Thành Hàm Dương.
Sự sung túc của Hàm Dương được biểu lộ qua những dãy nhà san sát với những mái vòm cong vút. Hàm Dương đúng là chốn hội tụ của những thương nhân nên nó vừa sầm uất vừa huyên náo. Đã nơi chốn sầm uất thì lại không thiếu khách vãng lai.
Cổng thành Hàm Dương lúc nào cũng có kẻ người vào thật tấp nập. Mọi người tìm đến Hàm Dương để cần một cơ hội phát tài.
Nếu so với Dương Châu thì Hàm Dương không có phong cảnh hữu tình, nhưng sự sầm uất trù phú thì Dương Châu có lẽ chẳng thể nào sánh bằng Hàm Dương. Có một nơi ở Hàm Dương mà mọi người đều muốn đến đó chính là tòa Kim Lăng.
bạn đang xem “Bách Thủ Thư Sinh - Ngọa Long Sinh” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Tòa Kim Lăng được dựng lên bang những khối đá hoa cương khổng lồ, vô cùng kiên cố, tọa lạc giữa một khu rừng tòng bát ngát. Chỉ có một con đường duy nhất dẫn đến Kim Lăng, hai bên là những hàng tùng cao vút, trông tợ những ngọn giáo muốn đâm thủng cả trời xanh. Con đường được trải sỏi nhưng chẳng khi nào được khách thập phương dẫn bước đi qua ngoại trừ ngày Tết Đoan Ngọ.
Đã đến ngày đoan ngọ, Hàm Dương tấp nập hẳn lên. Phàm mọi năm đúng ngày này thì Hàm Dương đã tấp nập, nhưng năm nay xem chừng cả trấn Hàm Dương huyên náo hẳn lên với không khí náo nức chờ đợi ngày đoan ngọ đến. Tất cả mọi khách điếm trong Hàm Dương đều chật ních khách phương xa. Nhưng người đến Hàm Dương nhiều nhất không phải là những thương nhân mà lại là những người thuộc giới võ lâm.
Họ đến với nỗi háo hức.
Ngay cả Cái bang, mặc dù đang trong thời kỳ các bang chúng phải thọ tang Bang chủ nhưng cũng kéo về Hàm Dương. Họ dựng cả lều trại ngay bên ngoài trấn Hàm Dương, cứ như chuẩn bị một cuộc đại hội bầu chọn Bang chủ.
Năm vị trưởng lão chấp pháp Cái bang là :
Trương Phụ, Giãn Bá Cương, Huỳnh Càn, Cửu Thiên Nhậm và Lạc Dương lúc nào cũng có mặt tại gian trong lầu.
Chính sự xuất hiện của các bang chúng Cái bang mà người ta phải bên tưởng đến một cuộc biến động võ lâm. Nếu Cái bang đã có mặt ở Hàm Dương thì những môn phái khác cũng chẳng thể nào thiếu được. Sự xuất hiện của các môn phái võ lâm buộc người dân Hàm Dương phải hỏi, vì nguyên cớ nào mà người võ lâm lại tụ hội về Hàm Dương Hắn là phải có một nguyên do gì đó.
Bá tánh Hàm Dương đâu biết được võ lâm đang sôi sục bởi Thập nhị thần châu.
Mười hai viên Thần châu trong truyền thuyết có thể tạo ra một con người bất tử. Chính vì mười hai hạt Thần châu mà người của võ lâm đã kéo về Hàm Dương.
Nếu ở khu lều trại của Cái bang tấp nập với những gã bang chúng thám tử ra vào ngược xuôi thì bên khu lều trại của Tụ Hiền trang chủ càng tấp nập hơn nữa. Có lẽ nói tất cả những cao thủ võ lâm thường ngày là thượng khách của Tụ Hiền trang đều đã có mặt ở đây Trong đó có cả những người đã gác kiếm Qui ẩn khỏi võ lâm giang hồ.
Nếu tất cả mọi người thuộc giới võ lâm đều háo hức chờ đợi đến thời khắc ghi trong truyền thuyết mới đến Kim Lăng để được chứng kiến sự hội nhập của Thập nhị thần châu, thì có một người rất bàng quan ung dung, tự tại. Người đó chính là Lâm Qui. Trong bộ cánh thanh y nho nhã, y rảo bước thăm thú vui của đất Hàm Dương. Tất nhiên, Lâm Qui biết chỗ vào hắn sẽ đến mà không phải đắn đo suy nghĩ gì.
Cầm theo chiếc quạt bằng gỗ trầm hương, Lâm Qui rảo bước đến thẳng tòa kỹ lâu Dạ Nguyệt Mộng. Y không vội và bước vào kỹ lâu, mà đứng ngay dưới các bậc tam cấp, phe phẩy quạt với vẻ rất nhàn nhã ung dung như thể đang chờ người nào đó.
Từ trong Dạ Nguyệt Mộng, Hà Cẩm Tú cùng hai ả a hoàn bước ra. Hà Cẩm Tú nhún nhường xá Lâm Qui :
- Mời công tử vào trong.
Lâm Qui nhìn nàng bằng ánh mắt háo hức như thể muốn lột trần nàng ra. Chạm vào ánh mắt của Lâm Qui, Cẩm Tú phải cau mày.
Gã giả lả cười rồi nói :
- Cô nương hẳn biết Lâm thiếu gia đến đây để tìm ai?
Cẩm Tú cất tiếng nhu hòa đáp lời gã :
- Cung chủ đang ở bên trong, mời công tử vào.
Phủi hai ống tay áo như thể có lớp bụi dính vào, nhưng thật ra đó chì là động tác thừa của Lâm Qui, bới bộ cánh của gã chẳng hề dính một hạt bụi nào nếu không muốn nói là cực mới và lại phẳng phiu nữa. Hắn khẽ lắc đầu.
- Có thế chứ.
Lâm Qui chấp tay sau lưng làm dáng một bậc công tử phong lưu nho nhã rồi mới theo bước Hà Cẩm Tú vào trong Dạ Mộng Tình kỹ lâu Cẩm Tú đưa chứng y lên gian biệt phòng của Diệp Tình.
Cẩm Tú vừa đẩy cửa gian biệt phòng đó thì mũi của Lâm Qui đã ngập mùi xạ hương quyến rũ. Chỉ mới ngửi mùi xạ hương kia thôi mà lòng dạ gã đã rạo rực xuân tình.
Gã toan bước vào phòng thì Cẩm Tú cản lại :
- Lâm công tử chờ Cẩm Tú một chút.
Đôi chân mày của Họ Lâm nhíu lại :
- Tại sao Lâm thiếu gia phải chờ nàng chứ?
- Cẩm Tú phải vào tham kiến Cung chủ.
Lâm Qui khoát tay :
- Không cần... không cần... Tự khắc Cung chủ của nàng sẽ tiếp Lâm thiếu gia thôi. Lâm thiếu gia và Cung chủ của nàng thì đâu còn xa lạ gì nữa.
Gã cười khẩy một tiếng, rồi đẩy Cẩm Tú qua bên tự bước vào biệt phòng của Diệp Tình. Y toan tiến vế phía chiếc tràng kỷ phủ rèm lụa mỏng thì tấm rèm đó vén lên.
Diệp Tình ngồi trước giá kiệm quay lưng lại Lâm Qui. Nàng khe khẽ nói.
- Chưa có sự đồng ý của ta sao Lâm công tử lại tự tiện bước vào phòng của bổn cung?
Lâm Qui phấn khích nói :
- Diệp Tình... Ta nhớ nàng.. Ta nhớ nàng lắm.
Diệp Tình buông một câu bằng chất giọng thật nhạt nhẽo :
- Nhớ là chuyện của người. Nhưng với bổn cung thì khác. Bất cứ một người nào nếu chưa thỉnh ý bổn cung thì người đó tự tìm đến cái chết đó.
Diệp Tình từ từ đặt tay lên đốc kiếm :
- Lâm công tử sẽ chết...
Lâm Qui chau mày. Khi thấy tay nàng đặt vào đốc kiếm, gã bỗng hồi hộp hẳn lên.
Sự hồi hộp đó thôi thúc buộc y phải lên tiếng :
- Diệp Tình. Ta có chuyện rất hệ trọng muốn nói với nàng đây. Nếu nàng nghe chuyện này hẳn không thể nào tin được. Ngay ta cũng không tin nữa đó.
Gã vừa nói vừa lấy miếng ngọc phù của Cửu Thiên Tuế Tiểu Thuận :
- Nàng nhìn lại xem, trên tay ta là thứ gì?
Diệp Tình từ từ quay lại.
Lâm Qui muốn ngộp thở bởi sự khêu gợi của Diệp Tình. Bộ cánh bạch y bằng lụa mỏng của nàng mở toát phần trên để phơi đôi nhủ hoa ngồn ngộn chất nhựa tình mà gã đã từng nằm mơ hàng đêm.
Diệp Tình định nhãn vào miếng ngọc bội trên tay Lâm Qui Bộ mặt lạnh lùng của nàng thoạt thay đổi ngay bằng những nét thùy mị và chào mời.
Diệp Tình khẽ gật đầu.
Hà Cẩm Tú liền đóng sập cửa lại. Diệp Tình thả chân xuống sàn gạch di dời gót sen uyển chuyển. Dáng đi của nàng tợ cành liễu buồng cành đong đưa theo gió thu, tiến thẳng đến trước mặt Lâm Qui. Nàng dừng bước khi cách gã chừng nửa giang tay. Bây giờ thì Lâm Qui đã có thể thâu tóm mọi đường cong của cơ thể Diệp Tình vào mắt mình. Gã vừa gặp Diệp Tình đã rạo rực, giờ càng rạo rực hơn.
Y đặt tay lên vai Diệp Tình :
- Tại sao nàng lại muốn giết ta?
Nụ cười tình duyên dáng hiện lên hai cánh môi mọng đỏ của Diệp Tình. Nàng nhìn gã hỏi ngược lại :
- Thế chàng có tin thiếp sẽ giết chàng không?
Lâm Qui lưỡng lự một lúc rồi lắc đầu :
- Không.
- Thiếp có thể giết chàng đó... Giết bằng cách khác.
- Nàng giết ta không phải bằng kiếm, bằng đao và bằng chưởng công hay độc công chứ?
- Không.. Thiếp sao nỡ giết chàng bằng những thứ đó.
- Thế nàng sẽ lấy mạng ta bằng gì nào?
Diệp Tình thoạt quay lưng lại Lâm Qui, càng từ tốn nói :
- Thiếp sẽ giết chàng bằng chính nhan sắc của thiếp.
Lâm Qui nghe Diệp Tình thốt ra câu này ngửa mặt cười khanh khách. Gã vừa cười vừa nói :
- Nàng không nói ra thì Lâm công tử cũng sẽ biết ngay nàng sẽ giết ta bằng nhan sắc diễm trần của nàng.
Y bá lấy cổ Diệp Tình, ghé miệng vào tai nàng thủ thỉ :
- Diệp Tinh. Thật ra Lâm Qui đã chết từ lần trước. Lần mà ta ân ái với nàng... Ta làm sao quên được những khoảnh khắc ái ân đó. Nó đã biến ta thành gã nô tình của nàng. Lâm Qui đã chết rồi, cần gì nàng phải giết ta nữa...
Hắn nói dứt câu châu hai cánh môi dày áp vào gáy Mộng Diệp Tình. Lâm Qui vừa hôn Diệp Tình vừa từ từ ra hai bàn tay dọc theo hai bên hông nàng.
Diệp Tình mặc nhiên với hành động của Lâm Qui, mặc cho gã được tận hưởng những khoảng khắc sùng bái tấm thân kiều diềm của nàng. Vòng tay Lâm Qui chợt ôm thịt lấy chiếc tiểu yêu của Diệp Tình, thì nàng mới gỡ ra.
Diệp Tình quay lại đối mặt với Lâm Qui :
- Chàng tìm đến dây vì thiếp?
- Đúng... Ta tìm đến Mộng Dạ Nguyệt chỉ vì nàng mà thôi. Nếu kỹ lầu Dạ Nguyệt Mộng không có Cung chủ Hương cung thì Lâm thiếu gia chẳng màng đến làm gì.
Diệp Tình vòng tay qua cổ Lâm Qui :
- Thế chàng mang đến cho thiếp những gì nào?
- Rất nhiều thứ, mà nàng không thể nào tin được.
- Chàng không nói ra, thiếp cũng biết. Chàng mang đến cho Cung chủ Hương cung cái họa sát nhân Long Cơ bà bà.
Diệp Tình thốt dứt câu quay lại tràng kỷ ngồi. Lâm Qui bối rối theo nàng. Y quì xuống dưới chân Diệp Tình ngập ngừng nói :
- Diệp Tình... Lâm Qui sát tử Long Cơ bà bà cũng vì bắt buộc thôi.
Diệp Tình nâng cằm Lâm Qui :
- Trước đây chàng đã nói sẽ làm tất cả mọi việc theo ý của Diệp Tình. Thế sao giết Long Cơ bà bà chàng lại không hỏi qua Diệp Tình?
Mặt Lâm Qui nhăn nhó :
- Diệp Tình... Chẳng đã nàng muốn ta phải sống với con mụ già thối tha ấy à? Mụ chết cũng đáng đời lắm. Nàng có biết sao không?
Diệp Tình vuốt búi tóc của Lâm Qui :
- Diệp Tình biết chàng rất đau khổ khi phải cận kề với mụ già đó nhưng đó không phải là lý do để chàng sát tử lão thái quân.
- Ấy. Ta có lý do khó xử của ta.
- Lý do gì?
Lâm Qui nhăn nhó gục mặt xuống chân Diệp Tình thổn thức nói :
- Nàng không biết đâu. Sau khi mụ bị đứt tay bởi đao pháp của Kinh Vô Thường thì mụ chỉ muốn Lâm huynh của nàng cùng chết theo mụ thôi.
Chương trước | Chương sau