Polly po-cket
Ảo ma bộ pháp - Trần Thanh Vân

Ảo ma bộ pháp - Trần Thanh Vân


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 34
5 sao 5 / 5 ( 82 đánh giá )

Ảo ma bộ pháp - Trần Thanh Vân - Chương 21 - Vào hang hùm Nhị Long quyết bắt hổ

↓↓
Quân Sơn.


Động Đình hồ.


Tiết trời đã bắt đầu tháng năm.


Không khí đã oi bức dần dần.

bạn đang xem “Ảo ma bộ pháp - Trần Thanh Vân” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


May cho địa phương này, gần đó là hồ Động Đình. Từng cơn gió mát rượi từ mặt hồ thổi thoang thoảng vào đến mọi nơi. Bất kể là nhà quan hay dân thường. Bất kể là nhà của hào phú hay của hạng cùng đinh.


Bất kể là người nhàn rỗi đang dạo mát hay người đang vất vả vật lộn với cuộc sống. Tất cả đều cảm thấy khoan khoái khi được từng cơn gió mát rượi từ hồ Động Đình thổi vào, làm dịu đi sự nóng nực, oi bức của thời tiết tháng năm.


Trời đang chập choạng tối, lác đác vài nơi đã lên đèn.


Xa xa trên mặt hồ Động Đình thấp thoáng vài chiếc thuyền nhỏ đang hối hả tiến dần vào bờ, để đưa khách đi chơi muốn vào đất liền tìm bữa ăn tối, hoặc cập rập bờ để đón khách có thú đi chơi thuyền ban đêm trên mặt hồ.


Nếu khách nhàn rỗi để ý một chút, sẽ phát hiện có một chiếc thuyền tuy nhỏ như mọi chiếc thuyền khác, nhưng có chiều dài khác thường, được hai đại hán lực lưỡng, mỗi người một đầu thuyền điều khiển.


Người ở cuối thuyền, thay vì bơi dầm như mọi ngư phủ khác thì lại đứng xổng lưng, tay cầm sào tre dài hơn hai trượng, chắc là để chống thuyền. Một cách đi thuyền trên mặt hồ khác thường.


Người ở đầu thuyền cũng đứng, tay cầm một lồng đèn đã thắp sáng to tướng. Trên giấy dán đèn có trang trí nhiều hoa tiết. Tuy không đẹp nhưng nổi bật nhất là có một chữ Quân, được ánh đèn bên trong chiếu lên rõ nét. Một ngọn đèn khác thường.


Khách nhàn rỗi sau khi xem xét kỹ, ắt sẽ cho đây là thuyền của một quan gia nào đó đến đây để thăm thú dân tình, đồng thời dạo mát trên mặt hồ Động Đình một lần cho thỏa khát vọng. Nhưng nếu khách nhàn rỗi không gấp bỏ đi mà đứng lâu thêm để tiếp tục xem xét, chắc sẽ thấy còn có nhiều điều khác thường đang xảy ra trên chiếc thuyền dài khác thường này.


Vì chiếc thuyền này liên tục rời bến, rồi lại liên tục cập bờ. Hết đón rồi lại đưa. Khách đi thuyền này hầu hết là khách giang hồ. Đông thì từng tốp năm người một lên thuyền. Số người còn lại thì chờ khoảng tàn một nén nhang thì thuyền sẽ tiếp tục cập bờ đón đi. Ít thì một, hai hoặc ba người, nhưng thuyền cũng phải hai lần đón đưa. Đến khi biết rõ đây là chuyện của người giang hồ, khách nhàn rỗi sẽ ái ngại, lẳng lặng bỏ đi.


Cao Nhẫn đang đứng gần đâu đó, chỗ chiếc thuyền thường cập bờ, được che khuất bởi một rặng dương liễu, giả tảng như một khách nhàn du, Cao Nhẫn đứng đó thầm quan sát.


Người đến từng lượt một. Rất đông, có đủ mọi hạng người. Chánh cũng có, tà cũng có, tục cũng có, tăng có, ni có, già có, trẻ có, nam có, nữ có. Vũ khí thì đủ loại, mọi người đều mang vũ khí công khai. Tuy vậy, tất cả mọi người đều qua một thủ tục như nhau, đến khi trình thiếp mời, đồng thời báo rõ danh tánh.


Người đứng đầu thuyền, tay đưa lồng đèn sát vào thiếp mời, sau khi đã xem kỹ, ghi rõ danh tánh vào một quyển giấy, người đó liền đón khách lên thuyền, khi đủ số khách nếu cùng chung một nhóm, thuyền lập tức rời đi.


Cao Nhẫn ngước nhìn vần trăng non đã sắp khuất dưới mặt hồ. Cao Nhẫn nhẩm tính: "Hôm nay là ngày bốn, mai đã là Đoan Ngọ. Biết phải làm sao đây? Võ Lâm nhị thần sao giờ này chưa thấy tới?"


Khách giang hồ đã thưa dần. Đã sắp bước qua canh hai.


Không đợi được, Cao Nhẫn bước lại phía bên thuyền. Thuyền vừa cập bến, người đứng ở đầu thuyền đã mệt mỏi nói :


- Chỉ còn hai người nữa thôi, lão Lục cố lên một chuyến nữa nhé, rồi sẽ nghỉ.


Gã bước đến tận đầu thuyền, chờ khách giang hồ đến trình báo theo thủ tục. Gã chờ đợi, sốt ruột, gã hối :


- Thế nào, mau lên cho người ta còn nghỉ ngơi, ăn uống nữa chớ!


Do người kia đến trước, nên Cao Nhẫn phải nhường. Đến khi nghe gã trạo thuyền hối thúc, Cao Nhẫn động thân bước đến. Khéo sao, người kia cũng đồng thời bước đến.


Cao Nhẫn dừng chân lại, đưa tay ra, Cao Nhẫn nói :


- Huynh đài, mời!


Người kia cũng đưa tay ra :


- Xin mời huynh đài!


Nói xong, cả hai đồng cười xòa. Cao Nhẫn nói thêm :


- Huynh đài đến trước, mời huynh đài cứ tự tiện!


Gã trạo thuyền ngạc nhiên hỏi :


- Thế hai vị đây không cùng đi với nhau sao?


Thấy Cao Nhẫn và người kia đồng gật đầu, gã trạo thuyền chán nản, gọi người đứng sau thuyền :


- Lão Lục, thôi rồi, còn phải đi hai lần nữa! Không biết còn ai đến nữa không?


Nghe giọng điệu thất vọng của hai gã trạo thuyền, Cao Nhẫn đành nói với người kia :


- Hay là...


Người kia cũng đồng một lúc lên tiếng nói :


- Vậy thì...


Cao Nhẫn và người kia đồng cười lên, không nói nữa, tuy không nói ra nhưng cả hai đều hiểu rõ ý nhau. Cao Nhẫn lại lên tiếng :


- Yên tâm, hai người chúng ta đi một lượt cũng xong!


Hài lòng, gã trạo thuyền hỏi ngay :


- Có thiếp mời không?


Người kia và Cao Nhẫn đồng lên tiếng :


- Có đây!


Cao Nhẫn đưa tay vào bọc, lấy ra thiếp mời đưa gần sát đèn lồng cho gã kia xem. Gã đã quá mệt mỏi nên chỉ ngó qua một lượt rồi nói :


- Mời!


Quay sang người kia, thấy người kia đang để tay vào bọc nhưng chưa lấy tay ra. Gã vội nói :


- Khỏi! Khỏi! Mời xuống luôn đi! Mời!


Đợi cả hai đứng yên giữa lòng thuyền, gã kia nói với gã họ Lục :


- Lão Lục, đi thôi!


Thuyền liền rời bến, tiến dần vào dải đất ở xa xa, trong hồ Động Đình.


Quân Sơn.


Đã tàn nửa nén nhang, thuyền nhỏ đã tiến vào doi đất không biết là bao lớn. Không trông thấy rõ được vì xung quanh toàn là những rặng liễu um tùm dày đặc, che phủ kín tầm mắt mọi người. Không nghe rõ được vì tiếng gió thổi làm xao động những hàng liễu dày, khua lên xào xạc, lấp kín những âm thanh khác. Nhưng với thính lực của Cao Nhẫn, thì đã nghe được những tiếng ồn ào từ xa vẳng lại. Đấy là những tiếng nói chuyện, cười đùa, đàm luận của những khách giang hồ đến trước, đang được an trí nghỉ ngơi ở phía sâu trong dọi đất. Nhưng Cao Nhẫn vẫn thản nhiên, không nói ra sự phát hiện của mình cho ai biết cả. Vì nếu có muốn nói, thì nói với ai đây?


Bọn trạo phu?


Vô ích, vì đương nhiên chúng đã biết!


Nhân vật kia ư? Không nên, vì biết hắn sao?


Thuyền cập vào một chỗ tương đối thoáng, thuyền chưa dừng lại hẳn đã nghe có tiếng người trên bờ đất, cất tiếng hỏi :


- Lão Trương! Có mấy người đến thế?


Người đứng ở đầu thuyền tay cầm đèn lồng, đáp :


- Hai!


Người ở trong lại hỏi :


- Thế nào lão Lục, còn ai nữa không?


Người đứng sau thuyền, sào tre đã cặm thật sâu vào lòng đất dưới đáy hồ, thở ra một hơi thở khoan khoái :


- Cũng may là không có ai đến nữa, bọn ta đã mệt lắm rồi!


Thuyền đứng yên, bởi đầu thuyền có một sợi dây neo thuyền chặt lại, cập sát vào một miếng gỗ to, bắc hẳn lên bờ đất, và đuôi thuyền đã được cái sào tre cặm vào lòng đất giữ yên.


Người họ Trương tay cầm đèn lồng, nép vào một bên, nói :


- Mời nhị vị khách nhân!


Cao Nhẫn và người kia vội bước chân lên miếng gỗ, bước đi chừng non một trượng thì chân đã đặt vững vàng vào mặt đất, Cao Nhẫn nói trong tiếng thở ra nhè nhẹ :


- Thế là đã đặt chân được lên đất Quân Sơn.


Phía trong, không có tiếng người đáp, chỉ nghe một tiếng 'xòa' rồi một ngọn đèn lồng khác được thắp sáng lên. Người cầm đèn là một đại hán, thắt lưng to bản, vắt kề vào đó một thanh đại đao hình thù quái gỡ. Dưới ánh đèn mù mờ, trông gã chẳng khác nào một tượng thần, thường có ở các miếu thần hoàng, gã lên tiếng nói nửa như xác định, nửa như phủ nhận câu nói của Cao Nhẫn :


- Cũng còn khoảng nửa dặm đường mới đến được Quân Sơn đạo am.


Người kia từ nãy giờ đứng ngang với Cao Nhẫn, bây giờ mới lên tiếng :


- Quân Sơn đạo am? Sao lại gọi là đạo am?


Gã đại hán đáp :


- Chỗ người tiềm tu theo đạo tiên, không gọi là am thì gọi như thế nào nữa?


Đoạn quay người đi trước, vẫn cầm đèn lồng, vừa đi vừa nói :


- Hạ nhân xin đi trước dẫn đường.


Không nói không rằng, Cao Nhẫn và người kia sánh vai nhau mà đi theo gã đại hán.


Nửa dặm đường chẳng mấy chốc đã hết.


Trước mặt Cao Nhẫn vẫn không thấy được gì vì sương mù giăng giăng. Xòa bàn tay, vẫn thấy rõ năm ngón. Nhìn gã đại hán, vẫn thấy rõ lưng gã cách đấy hơn một trượng. Vậy lớp sương mù này không hẳn là sương mù? Nhưng lớp khí mờ mờ vẫn giăng giăng.


Khói chăng?


Nếu là khói, liệu những người phía trong chịu nổi sao?


Không là khói thì là gì đây?


Qua lớp sưong khói mờ mờ này, khó kòng phát hiện được một ánh lửa, một ánh đèn dù là một đóm nhỏ. Những tiếng ồn ào, từ trong vẵng ra khá rõ.


Hơn mười ngày qua, Cao Nhẫn được hai lão Võ Lâm nhị thần ở bên kềm cặp, đã tăng được nhiều kiến thức, lịch duyệt giang hồ cũng được tăng lên. Nhất là về phần trận pháp, trận thế. Do Cao Nhẫn đang bận tâm về những kiếm trận của bọn Chuyên lệnh sứ, nên Cao Nhẫn có hỏi và được Võ Lâm Thần Toán, một người có kiến văn quảng bác chỉ vẻ, nên lúc này đây, ấn tượng đầu tiên của Cao Nhẫn về Quân Sơn đạo am là những kiến trúc được sắp đặt thành một trận thế tĩnh. Lớp sương khói mù mù là do khí trận tỏa ra. Nhận định được điều này, Cao Nhẫn cũng có phần an tâm, chỉ ngại kiến thức của mình về trận thế còn quá kém.


Gã dẫn đường, sau khi đi vòng qua mé tả lớp khói mù đã dừng chân, gã đưa tay cầm đèn lồng ra, hết đưa lên rồi lại hạ xuống, độ khoảng ba lượt, gã mới nói to :


- Tiếp người mới đến đây!


Hai ánh đuốc phừng lên. Trước mặt Cao Nhẫn được ánh đuốc soi tỏ là một cổng tam quan nhỏ, mái ngói còn đỏ tươi, chứng tỏ cổng tam quan đã tồn tại ở đây không được bao lâu. Cánh cổng tam quan đã hé mở sẵn từ lúc nào, phía trong cổng vẫn còn thấy lớp khói mù giăng phủ.


"Hai người cầm hai ngọn đuốc, chắc là mới từ trong cổng bước ra" Cao Nhẫn nghĩ thầm.


Một người nữa bước ra, vận y phục đạo sĩ, thẳng nếp như là mới may, hoặc là may lâu rồi, đến nay mới mặc lần đầu.


Người vừa bước ra, khom mình thưa :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Tìm phòng trọ

Tìm phòng trọ

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tuyển tập truyện kinh dị số 1) Ngoài trời mưa dữ

28-06-2016
Bước hụt

Bước hụt

Ngày báo tin đậu đại học, nó vừa vui vừa lo, xa ba mẹ, gia đình, nó không dám chắc

23-06-2016
Thiên thần quân phục

Thiên thần quân phục

Đây là một câu chuyện trong gia đình mà cha tôi đã kể cho tôi nghe về mẹ của ông,

27-06-2016
Là...em gái anh à?

Là...em gái anh à?

Quan trọng hơn hết, có một giọng con gái trong vút, mỏng manh, nói khẽ với Tuấn nhưng

01-07-2016