- Thánh thượng nói chẳng sai. Bao nhiêu thị vệ, bộ đầu của Bắc kinh chẳng lẽ đều là lũ bất tài hay sao mà phải phiền đến Hầu gia?
bạn đang xem “Bích nhãn thần quân - Ưu Đàm Hoa” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Thái sư không ngờ chính con gái mình lại bác lời mình, nghẹn ngào đứng lặng người.
Vân Long hôm nay mặc áo trường bào bằng gấm Tô Châu màu thanh thiên. Một sợi dây vàng óng ánh quấn quanh búi tóc càng làm tôn vẻ anh tuấn và cao quý. Chàng mỉm cười bước ra vòng tay nói với họ Tô:
- Chúng ta là bạn đồng liêu, lẽ nào thấy thái sư gặp nạn mà không giúp đỡ. Hạ quan mong ngài kể rõ sự việc mới có thể tìm ra manh mối. Bây giờ hạ quan đặt câu hỏi và thái sư trả lời từng điểm một.
Tô lão hồi hộp không biết họ Tiêu sẽ hỏi gì. Chàng bắt đầu:
- Thứ nhất, hạ quan xin hỏi thái sư cất kỳ trân ở đâu và lúc đó có ai chứng kiến?
Thái sư đỏ mặt đáp:
- Đêm qua, lão phu đem vào phòng ngũ nương, cắt một miếng uống rồi giấu cả hộp dưới nệm giường. Chỉ có ta và nàng ấy biết. Bỗng nhiên ta thấy buồn ngủ, liền gục xuống, đến sáng mở mắt ra mới biết mình đang nằm trong chuồng ngựa.
Chàng gật gù rồi lặng im suy nghĩ thật lâu. Đợi lão nóng ruột chàng mới hỏi với giọng châm biếm, mỉa mai:
- Té ra đêm qua ngài ngủ với một tên mã phu hôi hám?
Không chịu nổi nụ cười chế gi u trên môi chàng, lão giận giữ đáp:
- Không, ta chỉ nằm một mình.
Biết lão đã mắc bẫy, chàng tấn công thêm:
- Vậy chẳng hay đêm qua tên mã phu kia ngủ ở đâu? Có thể chính y là hung thủ, chỉ cần điều tra gã là rõ chuyện.
Thái sư bực mình trước sự võ đoán hồ đồ của chàng liền bảo:
- Tiêu hầu sai rồi, y say rượu ngủ vùi trong phòng.
- Phòng nào và ai làm chứng?
Nghe giọng chàng lạnh lùng như hỏi cung, lão điên tiết khai ra cho chàng bẻ mặt:
- Phòng tiểu thiếp của lão phu chứ phòng nào. Sáng ra, ta chạy vào thấy gã còn nằm ngủ trên giường, lục soát trên người chẳng thấy gì cả. Ta đã cho giam lại rồi.
Vân Long quay sang Triệu Hổ vòng tay nói:
- Phiền Triệu đề đốc đến phủ thái sư đem gã mã phu ấy về đây.
Họ Triệu đang cố nén cười, chỉ sợ mình không nhịn được nên lặng lẽ gật đầu bước nhanh.
Tô lão liếc nhanh thấy hoàng thượng và nương nương đang tủm tỉm cười. Bá quan ai cũng quay đầu sang hướng khác, biết ngay họ đang tưởng tượng tên mã phu nằm chung cả đêm với nàng tiểu thiếp nõn nà của lão. Họ Tô hiểu rằng mình đã se dây tự trói, làm trò cười cho mọi người. Lòng căm giận Thiên Ma Yêu Lão không để đâu cho hết được.
Chừng tàn một nén nhang, Triệu Hổ giải tên mã phu vào. Hắn thấy long nhan liền thất kinh hồn vía phục xuống lạy, luôn miệng kêu oan:
- Thánh thượng vạn tuế, xin người lấy đèn trời soi xét. Tiện dân chỉ là một tên giữ ngựa hèn mọn nhưng thật thà, trung hậu. Chẳng may đêm qua bị hồ ly đại tiên đùa giỡn, mang bỏ vào giường tiểu thiếp của thái sư lão gia. Vì say rượu, cứ tưởng ngũ nương là hồ ly nên mạo phạm đến, chứ thật lòng tiện dân không hề có tà tâm.
Thái sư không ngờ hắn khiếp sợ long oai nên không dám giấu sự thực dù sáng nay gã đã thề thốt rằng mình không hề chạm đến mỹ nhân, và ngũ nương vì sợ thái sư nên cũng chối phăng chuyện ân ái với tên mã phu.
Thái sư hổ thẹn không nói nên lời, uất khí công tâm, ngã vật xuống mê man. Tô Mỹ Nhân thất sắc gọi lớn:
- Phụ thân! Người làm sao vậy?
Hoàng thượng định gọi thái y, nhưng Tiêu hầu đã bước đến, điểm nhanh lên người lão rồi xoa bóp một hồi. Quả nhiên họ Tô hồi tỉnh, lão gạt chàng ra, phục xuống nghẹn ngào tấu:
- Khởi tấu thánh thượng, lão thần năm nay tuổi đã cao, lại gặp cảnh ngộ éo le này, không còn mặt mũi nào mà nhìn mặt long nhan và bá quan. Lão thần xin thánh thượng cho được cáo từ quan.
Minh đế không ngờ sự việc lại thuận lợi đến thế nên giả bộ bùi ngùi bảo:
- Lòng trẫm cũng không muốn rời xa khanh, nhưng chuyện đã đến nước này, trẫm chẳng dám lưu giữ nữa, đành phải chuẩn y cho lão khanh thôi.
Họ Tô vái tạ, đứng dậy lột mão thái sư và quan phục, trao cho thượng thư bộ lại là Khuất Châu. Lão lặng lẽ cáo biệt Minh Thành Tổ và quần thần rồi lui ra, lên kiệu hồi phủ.
Tô Mỹ Nhân cảm thương lão phụ, dịu dàng phán:
- Tiêu hầu! Ngươi có thể vì ta mà ra sức tìm lại Thiên Niên Hà Thủ Ô chăng? Quốc trượng đã già yếu, không có kỳ trân e chẳng thọ được bao lâu.
Vân Long tính toán rồi vòng tay đáp:
- Hạ thần xin tận lực, nhưng phải chờ một tháng sau, khi Trình phó đề đốc đã hết hạn vua ban, thần mới dám ra tay để khỏi mang tiếng tranh công.
Tô nương nương đẹp dạ:
- Ta xin cảm ơn khanh trước.
Hoàng thượng ra lệnh tha cho tên mã phu rồi truyền bãi chầu. Bá quan ra khỏi cung Thái Hòa bắt đầu cười vang, bàn tán về chuyện Tô thái sư bị tên mã phu cắm sừng.
Tối đến, Vân Long lại vào cung gặp hoàng thượng. Lần này chàng đi thẳng vào cổng chính cấm cung. Bọn thị vệ biết Tiêu hầu là sủng thần cũng thánh thượng, ngực đeo ngọc bài có thể tùy tiện ra vào nên kính cẩn nghiêng mình chào đón.
Chàng biết bọn chúng ngày đêm canh gác cửa cung, lương bỗng chẳng có bao nhiêu mà chỉ sơ xuất một chút là mất đầu. Vì vậy, chàng tươi cười hỏi:
- Có bao nhiêu anh em thị vệ canh giữ cổng này?
Tên đội trưởng vội đáp:
- Toán của tiểu nhân gồm năm mươi người.
Chàng rút ra tờ ngân phiếu hai trăm lượng, đưa cho gã rồi bảo:
- Các ngươi khổ cực vì thánh thượng, cầm lấy số bạc này chia nhau.
Trước giờ, chưa có vị đại thần nào rộng rãi như vậy, họ coi bọn thị vệ chẳng ra gì. Chỉ khi nào phụng lệnh vua theo Dương công công đến triệu kiến, mới được vài chung trà.
Tên đội trưởng cầm lấy, cảm tạ rối rít:
- Tiểu nhân tên gọi Trương Nhất, sau này Hầu gia có gì sai bảo xin cứ gọi.
Vào đến cửa thư phòng, Dương thái giám cúi mình thi lễ :
- Thánh thượng đang phê duyệt tấu chương, thỉnh hầu gia vào.
Minh Thành Tổ đang cau mày đọc tấu biểu, thấy mặt chàng, long nhan hớn hở bảo:
- Ta cho phép khanh từ nay nếu không có ai chỉ cần vái là đủ. Hãy mau lại đây giúp trẫm giải quyết vấn đề rắc rối này.
Chàng vái tạ rồi bước đến bên án thư.
Hoàng thượng chỉ xấp tấu chương rồi thở dài nói:
- Tuần phủ Quảng Tây là Hạ Hầu Tâm, trước đây có về kinh dâng kế hoạch đào một con kinh dài bốn trăm dặm xuyên qua đất Qúy Châu, nối liền Trường Giang và Tây Giang. Việc này có hai điều lợi, một là chia bớt lưu lượng nước của Trường Giang để tránh lụt lội dưới hạ lưu. Hai là dẫn nước tưới tiêu cho vùng Qúy Châu và một phần Quảng Tây. Trẫm đã chuẩn tấu, cấp ngân sách đào kinh. Nhưng mới đây, Hạ Hầu Tâm gửi sớ báo rằng kế hoạch này sẽ không triển khai được vì dân Miêu không tán thành. Miêu Cương là hiểm địa, đầy dẫy sơn lam, chướng khí, chỉ có người Miêu mới quen chịu đựng. Nếu họ chẳng chịu tham gia thì công trình ích nước lợi dân này đành phải bỏ. Khanh là người tài trí, có cao kiến gì hãy nói thử xem?
Chàng suy nghĩ rồi hỏi lại:
- Muôn tâu, chẳng hay tổng kinh phí của công trình này là bao nhiêu?
Hoàng thượng xem lại văn bản tháng trước rồi đáp:
- Bộ công đã tính toán minh bạch là sáu mươi vạn lượng vàng.
Chàng nhẩm tính xong, liền tâu rằng:
- Muôn tâu, hạ thần xin hỏi Hạ Hầu Tâm có quan hệ gì với Thượng Thư bộ công chăng?
Minh đế ngạc nhiên:
- Sao khanh biết? Hạ Hầu Tâm chính là cháu gọi Tần thượng thư bằng cậu ruột.
Vân Long nghiêm mặt thưa:
- Theo thiển ý của hạ thần, chỉ cần năm mươi vạn là đủ. Xin thánh thượng giáng chỉ, sai khâm sứ đem đồ án công trình và sáu mươi vạn lượng vàng xuống Miêu Cương giao thẳng cho Miêu chúa. Nói rõ ràng mười vạn là do thánh thượng ân tứ ban cho Miêu tộc, còn năm chục vạn là kinh phí công trình. Miêu chúa đương nhiệm là một người tài cao học rộng, lại được dân Miêu tôn sùng nên d hoàn thành đúng hạn. Bộ công sẽ cử người giám sát.
Hoàng thượng tỏ vẻ băn khoăn:
- Nhưng lũ họ nhận vàng mà không làm được thì sao? Triều đình từ lâu vẫn né tránh đụng chạm với Miêu tộc.
Chàng thản nhiên cười bảo:
- Thánh thượng yên tâm, Miêu chúa không để con rể mình chịu chết chém đâu. Thần sẽ viết một phong thư cho nhạc phụ đại nhân.
Minh đế kinh ngạc nhưng vô cùng hoan hỉ:
- Thì ra khanh là phò mã đất Miêu Cương đấy ư? Vậy thì trẫm còn gì phải lo nữa.
Sau này Minh Thành Tổ mới biết Tiêu hầu tính toán chẳng sai. Dân Miêu được Độc Thánh phân tích lợi hại, tích cực tham gia đào kinh, chỉ trong tám tháng đã hoàn thành, sớm hơn thời hạn ấn định bốn tháng.
Tổng chi phí là bốn mươi tám vạn lượng, dù Miêu chúa đã trả công cho mỗi người rất cao. Hoàng thượng liền cách chức tuần phủ Quảng Tây và khiển trách, giáng bổng lộc của công bộ thượng thư.
Nhưng bá quan đều không biết ý kiến này là do Tiêu hầu đề xuất, chỉ hết lòng tán tụng thánh thượng anh minh.
Chương trước | Chương sau