- Ngươi chịu mời, hay không chịu ?
bạn đang xem “Biên Thành lãng tử (Phong Vân đệ nhất đao) - Cổ Long” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Phó Hồng Tuyết lại nhìn xuống bàn tay.
Diệp Khai tiếp:
- Cơ hội tốt nhất cho ngươi đó. Nếu ngươi bỏ qua, thì thật là đáng tiếc.
Phó Hồng Tuyết cuối cùng lắc đầu, từ từ thốt:
- Không đáng tiếc.
Diệp Khai mỉm cười:
- Con người của ngươi thú vị quá ! Nói thực đấy, trừ ngươi ra, ai khác dù có quỳ xuống trước mặt ta, mời ta, van cầu ta, ta cũng chẳng uống một giọt rượu của kẻ đó.
Chừng như buông câu đó, hắn muốn cho tất cả mọi người đều nghe, hoặc giả hắn cho rằng tất cả đều điếc, nên cất giọng sang sảng.
Kẻ điếc, cũng nghe lọt, huống hồ người không điếc ?
Và nghe hắn nói như vậy rồi, thật khó mà không giận hắn.
Câu nói của hắn vừa dứt âm thinh, có mấy người đứng lên liền. Người có động tác nhanh hơn hết, là một vị khách mặc áo màu tía, mang kiếm, vừa lứa thiếu niên.
Hông gã nhỏ, vai nở rộng, thanh kiếm có nạm ngọc chớp ngời, tua kiếm màu đỏ
sậm.
Tay gã cầm chén rượu, rượu đầy chén, gã xoay mình bước nhanh, thoáng mắt đến trước mặt Diệp Khai.
Không một giọt rượu rơi xuống nền. Sự kiện này chứng tỏ gã có một công phu đáng sợ, dày tập luyện qua nhiều năm tháng.
Rất tiếc, Diệp Khai không hề nhìn gã, nên không thấy cái điểm đặc biệt đó.
Cả Phó Hồng Tuyết cũng không nhìn gã.
Không chú ý đến gã, nghĩa là cả hai chẳng xem gã ra cái quái gì.
Thiếu niên áo tía cố ý nở một nụ cười thật tròn, thật tươi, bởi gã biết là hiện tại trừ Phó Hồng Tuyết và Diệp Khai, tất cả mọi người đều đổ dồn ánh mắt về gã.
Gã đến cạnh Diệp Khai, nhẹ tay vỗ lên đầu vai Diệp Khai, hỏi:
- Ta mời ngươi một chén, có được không nào ?
Diệp Khai vẫn không nhìn gã:
- Không được.
Thiếu niên áo tía tiếp:
- Vậy phải làm sao mới được cho ? Quỳ xuống mà van cầu ngươi uống, được chăng ?
Diệp Khai buông gọn:
- Được.
Thiếu niên cười lớn.
Mọi người đều cười lớn.
Diệp Khai cũng cười, song cười nhẹ, thốt:
- Quỳ xuống, van cầu ta uống, thì được lắm. Nhưng ta cũng không uống đâu !
Thiếu niên áo tía hỏi:
- Ngươi biết ta là ai chăng ?
Diệp Khai đáp:
- Chắc là không biết rồi ! Cả đến cái việc ngươi có phải là con người hay không, ta còn không biết rõ, thì biết làm sao được ngươi là ai ?
Nụ cười của thiếu niên tắt ngay, và bàn tay của gã án lên chuôi kiếm ngay.
Một tiếng soang vang khẽ. Chuôi kiếm theo tay ló ra, chực tuốt khỏi vỏ.
Nhưng, bàn tay của gã nhích động rồi, bàn tay chỉ nắm cái chuôi kiếm, một chuôi kiếm không có thân kiếm.
Vì thân kiếm đã tách rời chuôi kiếm, nằm gọn trong vỏ, không theo chuôi kiếm mà ra.
Bàn tay của gã vừa nhích động, một ngón tay của Diệp Khai cũng nhích động, ngón tay chạm kiếm, chỗ chạm bị gãy ngay.
Kiếm gãy ở đoạn một tấc cách chuôi kiếm.
Do đó, chuôi kiếm theo tay thiếu niên mà ra, nhưng thân kiếm còn nằm yên trong
vỏ.
Cầm chuôi kiếm cụt thân kiếm, thiếu niên xám xịt gương mặt.
Mọi người dù không xám xịt mặt, cũng tắt lịm nụ cười. Nụ cười tắt, cái đó đành rồi, tất cả cũng nín thở luôn.
Mọi âm thinh đều ngưng bặt, trừ một âm thinh, âm thinh của các cỗ bài không xương.
Người trung niên cứ xáo trộn các cỗ bài, mường tượng chẳng nghe gì, thấy gì đã xảy ra bên cạnh y.
Phó Hồng Tuyết cũng thản nhiên đến lạnh lùng.
Diệp Khai nhìn Phó Hồng Tuyết, cười nhẹ, thốt:
- Ngươi thấy đó, ta có lừa ngươi đâu ! Kẻ khác mời rượu ta, là cả một sự khó khăn ghê gớm !
Phó Hồng Tuyết từ từ gật đầu:
- Ngươi không lừa ta !
Diệp Khai hỏi:
- Ngươi mời hay không mời ?
Phó Hồng Tuyết từ từ lắc đầu:
- Không mời.
Chàng đứng lên, quay mình, mường tượng chẳng muốn tranh luận về bất cứ việc gì nữa.
Nhưng, chàng quay đầu lại, nhìn thiếu niên mặt tía, từ từ thốt:
- Ngươi nên dùng tiền mua sắm y phục, tìm mua một thanh kiếm tốt hơn, tuy nhiên từ nay trở đi, ngươi không nên mang kiếm bên mình nữa, bởi dùng kiếm để trang sức cho mình có một cái vẻ hách, thì thật là nguy hiểm không tưởng nổi.
Chàng thốt một cách thong thả, lại có phần khẩn thiết, đúng là những lời vàng ngọc, đáng ghi nhớ đời đời.
Trong tình huống đó, thiếu niên áo tía khi nào tiêu hóa nổi những lời, dù là vàng ngọc, song lại châm chích hơn độc tiển ?
Gã nhìn Phó Hồng Tuyết, mặt xám xịt lại một lần nữa.
Phó Hồng Tuyết ung dung bước đi, về phía cửa, đi rất chậm, dáng bước rất kỳ
quái.
Chân tả bước tới rồi, chân hữu mới lê theo sau, lê chứ không bước.
Thì ra, chàng có chiếc chân thọt !
Diệp Khai lộ vẻ kinh dị, mà trong niềm kinh dị, phảng phất cái ý tiếc rẻ.
Ngoài ý niềm kinh dị, tiếc rẻ, hắn không có một cảm nghĩ nào khác cả, âm thầm hay lộ liễu.
Thiếu niên áo tía nắm chặt đôi tay, vừa phẩn nộ vừa thất vọng.
Gã thất vọng vì chẳng thấy Diệp Khai ngăn chận Phó Hồng Tuyết, bắt chàng trở lại bàn, buộc chàng trả giá câu nói châm chích vừa rồi hộ gã.
Đối với gã, Diệp Khai là con người đáng cho gã sợ, chứ cái tên chân thọt kia, có đáng sợ chút nào đâu ?
Gã nháy mắt với một số người hiện diện.
Có hai người từ từ đứng lên, rõ ràng là định đuổi theo Phó Hồng Tuyết.
Vừa lúc đó, một âm thinh kỳ quái vang lên:
- Ngươi không muốn người khác mời ngươi uống rượu, thế ngươi có chịu mời người khác uống rượu hay không ?
Thinh âm vang trầm trầm, nhu hòa, song dù ai đứng xa xa, cũng nghe được rõ
ràng.
Người phát âm mường tượng đứng cạnh người nghe, nói bên tai người nghe, nhưng người nghe chẳng thấy bóng dáng người phát âm !
Tuy nhiên, đã có âm thinh, tất phải có người phát xuất, dù trong nhất thời không ai phát hiện, cuối cùng rồi cũng có người phát hiện.
Và người phát âm chính là vị trung niên vận y phục hoa lệ, chỉnh tề, hiện tại thì y bằng lòng ngẩng mặt lên, bằng lòng quay đầu lại, bằng lòng luôn điểm một nụ cười, nhìn Diệp Khai.
Diệp Khai cười trả, đáp:
- Người ta mời, là một việc, còn ta mời hay không mời kẻ khác, là một việc khác, hai việc không giống nhau.
Người trung niên cười nhẹ:
- Phải đấy ! Hoàn toàn bất đồng !
Thiếu niên áo tía cắn răng, một phút sau, vụt quay mình, bước đi.
Diệp Khai từ từ thốt:
- Bất quá, khi ta mời người nào uống rượu, thì người đó không thể không uống, mà đã uống rồi là nhất định phải uống say, không say không được.
Lồng ngực của thiếu niên áo tía phập phồng thấy rõ, hơi thở dập dồn nghe rõ.
Bỗng, gã quay đầu lại, hỏi:
Chương trước | Chương sau