-- Có nhiều phương diện lãng tử và cô nhi xem ra rất giống nhau.
bạn đang xem “Biên thành đao thanh - Cổ Long” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Đều là phong trung lạc diệp, đều là thủy trung phù bình, không biết đến từ đâu, cũng không biết đi về đâu ? Bọn họ đều chỉ là khách qua đường trong nhân sinh.
Thị quá khách, bất thị quy nhân.
Quy nhân tự tiễn, quá khách phiêu phù.
Ná đáp đáp đích mã đề thanh.
Thị cá mỹ lệ đích thác ngộ.
Ngã bất thị quy nhân, thị quá khách.
Tạm dịch:
Là khách qua đường, không phải là người về.
Người về như mũi tên, khách qua đường trôi nỗi.
Tiếng vó ngựa lọc cọc.
Là một sai lầm mỹ lệ.
Ta không phải là người về, ta là khách qua đường.
Một thiếu phụ tịch mịch ngồi bên dưới phong linh, đợi chờ người phương xa mà nàng đang nhớ nhung trở về, tâm cảnh của nàng thê lương làm sao, tịch mịch làm sao.
Dưới tình huống đó như vậy, mỗi một thanh âm đều mang đến cho nàng ảo tưởng và hy vọng vô cùng, làm cho nàng có cảm giác người về đã về, nhớ nhung đã tận, tịch mịch đã đi xa.
Đợi đến lúc hy vọng và ảo tưởng của nàng tan vỡ, tuy có cảm giác ai thương thống khổ, nhưng một chút hy vọng ngắn ngủi vẫn mỹ lệ.
-- Cho nên thi nhân mới có thể nói:
"Là sai lầm mỹ lệ".
Nếu quả đợi đến lúc không còn hy vọng, đó mới là bi ai chân chính.
-- Trên những phương diện đó mà nói, thiếu phụ tựa song cửa trông người về, và lãng tử phiêu bạt, làm sao mà không giống nhau cho được.
Mặt trời nóng bỏng đã khuất dạng, bóng tối gần kề.
Nàng lẳng lặng ngồi dưới mái hiên, lẳng lặng nhìn những tia sáng tàn dư quét ánh hồng ngang chân trời xa xăm, lẳng lặng nhìn phong linh dưới mái hiên.
Diệp Khai lại đang nhìn nàng.
Sau khi đến nhà của đám trẻ, Diệp Khai có cảm giác nhân sinh tuy có rất nhiều chuyện không như ý, nhưng vẫn còn có chỗ khả ái, có chỗ mỹ lệ của nó, cho nên bạo dạn làm ngon, mời đám trẻ đi ăn một bữa.
Vừa nghe Diệp Khai nói như vậy, bọn trẻ lập tức hô tên "Phong Linh".
Cho nên Diệp Khai đã đến "Phong Linh", nhìn thấy thiếu phụ ngồi dưới mái hiên.
"Phong Linh" là một quán cơm nhỏ, cũng ở ngoại thành, cách nhà bọn trẻ không xa.
"Phong Linh" là một cái quán rất kỳ quái, tính từ chủ quán trở xuống tới hầu bàn, đầu bếp, đều do một người lo hết, chính là thiếu phụ ngồi dưới mái hiên.
Khách nhân đến "Phong Linh" đều biết, muốn đến đó ăn cái gì, tất cả đều "tự động".
Tự mình bước vào "Phong Linh", tự mình kiếm đũa, tự mình bưng đồ ăn, tự mình bới cơm vào chén, tự mình kiếm ghế ngồi, tự mình gắp đồ ăn, ăn xong tự mình đem chén bỏ vào chỗ đã chỉ định trước, sau đó đem tiền cơm bỏ vào một cái xô, rồi tự mình đi ra.
Đến "Phong Linh" ăn cơm, hoàn toàn là dùng phương thức "tự trợ", tự phục vụ, cho nên người ở đây đều gọi "Phong Linh" là "tự trợ quán".
Nhưng xào nướng đồ ăn không phải là "tự trợ".
Từ sớm thiếu phụ đó đã rửa lặt rau sạch sẻ, xắt thịt đầy đủ, nhúm lửa hừng hực xào nấu chín tới.
Đồ ăn xào nấu đến sau ngọ là đã nguội, đồ ăn một khi nguội đâu còn ngon, đặc biệt là vùng biên thùy này, nếu không phải là cơm canh nóng nghi ngút, có ai ăn vô cho nổi ? Một điểm đó, thiếu phụ mỹ lệ đó đương nhiên biết.
Cho nên bên trái phòng ăn nàng có đem ba cái bàn nối sát nhau, trên bàn đặt sáu cái lò than, trên lò than bày nồi niêu, trong nồi có đổ nước, trên nồi có kê một tấm sắt.
Đồ ăn xào nấu xong đặt trên mấy tấm sắt.
Than hừng hực trong lò, lửa đun nóng nồi, nước trong nồi cách nhiệt chưng khí, chưng khí bốc hơi tỏa lên mấy tấm sắt, đồ ăn bảo trì được nhiệt khí, cho nên không cần biết là mình vào bất cứ lúc nào, mình đều có thể ăn đồ ăn nóng hổi.
Một địa điểm kỳ quái làm sao, một thiếu phụ kỳ quái làm sao, một phương thức ăn uống kỳ quái làm sao, Diệp Khai lại có cảm giác cực kỳ lý thú.
Chương trước | Chương sau