Ring ring
Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung

Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung


Tác giả:
Đăng ngày: 09-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 4 đánh giá )

Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung - Chương 17 - Đà chủ đa mưu năng khiển tướng - Đương gia hội kế khả tranh công

↓↓

-Cả hai xin dừng tay lại nghe tôi nói đã.

bạn đang xem “Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Cả Tưởng-Tứ-Căn lẫn thiếu-nữ áo đỏ đều lùi lại dang ra thủ thế. Tăng-Đồ-Nam tưởng Dư-Ngư-Đồng nhảy vào giúp sức người kia đánh thiếu nữa áo đỏ thì lại giựt một cây đao khác của một tên quân chuẩn bị nhảy vào trợ chiến cho thiếu nữ áo đỏ. Nhưng nàng thiếu nữ đưa tay ra dấu như bảo ông ta lui ra sau để nàng xử lý mọi chuyện.


Dư-Ngư-Đồng nhìn thiếu nữ áo đỏ hỏi:


-Xin cho hỏi quý tánh phương danh của cô nương. Đồng thời cũng xin cô nương cho biết rõ lệnh sư là ai vì tôi có điều muốn bày tỏ để đôi bên khỏi đi đến chuyện hiểu lầm đáng tiếc.


Thiếu-nữ áo đỏ miệng cười thật tười nhìn Dư-Ngư-Đồng như đóa hoa phù dung hàm tiếu đáp:


-Huynh muốn hỏi những điều chí lý nhưng tiếc thay lại là những điều tôi không muốn nói thì làm sao trả lời cho huynh được! Có lẽ là huynh thắc mắc không ít, nhưng sau này sẽ hiểu tại sao. Nhưng có lẽ đây là chuyện buồn cười vô cùng. Huynh không biết tôi là ai, nhưng tôi trái lại, biết huynh rất rõ ràng. Phải chăng huynh là Kim-Địch Tú-Tài Dư-Ngư-Đồng. NGƯ là cá, mà lại không sống trong nước. Nước trong, sóng gợn mà không cùng với sóng nước hòa mình thì sao gọi là cá? Còn ĐỒNG là hòa hợp với nhau, tương tự như câu Quân tử hòa nhi bất đồng (#4). Huynh là một trong số các đương-gia của Hồng Hoa Hội, vai vế đứng thứ 14. Các vị đương-gia trong Hồng Hoa Hội quê quán khác nhau, tánh ý khác nhau, tên tuổi tài nghệ khác nhau, như thế là bất đồng nhưng lại hòa hợp với nhau được làm một khối để gây thanh thế thì cũng đáng gọi là người quân tử vậy. Cá không hòa mình trong sóng nước nhưng sống được là nhờ biết hòa hợo theo cách xử thế của người quân tử. Xin hỏi, tôi nói vậy có gì sai không hả Kim-Địch Tú-Tài?


Thiếu-Nữ áo đỏ hình như biết Dư-Ngư-Đồn vui tính, thường hay dùng những câu văn hoa khúc chiết mà nói chuyện nên dùng phương pháp ấy để gãi đúng chỗ ngứa của chàng. Và điều đó chứng tỏ rằng không những nàng là một nữ hiệp với bản lãnh cao siêu mà còn là một nữ sĩ có tài cao đàm hùng biện nữa. Vì vậy Dư-Ngư-Đồng nghe thiếu nữ nói xong thì hình như thấm ý, vỗ tay cả cười, ra vẻ thích thú vô cùng.


Nhưng có một điều khiến cả Dư-Ngư-Đồng cùng Tưởng-Tứ-Căn đều ngạc nhiên là không hiểu vì sao thiếu nữ này lại biết rõ Dư-Ngư-Đồng như người đồng thuyền, đồng hội như vậy? Trước câu nói văn hoa dí dỏm, tỏ ý ngưỡng mộ Dư-Ngư-Đồng, mà qua hàm ý hình như còn cảm tình với Hồng Hoa Hội nữa. Cả Tưởng-Tứ-Căn lẫn Dư-Ngư-Đồng chỉ biết nhìn trân trân vào mặt của thiếu nữ áo đỏ mà không biết nói gì cả. Thấy hai người nhìn mình mãi, thiếu nữ áo đỏ bỗng mắc cở, đôi má hồng lên làm tăng thêm vẻ đẹp mỹ miều của nàng.


Tăng-Đồ-Nam thấy thiếu nữ áo đỏ kia chuyện trò với hai người mà ông cho là hai kẻ đại đạo không có gì tỏ vẻ là hận thù thì lấy làm kinh ngạc không ít. Chính hai kẻ này đã gây phiền phức cho ông và đám lâu la của ông không ít, đã biết rõ ràng là người của Hồng Hoa Hội, kẻ thù của triều đình Mãn-Thanh mà nàng còn dùng đủ lời khen ngợi và khen là quân tử nữa mới là lạ.


Trong lúc cả ba người Dư-Ngư-Đồng, Tưởng-Tứ-Căn và Tăng-Đồ-Nam còn đang hoang mang trước thiếu nữ áo đỏ, không biết đâu là hư thực thì bỗng đám Thanh-binh chợt nhao lên. Từ đàng sau, một đoàn kỵ mã gồm bẩy người xông tới nhanh như gió.


Người kỵ mã đi đầu là một lão nhân quắc thước, sắc mặt vừa nghiêm nghị, vừa hiền từ, râu tóc bạc phơ, đôi mắt như hào quang sáng ngời.


Không hẹn mà cả Dư-Ngư-Đồng và thiếu nữ áo đỏ cùng đến trước ngựa người ấy đón tiếp. Thiếu-nữ áo đỏ hình như vui mừng hơn cả khi trông thấy người ấy. Nàng vồn vã kêu lên:


-Ô kìa sư phụ! Con xin mừng sư phụ được vạn sự bình an!


Còn Dư-Ngư-Đồng thì cũng vui mừng hớn hở reo lên:


-Sư thúc! Sư thúc!


Rồi cả hai người đều cung kính, cùng vòng tay, cúi đầu, chào đón người ấy. Thì ra người ấy không phải ai xa lạ mà chính là Lục-Phỉ-Thanh. Còn thiếu nữ áo đỏ kia chính là Lý-Mộng-Ngọc, người đồ đệ cưng của ông ta.


Lục-Phỉ-Thanh khẽ nắm vạt áo đỏ của Lý-Mộng-Ngọc kéo lại sát bên mình với vẻ trìu mến, thân thiết như tình cha con nói:


-Lý-Mộng-Ngọc, con! Con và sư huynh Dư-Ngư-Đồng cùng với thập-tam đương-gia Tưởng-Tứ-Căn làm sao gặp nhau ở đây? Cả ba đã ra mắt nhau chưa?


Nghe sư phụ hỏi, Lý-Mộng-Ngọc nũng nịu đáp:


-Thưa sư phụ! Sư huynh Dư-Ngư-Đồng của con ép buộc cả đoàn xa mã hộ tống gia đình con phải nghe anh ấy thổi sáo, còn gây sự lộn xộn với Tăng tham-tướng và quân sĩ nữa. Cả cái ông thập-tam đương-gia này cũng thế, đã ra tay đánh gẫy binh khí của binh lính, đả thương nhiêu người còn định hành hung ăn hiếp con đấy! Nếu không nhờ vào bản lãnh của sư phụ truyền cho ắt phải chết dưới cây thiết tương của ông ta rồi. Con xin sư phụ chỉ dạy cho Dư sư huynh một phen để cho anh ấy chừa cái tật áp chế quyền tự do của kẻ khác một cách vô lý, đồng thời cho cái ông thập-tam đương-gia hung hăng này một bài học để về sau bỏ cái thói ỷ có sức mạnh hiếp người, không tha cả phụ nữ!


Việc Lục-Phỉ-Thanh giết bọn công-sai tại khácn sạn An-Viện thế nào Tăng-Đồ-Nam đã được biết qua, giờ thấy ông đột ngột xuất hiện khiến cho ông ta cảm thấy hết sức phân vân.


Nhìn thấy sáu kỵ mã đi chung đứng đàng sau, Tăng-Đồ-Nam lại càng nghi ngờ nhiều hơn nữa. Ông ta thầm đoán rằng họ đều là những giang hồ cao thủ, không biết đi theo Lục-Phỉ-Thanh để làm gì.


Mà Tăng-Đồ-Nam đoán thật không sai chút nào. Sáu người đó chính là Châu-Trọng-Anh, Châu-Ỷ, Từ-Thiện-Hoằng, Mạnh-Kiện-Hùng cùng với An-Kiện-Cường và Chương-Tấn...


Nhắc lại đêm hôm đó vào giờ Tý khi Lạc-Băng tự ý một mình bỏ đi. Sáng ra Châu-Ỷ thức dậy thấy thiếu nàng thì trong lòng buồn rười rượi nói với Từ-Thiện-Hoằng rằng:


-Nghe nói Hồng Hoa Hội luôn lấy tín nghĩa làm đầu. Thế mà Lạc sư tỷ một mình ra đi mà không chịu cản lại, cũng không chịu đánh thức mọi người dậy đi cùng thì còn tín nghĩa với ai nữa!


Từ-Thiện-Hoằng sau khi đọc rõ ký hiệu Lạc-Băng để lại thì cố dùng lời không khéo để giải thích cho Châu-Trọng-Anh và Châu-Ỷ cùng nghe để xóa tan mọi dị nghị. Châu-Trọng-Anh trái lại, không trách mà còn như tán đồng hành động của Lạc-Băng. Ông ta nói với Từ-Thiện-Hoằng:


-Có như thế mới gọi là tình nghĩa vợ chồng! Lão phu rất am hiểu và rất thông cảm, hiền điệt bất tất phải giải thích.


Quay qua Châu-Ỷ, Châu-Trọng-Anh nói:


-Con cứ nhìn gương của Lạc tỷ tỷ mà bắt chước chứ đừng nên trách làm gì. Nếu vợ chồng không được như vậy thì chưa phải là thương yêu nhau, chưa gọi được là tình nghĩa. Con còn nhỏ chưa biết gì đâu! Sau này khi con lớn lên có chồng thì mới hiểu rõ được hành động kia. Ta lúc nào cũng mến thương những người có tình thâm nghĩa trọng cả.


Từ-Thiện-Hoằng nói:


-Tiểu điệt biết rõ, ý nguyện của Văn tứ tẩu là làm sao được cùng Văn tứ ca sống chết bên nhau. Nhưng việc này của tứ tẩu quả là liều lĩnh, đã phạm vào tội vi phạm kỷ luật của bang hội và vi lệnh Tồng-Đà-Chủ, có thể đưa đến tử hình đó! Tiểu điệt lấy làm lo cho tứ tẩu vô cùng!


Châu-Trọng-Anh nghe nói gật đầu tán thành:


-Lời hiền điệt quả không sao chút nào. Chúng ta phải đi gấp cản Văn tứ phu nhân lại. Vả lại lão phu được lệnh của Tổng-Đà-Chủ chỉ huy, nay bốn người chỉ còn lại ba thì trách nhiệm đó không phải nhỏ. Nếu có điều gì xảy ra cho Văn tứ phu nhân thì chính lão phu phải gánh lấy tội chứ không thể đổ cho ai được. Chúng ta mau lên đường gấp thôi!


Ba người cố gắng đi thật nhan không nghỉ. Qua giờ Ngọ hôm ấy thì bắt gặp Lục-Phỉ-Thanh giữa đường. Hỏi thăm thử xem Lục-Phỉ-Thanh có thấy Lạc-Băng hay không thì Lục-Phỉ-Thanh đáp rằng không. Châu-Trọng-Anh bèn đem mọi chuyện kể hết cho Lục-Phỉ-Thanh nghe, rồi hai đội ráp chung thành một với sáu người cùng nhau đi tìm. Tìm mãi mà không thấy, mọi người đều thắc mắc nghĩ không ra nổi.


Không ai tin rằng Lạc-Băng có thể vượt được rừng núi, khe thác mà đi nhanh được như vậy. Nhưng cho dẫu tin thì cứ việc không tin, mà sự thật vẫn là sự thật! Sáu người chỉ còn biết đi tìm thôi chứ chẳng còn biết làm gì hơn!


Rất may cho họ là sau khi rời khỏi Nhạc-Vương-Miếu, Trần-Gia-Cách có để lại Chương-Tấn ở lại dọc đường để báo tin cho những đội chưa tới kịp. Vì vậy sau khi gặp Chương-Tấn hỏi thăm tin tức và biết được Lạc-Băng đang ở trong hàng ngũ của Trần-Gia-Cách, mọi người ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm như trút bỏ được hết mọi ưu tư phiền não trong người. Sáu người liền hợp với Chương-Tấn cố gắng đuổi kịp Trần-Gia-Cách để trợ lực góp sức trong công việc giải cứu Văn-Thái-Lai. Nhưng không ngờ chưa bắt kịp Trần-Gia-Cách thì lại xảy ra việc Dư-Ngư-Đồng cản trở quan binh hộ tống gia quyến Lý-Khả-Tú tướng quân dưới sự chỉ huy của tham-tướng Tăng-Đồ-Nam...


Sau khi nghe Lý-Mộng-Ngọc tố cáo hành động của mình với Lục-Phỉ-Thanh, Dư-Ngư-Đồng bỗng thất sắc. Chàng nghĩ thầm:


-"Nguyên do cũng tại Tưởng-Tứ-Căn mà ra cả! Tổng-Đà-Chủ sai hai đứa chặn đám quan binh này đẻ cô lập, không cho họ tiếp tay với đám Trương-Siêu-Trọng thôi chứa có ra lệnh sát hại hay đả thương họ bao giờ đâu! Vả lại nếu bị sư thúc quở trách trước mặt sư muội thì còn mặt mũi nào mà ngó ai nữa! Chẳng thẹn với nàng lắm sao!"


Nghe Lý-Mộng-Ngọc kể lại mọi việc xảy ra, Châu-Ỷ nhìn vào mặt Từ-Thiện-Hoằng một cách hằn học, trong bụng nghĩ thầm:


-"Thì ra trong Hồng Hoa Hội vẫn có cái hạng người ngang ngược vô cớ gây sự, chém giết đả thương người, chứ nào có phải thuần túy là một tổ chức chuộng điều nhân nghĩa để thu phục nhân tâm như thiên hạ lầm tưởng đâu!"


Thấy đứa đồ đệ nhí nhảnh nũng nịu tố cáo mọi chuyện, Lục-phỉ-Thanh vừa buồn cười, vừa cảm thấy thương mến. Ông ta cố làm mặt nghiêm nói:


-Việc này rất hệ trọng, con chưa thấu triệt đó thôi. Sự tình ở phía trước nguy hiểm vô cùng! Nếu cứ tiến tới thì tai họa sẽ xảy ra cho gia quyến của con không biết sao mà lường nổi! Con trách Dư sư-huynh là áp bức không cho xúc tiến lộ trình mà gây ra đổ máu cho một số quân sĩ hộ tống gia đình con, nhưng con có biết là nếu để cho Tăng tham-tướng huy động đoàn xa mã tiến tới phía trước thì cả đoàn xa mã sẽ bị tàn sát không còn một mạng người không? Đáng lý con phải cám ơn Dư sư-huynh của con chứ! Cớ sao lại phiền trách như vậy? Bây giờ điều gấp rút là con hợp với Tăng tham-tướng bảo vệ gia quyến tạm đình chân nghỉ lại đây đã. Chờ mọi chuyện đàng trước êm xuôi hẵng tiếp tục lộ trình. Con nhớ đừng nói với thái thái và mẫu thân đàng trước có biến để hai người được an tâm. Nhưng con và Tăng tham-tướng cũng phải đề phòng bọn lục lâm thảo khấu đừng cho cướp tài sản của gia đình nhé! Thầy có việc phải đi trước, luôn tiện sẽ dọ thám tình hình. Khi nào xong việc sẽ trở lại tiếp tục hộ tống gia quyến của con lên đường và sẽ tường thuật tất cả mọi chuyện lại cho con nghe. Giờ nói ra không tiện. Con nhớ nghe lời thầy dặn, đừng để sơ thất.


Dặn dò Lý-Mộng-Ngọc xong, Lục-Phỉ-Thanh lại ra dấu gọi tham-tướng Tăng-Đồ-Nam lại nói nhỏ dặn dò. Tăng-Đồ-Nam nãy giờ vốn hoài nghi, nay được Lục-Phỉ-Thanh giải thích mọi việc nên mặt mày tươi tỉnh, gật đầu liên tục.


Còn Lý-Mộng-Ngọc thì sau khi nghe chuyện đàng trước có biến thì tính hiếu kỳ lại nổi dậy. Vì không tiện cãi lời sư phụ nên nàng cứ gật đầu chịu ở lại với Tăng-Đồ-Nam cùng bảo vệ thái thái cùng mẫu thân. Có thể nói là càng nghe chuyện nguy hiểm, nàng cành khoái chí và hứng thú, trước sau gì cũng tìm đến xem cho bằng được. Và có lẽ hiểu rõ tính đồ đệ cho nên Lục-Phỉ-Thanh phải dặn dò Tăng-Đồ-Nam tiểu tâm mà cẩn thận cho chắc chắn...


Chú thích:


(1-) Hành xa: còn có thể gọi là "hàng xa", tức: xe chở hàng.


(2-) Lưỡng đầu thụ địch: gặp kẻ thù cả hai phía.


(3-) Chương đà-tử: thằng gù họ Chương.


(4-) Nguyên văn của đức Khổng-Phu-Tử: "Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa", ý nói người quân tử cho dù bất đồng ý kiến vẫn có thể hòa hợp được với nhau, còn kẻ tiểu nhân thì trái lại, dù có đồng ý với nhau cũng không thể nào hòa hợp được với nhau.


Chương trước | Chương sau

↑↑
Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Văn án: Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đêm đã khuya, trên đường cũng đã vắng khách

10-07-2016 20 chương
Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Giới thiệu: Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút

11-07-2016 20 chương
Phong Vân - Đan Thanh

Phong Vân - Đan Thanh

Giới thiệu: Bạn là người yêu thích truyện kiếp hiệp? Bạn là người yêu thích đến

09-07-2016 70 chương
Anh yêu em Sơ mi trắng

Anh yêu em Sơ mi trắng

Còn với cô, cô luôn chọn cho mình chiếc áo sơ mi trắng của nam, cảm giác một thân

23-06-2016
Đồ cũ

Đồ cũ

  Cả anh và bà lặng người. Thằng bé bị bố mắng, ngơ ngác! ***   Nhà có những

29-06-2016
Tình trong nắng

Tình trong nắng

Thực ra, anh tớ là người yêu cũ của chị cậu. *** Cái nắng gay gắt của mùa hè

25-06-2016
Lâu đài cát

Lâu đài cát

Với tôi, cuộc sống đẹp là khi ta sống mà có điều gì đó để hy vọng, trông mong.

24-06-2016
Ngày và Đêm

Ngày và Đêm

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Những thiên thần ngồi trên cán

25-06-2016
Tại sao cậu không nói?

Tại sao cậu không nói?

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Ngồi bên cửa

27-06-2016