Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 107 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 14

↓↓

- Khanh là Tể-tướng, ý khanh thế nào ?

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Tâu bệ hạ, Tô Thái-úy là người cầm quân, thì việc này người biết nhiều hơn thần. Thái-tử, công chúa đều là những bậc trí tuệ siêu phàm. Thành ra thần không còn gì để luận nữa.


Thủ-Huy chửi thầm :


- Thằng cha này là tên có bản lĩnh làm quan cao nhất triều đình đây. Triều Lý, từ sau khi vua Nhân-tông băng đến giờ toàn một bọn ù lỳ, lo hưởng thụ. Ta vốn không muốn làm quan, mà muốn vì sự nghiệp Đại-Việt, ta phải can đảm. Y tránh né, thì ta phải làm tới.


Hầu tâu :


- Xin bệ hạ cho tất cả các đaiï thần cùng phát biểu.


Triều đình nghị luận một lúc thì, hầu hết là ý kiến không đứng giữa, không quyết định. Chỉ có Tô Hiến-Thành, Phí Công-Tín, Lý Kính-Tu, Trần Trung-Tá, Ngô Lý-Tín, Đàm Dĩ-Mông muốn nhún với Tống. Còn Long-Xưởng, Long-Minh, Long-Đức, Long-Hòa, Đoan-Nghi, Lý Long-Căn, Bùi Kinh-An, Lưu Khánh-Bình, Trần Thủ-Huy, Tăng Quốc, Tăng Khoa, Vũ Tán-Đường đều muốn cứng với Tống.


Nhà vua tuyên chỉ thuận theo ý kiến Thủ-Huy. Triều đình xin nhà vua giao toàn quyền cho thái-tử Long-Xưởng đảm trách vấn đề gai góc này. Việc điều Thiên-tử binh, dàn ra Bắc-biên trao cho cho Trung-nghĩa thượng tướng quân Trần Thủ-Huy. Việc dàn thủy quân ở lãnh hải thì trao cho Kiến-Ninh vương Long-Minh. Việc tiếp tế lương thảo thì trao cho Kiến-An vương Long-Đức, Kiến-Tĩnh vương Long-Hòa.


Lại tuyên chỉ cho Lễ-bộ thượng thư Ngô Lý-Tín:


- Việc tu cống coi như xong. Bây giờ tới vụ giỗ đoạn tang hai đại thần là Lưu thái sư và Hoàng thái phó. Khanh đã chuẩn bị xong chửa ?


- Tâu, chỉ còn hơn tháng nữa, thì tới ngày giỗ đoạn tang Lưu thái sư, Hoàng thái phó. Thần xin bệ hạ chuẩn gia phong chức tước cho hai đại công thần, nhiều công với Xã-tắc.


Nhà vua hỏi Thái-tử Long-Xưởng :


- Thần nhi định gì ?


- Tâu phụ hoàng, khi hai vị từ trần, thì tước là quốc công. Bây giờ xin gia phong lên tước quận vương, và thêm mỹ tự. Lưu thái sư xin phong là Minh-văn, Trung-thứ, Tráng-tiết quận vương. Hoàng thái phó xin phong là Cung-nhượng, Thuần-mẫn, Tuyên-đức quận vương. Truyền lấy công khố xây lăng thực lớn, trên khắc bia kể lại công nghiệp. Như vậy, mới tỏ cho thứ dân biết rằng triều đình luôn lao tưởng đến các bậc công thần.


- Trẫm chuẩn tấu.


Thái-tử hô :


- Bãi triều.


Huyền sử Đại-Việt kể rằng :


« ...Sau buổi thiết triều nghị sự việc tu cống Tống, thì hơn tháng sau, sứ đoàn Đại-Việt lên đường. Kể cả chánh, phó sứ, chỉ có hai mươi người. Cống phẩm gồm hương liệu, một bộ trà bằng sứ bịt bạc, một cái án thư bằng gỗ trầm, hai cái tráp bằng gỗ quế.


Khi sứ đoàn khởi hành, thì cũng là lúc Trung-nghĩa thượng tướng quân Trần Thủ-Huy điều mười hai hiệu Thiên-tử binh, hiệu kị binh Phù-Đổng, hiệu binh trâu Hoa-lư dàn ra biên giới Hoa-Việt. Trong khi đó Kiến-Ninh vương dàn các hạm đội Thần-phù, Aâu-Cơ, Bạch-đằng, Động-đình lên Đồn-sơn. Thủy bộ phối hợp thao luyện liên tiếp trong ba tháng. Cứ mỗi lần dân Tống ở các vùng Quảng-châu, Khâm-châu, Liêm-châu, thấy Thủy-quân Đại-Việt trương buồm, dàn hàng ngoài khơi, là già trẻ, lớn bé la hoảng, bồng bế nhau chạy xa vùng bờ biển. Còn dân Tống ở vùng Ung-châu, thấy Thiên-tử binh dàn hàng tập trận, thì kinh hoảng, bỏ chạy. Binh tướng thì vào trong thành đóng cửa lại chuẩn bị tác chiến. Nhưng quân Việt chỉ tiến tới biên giới, rồi rút về.


Các viên trấn thủ Ung, Liêm, Khâm, Quảng-châu tưởng quân Việt sắp đánh tràn qua, vội vã cho ngựa trạm phi bất kể ngày đêm về kinh đô Lâm-an cáo cấp.


Từ mấy năm nay, Khu-mật viện Tống triều được tế-tác báo cho biết rằng Đại-Việt đã chỉnh đốn lại chính sự như xưa, binh lực cực hùng mạnh, dường như có ý dòm ngó Nam thùy.


Tin quân Việt thao diễn ở vùng biên giới cáo cấp về tới Tống triều, thì cũng đúng lúc sứ đoàn Đại-Việt đến tu cống. Phó tể tướng Ngu Doãn-Văn cho mời riêng chánh sứ vào tư dinh đãi tiệc, mục đích thăm dò thực trạng Đại-Việt. Qua cuộc mạn đàm, qua tin tức tế tác Tống báo về hơn năm qua...với con người thông minh, mẫn cán như Ngu, ông ta nắm ngay được tình hình : Rằng kẻ nắm thực quyền bên Đại-Việt là thái-tử Lý Long-Xưởng, với bọn đại thần trẻ, chứ không phải nhà vua với tể tướng như bên Tống. Rằng binh lực Đại-Việt hùng mạnh, quốc sản Đại-Việt súc tích như thời vua Thánh-tông, Nhân-tông. Rằng cuộc thao diễn chỉ là đòn gây áp lực. Tất cả nói lên : Tống phải biết lỗi trong vụ gửi mật sứ Ngô Giới, Lưu Kỳ sang, lỗi đó phải chuộc bằng cách công nhận quốc danh Đại-Việt, và nhận tu cống tượng trưng. Bằng không thì cuộc diễn quân sẽ là cuộc Bắc-phạt, Tống không thể đương nổi. Ngay đêm đó, Ngu Doãn-Văn nhập cung mật tấu với Long-Hưng hoàng đế (Tống Hiếu-tông), rồi cả hai đưa ra quyết định : Nếu thuận theo yêu sách của phía Việt, thì e bọn triều thần chống đối lôi thôi. Còn như không thuận, thì Tống không đương nổi Tây-hạ, Đại-Việt với Kim một lúc. Vậy, nên thỏa mãn tất cả yêu sách của Đại-Việt, tuy nhiên đổi quốc danh thành An-nam, tức là một nước hiền lành ở phương Nam.


Sau đó Tống gửi sứ sang phong Chính-long Bảo-ứng hoàng đế làm An-Nam quốc vương. Triều đình Đại-Việt trao trả toàn bộ bọn Ngô Lân, cho theo sứ về Tống, cùng triệt thoái thủy-bộ binh từ Bắc-cương. Nhưng sứ Tống không chịu, họ đòi phải trả đạo sư Lạc-Nhạn và Vân-Đài tiên tử. Triều đình trả lời rằng hai người này trốn đi, Khu-mật viện truy tầm, nhưng không ra tung tích.


Mọi công việc hoàn thành tốt đẹp. Nhà vua truyền thiết đai triều để nghị sự lao tưởng những người có công. Công đầu là Trung-nghĩa thượng tướng quân Trần Thủ-Huy. Hàm Thái-tử thiếu bảo được thăng lên Thiếu-bảo, thêm mỹ tự đặc tiến. Tước Thọ-xương hầu được thăng hàm Côi-sơn công. Chức Càn-nguyên điện đại học sĩ, Trung-nghĩa thượng tướng quân vẫn giữ nguyên.Bùi Kinh-An được thăng từ tước bá lên tước hầu, trước giữ Lại-bộ tham tri, nay giữ chức Công-bộ thượng thư. Lưu Khánh-Bình, Tăng Quốc được thăng từ tước hầu lên tước công. Tăng Khoa được thăng từ tước bá lên tước hầu. Các quan văn võ tham dự vào việc thao diễn thủy, bộ binh đều được thăng lên một chức.


Tha thuế cho dân nửa năm, truyền toàn quốc ăn mừng ».


Ghi chú của thuật giả:


ĐVSKTT, VSL, KHĐVSTGCM đều chép rằng : Niên-hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ nhì (Giáp-Thân, DL. 1163), Tống phong cho vua làm An-Nam quốc vương, đổi quận Giao-chỉ thành An-Nam quốc.


Chỉ độc giả Anh-hùng Đông-a mới biết rõ chi tiết, uyên nguyên ai là người khởi ra vụ đòi Tống phải chịu nhường bước. Từ bấy giờ, và đến nay, Trung-quốc không bao giờ còn coi Đại-Việt là quận Giao-chỉ nữa. Do vậy các triều Nguyên, Minh, Thanh, cả Trung-hoa dân quốc, Cộng-hòa nhân dân Trung-quốc... phải coi Đại-Việt ta là một nước. Tuy Nguyên, Minh, Thanh phong cho Đại-Việt các tên khác nhau như An-Nam, Việt-Nam. Gần đây nhất, Đặng Tiểu-Bình dạy Việt-Nam bài học , làm như là thầy giáo dùng thước kẻ gõ lên đầu học trò. Bình quên mất rằng, người Việt có thể cãi nhau, chém nhau, giết nhau ; nhưng khi phải đối phó với ngoại xâm, thì họ lại bỏ hết tỵ hiềm, mà giữ nước. Thành ra cái thước mà thầy giáo họ Đặng gõ xuống đầu học trò, bị dội ngược lên khiến mặt ông thầy sưng vều, hút nữa thì mù mắt.


Đắc thắng bằng ngoại giao, bằng áp lực quân sự, thế nhưng quốc sách của Long-Xưởng, Thủ-Huy hãy còn một phần tối quan trọng : Liên kết với Kim để ép Tống, hoặc ít ra, Việt vẫn bang giao với Kim, Tống trong cái thế ngang hàng, không phải nhận sắc phong, không phải tu cống.


Hôm ấy Long-Xưởng vào cung vấn an hoàng-hậu thì gặp Thục-phi Đỗ Thụy-Châu. Đối với các bà phi của phụ Hoàng, Long-Xưởng luôn kính trọng như mẹ, dù các bà không lớn tuổi hơn Long-Xưởng làm bao. Mặt khác, Thụy-Châu là em của Tể-tướng Đỗ An-Di. An-Di không theo phe hưởng thụ của Tô Hiến-Thành, hơi nghiêng theo chủ trương phục hồi hào quang Đại-Việt của Long-Xưởng. Thục phi mới nhập cung không lâu, nhưng được phụ hoàng sủng ái, vì nhan sắc, vì ôn nhu văn nhã. Sau khi nghe Long-Xưởng tâu lên hoàng-hậu những cải cách mới về nông nghiệp, Thục-phi tâu với hoàng-hậu :


- Luật của bản triều định rằng, khi một hoàng tử đến tuổi mười ba, thì hoàng-hậu sẽ tuyển phi tần cho. Năm nay thái-tử đã mười tám rồi, mà sao hoàng-hậu chưa tuyển vương phi cho thái-tử ? Trong khi đó ba em của thái-tử là Kiến-Ninh vương, Kiến-An vương, Kiến-Tĩnh vương, người nào cũng có vương phi rồi.


Hoàng-hậu kéo tai con :


- Con có nghe phi quở không ? Mẹ thấy Bùi Trang-Hòa với con ríu rít bên nhau như đôi chim. Mẹ định ban chỉ phong Trang-Hòa làm vương phi. Con nghĩ sao ?


- Dạ, con xin tuân chỉ mẫu hậu.


- Còn việc con tâu xin cho Đoan-Nghi hạ giá với Thủ-Huy, mẹ đã tâu với phụ hoàng, và báo cho Bùi Thần-phi biết rồi. Nội trong mấy hôm nữa chỉ dụ sẽ ban ra.


- Dạ.


Đỗ Thục-phi mỉm cười :


- Tôi nghe Ôn-huệ Nhu-mẫn quận chúa Từ Thụy-Hương trong Đông-cung là người có tay tiên, hóa phép ra những món ăn tuyệt thế. Tôi muốn thái-tử cho tôi mượn Thụy-Hương ít lâu, để dạy ngự trù, làm yến dâng lên hoàng thượng. Mong thái-tử không nỡ từ chối .


- Phi dạy quá lời, phàm làm con, thì có gì quý nhất phải kính dâng lên phụ mẫu. Phi đã ban chỉ, thì thần nhi xin đưa Thụy-Hương vào hầu phi ngay.


Rời Hoàng-thành, Long-Xưởng về tới Ngự-thư phòng, thì Như-Như báo :


- Đại ca ! Có khách phương xa tới .


- Là ? ? ?


- Đại-hiệp Trần Tự-Hấp với phu nhân. Có cả đại hiệp Lê Thúc-Cẩn, Vỵ-xuyên ngũ tiên, Thần-nông sứ Thủ-Lý, Hải-hà sứ Phùng Tá-Chu, Khai-hoang sứ Tô Trung-Từ, và cô Kim-Ngân. Quý khách đang đợi ở cổng cung.


- Truyền đội nhạc, dàn ra đón khách. Nhị đệ đâu ?


- Sau khi thiết triều, nhị sư huynh trở về phòng. Người bị lên cơn đau, đang đóng cửa vận công chống độc.


- Chúng ta cùng ra đón khách.


Đại-Việt thất tiên đầy đủ, duy Thủ-Huy vắng mặt. Sáu người ra cổng. Đội nhạc Đông-cung tấu bản Anh-hùng tri ngộ . Long-Xưởng cung tay :


- Kẻ bạc đức là Lý Long-Xưởng, cùng các sư đệ, sư muội kính chào quý vị tôn sư quang lâm. Rất mong được chư vị dạy cho những lời vàng ngọc.


Tự-Hấp móc trong túi ra một bao thư niêm phong kín trao cho Long-Xưởng :


- Khi lâm hành, phụ thân chúng tôi trao cho chúng tôi bức thư này, để thay người, đệ trình lên thái-tử.


Long-Xưởng cung cung, kính kính tiếp thư, rồi mở ra đọc. Đọc xong, vương gấp lại, bỏ vào túi.


Bà Anh-Hoa chỉ Lê Thúc-Cẩn:


- Khải thái-tử, chúng tôi về đây để xem bệnh tình Thủ-Huy ra sao. Không dám làm phiền đại giá thái-tử nhiều.


Mọi người vào sảnh đường.


Lễ nghi tất.


Trung-Tĩnh nương, Tín-Hoa nương cùng điều khiển đám cung nga dâng trà, hoa quả, rồi hai người khoanh tay đứng hầu. Tín-Hoa nương gặp lại Thủ-Lý, mặt nàng tươi hẳn lên. Thủ-Lý phóng con mắt nhìn hai tỳ nữ bất hạnh, nội công chàng cực cao, khiến hai tỳ nữ vội cúi đầu xuống. Bất giác Thủ-Lý cau mày lại, rồi lắc đầu.


Ngay từ đầu không thấy Thủ-Huy, ông bà Trần Tự-Hấp cũng đoán ra rằng con mình gặp điều không may rồi. Xót con, bà Bùi Anh-Hoa không kiên nhẫn thêm được nữa. Bà hỏi :


- Khải điện hạ, không biết cháu Thủ-Huy nhà tôi đâu ?


- Thưa bá mẫu, nhị đệ không được khỏe, hiện đang ở trong tẩm phòng.


Thúc-Cẩn trình bầy :


- Chúng tôi về đây do Trần sư huynh gọi. Tôi muốn đươc gặp Thủ-Huy. Bệnh trạng y ra sao ?


Công-chúa Đoan-Nghi thuật lại các biến cố từ lúc đại chiến ở điện Uy-viễn, cho tới khi Thủ-Huy hút độc cứu mình. Rồi trong lần du ngoạn Thăng-long, Thủ-Huy gặp Trí-Thiền, được ông dùng Thiền-công chữa bệnh cho. Từ bấy giờ đến giờ, mỗi tháng Thủ-Huy chỉ bị lên cơn một lần. Cái thời hạn ba năm mà Trí-Thiền đưa ra rằng Thủ-Huy sống hay chết mới quyết được, thì chỉ còn có tám ngày nữa mà thôi.


Không hổ là đại tôn sư, Tự-Hấp nghe con mình chỉ còn sống được có tám ngày nữa, ông vẫn bình tĩnh :


- Xin điện hạ cho chúng tôi thăm Thủ-Huy.


Long-Xưởng nói với Thụy-Hương :


- Tẩm phòng của nhị đệ hơi nhỏ, không đủ lễ tiếp đại giá quý khách. Vậy ngũ muội vào vực nhị đệ ra đây .


Thụy-Hương vừa ứng lời đứng dậy, thì Thủ-Huy đã bước vào, công reo lên :


- Bố, mẹ, Lê sư thúc ! Kìa cả năm bà la sát cũng về đấy à ?


Chợt thấy ông anh Thủ-Lý, Thủ-Huy cảm thấy lạnh lưng. Nhưng lại có cả Trung-Từ, Tá-Chu, Kim-Ngân thì lòng bừng lên niềm vui, ấm áp. Công reo :


- Anh ! Em đi khắp nước, đâu đâu cũng thấy bán gia súc, hải sản, thủy sản, gạo tám của trại Thần-nông. Đức của anh cao thực. Em lại nghe nói, anh sắp lấy vợ, em mừng cho anh.


- Em lầm rồi, anh không có quyền chọn vợ, lấy vợ, mọi sự do mẹ định đoạt hết.


Thủ-Huy nắm lấy tay Trung-Từ, Tá-Chu :


- Mình nhớ hai cậu chết đi được. Dù bận gì thì bận, thỉnh thoảng hai cậu cũng nên ghé Thăng-long chơi với tớ ít ngày. Nghe quan tổng trấn Thiên-trường tâu về triều rằng, hồi này Hải-hà sứ Tá-Chu chế ra loại thuyền đánh cá mới, khi gặp bão không bị lật. Số thuyền đánh cá của các trang Thần-nông lên đến mấy nghìn. Tôm cá ê hề, dân chúng được mua giá rẻ. Mình phục cậu quá. Còn Trung-Từ, thì phá hoang phân nửa rừng rồi, thú dữ không còn hại dân, mỗi đầu người được một mẫu ruộng. Thực đúng là đạo nuôi dân của người quân tử.


- Hừ ! Ông anh làm quan rồi quên mất đứa em gái này hẳn.


Kim-Ngân bẹo tai anh nói nhỏ : Nguy lắm !Sắp bị lấy vợ rồi, nói cho mà biết.


- Anh làm sao mà quên cô em gái hiền lành như cọp, dịu dàng như gấu, và nhỏ nhẹ như cá sấu của anh.


Nói rồi công rút trong bọc ra một cái hộp bằng bạc, trên có khắc hình hai con chim ưng bay qua ngọn núi, trao cho em :


- Nghe nói, em xưng là Tiểu Côi-sơn song ưng. Nên anh sai thợ khắc cái hộp này tặng em đây.


Kim-Ngân mở hộp ra, trong hộp có cặp vòng hồng ngọc đỏ tươi. Nàng mỉm cười, tay nắm lấy cánh tay anh :


- Có thế chứ ! Ông anh phải như vậy chứ !


Anh em nhà họ Trần thường không úy kỵ việc thân mật với nhau. Thủ-Huy vuốt tóc em gái, nắm tay Kim-Ngân rồi nói nhỏ :


- Cô em sư tử của anh càng lớn càng xinh đẹp. Bao giờ thì lấy chồng ?


Bà Anh-Hoa nắm tay Thủ-Huy kéo lại ngồi bên cạnh. Bà nói bằng giọng thương cảm :


- Con bị lên cơn có đau lắm không ?


- Đau gì thì đau, nhưng thấy mẹ thì con hết đau ngay.


- Con ngồi đây để Lê sư thúc thăm bệnh, rồi điều trị cho.


Thủ-Huy ngồi ngay ngắn lại. Lê Thúc-Cẩn nắm lấy tay hầu chẩn mạch. Mọi người hồi hộp theo dõi. Khi thì ông nhăn mặt lại, khi thì ông mở to mắt ra, khi thì ông thở dài. Cuối cùng ông lắc đầu :


- Cháu đã gặp đại sư Trí-Thiền ba năm trước phải không?


- Vâng.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Giới thiệu: Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút

11-07-2016 20 chương
Bách Bộ Ma Ảnh - Vô Danh

Bách Bộ Ma Ảnh - Vô Danh

Nếu mọi nhà ở thành Lạc Dương nao nức chờ đến một ngày mới trong cái Tết ròng

11-07-2016 51 chương
Nước mắt mẹ

Nước mắt mẹ

Mẹ nó bỏ cha con nó đi theo người đàn ông khác từ khi nó và đứa em út còn đỏ hỏn

23-06-2016
Cô Gái Của Sếp

Cô Gái Của Sếp

Tên truyện: Cô Gái Của SếpTác giả: wanderlustThể loại: Truyện VOZ, Hồi ỨcTình trạng:

18-07-2016 18 chương
Vết lằn tuổi thơ

Vết lằn tuổi thơ

(khotruyenhay.gq) - Hai! Khấn ai đây? Câu hỏi của thằng Ba làm Hân suy nghĩ, có lần má

30-06-2016
Khát vọng về cha

Khát vọng về cha

Khi không còn có mẹ, giữa nỗi đau lớn và mất mát vô kể ấy, con hiểu mình là niềm

29-06-2016
Có bóng ai qua phố

Có bóng ai qua phố

Người ta kém nó hai tuổi, mãi sau này người ta mới nói với nó. Nó ngạc nhiên nhưng

29-06-2016

Polaroid