XtGem Forum catalog
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 66 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 13

↓↓

- Nhân huynh lầm rồi. Tôi chỉ là cô em nấu cơm cho Thiếu-bảo thôi. Phúc nhà tôi mỏng lắm, sao có thể thành phu nhân của Thiếu-bảo.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Thủ-Huy nói thực tình :


- Quận chúa đây là em kết nghĩa của tôi. Tôi yêu thương quận chúa như yêu thương em gái tôi vậy. Nếu bảo tôi chết thay cho Quận-chúa sống tôi cũng cam tâm. Còn...còn...trong tâm tôi, tôi đã nguyện chỉ dành cho một người khác rồi.


Ý Thủ-Huy muốn nói là Đoan-Nghi, nhưng hầu ngừng lại.


Câu nói của Thủ-Huy như gáo nước lạnh dội vào đầu Thụy-Hương. Nàng buông một tiếng thở dài não nuột.


Tửu lầu Động-đình là một con thuyền lớn ba tầng đậu trên bãi sông Hồng-hà. Xe ngừng trước đầu cầu. Một tửu bảo chạy ra cầm lấy cương ngựa. Một tửu bảo khác cúi rạp người xuống mời khách. Hữu-Duệ ra lệnh :


- Cho một bàn trên tầng thứ ba, quay ra sông.


Động-đình là một trong bốn tửu lầu lớn nhất Thăng-long. Chủ nhân thuộc giới võ lâm, giao du cực rộng, nên y thuộc mặt hầu hết các vương thân, tôn thất, các quan trong triều. Y từng nghe tiếng Thủ-Huy, nhưng Thủ-Huy quá bận rộn, chưa có địp ra đây thưởng thức các món quốc-sản nên y không biết mặt hầu. Thị-vệ cũng như cấm quân ở Thăng-long, có hàng nghìn. Y thấy hai người trong y phục thị vệ với một thiếu nữ sắc nước hương trời, thì coi thường. Y ra lệnh cho một tửu bảo tiếp đãi.


Thụy-Hương hỏi :


- Hôm nay tửu lầu có những món ăn gì đặc biệt không ?


- Chắc quý khách ít lai vãng đến thiểm lầu nên không biết. Hôm nay là ngày Trung-nguyên, nên thiểm lầu chỉ có món chay.


Thụy-Hương cãi :


- Hôm nay là ngày mười tư, mai mới là ngày lễ Trung-nguyên.


Tửu bảo cười :


- Thưa cô nương, bây giờ đã sang giờ tý, ngày rằm rồi ạ.


Ghi chú của thuật giả:


Thời Lý Phật-giáo là quốc giáo. Kể từ niên hiệu Anh-vũ Chiêu-thắng thứ ba ( Mậu Ngọ,DL. 1078). đời vua Lý Nhân-Tông, ngày mùng tám tháng tư, một chỉ dụ ban ra :Những ngày lễ trọng như Phật-đản, Thích-ca thành đạo, Trung-nguyên, vía Phật A-di-đà... thì từ vua cho tới dân đều ăn chay. Lại cấm sát sinh, cấm săn bắn, cấm đánh cá, giảm án cho tù nhân trọng tội, ân xá cho tù nhân tội nhẹ. Ai phạm vào các điều cấm thì bị đánh ba mươi roi.


Thụy-Hương móc túi lấy ra nén bạc một lượng thưởng cho tửu bảo :


- Tôi mải làm việc, quên cả giờ. Anh nhắc tôi mới nhớ. Thưởng cho anh đây.


Thường thì khi thưởng cho tửu bảo, ngưới ta chỉ thưởng cho năm ba đồng là nhiều. Đây Thụy-Hương thưởng cho y một lượng bạc tức 1800 đồng (một lượng bạc ăn ba quan. Mỗi quan 600 đồng).Tửu bảo cầm lấy bạc mà tưởng mình nằm mơ. Y cúi rạp người xuống :


- Không biết quý khách dùng món gì ?


- Cho tôi ba bát canh Thiên-lý, một đĩa rau muống luộc chấm tương, hai đĩa đậu phụ kho với măng. Còn tráng miệng thì cho quả thời trân.


Kể từ khi rời Thiên-trường về Thăng-long, trải đã mấy năm, đây là lần đầu tiên Thủ-Huy dạo chơi Thăng-long, nên cái gì đối với hầu cũng lạ hết. Hầu chợt để ý đến một bàn lớn, gần sát với đài dành cho ca kỹ, và nhạc công. Trên bàn bầy đầy những món mặn : Cá chép rán, gà quay, bồ câu hầm, tái dê. Hầu định hỏi tửu bảo, xem ai mà lại có quyền vượt phép nước, thì thấy có năm người từ dưới lầu hai leo lên. Thực khách đồng loạt đứng dậy cúi đầu hành lễ.


Thụy-Hương nói nhỏ :


- Thái-úy Tô Hiến-Thành, Thiếu-sư Đỗ An-Di, Hình-bộ thượng thư Trần Trần Trung-Tá, Thái-bảo Ngô Nghĩa-Hòa, đô đốc Lý Thần.


Chủ nhân tửu lầu cung cung, kính kính tiếp khách, rồi gọi năm cô đầu xinh đẹp mời rượu. Thủ-Huy than :


- Loạn rồi. Trong khi cả nước tuân luật ăn chay, thì ông Thái-úy, Thiếu-sư, Thái-bảo, Thượng-thư Hình-bộ, Đô-đốc lại rượu chè ê hề thế kia, thì còn gì là quốc pháp nữa ?


Chủ nhân trang trọng giới thiệu đệ nhất danh ca Thăng-long là Chi-Hoa lên đài. Thủ-Huy khen :


- Chà, cô ấy đẹp đấy chứ ?


Thụy-Hương hỏi :


- Nhị ca khen nàng đẹp, vậy so với Đoan-Nghi, thì ai đẹp hơn ?


Thủ-Huy biết Thụy-Hương không bằng lòng lời khen của mình. Hầu nghĩ : Mình sắp chết rồi, thì tiếc gì một lời nói cho cô sư muội vui lòng ?


- Tuy nhiên, cô ta làm sao mà so sánh với Ôn-huệ Nhu-mẫn quận chúa của anh !


Nói rồi hầu nắm lấy tay nàng.


- Không biết nhị ca nói có giống như ý nghĩ không ?


- Nếu em cho rằng em không đẹp, thì em chỉ cho anh cái người đẹp hơn em đi ? Ví dù ai đó đẹp hơn em thì kệ họ. Anh chỉ biết yêu thương cô nghĩa muội của anh. Nếu như bệnh anh không khỏi, hồn anh sẽ theo phù hộ cho em lấy được người chồng anh hùng, biết sủng ái em.


- Nếu như y phũ phàng với em thì sao ?


- Anh sẽ hiện hồn bóp cổ y lè lưỡi ra cho bõ ghét .


- Còn Đoan-Nghi, nếu anh chết, anh định gả nàng cho ai ?


Thủ-Huy chưa kịp trả lời, thì có một người ăn mày, quần áo lôi thôi đi lên. Người ăn mày tuổi khoảng trên dưới sáu mươi. Đầu ông ta đội cái mũ vải, da dăn deo. Ông không xin, cũng chẳng nói, chẳng rằng, thủng thỉnh cầm cái rá nhỏ đi khắp các bàn. Không ai cho ông thức ăn, mà chỉ cho tiền. Khi người ăn mày tới bàn của Tô Hiến-Thành, thì bị tửu bảo xua đuổi. Lý Thần ra hiệu cho tửu bảo không được đuổi lão, rồi bưng bát miến gà đang ăn dở trao cho lão. Lão chỉ tay vào bát miến gà, rồi bịt mũi, ý nói rằng miến gà hôi lắm, lão không ăn. Lý Thần lại trao cho lão cái đùi gà. Lão cầm đùi gà viết xuống bàn :


« Kim nhật thị Trung-nguyên,


Quốc pháp dư bách niên.


Bất tuân tam thập trượng,


Ngã bất thực kê thang ».


Tạm dịch :


Hôm nay ngày Trung-nguyên,


Luật nước hơn trăm năm,


Vi phạm ba mươi trượng,


Tôi không ăn kê thang.


Đỗ An-Di quát mắng lão ăn mày. Ba bốn tửu bảo xúm vào đuổi lão, nhưng lão cứ đứng lỳ. Cả ba đứa tửu bảo cùng hè nhau đẩy, mà thủy chung lão không nhúc nhích.


Đỗ An-Di bực mình, y đứng dậy dùng một thức hổ trảo chụp lão, rồi ném lão ra xa. Lão rơi xuống sàn đến rầm một tiếng, tiền văng tứ tung. Lão quằn quại mấy cái rồi nằm yên. Bọn tửu bảo chạy lại lôi lão đi, không hiểu sao lão nặng quá, bốn đứa không khiêng nổi. Bọn chúng cố sức dựng lão đứng dậy. Thân hình lão cứng đơ, mắt trợn ngược.


Thực khách kêu lên :


- Lão ăn mày câm chết rồi.


- Á-khất bị người ta ném mạnh quá chết rồi. Mau đi báo quan.


Bọn tửu bảo cười ha hả :


- Á-khất giả chết. Để ta xem tim lão còn đập không ?


Nói rồi y sờ tay vào ngực Á-khất. Tay y vừa chạm vào ngực lão, thì cảm thấy như bị ngoặm một miếng đau điếng người. Y hét lên :


- Ái chà.


Bọn tửu bảo kinh hãi buông lão ra. Lão đổ xuống như cây chuối bị đốn. Đỗ An-Di biết lão giả bộ chết, y túm cổ áo lão, để lão dựa vào cái cột, cạnh bàn ăn của y.


Thực khách cười ồ lên, rồi buông đũa, ngừng ăn để xem tấn hài kịch. An-Di bị chọc quê, y cầm cả con bồ câu quay ném vào lão, miệng mắng :


- Ăn đi.


Con bồ câu trúng mặt lão, rồi rơi xuống vai, thì dính chặt như người ta móc vào vậy.


Thực khách lại reo lên cười ha hả. Có người vỗ tay.


An-Di cáu quá, y cầm bó đũa ném vào người lão, kình lực khá mạnh. Gần ba chục cái đũa trúng vào người lão, nhưng không rơi xuống, mà đầu đũa dính tua tủa, chĩa ra như lông nhím.


Thực khách cười ồ lên. Họ reo hò, vỗ tay.


An-Di không chịu được nữa, y vung tay phát một quyền đánh vào mặt lão. Binh một tiếng, người lão bay tung lên cao. Thân lão vẫn cứng đơ, quay hai vòng rồi rơi xuống bàn dành cho các cô đào. Rầm một tiếng, bát đũa, thức ăn vọt theo vòng cầu, túa xuống người bọn An-Di. Cả bọn phải nhảy lùi lại tránh.


An-Di phi thân đá vào cái bàn lão đang nằm, người lão bay tung lên cao, chạm vào trần đến rầm một tiếng. Lão dính toòng teeng trên trần.


Thụy-Hương kinh ngạc hỏi :


- Nhị ca, tại sao lão lại bị dính trên trần nhà ?


- Dính đâu ? Lão dùng hai ngón tay móc vào cây xà nhà, đánh đu trên xà nhà đấy chứ.


Thụy-Hương hỏi Thủ-Huy :


- Trong năm người ngồi ở bàn kia, thì Ngô Nghĩa-Hòa, Trần Trung-Tá là quan văn. Còn Tô Hiến-Thành, Đỗ An-Di, Lý Thần đều là quan võ. Võ công của họ đâu có tầm thường, mà họ lại hành sự như phường du thủ du thực vậy ? Võ đạo đâu ?


- Không phải họ không có võ đạo. Cũng chẳng phải võ công họ thấp, mà bản lĩnh quái nhân kia quá cao thâm. Quái nhân cố tình trêu họ, cho họ chừa cái thói hách dịch mà thôi. Bằng không lão chỉ đánh một chiêu, thì An-Di đã mất mạng rồi.


Thụy-Hương hỏi tửu bảo :


- Này anh ! Anh có biết lý lịch quái nhân kia không ?


- Từ hơn chục năm trước, trong thành Thăng-long xuất hiện một người ăn mày câm. Không ai biết gốc tích y ra sao, người ta gọi lão là Á-khất (á là câm, khất là ăn mày). Lão chỉ xin tiền, mà không xin thức ăn. Sau mỗi ngày, được bao nhiêu tiền lão lại chia cho bọn ăn mày khác. Hồi Thái-úy Tô Hiến-Thành coi phủ thừa Thăng-long, người nghi lão làm gian tế cho Tống, truyền bắt lão điều tra. Nhưng khi hỏi cung, lão cứ lắc đầu, tỏ vẻ không biết nói. Tô đại nhân bỏ lão lên cái xe, sai chở đi khắp các cửa thành, các chợ, gọi loa cho dân chúng : Nếu ai biết lý lịch lão, sẽ thưởng cho nghìn đồng tiền. Nhưng không ai biết cả. Tô đại nhân đành tha lão ra.


Đến đây lão ăn mày từ trên trần rơi xuống đến rầm một cái. Lão vẫn nằm bất động.


Chủ tửu lầu sai tửu bảo lau chùi, dọn dẹp cái bàn của bọn Tô Hiến-Thành, truyền bầy tiệc khác. Khi ngồi vào bàn mới, Tô Hiến-Thành, Ngô Nghĩa-Hòa kinh ngạc đến đờ người ra, vì chỗ hai người ngồi có vết ngón tay viết sâu vào gỗ một bài thơ :


Ký hoài xuất tố lưỡng hung trung,


Văn thuyết vi ngôn, ý doãn tòng.


Tham dục truất trừ thiên lý ngoại,


Hy di chi lý, nhật bao dung.


Ghi chú của thuật giả:


Cổ nhân đặt tên bài này là Giác nhân mê ngạn, nghĩa là « Giác ngộ người trong bến mê ». Xuất xứ : Thiền-uyển tập anh.


Ngô Tất-Tố dịch như sau :


Như muốn lìa xa cõi bụi hồng,


Vẳng nghe lời diệu hãy vui lòng.


Đuổi ngoài nghìn dặm điều tham muốn,


Để lẽ huyền vi chứa ở trong.


Biết lão ăn mày, trong khi đựa vào cột, đã nhanh tay viết bài thơ này, ngụ ý khuyên răn : Không nên lăn mình vào chốn bụi hồng, ăn chơi. Hãy nghe lời ta, bỏ hết dục vọng, thì lẽ huyền vi trong lòng mới hiện ra được.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Âm công - Cổ Long

Âm công - Cổ Long

Lời tựa: Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người"

12-07-2016 1 chương
Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Giới thiệu: Trung Nguyên Tứ Tuyệt là bốn người có võ công siêu tuyệt trong võ

11-07-2016 40 chương
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Em không đáng...

Em không đáng...

Anh nói đúng, cô không đáng, thực sự không đáng... Vậy để anh đi đi. Cứ để anh

24-06-2016
Cơ hội

Cơ hội

Nếu vô tình đánh mất một cơ hội nào đó, ắt hẳn bạn sẽ tiếc ngẩn ngơ và tự

24-06-2016
Này, mình yêu nhau nhé!

Này, mình yêu nhau nhé!

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Hay là mình cứ bất chấp yêu nhau

26-06-2016
Khi hạnh phúc đi qua

Khi hạnh phúc đi qua

Khoảng thời gian này của tôi u ám quá, tôi luôn suy nghĩ tiêu cực về mọi vấn đề,

24-06-2016