Duck hunt
Bát Nhã Thần Chưởng - Vương Triệu Anh

Bát Nhã Thần Chưởng - Vương Triệu Anh


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 20
5 sao 5 / 5 ( 35 đánh giá )

Bát Nhã Thần Chưởng - Vương Triệu Anh - Chương 9 - Gặp quái nhân trỏ tài học vấn

↓↓

- Các anh em, Trần Bá Lưu này có còn là người của Cái Bang hay không?

bạn đang xem “Bát Nhã Thần Chưởng - Vương Triệu Anh” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Các anh em nói đi.


Một lão ăn mặc rách rưới đứng dậy, mọi người nhìn xem ai, thì ra là Trương Hữu Bình, là một trong bốn vị trưởng lão Cái Bang. Trương trưởng lão nói:


- Việc này thì... - Lão ngập ngừng nhìn Sử Văn Long - Sử bang chủ này, đúng ra Trần trưởng lão vẫn được coi là người của Cái Bang chứ? Dù sao...


chưa tới đại hội...


- Được rồi, chuyện này ta sẽ truy cứu sau.


Lão nhìn Trần Bá Lưu rồi sẵn giọng nói:


- Trần trưởng lão, lão phu sẵn sàng tiếp chiêu của ngươi rồi đấy.


Trần Bá Lưu không đáp, người lão hơi ngả về phía trước, chân trái bước lên thành Tả Cung Bộ, mười ngón tay chụm lại rồi đâm thẳng vào bụng Sử Văn Long. Đây là một trong ba mươi sáu chiêu trong "Giáng Long Hàng Ma Chưởng". Lão xuất thủ nhanh như chớp khiến Sử Văn Long cũng không ngờ nên suýt chút nữa thì nguy. Lão buộc phải nhảy lùi lại mới tránh được, song lập tức phản đòn ngay, không hổ danh là bang chủ một bang hội lớn. Chỉ thấy thân hình lão hơi chuyển động, song chưởng đã đưa ra sử chiêu "Như Phong Tự Bế" đánh vào bả vai Trần Bá Lưu. Chỉ trong nháy mắt, hai cao thủ đã qua lại hơn năm chục chiêu. Nhưng Trần trưởng lão có phần chiếm được ưu thế, Phương Lâm đại sư cau mày nói với Tùng Lâm đạo trưởng:


- Võ công của lão họ Trần này kỳ bí vô cùng, bần tăng e rằng Sử bang chủ khó bế đương cự nổi.


Quả nhiên đánh được vài chiêu nữa, Sử Văn Long quát to lên:


- Không ngờ, ngươi hồi này tiến bộ đến nhường ấy! Hãy coi chưởng của ta đây.


Bỗng thấy áo lão căng phồng lên, hiển nhiên lão đã vận nội lực đến cao độ, song chưởng từ từ đẩy ra. Lão đã xử dụng chiêu thứ bảy trong Giáng Long Thập Bát Chưởng là "Kháng Long Hữu Hối", chưởng phong rít lên ầm ầm.


Bọn hảo thủ đứng sau lưng Trần Bá Lưu vội chạy dạt ra đứng một bên sợ trúng phải chưởng lực của lão thì uổng mạng.


Trần Bá Lưu không né tránh, ngược lại, lão cũng đưa hai tay lên, chưởng tâm hướng về phía trước để đối chưởng. Hai luồng kình khí dương cương gặp nhau phát ra một tiếng nổ lớn thật lạ lùng. Sử Văn Long loạng choạng lui về phía sau mấy bước mặt tái xanh. Lão quát lớn:


- Tiếp chiêu nữa đây!


Lão co tay trái về, vận kình vào bàn tay phải nhằm vào người Trần Bá Lưu sử chiêu "Kiến Long Tại Điền", chiêu thứ mười trong Giáng Long Thập Bát Chưởng. Chưởng kình chưa kịp phát ra bỗng Sử Văn Long lảo đảo rồi ngã ngồi xuống đất.


Trần Bá Lưu không bỏ lỡ cơ hội, gã xòe ngón trỏ điểm ngay vào huyệt Mi Tâm ở trán của Sử Văn Long.


- Xin thí chủ dừng tay. Phương Lâm vội nhảy ra. - Lão thấy Trần Bá Lưu ra tay ác độc thì hoảng sợ thay cho Sử Văn Long. Bởi nếu đánh trúng, ngón tay Trần Bá Lưu sẽ xuyên thủng sọ Sử Văn Long ngay lập tức.


Trước tình thế nguy ngập, lão đành xử dụng một tuyệt kỷ được mệnh danh là Hậu Phát Chế Nhân, dùng Long Trảo chụp vào cánh tay Trần Bá Lưu.


- Long Trảo Thủ! - Trần Bá Lưu hét lên. Lão vội thu tay về rồi trợn mắt lên quát:


- Ngươi... Ngươi sao lại can thiệp vào việc nội bộ Cái Bang ta, lại còn xử dụng độc thủ?


- Bần tăng xin thí chủ thứ lỗi. Sử bang chủ đã thua rồi cần gì phải dùng đến sát thủ như vậy?


- Đó không phải việc của ngươi! Nhưng dù sao thì ta cũng đã thắng... Còn anh em nào không phục không?


Ngọc Long chân nhân bỗng lên tiếng:


- Theo ý bần đạo, trận đấu hôm nay chưa ngã ngũ được. Sử bang chủ đang bị trọng thương ở ngực nên bị mất phần tiện nghi. Các vị thấy bần đạo nói có đúng không?


Lúc ấy mọi người sực nhớ Sử Văn Long bị nội thương rất nặng do giao đấu với giáo chủ Thanh Long Bang. Có tiếng người nói:


- Đúng rồi! Đúng rồi! Như vậy là không công bằng!


- Tại sao lại không công bằng? - Trần Bá Lưu vặc lại. - Nếu như Sử Văn Long nói ngay từ đầu... ta đâu có ép buộc hắn?


Trương Hữu Bình, trưởng lão Cái Bang cũng xen vào:


- Trần trưởng lão, ta cũng nhận xét thấy Sử bang chủ đã ngã xuống do bị nội thương từ trước, chứ không phải do ngươi đánh thua... vì thế...


- Đã giao đấu là phải sòng phẳng. Nếu Phương Lâm đại sư không can thiệp... tại hạ tất đã dành phần thắng rồi...


- Điều... Điều... đó không sai. - Sử Văn Long gượng đứng lên rồi nói:


- Ta... Ta... công nhận đã thua... ngươi... ngươi.... đã đạt được mục đích rồi đấy...


- Các anh em! Các anh em đã thấy rồi đấy. Ngày hôm nay Trần Bá Lưu này chính thức nhận chức bang chủ Cái Bang. Nếu còn anh em nào không phục thì xin mời lên tỷ thí... Còn nếu không, Trần Bá Lưu xin mạn phép đãi tiệc quần hào.


Lão đợi một chút rồi nhìn quanh xem có ai lên tiếng gì không rồi vỗ tay một cái. Lập tức có sáu gã đệ tử Cái Bang xuất hiện.


- Truyền cho anh em bày tiệc ra!


- Xin tuân lệnh Tân bang chủ! - Mấy gã dạ ran.


Lưu Lệ Quân ngồi phía dưới thấy cuộc tỉ đấu đã kết thúc, cô kéo tay Chu Cẩm Sơn rồi nói khẽ:


- Chu ca! Chẳng còn gì hấp dẫn nữa đâu, chúng ta đi thôi!


Chu Cẩm Sơn dùng dằng chưa muốn bỏ đi, gã vẩn còn đang tìm xem Vương Sở Hồng đang đứng ở đâu, song thấy Lưu Lệ Quân giục giã, chẳng còn lý do gì để nấn ná lại nên đành gật đầu.


Gã nói:


- Tiểu muội này, nay chúng ta lấy con ngựa còm kéo xe này đi tạm, cũng còn hơn đi bộ.


Lưu Lệ Quân khen phải. Con ngựa vẫn còn thắng vào cỗ xe. Gã tháo dây buộc ra rồi nói với tên đại hán đứng gần đó:


- Tại hạ lấy con ngựa, xin huynh đài cảm phiền.


Gã kia cười hô hố nói:


- Cái bộ xương này thì có mổ thịt cũng chẳng ai ăn thì lấy làm quái gì?


Ngươi không ở lại dự tiệc sao? Mấy khi...


- Cám ơn huynh đài, tại hạ có công việc phải đi ngay.


Gạ leo lên ngựa, Lưu Lệ Quân nhảy ngồi đằng sau. Chu Cẩm Sơn cứ theo con đường dẫn về phía tây ra roi cho ngựa chạy. Gã đi được mấy chục dặm, đến một vùng hoang vu, không có lấy một bóng người. Nhưng cảnh quan thật là hoang sơ kỳ thú. Chu Cẩm Sơn nói với Lưu Lệ Quân:


- Tiểu muội, phong cảnh ở đây đẹp quá, không hiểu địa danh này gọi là gì nhỉ?


- Tiểu muội cũng không hiểu nữa. Hay là ta nghĩ ở đây nhé!


Chu Cẩm Sơn tìm một gốc cây cột con ngựa lại. Gã kiếm một chỗ đất bằng phẳng rồi cùng Lệ Quân ngã lưng nằm nghỉ. Chưa nóng chỗ, gã bỗng nghe thấy từ phía xa xa vẳng lại tiếng đàn nghe réo rắc vô cùng. Gã lắng tay nghe thấy tha thiết lạ thường thì kinh ngạc lẩm bẩm:


- Không ngờ nơi hoang dã thế này mà cũng có cao nhân ẩn cư.


Lưu Lệ Quân không hiểu gì cả. Cô hỏi:


- Tiểu ca, tiểu muội đần độn không biết gì về đàn nhạc nhạc thơ ca gì cả.


Khúc nhạc này là khúc nhạc gì vậy?


- Đây là bản Trường Hận ca, lời lẽ trong bản nhạc là của Bạch Cư Dị, một nhà thơ đời Đường, quê ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Bài hát kể lại sự tích nàng Dương Qúy Phi tự vẫn ở Mã Ngôi, và nói lên lòng thương tiếc nàng của Đường Minh Hoàng!


- Tiểu ca! - Lưu Lệ Quân nhìn gã âu yếm nói:


- Tiểu ca thật là giỏi, muội thật không bằng!


Chu Cẩm Sơn đang mãi say sưa nghe khúc đàn đâu có để ý gì đến lời khen của Lưu Lệ Quân, gã nói tiếp:


- Đây là một khúc tình ca tuyệt vời, miêu tả nỗi đau khổ của tình yêu trong nhân thế. Tiểu muội, ta đến xem ai đánh đàn đi.


Gã dắt tay Lưu Lệ Quân đi về hướng phát ra âm thanh tiếng đàn. Tưởng là gần hóa ra đi mãi mà mới tới. Khung cảnh ở đây lại hoàn toàn trái ngược với chỗ ban đầu mới lạ kỳ. Trước mặt gã là một cái hồ rộng không thấy bờ bên kia, cỏ mọc xanh um. Trên bãi cỏ có một cái bàn bằng đá, một người ngồi quay lưng về phía gã mặc áo đoạn màu xanh đang ngồi đánh đàn.


Chu Cẩm Sơn khẽ nói:


- Chúng ta nấp ở đây thôi, đừng ra khiến cao nhân mất hứng!


Đột nhiên tiếng đàn ngưng bặt. Người mặc áo xanh không quay đầu lại nói lớn:


- Dây đàn đứt, hẳn là có cao nhân nào đứng nghe. Lão phu Tư Mã Lăng xin kính mời cao nhân diện kiến.


Chu Cẩm Sơn giật mình. Lão này công lực quả là ghê gớm, đang gẩy đàn mà còn phát hiện được người lạ đằng sau. Gã vội bước ra rồi vòng tay thi lễ:


- Vãn bối Chu Cẩm Sơn và Lưu Lệ Quân bái kiến lão tiền bối!


Người mặc áo xanh quay lại. Đó là một lão già có khuôn mặt hơi dài cặp mắt phóng ra những tia thần quang lấp loáng. Lão hơi ngạc nhiên khi nhận ra đó là một đôi nam nữ thiếu niên nhỏ tuổi thì sẵn giọng nói:


- Tiểu tử, các ngươi là ai mà dám nghe lén đàn của ta?


- Thưa tiền bối! - Chu Cẩm Sơn cung kính nói:


- Vãn bối nhân lỡ độ đường qua đây thấy tiếng đàn tuyệt diệu nên mạo muội đến nghe. Xin tiền bối miễn thứ...


- Được lắm! - Lão già nói:


- Ngươi nghe đàn hẳn cũng biết tâm sự của ta chứ, nếu nói không đúng thì đừng trách lão phu không dung tình.


- Ngày xưa, khi đức Khổng Tử đang chơi đàn, thầy Nhan Hồi vào nghe thấy tiếng đàn có sát khí hỏi ra thì quả nhiên đức Khổng Tử lúc đánh đàn nhìn thấy con mèo vồ con chuột, tâm sự của tiền bối cũng gởi gắm trong khúc nhạc, vãn bối sợ vô lễ mà thôi!


- Không sao! Ngươi cứ nói.


- Vãn bối thấy tiền bối như có tâm sự gì u uất lắm thì phải...


Lão già hết sức ngạc nhiên song lão làm bộ nghiêm sắc mặt lại hỏi:


- Đựoc, nhưng ngươi tự nhận là hiểu biết thì có hiểu được cây Dao Cầm này có lai lịch thế nào không?


- Vãn bối nói ra chẳng qua chỉ là múa rìu qua mắt thợ song tiền bối đã hỏi thì phải trả lời. Xưa kia, vua Phục Hy thấy có năm sắc sao rớt xuống cụm ngô đồng, lại thấy chim phượng đến đậu thì biết đó là thứ ngô quí, hấp thụ tinh hoa của trời đất, có thể dùng để chế ra nhạc khí được.


Nhà vua cho người hạ xuống cắt làm ba đoạn thì thấy. Đọan ngọn tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng lại quá đục và nặng, chỉ có đọan giữa là tiếng vừa trong vừa đục có thể dùng được Nhà vua sai người ngâm đoạn giữa đúng bảy mươi hai ngày, rồi đem vào chỗ mát phơi cho thật khô... Khi đó, một người thợ khéo tay nổi tiếng nhất thời đó là Lưu Tử Kỳ được mời đến, chế ra cây Dao cầm này.


Dao cầm dài ba thước sáu tấc, một phần án theo ba trăm sáu mươi mốt độ chu thiên. Mặt trước rộng tám tấc án theo tám tiết, mặt sau rộng bốn tấc án theo bốn mùa, bề dày hai tấc án theo lưỡng nghi.


Đàn gồm mười hai phím, tượng trưng cho mười hai tháng trong năm, lại thêm một phím tượng trưng cho tháng nhuận, trên mắc năm dây án theo ngũ hành, tượng năm âm thanh là "Cung, Thương, Dốc, Vũ, Thủy"..


Lão già há hốc miệng ra nghe, Lão vỗ đùi đánh đét một cái rồi vui mừng nói:


- Hảo tiểu tử, hảo tiểu tử. Lão phu này xưa nay vẫn tự hào là cầm kỳ thi họa đều hơn người, song kiến văn của ngươi thì thật tình lão phu chưa nghe nói đến bao giờ!


Cặp mắt của lão bỗng trở nên hiền hòa, lão nói tiếp:


- Ngươi xứng đáng được làm nghĩa đệ của ta, ngươi chịu không?


Chu Cẩm Sơn mặc dầu không biết lai lịch của lão là ai song gã thấy tính tình lão như con trẻ lại giỏi về đàn địch thì trong lòng cũng vui thích, gã nói:


- Được tiền bối nhận làm nghĩa đệ thì còn gì bằng nữa, vãn bối...

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Giới thiệu: "Tru Tiên " là tiểu thuyết huyễn tưởng thuộc thể loại tiên hiệp của

09-07-2016 258 chương
Giờ xanh

Giờ xanh

Thật lạ lùng khi yêu được một ai đó, Hoan biết. *** 1. Cùng những đợt gió lạnh

24-06-2016
Yêu như lần đầu

Yêu như lần đầu

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tuyển tập truyenngan "Ai cũng có một chuyện tình để

28-06-2016
Chợ biển

Chợ biển

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Những thiên thần ngồi trên cán

25-06-2016
Nhật ký của tử thần

Nhật ký của tử thần

19:00 pm Việt Nam. Chỉ khẽ lắc mình trong vòng nửa cái chớp mắt Y đã đằng không lơ

23-06-2016
Hai Phía Chân Trời

Hai Phía Chân Trời

Tôi biết điều này là một dự báo chẳng hề hay ho, nhưng cũng chẳng còn lựa chọn nào

21-07-2016 10 chương