Chiều đó ở Riyadh, các đại sứ Anh và Mỹ gặp nhau, không chính thức, cho mục đích rất bình thường là uống trà và ăn bánh theo truyền thống nước Anh. Cũng có mặt tại cơ ngơi người Anh là Chíp Barber, người mà chỉ nhân viên sứ quán biết, và Steve Laing, người nói với tất cả những ai tò mò rằng mình làm việc ở bộ phận Văn hoá Đại sứ quán. Một người khách thứ ba, trong một trong những lần rời khỏi chỗ của mình sâu dưới lòng đất, là tướng Norman Schwarzkopf.
Trong một thời gian ngắn, năm người cùng ở một góc phòng, uống trà. Cuộc sống trở nên dễ dàng hơn khi mọi người đều biết cái mọi người khác thực sự làm trong cuộc sông. Trong số những người khách đó, chủ đề nói chuyện duy nhất là cuộc chiến tranh đang diễn ra, nhưng năm người đó có những thông tin mà không ai biết được hết cả. Một mẩu thông tin là tin tức về các chi tiết kế hoạch chiến tranh do Tariq Aziz đưa ra cho Saddam Hussein, kế hoạch đã được chuyển đến từ Matxcơva và những cuộc nói chuyện với Mikhail Gorbachev.
Thật là một chủ đề đáng lo lắng đối với mỗi người trong số năm người khách. nhưng với mỗi người là một nguyên nhân khác nhau.
Tướng Schwarzkopf ngày hôm đó đã nhận được từ Washington ý kiến rằng ông có thể tấn công sớm hơn kế hoạch đã định. Kế hoạch hoà bình của Liên Xô kêu gọi một sự ngừng bắn được tuyên bố, và Iraq phải rút quân khỏi Kuwait trong ngày tiếp sau đó.
bạn đang xem “Những bí ẩn của sa mạc - Frederik Forsythe” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Washington biết các chi tiết này không phải từ Baghdad mà từ Matxcơva. Lời trả lời sớm sủa của Nhà Trắng là kế hoạch có giá trị nhưng thất bại trong những vấn đề then chốt. Nó không hề gợi lên ý rằng Iraq phải vĩnh viễn từ bỏ sự lăm le với Kuwait; nó không hề gợi lên một sự thiệt hại khó tưởng tượng nổi đối với Kuwait – 500 vụ cháy dầu mỏ, hàng triệu tấn dầu thô bị chảy ra làm ô nhiễm nguồn nước ở vùng Vịnh, 200 người Kuwait bị hành hình, Kuwait City bị tàn phá.
- Colin Powell bảo tôi, vị tướng nói, Bộ Ngoại giao sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Họ muốn có được sự đầu hàng vô điều kiện.
- Thế thì họ sẽ có, chắc chắn đấy, đại sứ Mỹ nói.
- Tôi nói với họ, vị tướng nói. Tôi nói rằng các ông cần một người Arập để nhìn nhận vấn đề đó.
- Quả thế, đại sứ Anh đáp, thế tại sao lại có thể?
Cả hai vị đại sứ đều là những nhà ngoại giao lão luyện từng làm việc nhiều năm tại Trung Đông. Cả hai đều nghiên cứu rất nhiều về Arập học.
- Tốt, vị chỉ huy tối cao nói, cái kiểu tối hậu thư này không chơi được người Arập đâu. Trước tiên họ sẽ chết cái đã.
Một sự im lặng trong nhóm. Hai viên đại sứ tìm thấy trên mặt vị tướng một nét mỉa mai.
Hai sĩ quan tình báo vẫn không nói gì, nhưng cả hai đều có chung suy nghĩ ở trong đầu: đó chính là điểm mấu chốt đó, tướng quân thân mến của tôi ạ!
- Anh đi từ trong nhà người Nga ra.
Đó là một lời khẳng định, không phải câu hỏi. Người của Cục Phản gián đang mặc đồ dân sự nhưng chắc chắn đó là một sĩ quan.
- Vâng, bey.
- Giấy tờ đâu.
Martin lần tìm trong các túi của dish-dash của mình và trình căn cước và bức thư nhàu nát do Bí thư thứ nhất Kulikov đưa. Viên sĩ quan săm soi thẻ căn cước, liếc nhìn để so sánh với ảnh, và nhìn vào lá thư.
Những người Iraq làm việc rất tốt. Khuôn mặt lạnh lùng của Mahmoud Al-Khouri nhìn xuyên qua cái túi nhựa.
- Khám đi, viên sĩ quan nói.
Người còn lại thò tay vào trong áo dưới cái dish-dash rồi lắc đầu Không có vũ khí.
- Các loại túi
Các túi có một vài tờ tiền dinar, một vài đồng xu, một chiếc dao ăn, những mẩu phấn màu khác nhau, và cái túi bằng nhựa. Viên sĩ quan chú ý đầu tiên đến cái túi.
- Gì đây?
- Người vô đạo sẽ vứt nó đi. Tôi dùng để đựng thuốc lá.
- Không có thuốc trong này.
- Không có, bey, hết rồi. Tôi đang định đi mua ở chợ.
- Và đừng có gọi tôi là bey. Chỉ người Thổ mới nói thế thôi.
- Thế anh từ đâu đến vậy?
Martin miêu tả ngôi làng nhỏ ở phía bắc. "Rất nổi tiếng với dưa hấu", anh thêm vào.
- Câm mõm về những thứ dưa chết tiệt của anh đi! viên sĩ quan dọạ, có cảm giác rằng lính của mình đang cố nén cười.
Một chiếc limousin đi vào đầu kia của phố và dừng lại, cách đó 200 yard.
Viên sĩ quan cấp dưới ra hiệu cho thượng cấp và gật đầu. Thượng cấp quay lại, nhìn. và nói với Martin. "Đợi ở đây". Anh bước trở lại chiếc xe lớn và dừng lại để nói với ai đó qua cửa sổ băng ghế sau.
- Anh bắt được ai đấy? Hassan Rahmani hỏi.
- Tên làm vườn, thưa ngài. Làm việc ở đây. Trông coi hoa hồng và làm đất, đi chợ cho tay đầu bếp.
- Khôn ngoan không?
- Không, thưa ngài, đầu óc rất ù lì. Một lão nông dân từ mãi phía bắc, từ một chỗ nào đó trồng dưa ấy.
Rahmam suy nghĩ. Nếu anh giữ lại tên điên khùng này, những người Nga sẽ tự hỏi tại sao người của họ không trở lại. Anh hy vọng nếu tiến trình hoà bình của người Nga thất bại, anh có thể bước vào.
Nếu anh để người này đi mua hàng và quay về, anh ta có thể báo động những người chủ Liên Xô của mình. Theo kinh nghiệm của Rahmani đây là một thứ ngôn ngữ mọi người Iraq nghèo khổ đều nói và nói rất tốt. Anh đưa ra một cái ví và rút ra 100 dinar.
- Đưa cho anh ta. Nói với anh ta đi chợ đi và quay về. Rồi sau đó anh ta sẽ phải theo dõi ai đó với một cái ô lớn, bằng bạc. Nếu anh ta im lặng về chúng ta và ngày mai đến báo cáo đã nhìn thấy gì, anh ta sẽ được thưởng. Nếu nói với người Nga, chúng ta sẽ đưa anh ta đến chỗ AMAM.
- Rõ, thưa tướng quân.
Viên sĩ quan cầm lấy tiền, bước lại, và nói với người làm vườn. Người đàn ông trở nên bối rối.
- Một cái ô, sayidi?
- Phải: một cái bằng bạc rất lớn, hoặc cũng có thể màu đen, hướng lên trên trời. Anh đã từng bao giờ thấy nó chưa?
- Chưa, sayidi, người đàn ông buồn rầu nói. Mỗi khi trời mưa tất cả đều chạy vào nhà hết cả.
- Allah chí Thánh ơi, viên sĩ quan lẩm bẩm, không phải cho trời mưa đâu! Mà là để gửi tin.
- Ô mà gửi được tin, người làm vườn chầm chậm nói. Tôi sẽ thử xem có không, sayidi.
- Thế thì đi đi, viên sĩ quan thất vọng nói. Và phải im lặng về những gì anh đã nhìn thấy nhé.
Martin đạp xe xuôi phố, đi ngang qua chiếc limousin. Khi anh lại gần, Rahmani cúi đầu vào trong băng ghế sau. Không cần để cho anh ta nhìn thấy mặt Trùm Phản gián của nước Cộng hoà Iraq.
Martin tìm thấy dấu phấn vào lúc bảy giờ và nhận được bức thông điệp vào lúc chín giờ. Anh đọc nó trong ánh sáng từ cửa sổ của một quán cà phê - không có đèn điện, không có nữa, mà là một thứ đèn khí. Khi anh đọc bản giấy, anh huýt sáo nhè nhẹ, gấp nhỏ tờ giấy lại, và nhét nó vào trong đồ lót của mình.
Anh không bị chặn lại lần nào trên đường về ngôi biệt thự. Máy phát cần phải bỏ đi, vì chỉ cần thêm một lần phát sóng có thể gây ra thảm hoạ. Anh quan sát bến xe bus, nhưng khắp nơi đều có các đội kiểm tra của quân đội và AMAM, tìm kiếm những người từ sa mạc đi vào.
Thay vì đó, anh đi ra chợ rau quả ở Kasra và tìm thấy một người lái xe tải đang đi về phía tây. Người đàn ông sẽ đến nơi cách Habbaniyah vài dặm, và 20 dinar đã thuyết phục được anh ta chở thêm một hành khách. Nhiều xe tải thích đi vào ban đêm, tin rằng bọn Con của Chó ở đó trong những chiếc máy bay không thể nhìn thấy họ trong bóng tối, mà không biết dù ngày hay đêm, những xe tải chở hoa quả có gây ra tiếng động chẳng hề là ưu tiên cao của tướng Chuck Horner.
Vì vậy họ lái xe xuyên màn đêm, nhờ vào những ánh đèn tờ mờ như ngọn nến, và vào bình minh Martin đã đứng trên đường cao tốc ngay ở phía tây hồ Habbaniyah, nơi người lái xe quay sang các trang trại giàu có của vùng thượng thung lũng Euphrates.
Họ bị các đội kiểm tra dừng xe hai lần, nhưng chỉ một lần Martin phải trình giấy và bức thư của người Nga, giải thích rằng anh đã từng làm vườn cho họ, nhưng họ sắp về nước và đã sa thải anh. Anh ca thán về cách họ đối xử với anh cho đến khi những người lính hết kiên nhẫn bảo anh ngậm miệng lại và để anh đi.
Đêm đó, Osman Badri đang ở không xa Mike Martin, đang hướng về cùng một hướng nhưng đi trước. Đích đến của anh là căn cứ máy bay nơi người anh, Abdelkarim đang là chỉ huy đội bay.
Trong những năm 1980, một công ty xây dựng Bỉ tên là Sixco đã thắng thầu để dựng lên tám căn cứ quân sự được bảo vệ nghiêm ngặt cho các máy bay chiến đấu tốt nhất của Iraq vốn rất được cưng chiều.
Vấn đề với họ là hầu như mọi thứ đều được chôn ngầm dưới đất - doanh trại, hangar, kho nhiên liệu, nhà ăn, cửa hàng, phòng họp, khu cho phi công, và những máy phát điện diezel lớn để cung cấp năng lượng cho các căn cứ.
Chỉ một thứ được nhìn thấy từ trên cao là những đường băng, dài 3000 mét. Nhưng vì không hề có nhà cửa hay hangar dính liền, nên liên quân nghĩ chúng chỉ là những sân bay bình thường, như Al-Kharz ở Arập Xêut đã từng như vậy trước khi người Mỹ đổ quân vào.
Nhìn gần hơn vào mặt đất có thể thấy những cửa sắt dày tới một mét dựng ở cuối con đường. Một căn cứ rộng 5 km vuông, chu vi bao quanh bởi hàng rào. Nhưng cũng giống như Tarmiya. các căn cứ quân sự Sixco trông như là bỏ không, không dùng đến.
Để vận hành chúng, các phi công phải sống ngầm dưới đất, trong khoang máy bay của mình, và khởi động động cơ tại đó Chỉ khi họ đã sẵn sàng, với bức tường chắc chắn bảo vệ phần còn lại của căn cứ khỏi luồng phản lực và phóng ra chất khí lên trên để đi ra sa mạc bên ngoài, các cánh cửa của bệ phóng mới được mở ra.
Các máy bay chiến đấu có thể chạy qua các bệ phóng, lao lên với tốc lực mạnh nhất, phụt khói xa sau, lao lên đường băng, và ở trên không trung trong vài giây. Ngay cả khi các AWAC định vị được họ, họ cũng có vẻ như đến từ nơi khác và được cho là đang đi làm những nhiệm vụ tầm thấp đến từ nơi nào đó.
Đại tá Abdelkarim Badri đóng ở một trong các căn cứ Sixco đó, chỉ được biết đến với cái tên KM 160 vì nó nằm trên được từ Baghdad đi Ar-Rutba, cách Baghdad 160 km. Em trai anh trình giấy tờ ở trạm gác ở chỗ hàng rào vào lúc hoàng hôn.
Nhờ vào cấp bậc của anh, một cú điện thoại ngay lập tức được gọi vào từ tháp canh cho nơi ở riêng của người chỉ huy đội bay, và rất nhanh chóng một chiếc xe jeep xuất hiện, lăn bánh qua sa mạc trống không, có vẻ như đến từ nơi nào đó.
Một trung úy Không.lực trẻ tuổi dẫn vị khách vào trong căn cứ, chiếc xe jeep lăn bánh vào một bệ phóng khác được giấu kín nhưng rất nhỏ để đi vào khu nhà dưới lòng đất, nơi chiếc xe jeep đỗ lại. Viên trung uý dẫn đường qua các hành lang phức tạp đi qua các hầm nơi các kỹ thuật viên đang vận hành những chiếc MIG 29. Không gian thoáng mát và được lọc khí, và ở mọi nơi đều đầy tiếng động cơ phát điện. Ngay khi bước vào khu vực dành cho các sĩ quan cao cấp. viên trung úy gõ một cánh cửa. Khi có lệnh vang ra từ bên trong, anh ta chỉ cho Osman Badri căn hộ của viên chỉ huy.
Abdelkarim đứng lên, và hai anh em ôm choàng lấy nhau. Người anh 37 tuổi, cũng là đại tá và rất đẹp trai, với một hàng ria mỏng. Anh không lấy vợ nhưng không bao giờ thiếu đàn bà vây quanh. Vẻ ngoài của anh ta, cái vẻ hững hờ, bộ quân phục đẹp của anh ta và những huy hiệu của phi công đảm bảo cho anh ta điều đó. Vẻ ngoài của anh rất chân thật; các vị tướng Không lực đã coi anh là phi công lái máy bay chiến đấu giỏi nhất nước, và người Nga, những người đã đào tạo anh làm quân bài chiến lược cho phi đội bay của Liên Xô, MIG 29 Fulcrum loại máy bay chiến đấu siêu âm, cũng đồng ý với điều đó.
- Nào, em trai, ngọn gió nào đưa em đến đây vậy? Abdelkarim hỏi.
Osman, khi đã ngồi xuống và uống cà phê từ một cái tách nóng hôi hổi, đã có đủ thời gian để nghiên cứu vẻ mặt của anh trai. Có những nếp nhăn ở khoé miệng nơi trước đây chưa hề có, và có vẻ cảnh giác trong mắt.
Abdelkarim không phải một kẻ điên khùng cũng không hề hèn nhát. Anh đã bay tám phi vụ chống Mỹ và Anh. Anh đều quay về được. Anh đã nhìn thấy những đồng nghiệp giỏi nhất của mình bị hạ gục hoặc bị thổi tung bởi tên lửa Sparrow và Sidewinder, và anh đã từng dính bốn quả như thế. Những lệch lạc, anh đã nhận ra ngay sau lần đầu tiên thử đánh các máy bay ném bom Mỹ, là không thể chấp nhận được Về phần mình, anh không hề có thông tin hay hướng dẫn nơi có kẻ thù, có bao nhiêu, loại nào, trọng tải, đi hướng nào. Các ra đa Iraq đều đã bị bắn hạ, các trung tâm kiểm soát và chỉ huy đều đã bị nghiền vụn, và các phi công chỉ còn có thể dựa vào chính mình.
Tệ hơn thế, người Mỹ với những chiếc AWACS của mình có thể biết được chỗ của các máy bay chiến đấu Iraq trước khi họ đi được quá 1000 fít, nói cho phi công của mình cần đi đâu và phải làm gì để đảm bảo có được vị trí tấn công tốt nhất. Với người lraq, Abdelkarim Badri biết, mỗi phi vụ chiến đấu chẳng khác gì một đòi hỏi tự sát.
Về tất cả những thứ đó, anh không hề nói gì, cố tạo ra một nụ cười và hỏi tin tức của em trai. Tin đó giết chết ngay lập tức nụ cười.
Osman kể lại những sự kiện trong 60 tiếng đồng hồ qua: lính AMAM đến nhà bố mẹ họ vào sáng sớm, lục soát, và tìm kiếm trong vườn, đánh mẹ và Talat, và bắt bố họ. Anh nói anh đã được người dược sĩ hàng xóm gọi về như thế nào, và bằng cách nào anh đã lái xe về nhà để thấy xác chết của bố trên chiếc bàn ăn.
Miệng Abdelkarim mím chặt thành một đường giận dữ khi Osman kể đến khi anh khám phá cái gói chứa xác, và cách bố họ đã được chôn cất sáng hôm đó.
Người anh chồm về phía trước rất đột ngột khi Osman kể anh đã gặp ai và đã rời khỏi nghĩa trang, và về cuộc trò chuyện với người đàn ông.
- Em nói với ông ta tất cả những thứ đó rồi à? Anh hỏi khi em trai mình đã nói xong.
- Vâng.
- Đúng không đấy? Có đúng không đấy? Em đúng là đã xây dựng Pháo đài Qu'ala đấy à?
- Vâng.
- Và em nói với ông ta nó ở đâu, và ông ta có thể nói cho người Mỹ biết à?
- Vâng. Em có làm sai không?
Abdelkarim suy nghĩ một lúc.
- Có bao nhiêu người. ở toàn Iraq, biết về điều đó hả em?
- Sáu người.
- Kể tên xem nào.
- Rais, Hussein Kamil, người cung cấp tài chính và nhân lực; Amer Saadi, người cung cấp công nghệ. Rồi đến tướng Ridha, người cung cấp pháo binh, và tướng Musuli ở bên Công binh - ông ta đã đề xuất em làm việc đó. Và em, người đã xây dựng nó.
- Thế còn các phi công trực thăng chở khách đến thì sao?
- Họ hẳn là có biết hướng để có thể bay được, nhưng không phải cái gì ở trong đó. Và họ bị cấm trại ở một căn cứ nào đó, em không biết là ở đâu cả.
- Thế khách thì sao - bao nhiêu người trong số họ có thể biết?
- Không ai đâu. Họ bị bịt mắt trước khi máy bay cất cánh cho đến tận khi đến nơi.
- Nếu người Mỹ phá huỷ Cú đấm của Thượng đê đó, em nghĩ AMAM sẽ nghi ngờ ai? Rais, các bộ trưởng, các vị tướng - hay là em?
Osman gục đầu vào tay.
Chương trước | Chương sau