Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung

Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung


Tác giả:
Đăng ngày: 09-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 118 đánh giá )

Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung - Chương 5 - Nơi lữ quán, lập cao mưu hạ thủ - Chốn giang hồ, ôm trọng trách bôn ba

↓↓

Nói xong, Văn-Thái-lai tay vịn thành ghế, chạm rãi đứng dậy. Tống-Thiện-Bằng liền nói:

bạn đang xem “Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


-Xin hãy khoan! Chúng tôi xin mời ba vị tạm dùng bữa cơm đạm bạc rồi hãy lên đường.


Hắn xoay qua nói nhỏ cùng tên tráng đinh vài câu, tên ấy gật đầu đi xuống nhà sau. Văn-Thái-Lai đã quyết ra đi nên một mực từ chối, nhưng Tống-Thiện-Bằng nhất định giữ lại:


-Mong quý-vị ráng nán lại thêm một chút nữa không thì trang-chủ tôi khi về sẽ trách mắng chúng tôi sao dám đối xử thiếu lễ độ với khách của người...


Tống-Thiện-Bằng chưa nói dứt câu thì tên tráng-đinh ban nãy đã bưng lên một cái mâm thau. Trong mâm có vài ba món châu báu, một phong bạc gói lại ước độ chừng 30 lượng. Tống-Thiện-Bằng tiếp cái mâm ấy đưa đến trước mặt Văn-Thái-Lai thưa rằng:


-Thưa Văn gia! Mấy món đạm bạc này thật không xứng với cái lễ kính khách của trang-chủ chúng tôi. Nhưng rủi vì ba vị đến viếng mà không có trang-chủ ở nhà nên chúng tôi tạm dùng chút vật mọn gọi là thành tâm, mong Văn gia nhận cho, đừng vì một lẽ gì mà từ chối. Chúng tôi lấy làm hân hạnh lắm.


Văn-Thái-Lai nghe qua lửa giận phừng phừng lên, nói thầm:


-"Bọn này tưởng ta trong lúc nguy cấp mới đến đây mong cứu giúp. Chúng đặt ta vào hạng vô sỉ trong giới giang-hồ chỉ quen thói cầu cạnh, nhờ vả vào kẻ khác. Nhưng chúng đâu có biết ta hành hiệp trượng nghĩa, chỉ để cho kẻ khác cầu cạnh chứ đời nào chịu cầu cạnh vào ai! Lần này sở dĩ ta đến Thiết-Đảm-Trang là vì công việc rắc rối không còn cách nào hơn, chứ muôn phần ta không muốn lấy một. Bây giờ gặp phải việc xảy ra thế này có ăn năn thì cũng đã muộn.


Lạc-Băng nhìn sắc mặt chồng biến đổi thì lo sợ vô cùng. Kể từ khi sống chung với nhau, nàng còn lạ gì tính khí của chàng? Một khi đã bất bình chuyện gì thì việc lớn bằng trời cũng xem nhỏ như kiến mà thôi. Lạc-Băng đưa tay vịn vào vai Văn-Thái-Lai an ủi chàng, ngầm ý bảo nén cơn giận xuống, đừng quá nóng nảy mà không khéo hỏng hết chuyện.


Văn-Thái-Lai tay cầm hăi gói nguyên-bửu lên nói với Tống-Thiện-Bằng:


-Anh em chúng tôi đến quý trang không có lễ mọn nào để làm lễ tương kiến, lại hân hạnh được Tống bằng hữu tặng cho những món đáng giá thế này thì thật là quý hóa thay!


Tống-Thiện-Bằng vội vã đáp lời:


-Lời Văn gia dạy, tiểu đệ thật không dám...


Sở dĩ Tống-Thiện-Bằng đem cả mâm châu báu và tiền bạc ra mà tặng Văn-Thái-Lai vì biết rõ uy danh Hồng Hoa Hội rất lớn nên không dám xem thường. Giờ nghe Văn-Thái-Lai nói thế, hắn tưởng là thật. Ngờ đâu Văn-Thái-Lai cười nhạt mấy tiếng, để gói nguyên bửu vào mâm thau trở lại như cũ mà bảo với Tống-Thiện-Bằng rằng:


-Đa tạ Tống bằng hữu có lòng tốt, nhưng chúng tôi xin để lại mấy món quà tặng lại cho quý trang chủ để dùng vào việc khác. Thôi! Chúng tôi xin cáo từ!


Tống-Thiện-Bằng liếc mắt nhìn xem hai gói nguyên bửu mà Văn-Thái-Lai vừa trả lại y nguyên trên mâm mà bất giác hoảng kinh. Tất cả những nén bạc gói trong đó đều bị bàn tay của Văn-Thái-Lai bóp cho dẹp như bóp một cái bánh bằng bột. Hắn lấy làm bối rối vô cùng, biết là mình có mắt không tròng đã xem lầm người nên mới xảy ra chuyện rắc rối này. Hắn nói thầm trong bụng:


-"Bản lãnh người này thật là cao siêu ghê gớm chứ không phải hạng võ công tầm thường. Giờ đây hắn ta giận đến như thế ắt sẽ tìm cách trả thù chứ chẳng phải chơi!"


Lòng nghi vậy, Tống-Thiện-Bằng lại xoay qua nói nhỏ gì với bọn tráng đinh mấy câu, bọn chúng vội vã chạy vào hậu-đường (#9) bẩm báo lại việc vừa xảy ra ở phòng khách cho người chị cả trong gia đình hay, còn tự hắn đích thân đưa tiễn khách ra tận cửa, cố dùng lời nhỏ nhẹ, hết sức năn nỉ về sự sơ sót vô ý thức của hắn.


Văn-Thái-Lai chẳng thèm quay lại, mà cũng chẳng buồn nói thêm một lời nào nữa. Lúc ấy, ba tên tráng đinh của Thiết-Đảm-Trang dắt ba con ngựa đến. Văn-Thái-Lai và Dư-Ngư-Đồng hướng về Tống-Thiện-Bằng đưa tay lên nói:


-Chào sư-phụ! (#10)


Sau đó hai người nhảy lên yên ngựa. Lạc-Băng lấy trong người ra một đỉnh vàng ròng chừng 20 lượng đưa cho tên tráng đinh đứng đàng trước nói:


-Tôi có chút đỉnh gọi là đền đáp công lao khó nhọc của ba vị huynh đệ. Hãy nhận lấy mà chia đồng đều cho nhau.


Nói xong, nàng lấy tay ngoắc hai tên kia chỉ cho thấy. Tống-Thiện-Bằng không ngờ việc xảy ra ngoài ý nghĩ của hắn. Số vàng ròng mấy chục lượng mà Lạc-Băng cho ba tên tráng đinh giữ ngựa cho ba người so với số bạc và châu báu của Tống-Thiện-Bằng gọi là thay mặt trang-chủ tiễn khách còn giá trị hơn gấp mấy lần.


Ba tên tráng đinh cả đời nghèo khổ, làm hùng hục như trâu, dù hết sức tiết kiệm dè xẻn còn chưa có được vài chục lượng bạc chứ nói chi vàng! Tự nhiên số hên, gặp được người hảo tâm cho quá nhiều như vậy, phải nói là gấp bao nhiêu lần tài sản hiện có của ba người cộng lại, bảo sao không vui mừng sung sướng cho được!


Tên tráng đinh cầm đỉnh vàng trong tay mà cảm thấy run run , miệm ngập ngừng mãi mà không nói ra được tiếng cám ơn. Hai tên kia cũng thế, chỉ biết nhìn Lạc-Băng với ánh mắt vừa ngạc nhiên, vừa cảm kích. Lạc-Băng nhoẻn miệng cười rồi phóng mình lên yên ngựa...


Lạc-Băng là con của Thần-Đao Lạc-Nguyên-Thông, nguyên là một độc hành đại đạo (#11). Một mình một đao, ông ta thường đánh cướp thường đánh cướp của những cự phú cường hào.


Có lần trong một đêm, ông ta đánh cướp liên tiếp một lượt cả chục nhà cự phú quyền thế nhất trong thành Kim-Lăng. Tên tuổi Lạc-Nguyên-Thông từ đấy làm rúng động giang-hồ. Trước khi đánh cướp một nhà nào, Lạc-Nguyên-Thông đều điều tra thật kỹ lưỡng thân thế, đức độ người ấy ra sao. Nếu là người chuyên làm điều bất nghĩa, thì cho dù là người nào đi chăng nữa, Lạc-Nguyên-Thông sẽ cướp cho kỳ hết mới thôi, mặc cho kẻ đó có phòng bị cẩn thận đến thế nào.


Cứ một lần Lạc-Nguyên-Thông ra tay thì số vàng bạc châu báu cướp được rất nhiều, chứa đầy kho. Tuy mang danh là đại đạo, nhưng Lạc-Nguyên-Thông rất được lòng người vì tính tình ông ta rất hào phóng, hay lấy của cải phân phát, giúp cho người nghèo.


Lạc-Nguyên-Thông chỉ có được một mụn con gái là Lạc-Băng nên rất là cưng chiều. Lạc-Băng ra đời không bao lâu thì vợ mất, thành thử Lạc-Nguyên-Thông phải kiêm cả vai nghiêm-phụ lẫn từ mẫu.


Lạc-Băng tuy kính sợ nhưng rất quý mến cha. Ngay từ lúc bé, nàng đã được thân phụ rèn luyện trở thành một nữ anh hào, tính khí giống hệt như Lạc-Nguyên-Thông.


Trong nhà vàng bạc châu báu, ngọc ngà chất như núi, không thiếu một thứ gì cho nên Lạc-Băng không bao giờ bị thiếu thốn về vật chất. Từ cách tiêu xài cho đến lối ăn mặc, dẫu cho các thiên kim tiểu-thư của hoàng thân quốc thích, công hầu khanh tướng cũng chưa chắc gì sánh được với nàng. Cũng như cha, Lạc-Băng luôn đem vàng bạc, của cải ra giúp đỡ nghèo khổ, lại hay bênh vực những kẻ sức yếu, thế cô. Trong vùng, dân chúng ai ai cũng quý mến và cảm phục hai cha con Lạc-Nguyên-Thông, xem là ân nhân của họ.


Lúc nhỏ, Lạc-Băng hay cười. Một niềm vui nho nhỏ cũng có thể làm cho nàng cười cả nửa ngày không biết chán. Ai trông thấy Lạc-Băng cười cũng phải tươi vui, khoan khoái. Khi lớn lên, lấy Văn-Thái-Lai làm chồng, tính tình nàng vẫn không hề thay đổi.


Văn-Thái-Lai lớn hơn Lạc-Băng đến 10 tuổi. Tính Văn-Thái-Lai vội vàng, hay nóng nảy. Trong Hồng Hoa Hội, ngoại trừ vị cố Tổng-Đà-Chủ Vu-Vạn-Đình, bình sinh Văn-Thái-Lai chỉ phục có người vợ xinh đẹp mà chàng xem là Ngọc-Nữ tái sinh hay Hằng-Nga giáng thế là Lạc-Băng mà thôi.


Tống-Thiện-Bằng thấy Lạc-Băng lấy ra đến mấy chục lượng vàng ròng thưởng cho bọn tráng đinh của hắn thì cảm thấy quá thẹn thùng khi nghĩ đến mâm đồ của hắn đem ra dùng để tiễn khách.


Vừa lúc Văn-Thái-Lai định thúc ngựa lên đường thì nghe có tiếng vó ngựa dập dồn. Một người từ đâu phóng ngựa như bay đến trước đầu ngựa của Văn-Thái-Lai rồi vội vàng nhảy xuống lễ phép vòng tay hướng về Văn-Thái-Lai nói:


-Có phải ba vị định viếng tệ trang phải không? Xin mời vào trong nhà cho chúng tôi được hầu chuyện.


Văn-Thái-Lai nói:


-Chúng tôi đã được hân hạnh vào trong, vừa mới trở ra tức thì. Thôi, xin hẹn ngày khác sẽ đến bái kiến sau.


Người ấy lại nói:


-Chúng tôi được gặp ba vị giữa đường. Lão trang-chủ đoán chừng ba vị đến thăm tệ trang nên định quay ngựa trở lại nhưng bởi vì trang-chủ có việc gấp phải đi nên sai tiểu đệ một mình phi ngựa quay về để đón tiếp khách quý. Lão trang-chủ từ xưa đến nay rất thích giao du bằng hữu nên chỉ nhìn thoáng qua là đã sinh lòng ái mộ, hiểu ngay ba vị là những trang anh-hùng, những đại hào kiệt. Lão trang-chủ nói rằng sớm muộn gì nội chiều nay phải về để hội kiến với ba vị mới thỏa lòng. Do đó, người sai tiểu đệ giá nào cũng phải cầm ba vị lại cho kỳ được. Nơi đây không phải là chỗ đứng tiếp ba vị. Xin mời vào nhà trong kẻo lỡ lão trang-chủ có về bất tử thì thế nào cũng mắng tiểu đệ là bất kính với khách quý, thì tiểu đệ làm sao mà ăn nói với lão trang-chủ đây?


Văn-Thái-Lai nhận ra là một trong ba người mà lúc nãy gặp qua trên đường đi. Thấy chàng ta lễ phép, nói toàn những lời thành thật và ân cần thì nư giận cũng đã giảm đi quá phân nửa. Chàng ta tự giới-thiệu là Mạnh-Kiện-Hùng, đại đệ-tử của Thiết-Đảm-Trang Châu-Trọng-Anh. Sau đó, Mạnh-Kiện-Hùng mời cả ba người vào trong. Tống-Thiện-Bằng luýnh quýnh, mời khách ngồi vào dùng trà với Mạnh-Kiện-Hùng. Một tên tráng đinh kề tai nói nhỏ điều gì, chỉ thấy Mạnh-Kiện-Hùng đứng dậy chắp ay thưa rằng:


-Sư nương của tiểu đệ xin mời vị nữ hiệp vào nội đường nghỉ mệt.


Lạc-Băng bèn đứng dậy theo tên tráng đinh ấy vào trong. Đi đến nhà cầu thì có một đứa thị-nữ chạy ra rước nàng, lại nghe có tiếng đàn bà nói lớn rằng:


-Có khách quý đến chơi mà không ra tận nhà ngoài đón rước thì thật tệ quá!


Một phụ-nữ tuổi độ 40, trông vẫn còn xuân sắc đi đến cầm tay Lạc-Băng ra chiều thân mật nói:


-Vừa rồi được nghe mấy đứa trẻ cho biết có các vị anh-hùng trong Hồng Hoa Hội đến thăm. Nhưng chưa kịp ra đón tiếp thì lại nghe mấy vị từ giã mà đi rồi. Lòng tôi thật phân vân không hiểu vì sao các vị lại vội vàng quá vậy. May mắn thay được các vị quay gót ngọc trở lại. Ở địa phương này dân trí chưa được mở mang gì cho lắm nên kiến thức của người trong trang thật là kém cỏi, nếu chưa muốn nói là tệ hại. Xin nữ-hiệp rộng lượng mà tha thứ cho.


Quay qua mấy đứa tỳ-nữ, người đàn bà ấy nói:


-Vị nữ-hiệp đây ắt là sử kiếm lẹ làng vô cùng, tưởng sánh với tiểu thư chúng ta chưa biết ai hơn ai kém.


Lạc-Băng nghe cách xưng hô mà hết sức phân vân, không biết người đàn bà này là người thế nào trong gia trang nên hỏi:


-Tiểu muội mới tới đây lần đầu nên thật không biết phải xưng hô với tỷ tỷ như thế nào? Tiểu muội họ Lạc, tên Băng, còn trượng-phu họ Văn đang nói chuyện ở phòng khách.


Người đàn bà liề đáp:


-Vậy mà cứ tưởng nữ-hiệp đây là em của vị tướng công kia. Sao trông còn trẻ măng, lại đẹp như tranh vẽ thế? Tôi đoán lầm, xin nữ-hiệp tha thứ cho nhé!


Thấy người đàn bà chưa nói rõ thân phận của mình, một đứa tỳ-nữ bèn nói hớt:


-Đây là chị lớn trong gia đình của chúng tôi, và cũng là Thiết-Đảm-Trang nữ chủ nhân.


Bấy giờ Lạc-Băng mới biết người đàn bà này là vợ của Châu-Trọng-Anh. Mà nãy giờ nàng cứ tưởng là con gái của ông ta. May mà nàng ý nhị nên không vội nhanh nhẩu, chứ thiếu chút nữa mà xưng hô lầm thì thật là tai hại.


Lạc-Băng vui vẻ nói:


-Nay đã biết nhau rồi, xin cứ xem nhau như chị em, xin đừng dùng tiếng nữ hiệp, tiểu muội thẹn lắm.


Người đàn bà ấy cũng nói:


-Ai lớn tuổi hơn là chị. Thôi, tôi là chị, cô là em nghe. Dùng tiếng chị em nghe cho thân mật.


Nguyên người đàn bà này là vợ thứ nhì của Châu-Trọng-Anh. Đời vợ trước sinh được hai trai, nhưng cả hai đều lần lượt chết cả chỉ vì tính khí kiên cường trong giới giang hồ. Người vợ kế này của Châu-Trọng-Anh chỉ hạ sinh được có một gái đặt tên là Châu-Ý, năm nay được 18 cái xuân xanh. Châu-Ý tính tình cương ngạnh, không chịu bị bó buộc trong gia-đình nên thường ngày chỉ thích ra ngoài gây chuyện rắc rối. Vừa rồi, chính vì chuyện của Châu-Ý gây họa mà đích thân Châu-Trọng-Anh phải đi dàn xếp cho yên. Châu-Ý đánh người đến phải bị trọng thương. Dầu chịu hứa bồi thường nhưng gia đình của nạn nhân vẫn không bằng lòng. Châu-Trọng-Anh không phó thác được cho ai việc này nên đành phải xuống nước, hạ mình mà năn nỉ.


Người vợ kế của Châu-Trọng-Anh sau khi sinh được một gái thì tuyệt nhiên ngưng hẳn, không còn đem đến một tin vui nào khác cho sự mong mỏi của chồng nữa. Châu-Trọng-Anh tưởng vợ mình niên kỷ đã cao nên không còn sinh đẻ gì được nữa, nên cho đó là số phận do trời định chứ cũng chẳng có gì phiền trách hay miễn cưỡng lại được. Ngờ đâu đến năm 40 tuổi, giữa lúc mọi hy-vọng có tông đường nối dõi tiêu tán, không cầu trời khấn Phật chi cả, lại sinh được một cậu bé ngoan ngoãn dễ thương.


Vợ chồng già mà sinh con muộn nên khi nhớ lại câu ví của thiên-hạ là con trai già sinh ngọc (#12), sự vui mừng sung sướng của Châu-Trọng-Anh càng gia tăng đến cực độ, cho rằng đời ông ta không còn sự việc nào vui hơn hay quan-trọng hơn được nữa.


Châu-Trọng-Anh cưng chiều cậu bé còn hơn tất cả những ngọc ngà quý báu trên trần gian. Ông ôm ấp trong lòng một cao vọng rằng sau này đứa con trai sẽ nối được chí cha, sẽ giữ vững được cơ nghiệp gia sản, sẽ làm rạng rỡ tông môn. Vì thế, Châu-Trọng-Anh quyết rèn luyện, uốn nắn con mình thành một trang nam-tử hữu dụng. Ông mướn thầy dạy cho đạo-nghĩa văn-chương, lại tự mình đem những kỹ thuật cao siêu về võ-học ra bí truyền lại cho. Vì vậy mà tuổi tuy còn nhỏ mà cậu bé đã có được một bản-lãnh gia truyền đáng kể...


Người kế thất (#13) của Châu-Trọng-Anh mời Lạc-Băng ra ngồi dùng trà xong bèn gọi liền cho một con tỳ-nữ là Ngọc-Lan gọi đứa con trai ra làm lễ tương kiến vị nữ-hiệp của Hồng Hoa Hội.


Từ buồng trong bước ra một cậu bé với khuôn mặt rất dễ coi; mắt sáng, môi son, trán rộng cằm vuông, chân tay dài, thân hình vạm vỡ trông lanh lẹ và mạnh mẽ, to lớn hơn các đứa trẻ cùng trang lứa rất nhiều.


Vừa trông thấy tướng mạo đứa nhỏ, Lạc-Băng đã nghĩ thầm:


-"Có được đứa con trai thế này chả trách Châu lão anh-hùng một mực nuông chiều! Chỉ cần nhìn qua cách đi đứng cũng dư biết nó đã học qua những ngón võ công trác tuyệt của lão anh-hùng truyền lại."


Cậu bé vừa trông thấy Lạc-Băng liền lễ phép cúi đầu chào:


-Cháu xin chúc thím được vạn phúc.


Lạc-Băng với tới nắm tay đứa bé kéo vào lòng mình, thân mật hỏi:


-Cháu tên gì? Năm nay được bao nhiêu tuổi?


Đứa bé ngoan ngoãn thưa rằng:


-Dạ, cháu tên là Châu-Anh-Kiệt, năm nay được 10 tuổi.


Lạc-Băng lấy trong cái hộp đựng châu báu của nàng mấy hạt minh châu rất đẹp và quý giá vui vẻ đặt vào tay Châu-Anh-Kiệt nói:


-Từ ngàn dặm xa xôi ghé đây nên không chuẩn bị trước mà đem theo những gì xứng đáng để cho cháu, chỉ có mấy hạt minh châu này cho cháu dùng mà gắn lên mão đội chơi.


Người vợ kế của Châu-Trọng-Anh thấy mấy hạt minh châu vừa to, vừa tròn, màu sắc long lanh đệp đẽ, không một vết tích gì trầy trụa, đáng giá cả vạn lượng bạc trở lên thì lập tức dạy con cúi đầu lạy tạ ơn.


Giữa lúc đang vui vẻ trò chuyện thì một con tỳ-nữ hớt ha hớt hãi chạy từ ngoài vào nói với Lạc-Băng:


-Thưa nữ-hiệp, Văn gia bệnh nặng, mê man sảng sốt. Xin nữ-hiệp gất rút ra ngoài xem thử bệnh tình thế nào đặng sớm lo phương cách điều trị.


Người vợ kế của Châu-Trọng-Anh vội vàng sai người đi rước lang y trứ danh của gia đình đến ngay để xem xét bệnh tình cho Văn-Thái-Lai.


Lạc-Băng cũng lập tức theo con nữ-tỳ ra đàng trước đặng săn sóc cho Văn-Thái-Lai. Từ lúc chàng bị trọng thương, nàng không một khắc nào rời khỏi chồng. Chẳng qua vì lần này vợ của Châu-Trọng-Anh mời vào trong uống trà đàm đạo nên nàng mới phải tạm để Văn-Thái-Lai ở ngoài với Dư-Ngư-Đồng hầu chuyện với Mạnh-Kiện-Hùng vậy thôi. Nay nghe tin chồng mê sảng, Lạc-Băng hốt hoảng vô cùng.


Văn-Thái-Lai từ lúc bị thương trầm trọng được Lạc-Băng liều thân cứu mạng đem về tĩnh dưỡng ở khách-sạn An-Viễn. Tuy gọi là tĩnh dưỡng nhưng bọn công-sai triều-đình cứ theo dõi từng phút từng giây thành thử nhiều phen chàng đau có lúc nào yên tâm được! Văn-Thái-Lai tính lại nóng như lửa đốt nên rất dễ giận một khi gặp chuyện gì chạm đến danh-dự. Và cứ mỗi lần giận dữ là một lần động đến các vết thương, vì vậy lại càng khó mà bình phục lại được. Đôi khi, chàng không nhịn nổi đến phải dùng cả sức lực nữa. Như lần chàng vừa hét lớn vừa ra tay điểm huyệt Đổng-Triệu-Hòa vì hắn nói năng đụng chạm đến cả Lạc-Băng lẫn chàng. Rồi lại dùng quyền đánh gẫy xương bả vai của Ngô-Quốc-Đống. Mỗi lần sử dụng đến sức lực như vậy là một lần hao tổn nguyên khí không phải ít. Với người đang bị trọng thương thì chuyện hao tổn nguyên khí là một tai hại không phải nhỏ. Nghe theo lời Lục-Phỉ-Thanh bằng lòng tìm đến Thiết-Đảm-Trang, Văn-Thái-Lai phần thì mệt mỏi bởi đường xa, và vì phải cỡi ngựa một thời gian khá lâu nên ít nhiều các vết thương lại bị động, rồi giận Tống-Thiện-Bằng coi thường mình bèn vận nội công bóp dẹp túi bạc nên càng mất sức thêm. Đã vậy, trong lòng còn mang một trách nhiệm nặng nề, hận chưa về ngay được để thuật lại cho Thiếu-Đà-Chủ Hồng Hoa Hội nghe. Văn-Thái-Lai không khi nào nằm yên mà trí óc không bận rộn. Cứ như thế mà các vết thương không những không lành, mà còn tăng thêm phần nguy hại là đàng khác!


Chàng là người trọng nghĩa khí, quý danh-dự, dám vì bằng-hữu mà xem thường tánh mạng của mình. Khi phải đương đầu với kẻ địch, dù là Trương-Siêu-Trọng hay với thiên binh vạn mã của triều-đình Mãn-Thanh, Văn-Thái-Lai cũng chẳng hề rúng động hay sợ hãi gì mà trốn tránh. Bản tính hào kiệt của chàng khiến cho giới giang-hồ kính phục, luôn cả kẻ đối đầu cũng phải nể vì, xem chàng như một Quan-Vũ tái sinh...


Khi được Mạnh-Kiện-Hùng thay mặt Châu-Trọng-Anh ân cần mời đón trở lại Thiết-Đảm-Trang, dầu nộ khí của Văn-Thái-Lai có hạ xuống nhưng uất hận vẫ chưa tan nên lúc nằm nhỉ mệt, những việc đã qua lại làm cho chàng phiền não. Các vết thương trong người lại vì thế mà bộc phát trở lại nên Văn-Thái-Lai bị hôn mê...


Lạc-Băng chạy đến nơi nhìn sắc diện chồng không còn chút huyết sắc nào. Mặt thì tái mét, trán thì rịn mồ hôi, còn chân tay thì lạnh ngắt như đồng. Bỗng nhiên, Lạc-Băng chợt cảm thấy như xây xẩm cả mặt mày. Lòng nàng vừa đau xót, vừa lo sợ mà chẳng biết làm gì hơn, mồm luôn tiếng gọi:


-Tứ ca! Tứ ca! (#14)


Mọi người xum lại, dùng đủ phương cách để cứu cấp. Một lát sau, Văn-Thái-Lai mới từ từ tỉnh lại được. Lạc-Băng thấy chồng đã thoát khỏi cơn nguy hiểm nên mới định thần lại được.


Mạnh-Kiện-Hùng sai tráng đinh ra ngoài thị-trấn thỉnh lương-y, đồng thời mua sẵn các vị thuốc tốt, đắt tiền để sau khi lương-y chẩn mạch thì có sẵn thuốc mà sắc liền cho Văn-Thái-Lai uống. Vợ của Châu-Trọng-Anh cũng sai người phải tức tốc lên đường tìm trang-chủ mà báo tin này đặng ông ta sau này khỏi trách mắng là thiếu thành kính với khách quý đang bệnh nặng trú ngụ tại sơn-trang. Thấy Mạnh-Kiện-Hùng và gia-đình Châu-Trọng-Anh quả thật tâm quý trọng Văn-Thái-Lai, ân cần lo lắng cho bệnh tình của chồng, Lạc-Băng rất cảm kích và thấy an tâm.


Mạnh-Kiện-Hùng không hổ danh là đại đệ-tử của Thiết-Đảm-Trang. Chàng đích thân đứng ra điều động mọi việc thay trang-chủ, hiện đang tạm thời vắng mặt. Tất cả mọi người trong Thiết-Đảm-Trang, từ trên xuống dưới đều răm rắp nghe theo lời chàng phán quyết mà thi hành.


Tống-Thiện-Bằng thấy cách đối xử quá trọng vọng của Mạnh-Kiện-Hùng với Văn-Thái-Lai như vậy thì hết sức ăn năn về chuyện thất lễ của hắn vừa qua. Chỉ nội điểm này, Tống-Thiện-Bằng cũng đoán được Văn-Thái-Lai là nhân vật như thế nào rồi chứ không phải những khách tầm thường khác đến thăm Thiết-Đảm-Trang. Để chuộc lại phần nào sự khiếm lễ đó, Tống-Thiện-Bằng cũng mau mắn, tận tình săn sóc cho Văn-Thái-Lai thật chu đáo như bất cứ một ai, cần sai bảo điều gì đã có hắn túc trực.


Lạc-Băng nhìn theo đám tráng đinh nhà Châu-Trọng-Anh cỡi ngựa phi ra ngã Thiện-Gia-Bảo, đang vừa muốn quay vào trong hỏi vợ Châu-Trọng-Anh xem bệnh tình Văn-Thái-Lai biến chuyển ra sao chợt trông thấy phía sau tàng cây dương liễu ngoài bờ sông trước ngõ trang trại có một bóng người thấp thoáng. Lạc-Băng sanh nghi, mắt hướng về cây dương liễu ấy quan sát thật kỹ càng thì quả nhiên thấy một bóng người từ gốc cây, thoắt một cái nhảy lên cây lẹ làng như một con vượn. Cành lá trên cây khẽ rung động tựa như vừa có một cơn gió mạnh thổi tạt qua.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Giới thiệu: Lộc Đỉnh Ký là bộ truyện tranh hành động nói về một cậu bé sống

09-07-2016 248 chương
Âm công - Cổ Long

Âm công - Cổ Long

Lời tựa: Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người"

12-07-2016 1 chương
Chỉ cơn mưa có lỗi

Chỉ cơn mưa có lỗi

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Chỉ tại cơn

27-06-2016
Khi người ta yêu

Khi người ta yêu

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tuyển tập truyện ngắn "Ai cũng có một chuyện tình

28-06-2016
Âm Láy Ma Quỷ

Âm Láy Ma Quỷ

Nếu bạn muốn tìm một cuốn truyện mà bạn không thể cưỡng lại sức hút của nó,

19-07-2016 72 chương

pacman, rainbows, and roller s