Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 84 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 14

↓↓
Quốc danh An-Nam


Niên hiệu Chính-long Bảo-ứng nguyên, đời vua Lý Anh-tông Đại-Việt.


Bên Trung-nguyên nhằm niên hiệu Long-hưng nguyên niên, đời vua Hiếu-tông nhà Nam-Tống (Quí-Mùi 1163).


Mùa Xuân tháng giêng, ngày 20 .

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Cuối năm trước, triều đình nghị, tâu lên nhà vua xin đổi niên hiệu Đại-Định thành Chính-long Bảo-ứng kể từ mùng một tháng giêng. Nhà vua chuẩn tấu.


Hôm nay, triều đình thiết đại triều taiï điện Càn-nguyên để nghị việc cử sứ thần sang Tống triều cống.


Ba hồi chiêng trống, nhạc tấu bản Nguyên-thọ.


Chính-long Bảo-ứng hoàng đế ( Tức vua Lý Anh-tông) từ trong cung khoan thai tiến ra, theo sau nhà vua là thái tử Long-Xưởng. Bách quan văn võ chia làm hai hàng quỳ hai bên ngai vàng. Nhà vua bước lên ngai ngồi, lễ quan hô:


- Bình thân.


Bách quan đứng dậy. Thái tử Long-Xưởng ngồi ở chiếc ghế bên trái nhà vua. Phía sau thái-tử có Thái-tử thiếu bảo Trần Thủ-Huy và Thái-tử mật thư tỉnh sự Tăng Khoa. Đây là hai viên quan trẻ nhất của triều đình Chính-long Bảo-ứng. Lại có ba ghế cho ba hoàng tử là Kiến-Ninh vương Long-Minh, lĩnh đại đô đốc thủy quân, Kiến-An vương Long-Đức tổng trấn Thăng-long kiêm tổng lĩnh cấm-quân, Kiến-Tĩnh vương Long-Hòa tổng trấn Thanh-Nghệ. Một ghế khác đặt sau ngai vàng cho công chúa Đoan-Nghi ngồi. Sau công chúa có quận chúa Bùi Trang-Hòa, Từ Thụy-Hương, Đào Như-Như .


Một đại thần bước ra quỳ tâu:


- Thần, Kiểm-hiệu Thái-úy, Đồng-bình chương sự, Trung-vũ quân tiết độ sứ, Phụ-quốc thượng tướng quân, Khu-mật viện sứ, lĩnh Chiêu-văn quan đại học sĩ, giám tu quốc sử, Đăng-châu quốc công, Tô Hiến Thành kính tâu.


Thái-tử Long-Xưởng ban chỉ :


- Xin Thái-úy bình thân.


- Chương trình nghị sự hôm nay gồm có: Cử sứ đoàn sang Tống triều cống, làm lễ mãn tang Thái-sư Lưu Khánh-Đàm và Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền. Trước hết là việc cử sứ đoàn sang Tống triều cống, việc này xin để Lễ-bộ thượng thư tâu trình.


Một đại thần từ văn ban bước ra quỳ gối:


- Thần Ngô Lý-Tín, Dao-thụ Thái-phó, lĩnh Cần-chính điện đại học sĩ, Lễ-bộ thượng thư, Trường-yên quốc công kính tâu.


Long-Xưởng ban chỉ :


- Xin Thái-phó bình thân.


- Theo lệ, ba năm triều đình phải cử sứ sang Tống tu cống một lần. Năm nay, bệ hạ đã chuẩn tấu cho Lễ-bộ tham tri Trần Quang-Canh làm chánh sứ, Lại-bộ thị lang Vũ Du làm phó sứ. Cống vật gồm có mười hũ nước tại giếng Mỵ-Châu ở Cổ-loa, hai mươi cân hương liệu, mười hũ mật ong, hai trăm con trâu đực, hai trăm con trâu cái, hai trăm con ngựa đầy đủ yên cương, năm con voi lớn, mười thợ mộc, mười thợ sơn, mười thợ nề, mười thầy bói, mười tăng sĩ, trăm võ sĩ. Kể cả chánh, phó sứ, phu khuân vác, quản tượng ... sứ đoàn gồm 120 người. Nhân sự, lễ vật đã đầy đủ, chỉ còn chờ ngày lên đường.


Ghi chú của thuật giả:


Huyền sử nói rằng, sau khi Mỵ-Châu bị vua An-Dương giết chết, thì máu chảy xuống biển, con trai ăn máu đó, nên ngọc trai có mầu sắc đỏ, tím, xanh v.v. Còn Trọng-Thủy trở về Cổ-loa, phần thương tiếc vợ, phần hối hận, y nhảy xuống giếng tự tử. Giếng đó gọi là giếng Trường-hận. Mỗi khi ngọc trai bị mờ, đem rửa bằng nước giếng Trường-hận thì ngọc trở thành óng ánh rất đẹp. Sự việc này, các lái buôn ngọc đồn sang Trung-quốc. Cho nên về sau, mỗi khi Đại-Việt sang cống Trung-quốc, bao giờ cũng cống nước giếng Trường-hận, các bà hoàng hậu, phi tần dùng để rửa ngọc trai.


Hiện dân Hà-nội vẫn dùng nước giếng Trường-hận để rửa ngọc trai.


Xin độc giả kiên nhẫn, giếng Trường-hận vẫn còn tại cố đô Cổ-loa, thường được gọi là giếng Mỵ-Châu. Tháng 8, năm 1997, thuật giả sẽ cùng phái đoàn y khoa châu Âu công tác tại Việt-Nam. Dịp này thuật giả sẽ lấy nước giếng ấy, đem về phân tích xem thành phần nước gồm chất gì, mà có thể làm bóng ngọc trai. Kết quả, sẽ công bố sau.


Nhà vua hỏi quần thần:


- Chư khanh có ý kiến gì không?


Các quan đều im lặng. Thái-tử Thiếu-bảo Trần Thủ-Huy hỏi:


- Thưa đại học sĩ. Đời đức Thái-tổ, Thái-tông, Thánh-tông, Nhân-tông, lễ cống rất giản tiện, chỉ có tính cách tượng trưng, cũng không cống người. Tại sao, và từ bao giờ, lễ vật tăng lên nhiều như vậy? Lại nữa, còn cống cả người? Nếu như ta không cống đủ có được chăng?


Ngô Lý-Tín đưa mắt nhìn Tô Hiến-Thành, ngụ ý để ông này trả lời.


Tô Hiến-Thành đáp :


- Kể từ thời Anh-vũ Chiêu-thắng đời đức Nhân-tông (1077), sau khi Quách Quỳ, Triệu Tiết rút khỏi Đại-Việt, triều đình chủ trương mềm với Tống để được yên. Cho nên từ bấy giờ đến nay, bất cứ Tống yêu sách gì, ta cũng nhượng bộ để dân chúng khỏi bị binh cách, quốc sản khỏi bị thiếu hụt.


Nhà vua ban chỉ:


- Hôm nay có nhiều tân quan chưa am tường điển lệ . Vậy Tô thái-úy hãy nhắc lại những biến cố gần đây giữa Tống, Kim, Liêu, Mông-cổ cho tân quan am tường.


Hiến-Thành tâu tiếp :


- Niên hiệu Thiên-chương Bảo-tự thứ nhì đời vua Thần-tông bản triều (Giáp Dần, 1134), Trương Tuấn, Ngô Giới, Ngô Lân, Hàn Thế-Trung, Nhạc Phi đại phá quân Kim ở Kinh-châu; thế của Tống oai trấn Hoa-hạ. Nhạc Phi gửi hịch đi khắp nơi kêu gọi nghĩa sĩ đứng lên, quyết đánh sang Kim đem hai vua về. Anh hùng hào kiệt tụ dưới cờ đông không biết bao nhiêu mà kể.


Thủ-Huy thở dài :


- Chắc bấy giờ triều đình thấy thế Tống mạnh lên mới sai sứ sang thần phục, tu cống, để rồi họ sai sứ sang phong cho ta! Tống mới lập lại nước, quốc sản khánh kiệt, nên họ đòi ta cống nhiều như vậy; lại nữa nhân tài của họ như lá mùa thu, nên chi mới bắt ta cống người. Có phải thế không?


Trên gương mặt Hiến-Thành hiện ra nét ngượng ngập. Oâng ta trả lời bằng cái gật đầu.


- Tiếc quá!


Long-Xưởng than: Giả như lúc đó ta cho người lên liên binh với Kim Ngột-Truật, chia đôi giang sơn Tống, có phải là điều thống khoái kim cổ không? Hoặc giả, ít ra ta cũng bắt Tống phải công nhận quốc danh ta là Đại-Việt, hai nước trong thế ngang hàng, khỏi phải cúc cung tu cống, để khỏi phải cúi đầu nhận cái tước Giao-chỉ quận vương.


Thấy nét mặt Tô Hiến-Thành hiện ra vẻ không phục, nhà vua hỏi:


- Tô thái bảo! Thái bảo có ý kiến gì về những lời nghị sự của thái tử?


Tô Hiến-Thành tâu:


- Nghe thái-tử luận, thần lấy làm lo lắng vô cùng. Trong tương lai, thái-tử sẽ lên ngôi Cửu-ngũ. Bấy giờ, những gì thái-tử bàn hôm nay, mà đem áp dụng, thần e Đại-Việt ta lại đi vào cái họa như Khai-Quốc vương, như Linh-Nhân hoàng thái hậu đã làm. Chiến tranh diễn ra, người chết như rạ, mà kết quả đâu lại vào đấy.


Thái-tử thiếu-bảo Trần Thủ-Huy, bước ra vái Tô Hiến-Thành :


- Thưa Tô thái-úy! Không biết Thái-úy căn cứ vào đâu mà lại có ngôn từ cho rằng việc làm của Khai-Quốc vương, của Linh-Nhân hoàng thái hậu là sai lầm? Theo như ngu ý của tiểu sinh thì, ngay khi đức Thái-tổ, Thái-tông còn tại thế, mà các người cũng phải công nhận quốc sách giữ nước của Khai-Quốc vương là tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả. Đức Thánh-tông tôn vinh người là Quốc-phụ. Còn công nghiệp của Linh-Nhân hoàng thái hậu với ngài Thái-úy Thường-Kiệt, thực vĩ đại vô cùng. Thế mà Thái-úy cho rằng là cái họa ư?


Tăng Khoa tiếp lời Thủ-Huy :


- Quốc sách giữ nước của Khai-Quốc vương, của Linh-Nhân hoàng thái hậu nói ra thì dài, nhưng có thể tóm lược trong một câu : « Tôi với anh là anh em, là con cháu vua Thần-nông. Anh là anh, tôi là em. Chúng ta có cùng một giòng máu. Chúng ta phải yêu thương nhau, cùng mưu hạnh phúc cho dân. Anh không thể lấy thịt đè người. Nếu anh để tôi yên, thì anh có một Nam phương yên ổn. Còn anh cứ muốn ngồi lên đầu lên cổ tôi, thì anh sẽ bị tôi vật cổ xuống đất. Có thế thôi ».


Hiến-Thành thấy hai đứa trẻ con , mà dám bắt bẻ mình, ông định lên tiếng mắng, nhưng chợt nhớ ra rằng phàm khi thiết đại triều, ai cũng có quyền góp ý ; vả lại ông cũng ớn võ công của Thủ-Huy, Tăng Khoa. Ông tái mặt, chữa:


- Này Trần thiếu-bảo, Tăng tỉnh sự. Tôi chưa nói hết ý. Tôi muốn nói: Tài trí chúng ta không bằng Khai-Quốc vương, uy đức chúng ta không bằng Linh-Nhân hoàng thái hậu; quốc sản, binh lực không bằng thời vua Thái-tổ, Thái-tông, Thánh-tông, Nhân-tông, mà chúng ta muốn làm những việc như Khai-Quốc vương, như Linh-Nhân hoàng thái hậu, thì e là mối họa lớn mà thôi.


Hiến-Thành muốn thoát ra khỏi lời buộc tội của Trần Thủ-Huy, ông ta hỏi thái tử:


- Thần muốn Thái-tử cho biết, đối vối việc tu cống này ta có nên giữ nguyên hay thay đổi?


Long-Xưởng hỏi Thủ-Huy :


- Nhị đệ nghĩ sao ?


Thủ-Huy chắp tay :


- Ta nên thay đổi một phần, và giữ lại một phần.


Nhà vua khuyến khích :


- Khanh nói đổi là đổi những gì ? Giữ là giữ những gì ?


- Tâu : Lúc này Tống yếu hơn thời Vương An-Thạch làm tể tướng. Họ chỉ còn phân nửa giang sơn, Kim ở phía Bắc đang mạnh. Ta lợi dụng cái thế ấy, mà bắt ép họ. Mấy năm trước, ta đã khám phá ra Tống gửi mật sứ sang mưu chiếm nước ta. Triều đình nghị rằng ta không thể giết chúng, nên đã cho Lưu Kỳ, Mao Khiêm cùng một số tùy tòng về Tống để dằn mặt họ. Nhưng Lưu Kỳ, Mao Khiêm sợ rằng không làm tròn sứ mạng, sẽ bị giết nên chúng trốn biệt. Còn bọn Hoa-sơn thì ta vẫn giam lỏng tại bãi Ngọc-thụy. Từ đó đến giờ, Tống không biết tin tức của mật sứ. Họ không dám hỏi ta, vì nếu hỏi thì hỏi sao ? Không lẽ lậy ông tôi ở bụi này ?


Triều đình cùng gật đầu công nhận lý của Thủ-Huy thực chính xác.


- Bây giờ ta sai sứ sang cho họ biết mọi chi tiết về vụ họ gửi mật sứ sang, ta khám phá ra, và bắt giam bấy lâu. Sứ ta hỏi : Tại sao ta vẫn tiến cống, mà họ lại gây hấn ? Sứ ta bỏ lửng không đặt điều kiện gì hết. Đó là ta mềm với họ.


Tể tướng Đỗ An-Di hỏi :


- Tiểu huynh đệ, nếu như họ chịu lỗi thì sao ?


- Ta vẫn mềm. Ta hứa trả hết tù nhân. Rồi ta cứng : Ta đòi họ phải chấp nhận hai điều. Một là, công nhận quốc danh Đại-Việt, chứ không được coi ta là quận Giao-chỉ nữa. Tuy nhiên ta vẫn nhún, ta chịu nhận sắc phong. Khi họ sai sứ sang phong cho ta, thì phải phong ngay là Đại-Việt hoàng đế. Chứ không thể phong là Giao-chỉ quận vương. Hai là, về việc tu cống. Ta nửa mềm, nửa cứng. Ta biết rằng Tống đã nghị hòa với Kim, chịu tiến cống xưng thần với Kim, thế họ tương đối mạnh ... việc ta tu cống lâu riết rồi thành lệ, nếu ta hủy bỏ hoàn toàn thì e bọn mặt dơi tai chuột trong triều Tống sẽ bàn luận rắc rối. Nhưng ta có thể thay đổi, đó là phần cứng. Ta chỉ cống phẩm vật thôi, không cống người, cũng không cống voi, ngựa, trâu nữa. Sứ ta sang, phải tỏ ra cứng rắn, bắt họ công nhận quốc danh. Khi Tống công nhận quốc danh rồi, ít năm sau, ta chỉnh bị binh mã cho hùng cường, ta sẽ tiến tới bỏ tu cống . Hằng năm, hai nước chỉ sai sứ sang thông hiếu mà thôi. Mặt khác, ta liên binh với Kim, hai bên cùng ra binh. Thành công, tiến lên ta có thể đòi lại cố thổ thời vua An-Dương, vua Trưng. Hèn ra, ta cũng quay mặt lên Bắc nói truyện với Tống theo thế mạnh.


Thủ-Huy nhìn Tô Hiến-Thành :


- Từ khi hoàng thượng dẹp được cái triều đình gà mái gáy đến nay đã bốn năm, uy quyền tái lập, quốc sản dư thừa. Mười hai hiệu Thiên-tử binh được thao luyện, được vũ trang hùng mạnh như xưa. Các hiệu binh địa phương, Hoàng-nam các xã cũng được huấn luyện khi hữu sự có thể giữ nổi địa phương mình. Bốn hạm đội khí thế không thua thời đức Thánh-tông, Nhân-tông. Họ gờm ta nhất là hiệu Kị-binh Phù-Đổng, hiệu Ngưu-binh Hoa-lư, hai đội võ sĩ Long-biên và Côi-sơn. Việc ta làm ồn ào như vậy, ắt tế-tác đã tâu về cho Tống triều. Nhất định họ gờm ta. Khi ta sai sứ sang Tống thì ta đem bốn hạm đội lên vùng Tiên-yên, Đồn-sơn thao luyện. Lại di chuyển mười hai hiệu Thiên-tử binh, hiệu Kị-binh Phù-Đổng, Ngưu-binh Hoa-lư lên Bắc-cương để hù họ : Tôi áp dụng tiền lễ hậu binh. Nếu như anh chịu điều kiện của tôi đưa ra thì thôi. Bằng như anh không chịu, tôi sẽ giết hết bọn sứ đoàn rồi truyền hịch cho thiên hạ biết cái tội gây hấn của các anh. Sau đó tôi kết thân với Kim, hai bên cùng ra quân. Như vậy, nhất định Tống phải thỏa mãn những điều ta đòi hỏi.


Thái-úy Tô Hiến-Thành tỏ vẻ không tin tưởng :


- Tâu bệ hạ, Tống đế với tể tướng Tần Cối, vốn chủ hòa với Kim. Tống đế nhường ngôi cho cháu, lên làm Thái-thượng hoàng, Long-Hưng hoàng đế chỉ là mộc vị. Tần Cối chết đã bẩy năm. Nhưng chính sách chủ hòa với Kim, ép các nước nhỏ vẫn không đổi. Bằng cớ la Tống triều mới truy phong cho Cối làm Thân-vương. Con Cối là Hy được phong tước công, hàm Thiếu-sư, lĩnh Quảng-Nam tiết độ sứ. Cứ như tin của Khu-mật viện thì hiện giữa Tống với Kim vô sự. Binh lực của Tống rất mạnh. Từ trước đến nay, Tống vẫn coi các nước nhỏ xung quanh là quận huyện của họ. Họ bị Kim đòi vàng, bạc, lụa là nhiều quá, công khố của họ không cung ứng nổi, họ mới bắt các nước nhỏ tu cống nhiều. Nếu nay ta không chịu cống cho họ, hơn nữa lại đòi tách ra thành một nước riêng, thì thần quyết họ không chịu. Bởi họ nhường ta, thì mấy chục nước khác cũng sẽ bắt chước, bấy giờ vua Tống không còn địa vị Thiên-tử nữa, các nước nhỏ sẽ cùng đánh chiếm Tống.


Ông nói với Thủ-Huy :


- Phàm vật cùng tất phản, uốn quá hóa cong. Ta đang là một quận huyện của Tống, nay bỗng dưng bật dậy mạnh quá, Tống sẽ đem binh đánh ta. Chiến tranh thực khó tránh.


Kiến-Ninh vương Long-Minh vốn ít nói, đây là lần thứ nhì vương lên tiếng :


- Thưa Thái-úy, không lẽ Đại-Việt ta cứ phải cúi đầu lạy người mãi sao ? Không lẽ ta sinh làm người Việt, mà cứ để cho người Hoa coi như man di mãi sao ? Kể từ đời đức Nhân-tông đến giờ, đây là thời gian ta mạnh nhất, Tống yếu nhất, mà ta không gỡ cái ách trên cổ, thì biết đến bao giờ gỡ cho nổi ?


Công-chúa Đoan-Nghi đứng dậy :


- Tâu phụ hoàng.


Thấy nhà vua ngơ ngơ, ngác ngác không có chủ trương gì, Long-Xưởng dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai phụ hoàng :


- Xin phụ hoàng tuyên chỉ theo thần nhi.


Rồi Long-Xưởng nói, nhà vua nói theo. Nhà vua dùng ngôn từ bình dân :


- Con gái yêu của bố. Con là Tiên-Dung của triều Hồng-bàng ; là tổ cô Bình-Dương, Kim-Thành, Trường-Ninh thời đức Thái-tông ; là Thiên-Thành, Động-Thiên, Thiên-Ninh thời đức Thánh-tông. Lời con tâu chắc là không thua các tổ cô. Con hãy ngồi xuống mà tâu.


Quần thần ngạc nhiên về lời nói văn hoa, tỏ ra yêu thương con gái trước triều đình của nhà vua, là điều hiếm hoi.


- Tâu phụ hoàng, ta với Trung-nguyên luôn ở vào thế cả hai không thể cùng đứng. Họ chỉ dám ra quân khi họ kéo được Chiêm đánh sau lưng ta. Nay Chiêm quy phục ta, thì muôn ngàn lần họ không dám đem binh sang gay hấn.


Kiến-An vương Long-Đức là người nổi tiếng nhiều mưu mẹo, vương tâu :


- Theo thần nhi, thì Tống hiện có ba điều nhược, họ không dám ra quân. Ví dù họ có ra quân, thì cũng không địch lại ta.


- Ba điều nhược đó là gì ?


Nhà vua hỏi.


- Một là, sau khi vua Tống nghe lời tể tướng Tần Cối, chủ hòa, nhường cả một vùng phía Bắc vốn là cố thổ của Trung-nguyên cho Kim. Dân chúng vùng Kim chiếm sống an vui, không bị nạn tham quan hà hiếp. Binh bị không phiền hà, trai không bị xung quân, nên việc nông tang phồn thịnh, ấm no. Suốt mấy chục năm qua, họ không nổi dậy chống Kim. Bởi họ nghĩ : Sống với Kim hạnh phúc hơn sống với Tống. Dân chúng hiện sống trong vùng cai trị của Tống, lại mong cho Kim chiếm vùng đất mình ở. Đó là nhược điểm thứ nhất của Tống.


Triều đình cùng công nhận lý giải của vương.


- Hai là, vua Tống nhờ Trường-giang ngũ hùng, nhờ võ lâm mà giữ được nước. Giữa lúc võ lâm, Trường-giang ngũ hùng tiến quân lên tới Chu-tiên trấn, chỉ dơ tay ra là đuổi Kim khỏi Biện-kinh, khôi phục giang sơn. Thế mà nhà vua bắt rút quân, rồi giết cha con Nhạc Phi. Trương Tuấn, Ngô Lân, Hàn Thế-Trung bị đem về triều làm tướng không quân, bị khinh khi, bị làm nhục. Ngô Giới phải giả chết. Gần đây Trương Tuấn cũng bị giết. Võ lâm, tướng sĩ đều chán nản. Nếu không có Kim ép bên cạnh, họ đã nổi dậy. Tống triều gì mà không biết điều đó ? Thần nhi quyết họ không dám ra quân đánh ta. Đó là điểm nhược thứ nhì của Tống.


Chư đại thần lại cùng gật đầu công nhận lý của Kiến-An vương.


- Ba là, Tống có lỗi với ta. Từ khi triều Nam Tống trung hưng ta luôn gửi sứ sang tu cống đầy đủ, thế mà họ gửi mật sứ sang mưu chiếm nước ta. Nếu nay họ không chịu yêu sách của ta, mà ta công bố điều đó, thì Tống không có cớ gì đem quân sang ta. Ngược lại ta lại có chính nghĩa. Đó là điều nhược thứ ba của Tống.


Nhà vua lại hỏi tể tướng Đỗ An-Di :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Văn án: Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đêm đã khuya, trên đường cũng đã vắng khách

10-07-2016 20 chương
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Giới thiệu: Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút

11-07-2016 20 chương
Luyến tình

Luyến tình

Tôi vừa đưa chân bước lên bậc thềm thứ ba thì trong nhà cũng vọng ra những tiếng

23-06-2016
Tình yêu của mẹ

Tình yêu của mẹ

Nơi này mưa không dột, gió không lạnh nhưng sao lại nhớ căn nhà của mẹ. Mẹ ơi, cảm

29-06-2016
Tình

Tình

Nó và nàng tuy yêu nhau trông thế giới ảo chưa được bao lâu nhưng tình cảm vô cùng

23-06-2016
Người cũ trở về

Người cũ trở về

Ngày ấy mình chia tay vì lý do gì nhỉ? Chẳng nhớ nữa, chỉ biết là anh và em tự nhiên

30-06-2016

The Soda Pop