. Y hỏi :


- Xin Thiếu-bảo cho biết, Thiếu-bảo định đi đâu ?


- Người đưa ta đến bãi Ngọc-thụy, nơi có con thuyền của bọn tù.


Xe rời Đông-cung. Thụy-Hương hỏi :


- Nhị ca, có phải tù là bọn mật sứ Hoa-sơn không ?


- Đúng vậy, chúng bị giam lỏng trên chiếc thuyền lớn.


- Nhị ca ơi ! Em có một thắc mắc là xưa kia Kinh-Nam vương giam lỏng Trường-bạch song hùng, Hoa-sơn tứ đại thần kiếm ở Thiên-trường. Bây giờ nhị ca giam bọn mật sứ. Võ công chúng cao thâm khôn lường, sao chúng không trốn đi ?


Thụy-Hương nghiêng nghiêng cái đầu, dưới ánh trăng, đôi mắt, hai gò má nàng vốn đã huyền ảo, mờ mờ như người đi đêm, càng thêm huyền ảo. Thủ-Huy rùng mình nghĩ thầm :


- Ngũ muội đẹp thực, hôm nay nàng tình tứ hơn bao giờ cả. Tiếc rằng ta sắp chết, bằng không... bằng không ta cưới nàng làm vợ, thì thực là thần tiên. Nhưng...nhưng ta đã có Đoan-Nghi rồi. Dù ta có sống sót, ta cũng không thể phụ nàng.


Hầu trả lời bằng âm thanh đầm ấm ngọt ngào :


- Trốn sao được. Chân tay chúng bị xích bằng xích sắt, dao kiếm chặt không đứt. Sư thúc Lê Thúc-Cẩn còn cung cấp thuốc. Khu-mật viện bỏ vào thức ăn, khiến gân cốt chúng mềm xèo.


- Em không hiểu. Nhị ca xích chúng, thì sao chúng có thể ăn uống, đi lại ?


- Anh đâu có xích chặt chúng lại ? Xích khá dài, giữa hai tay cách nhau một thước rưỡi, giữa hai chân cách nhau hai thước. (1 thước=25cm).


- Em hiểu rồi. Như vậy ví dù chúng có thoát khỏi xích sắt, chúng cũng chỉ có thể đi lại, mà không dùng khinh công, không xử dụng võ công được.


Thủ-Huy bật cười về câu nói ngây thơ của cô sư muội. Giữa lúc đó chiếc xe quẹo phải hơi gấp, làm Thụy-Hương ngã vào lòng Thủ-Huy. Bị bất ngờ, Thụy-Hương run lên bần bật, nhưng nàng cũng kịp nghĩ đến những điều mẹ dặn. Nàng nằm yên trong lòng hầu, ngửa mặt nhìn lên. Vô tình Thủ-Huy cũng đang cúi xuống. Gương mặt thanh tú của Thụy-Hương dưới ánh trăng, tạo cho nàng cái diễm ảo của một tiên nữ. Thủ-Huy quàng tay đỡ nàng dậy, mà hỡi ơi, chân tay hầu như tê liệt. Thay vì nâng nàng dậy, hầu ôm chặt nàng vào lòng. Cả hai người đều cảm thấy trời đất cuồng, miệng khô, mặt nóng bừng. Nếu không có gã thị vệ đánh xe ngồi ở ghế trước, thì Thủ-Huy đã hôn Thụy-Hương rồi. Đôi thiếu niên cùng lặng đi đột lúc.


Thụy-Hương bừng tỉnh trước. Nàng ngồi dậy, hỏi Thủ-Huy :


- Nhị ca ơi ! Thế nhị cao trao cho ai trông coi bọn Hoa-sơn. Họ có đáng tin cậy không ?


- Thái tử truyền cho đô đốc Lý Thần, tức Thập-bát Nhất-liễu, chỉ huy hạm đội Aâu-Cơ đảm trách. Từ sau vụ y tuân chỉ Thái-hậu bắt cóc đại ca, đúng ra y bị xử tử . Nhưng một là y thuộc thành phần tôn thất, được hưởng Bát-nghị ; Hai là lúc ở Thiên-trường y tỏ ý ăn năn hối lỗi, nên được anh cả ân xá.


- Em thấy đại ca quá cẩn thận. Với mấy tên tù giam lỏng, giao cho một viên đội trưởng thị vệ phụ trách cũng được rồi. Thế mà đại ca trao cho nhị ca, đúng là dùng dao mổ trâu cắt tiết gà.


- Không phải vậy đâu. Đại ca mới cầm quyền, chưa có nhiều người thân tín. Đại-ca phải dè dặt, phải nghi ngờ. Từ khi cầm quyền đến giờ đại ca trải ba lần chết hụt, vì bị phản bội. Trong con mắt đại ca, hiện chỉ có mấy chúng mình với dăm ba người trong tôn thất mà thôi. Lòng người khó dò.


- Đại ca bị phản bội ba lần hụt chết sao ? Đại ca kín đáo thực, đến em, mà em cũng không biết. Đại ca bị phản bội bao giờ ? Ở đâu ? Ai phản đại ca ?


- Cho đến lúc này, Khu-mật viện cũng chưa tìm ra. Lần bị phản bội thứ nhất là, cái việc đại ca âm thầm đi Thiên-trường, chỉ đại hiệp Lê Thúc-Cẩn với mấy người thân tín trong Đông-cung biết trước hai ngày, thế mà có kẻ báo cho Thái-hậu biết. Thái-hậu biết rất sớm, người điều động đô đốc Lý Thần, rồi Nghi-tàm song ma đón đường. Suýt nữa đại ca mất mạng. Lần bị phản bội thứ nhì là cuộc chuẩn bị của thái-hậu, bị bọn Hoa-sơn biết hết, chúng còn đủ thời giờ kéo trọn cả bọn đi Thiên-trường, định bắt đại ca, phỗng tay trên của thái-hậu.


- Ừ nhỉ.


- Cứ điều này suy ra, tên Lưu Kỳ chẳng tử tế gì với thái-hậu. Y tưởng bắt được đại ca rồi, thì mọi việc hoàn tất, y bỏ luôn cái mộng làm Giao-chỉ quận vương, rồi bí mật trốn về Tống. Nhưng ma đưa lối, quỷ đưa đường, đại ca gặp anh, rồi bị Vỵ-xuyên ngũ tiên bắt sống.


- Tội nghiệp cho thái-hậu !


- Lần bị phản bội thứ ba, là Lưu thái sư, Hoàng thái phó thiết kế diệt triều đình gà mái gáy bí mật đến trời không biết, quỷ không hay. Thế mà cuối cùng cũng có con rắn độc nằm trong Đông-cung báo cho thái-hậu, dẫn đường cho thái-hậu, trao mật khẩu cho thái-hậu. Do đó thái-hậu với bọn Mao Khiêm lọt qua hai vòng đai phòng thủ, tập kích đại ca tại điện Uy-viễn suýt nữa hỏng việc. Nên nay đại ca mới bắt anh phụ trách việc kiểm soát bọn tù Hoa-sơn.


- Em hiểu rồi. Chính vì đại ca nghi ngờ hết mọi người, trừ Đại-Việt thất tiên, nên đại ca giao chìa khóa, khóa xích bọn Hoa-sơn cho nhị ca. Như vậy người mới yên tâm.


Như chợt nhớ ra điều gì Thụy-Hương hỏi :


- Nhị ca ! Hôm qua , em nghe Hoàng-hậu nói Ngự-sử đại phu có dâng biểu hặc rằng : Nhị ca tước phong tới hầu, hàm tới Thiếu-bảo, chức tới Thượng-tướng quân tổng-lĩnh Thiên-tử binh...Nhị ca có phủ đệ riêng sao nhị ca lại cứ ở trong Đông-cung ? Không biết nhị ca trả lời sao ?


- Ngũ muội ơi ! Khi đại ca đến Thiên-trường, người khẩn khoản xin với ông nội anh cho anh theo bảo vệ người, giúp người dẹp loạn. Ông nội anh cương quyết từ chối, vì từ lâu phái Đông-a nhà anh cấm đệ tử không được ra làm quan. Đại ca hứa : Sau khi dẹp yên triều đình gà mái gáy thì người trả anh về, chứ tuyệt đối không lưu anh lại làm quan. Thế nhưng dẹp loạn rồi, người lưu anh lại, còn bắt anh nhận chức tước.


- À bây giờ muội mới hiểu, từ ngày được phong chức tước, bao nhiêu bổng lộc, nhị ca đem phát cho kẻ khó. Nhị ca cũng không nhận thân binh, mã phu, thị nữ, cũng không nhận dinh thự, tiết kiệm cho công khố. Nhị ca ở tạm trong Đông-cung mà thôi. Vậy sau khi Ngự-sử đại phu đàn hặc nhị ca, triều định nghị ra sao ?


- Đại ca khẳng định rằng : Loạn tuy dẹp xong, nhưng an ninh của đại ca vẫn chưa bảo đảm. Vì vậy đại ca cần có người thực thân tín, võ công cao ở bên cạnh. Vì vậy, hiện đại ca không thể rời anh. Triều đình nghị rằng nên để anh ở trong Đông-cung một thời gian nữa.. Các quan đều vui vẻ.


- Thế thái độ của Ngự-sử đại phu ra sao ?


- Ông đâu có bắt lỗi anh. Chẳng qua có nhiều người nói ra, nói vào. Ông mới tâu như trên, để làm sáng cái đức của Đông-cung mà thôi.


- Bao giờ thì nhị ca cáo quan ?


- Khổ lắm, sau khi dẹp loạn xong, anh cả cử sứ giả về, không những xin lưu giữ anh lại, mà người còn xin ông nội cho Đông-a ngũ tuyệt trợ giúp nữa !


- Trời ! Anh cả sao lại làm tới như thế ? Chắc ông nội không đồng ý.


- Thế mà cụ đồng ý dồn toàn lực giúp anh cả nữa mới lạ chứ.


- ? ! ? ! ?


- Có gì đâu. Trong mấy ngày ở Thiên-trường, anh ấy luận bàn quốc sự suốt ngày đêm với ông nội, đến nỗi quên cả ăn ngủ. Nay đại ca đưa ra quốc sách : Đại-Việt ta tách khỏi vòng kiềm tỏa của Tống, biên thùy một nước như Liêu, như Kim, hay như Tây-hạ. Người sai sứ xin ông cho Đông-a ngũ tuyệt giúp người thực hiện cái chí đó.


- Thế sứ giả là ai ?


- Là bạn thân với ông nội.


- ? ? ?


- Thái sư Lưu Khánh-Đàm.


- Cái ông cụ đức mãn trời Nam này, ai mà chối được đề nghị của cụ. Cụ mất đi, làm chúng mình mất hẳn cái lọng che nắng, che mưa.


Xe tới bãi Ngọc-thụy.


Thủ-Huy quan sát : Con thuyền của đám người Hoa-sơn neo tại giữa sông. Xung quanh có bốn chiến hạm bao vây. Tên lính gác thấy xe Thủ-Huy, y vội hành lễ quân cách, rồi đánh một tiếng trống. Tên đội trưởng từ dưới con thuyền đậu sát bến bước lên. Y cúi đầu :


- Thỉnh Thiếu-bảo xuống chiến hạm. Lý đô đốc đang chờ Thiếu-bảo.


Theo quan giai thời Lý, chức đô đốc cao hơn Trung-nghĩa thượng tướng quân. Nên Lý Thần không phải lên bờ tiếp đón Thủ Huy.


Lễ nghi tất.


Lý Thần thấy Thụy-Hương thì lễ phép :


- Không biết phu nhân đây xưng hô thế nào ?


Viên thị vệ Nguyễn Hữu-Duệ đáp thay Thủ-Huy :


- Trình đô đốc đây là Ôn-huệ Nhu-mẫn quận chúa, nghĩa muội của công chúa Đoan-Nghi.


Lý Thần là chú họ của Long-Xưởng, nên ông coi thường cái tước quận chúa. Ông than :


- Nghĩ mau thực, mới hôm nào chúng ta gặp nhau trên bến Vỵ-hoàng, Thiếu-bảo hãy còn nhỏ, mà nay tước tới hầu, lại có phu nhân xinh đẹp thế này đây.


Thủ-Huy định chối rằng Thụy-Hương không phải vợ của mình. Nhưng hầu nghĩ mình sắp chết rồi, thì cải chính chi cho mệt. Hầu hỏi thẳng vào vấn đề :


- Thưa đô đốc, theo báo cáo, thì có hai quốc phạm trốn thoát. Chúng là những là ai ?


- Đó là một trong Hoa-nhạc tam phong tên Lạc-Nhạn và một trong Hoa-nhạc tam nương tên Vân-Đài. Theo dấu tích, thì cả hai nhâân nước lớn, chuồn xuống sông, bơi ngửa theo dòng nước chảy. Khi đến bến đò Bắc-ngạn thì có một con đò vớt lên. Rồi không biết sau ra sao. Tôi đã sai chim ưng truyền lệnh đến các cửa sông, để thủy quân kiểm soát tất cả thuyền bè qua lại. Thiếu-bảo yên tâm, chúng không chạy thoát đâu.


Thủ-Huy cật vấn rất kỹ, thấy không có gì gian dối, hầu với Thụy-Hương lên xe ra về. Nghĩ rằng mình sắp chết, thì nên ngao du một vòng Thăng-long giữa đem trăng sáng cho biết. Hầu bảo Hữu-Duệ :


- Huynh đưa chúng tôi tới tửu lầu Động-đình. Hôm nay tôi mời quận chúa với huynh một bữa.


Duệ đánh xe vòng về phía Bắc. Xe chạy bon bon dưới ánh trăng. Hữu-Duệ hỏi :


- Nghe Lý đô đốc hỏi, tiểu nhân mới biết. Thì ra quận chúa đây là phu nhân của Thiếu-bảo đấy. Vậy mà anh em thị vệ không ai hay.


Nghe Lý Thần, rồi viên thị vệ nói, lòng Thụy-Hương cực kỳ phấn khởi. Nhưng nàng cũng chối lấy lệ :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Cơ hội nhỏ nhất

Cơ hội nhỏ nhất

Lời khuyên của cha rất thực tế, nhưng cũng thật đau lòng cho tôi, bởi lẽ, trường

30-06-2016
Ngày nghỉ của đàn ông

Ngày nghỉ của đàn ông

Ngày nghỉ là ngày để nghỉ. Ngày nghỉ là của tất cả mọi người: đàn ông, đàn bà,

01-07-2016
Bức ảnh gia đình

Bức ảnh gia đình

Bạn có ở trong bức ảnh của gia đình không? *** Trong nhiều năm qua, gia đình chúng tôi

01-07-2016
Cô gái vắt sữa

Cô gái vắt sữa

Ở trang trại nọ có một cô gái vắt sữa nhan sắc bình thường. Công việc hàng ngày

24-06-2016
Anh nợ em

Anh nợ em

Audio - Yêu nhau được 2 năm rồi, tôi đến phát ngấy anh. Đầu tiên thì cũng yêu thật

01-07-2016

80s toys - Atari. I still have