Thạch Cổ sơn nơi Lãnh Diện Hoa Đà trú ngụ, lúc nào cũng có đông người đến chữa bệnh. Nhưng có một điều là những người đến chữa bệnh nơi đây đều là những kẻ giàu có.
Lãnh Diện Hoa Đà rất ít khi xuất hiện, mọi việc đón tiếp bệnh nhân đều do hai tên đệ tử tâm phúc của lão là Kiết Tường và Như Ý đảm trách.
"Tớ sao chủ vậy". Hai tên này thiệt ra cũng chẳng đàng hoàng gì.
Lúc này nơi Thạch Cổ sơn xuất hiện một cỗ kiệu có hai người khiêng.
bạn đang xem “Chỉ đao - Nam Kim Thạch” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Đi trước cỗ kiệu là một trung niên thư sinh, dáng dấp như là người quản gia của một phú ông nào đó.
Hai người khiêng kiệu chính là Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh, còn thư sinh quản gia kia không ai xa lạ đương nhiên là La Vĩnh Tường.
Đón tiếp họ là đệ tử của Lãnh Diện Hoa đà tên Kiết Tường với điệu bộ hách dịch
Lúc này cỗ kiệu đã được đặt xuống. La Vĩnh Tường cung tay nói:
- Xin hỏi tiểu ca, đây có phải là Sở gia trang, nợi ẩn cư của thần y Sở lão phu tử phải không ?
Kiết Tường đáp:
- Không có sai.
La Vĩnh Tường lại hỏi:
- VâySở lão phu tử có ở nhà không ?
- Có. Tuy có ở nhà, nhưng mà...
La Vĩnh Tường không đợi cho hắn nói hết, bèn tỏ vẻ vô cùng mừng rỡ nói:
Tạ Ơn trời đất. Xem ra ông trời có mắt, nếu không chúng ta lại mất công toi một chuyến...
Tiếp theo, La Vĩnh Tường vội vẫy tay gọi:
- Lại đây ! Mau mang công tử vào trong. Hãy cẩn thận dưới chân, đừng để va vào bậc cửa.
Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh đáp lại một tiếng, rồi lập tức khiêng kiệu vào trong.
Kiết Tường bỗng đưa tay ra cản lại:
- Hãy đợi một lát.
La Vĩnh Tường ngạc nhiên:
- Tiểu ca còn có gì dặn dò ?
- Các người từ đâu đến ? Cân gặp chủ nhân tại hạ có chuyện gì ? Dù sao cũng phải nói rõ ra, chứ còn sông sộc xông vào như vậy, là có ý gì ?
La Vĩnh Tường ồ lên một tiếng, liền nở nụ cười cầu hoà :
- Tiểu ca trách rất phải. Tại hạ thật là hồ đổ. Thất lễ ! Thất lễ.
Kiết Tường bèn đáp lại:
- Nói rất hay ? Xin các hạ vui lòng cho biết quý danh ?
La Vĩnh Tường trả lời:
- Tại hạ họ Thái, từ Đại Danh phủ đến đâyđể cầu được chẵu trị. Công tử của chúng tôi bị kẻ gian ám toán, hiện giờ tánh mạng rất là nguy hiểm. Vì thế làm phiền lão ca vào thông báo cho Sở lão phu tử...
Kiết Tường nhếch mép cười nhạt:
- Đã đến đây cầu được chữa trị. Vậy chứ ngươi có biết qui cũ ở đây chưa ?
La Vĩnh Tường giả vờ ấp úng đáp:
- Việc này... còn phải nhờ tiểu ca chỉ giáo cho.
Vừa nói vừa lấy ra một nén bạc nặng chừng năm lượng nhét vào trong tay Kiết Tường.
Kiết Tường nâng nâng ước lượng thử trọng lượng của nén bạc, sau đó làm bộ cười miễn cưỡng nói:
- Các ngươi từ xa đến đây, có lẽ chưa biết rõ tính khí của chủ nhân tại hạ. Ở đây không phải là nơi chữa bệnh thông thường. Tiền chữa bệnh rất là cao, các ngươi có trả nổi hay không ?
La Vĩnh Tường vội đáp:
- Về chuyện tiền bạc, tiểu ca cứ việc yên tâm. Viên ngoại của chúng tôi rất ư là giàu có. Ở Đại Danh phủ có thể nói là một đại phú ông; chỉ cần có thể chữa trị khỏi cho công tử của chúng tôi thì các vị muốn bao nhiêu cũng được.
Kiết Tường liếc một cái nói:
- Lời của ngươi có đáng tin không ?
- Nếu như tiểu ca nghi ngờ, cứ việc tới Đại Danh phủ mà hỏi. Chỉ cần nói tìm đến Thái Bách Vạn thì ai mà không biết.
Kiết Tường gật đầu nói:
- Ta xem các người cũng không giống là kẻ bần cùng. Thôi được; ngươi hãy đi ghi tên trước, sau đó ta sẽ thông báo giùm ngươi cho.
La Vĩnh Tường ngạc nhiên:
- Còn phải ghi tên nữa hay sao ?
- Mỗi ngày ở đây chữa trị không dưới tám mươi người. Nếu như không ghi tên thì làm sao mà biết được ai trước ai sau ?
- Xin hỏi tiểu ca cách thức ghi tên ra sao ?
- Ghi tên bình thường, tốn hai mươi lạng bạc. Còn nếu như muốn mau mau một chút có thể ghi tên đặc biệt, nhưng phải mất năm mươi lạng.
La Vĩnh Tường không hề do dự lấy ra một thỏi bạc năm mươi lạng trao cho Kiết Tường:
- Vậy làm phiền tiểu ca ghi tên đặc biệt thay cho chúng tôi.
Vừa lúc ấy Kiết Tường nhìn thấy Như Ý đang từ trong phòng bước ra, liền cất thỏi bạc vào trong người nhanh như tên ăn trộm vừa lấy được một món đồ vội vàng giấu đi, rồi nháy mắt ra hiệu nói với Như Ý:
- Bọn họ là người của Thái Bách Vạn gia ở Đại Danh phủ đến đây xin chữa trị. Bây giờ ngươi ở đây, trông chừng họ để ta vào trong thông báo cho lão gia biết.
Như Ý hình như hiểu ý liền gật đầu một cái. Đợi cho Kiết Tường đi khỏi, hắn bước đến đóng cửa lại và bảo:
- Các ngươi hãy đứng ngoài này mà đợi. Khi nào lão gia ra, ta sẽ thông báo cho các ngươi biết.
La Vĩnh Tường vội vàng:
- Tiểu ca ! Thương thế ciu?a bệnh nhân rất nặng, không thể nào chịu được gió lạnh. Có thể nào cho chúng tôi vào bên trong đợi được không ?
Như Ý lắc đầu đáp:
- Không có được. Bệnh nhân muốn trị bệnh đều phải ở bên ngoài. Đây chính là quy cũ.
- Chúng tôi đã ghi tên đặc biệt lẽ nào cũng không được ?
- Ghi tên đặc biệt cũng không ngoại lệ. Ở đây chỉ có phòng chẩn bệnh, chứ không có phòng nghỉ ngơi. Các người vào bên trong cũng chẳng sao, nhưng sau này mọi người đều xin vào trong cả, lúc ấy thì ở đây phải biết làm thế nào đây ?
La Vĩnh Tường cúi người tựa như van lơn
- Tiểu ca ơi, xin làm ơn làm phước cho. Bất luận như thế nào cũng xin người tìm cách an bày cho chúng tôi đỡ khổ..
Như Ý cố tình làm ra vẻ trầm ngâm, rồi từ từ trả lời:
- Nếu như các ngươi muốn có chỗ nghỉ ngơi, trừ phi ta đem phòng của ta cho các ngươi mượn tạm.
Nhưng mà... nơi bệnh nhân nằm nhất định sẽ vừa dơ lại vừa lộn xộn. Xong chuyện lại phải lau chùi quét dọn, như vậy quả thiệt là phiến phức. Ta thấy các ngươi đứng đợi ngoài này cũng được mà.
La Vĩnh Tường vội vàng:
- Nếu như tiểu ca có thể đem phòng của mình cho chúng tôi mượn tạm nghỉ ngợi. Chúng tôi nhất định sẽ không làm lộn xộn đồ đạc trong phòng...
Còn ... phần quét dọn chúng tôi sẽ xin dùng tiền để bồi thường cho tiểu ca.
Như Ý làm ra vẻ ta đây là người đạo đức:
- Nói đến ngân lượng thật là kỳ khôi và áy náy quá chừng. Ta thì hoàn toàn thông cảm cho các người, nên mới nghĩ ra cách này...
Nếu mà... nếu như bị lão gia biết được, nhất định ta sẽ bị quở trách...
La Vĩnh Tường đáp:
- Chúng tôi rất hiểu tấm thịnh tình của tiểu ca. Về việc này nhất định chúng tôi sẽ không để liên luỵ cho người.
Nói đoạn, La Vĩnh Tường nhét vào trong tay Như Ý một nén bạc mười lượng.
Như Ý cầm nén bạc trong tay, hình như còn chê ít, lắc đầu nói:
- Tuy các người đã ghi tên, nhưng lão gia vẫn còn chưa có hứa chữa trị cho người bệnh của các người hay không ? Lỡ như lão giạ..
La Vĩnh Tường lại nhét vào tay hắn thêm mười lượng bạc nữa và thấp giọng nói:
- Việc này là do chúng tôi cam tâm tình nguyện, không có liên can gì với tiểu ca cả. Chỉ mong người sắp xếp lo liệu dùm cho.
Hắn vẫn cố ý làm ra khó giải quyết...
Cho đến khi số bạc tăng lên tới ba mươi lượng, lúc ấy hắn mới thở dài một tiếng nói:
- Thấy các ngươi từ xa xôi đến đây, quả thật khiến cho người ta rất dễ xót sa thông cảm. Thiệt là tội nghiệp quá. Được rồi. Ta sẽ vì các ngươi mà làm liều một phen, nhưng nên nhớ không có lần sau đâu đấy.
Thế rồi, hắn đứng tránh sang một bên nhường đường cho mọi người tiến vào trong.
La Vĩnh Tường hết lời tạ Ơn hắn. Sau đó hắn hướng dẫn cho Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh khiêng cỗ kiệu vào trong một căn phòng nhỏ, bên cạnh gian nhà chánh.
Cán kiệu và những tâm màn che xung quanh vừa được tháo ra, cỗ kiệu lập tức biến thành một cái giường.
Trên giường có một cái chăn phủ từ trên xuóng dưới, ngay cả mặt của bệnh nhân cũng chẳng nhìn thấy được... mà chỉ có thể nghe tiếng rên đứt quãng từ trong chăn phát ra mà thôi.
Thiết Liên Cô và Lâm Tuyết Trinh sau khi đặt cỗ kiệu xuống, liền lập tức bước ra khỏi phòng.
Bây giờ trong phòng chỉ còn có một mình La Vĩnh Tường ngồi bên cạnh giường, vừa nắm một góc của cái chăn, vừa hạ thấp giọng an ủi, La Vĩnh Tường bảo:
- Công tử hãy ráng chịu một chút nữa. Thần y Sở lão phu tử sẽ lập tức đến ngay thôi.
Trên cõi đời này, không có vết thương nào mà Sở lão phu tử không trị khỏi. Công tử hãy cứ việc an tâm...
Chương trước | Chương sau