- Đại ca, Lý đô đốc! Thế bắt buộc chúng phải đuổi theo để cứu người. Chúng ta chờ dịp nhảy xuống nước, rồi bơi vào bờ thoát thân.
bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Hai người gật đầu, cùng chạy lại mạn thuyền bên phải, giả xem trò náo nhiệt.
Bốn con thuyền đánh cá còn lại dàn hàng dọc chạy song song bên hông thuyền đinh. Cả bốn con thuyền đều vang lên tiếng âm nhạc hòa tấu rất êm tai.
Ngô Giới kinh ngạc vô cùng, khi thấy bốn cô gái, điều khiển cho thuyền chạy theo thuyền mình, mà tay vẫn đánh đàn bầu. Y hỏi Long-Xưởng :
- Vương gia ! Vương gia có biết tại sao, cả bốn cô chỉ đánh có một loại đàn, mà lại có tiếng trống, tiếng phách, tiếng tiêu hòa tấu rất nhịp nhàng thế kia không?
Khi biến cố mới xẩy ra Long-Xưởng nghĩ thầm :
- Năm cô gái, không phải là thuyền chài bình thường, mà là người trong võ lâm dàn ra cảnh này để trêu bọn Ngô Giới, hầu cứu mình đây. Nhị đệ thông minh hơn mình nhiều, ngay từ đầu, y đã biết liền, nên dặn mình với Nhất-Liễu nhảy xuống sông tẩu thoát.
Bây giờ nghe Ngô Giới hỏi, Long-Xưởng chỉ xuống ba chiếc thuyền :
- Đạo sư ngạc nhiên ư ? Kìa đạo sư thử nhìn lên chóp cột buồm xem, có phải ở đó người ta đã gắn vào bẩy ống tiêu không ? Mũi ba chiếc thuyền đều hơi bằng, ở giữa khoét một lỗ, bịt da, sóng vỗ vào thành tiếng trống. Còn chân ba thiếu nữ đạp vào cái cần. Cái cần đánh xuống cái phách thành tiếng phách. Có điều, năm cô phải điều khiển sao cho thuyền quay phải, quay trái để gió hắt vào làm cho tiêu, sóng vỗ vào đầu thuyền... thành tiếng tiêu, tiếng trống hợp với tiếng phách, tiếng đàn mới là điều đáng phục..
Trong khi hai người đối đáp nhau thì con thuyền đinh vùn vụt đuổi theo con thuyền của cô gái áo trắng. Dường như cô gái cố ý trêu chọc, nên khi thuyền đinh chạy nhanh, cô cũng điều khiển cho thuyền đi nhanh. Khi thuyền đinh chạy chậm, cô lại ghì cánh buồm cho thuyền chạy chậm. Bên hông phải thuyền đinh, bốn chiếc thuyền của bốn cô gái áo vàng, đen, xanh, hồng vẫn chạy song song. Nhưng thuyền cô gái áo vàng thì cách xa thuyền đinh đến mười trượng.
Lưu Kỳ bảo ba đạo sĩ Bắc, Đông, Nam-nhạc:
- Bốn con nhỏ này với con nhỏ áo trắng chắc cùng bọn. Vậy ba sư đệ thình lình nhảy xuống bắt sống chúng. Trong khi nhảy xuống, tay rút kiếm sẵn. Hễ thấy chúng tung lưới thì dùng kiếm lia đứt lưới.
Ba đạo sĩ rút kiếm, rồi tung mình nhảy xuống. Ba cô gái đang tấu nhạc, thấy ba người nhảy xuống thì co chân lại một cái. Ba con thuyền vọt ra xa, thành ra ba đạo sĩ Hoa-sơn rơi tòm xuống sông. Ba người vội dắt kiếm vào hông, bơi lóp ngóp. Nhanh như chớp, ba thiếu nữ cùng nhỏm dậy, tung ba cái lưới chụp lấy ba người. Cả ba cô chỉ sẽ giật tay một cái, ba đạo sĩ Hoa-sơn lại rơi vào giữa lòng thuyền, nằm bất động.
Ba cô gái cùng hướng lên thuyền đinh mà cười :
- Lại bắt được ba con cá nữa.
Ngô Giới kinh hãi quát lên :
- Trời ơi ! Võ công để đâu, mà chịu cho lưới chụp lên mỉnh như chụp con thỏ vậy ? Đem cung tên ra.
Cô gái áo vàng lái thuyền lại gần thuyền đinh, chỉ vào Long-Xưởng, Thủ-Huy, Nhất-Liễu:
- Ba con cá kia, có dám nhảy xuống đây không? Bản cô nương chỉ tung lưới là bắt gọn, mang về làm thịt bán.
Cô dứt lời thì Thủ-Huy ôm Long-Xưởng, cùng Nhất-Liễu tung mình nhảy xuống. Ba người đáp nhẹ nhàng vào giữa thuyền. Bốn thiếu nữ cùng reo lên. Cô áo vàng chỉ vào Long-Xưởng:
- Ôi ! Có con rồng vàng nhảy vào thuyền tôi.
Cô lại tát yêu Thủ-Huy rồi cười :
- Có con chó con dễ thương đáo để... nó nhảy vào thuyền chị.
Cô chỉ vào Nhất-Liễu :
- Lại có cả con cá voi nhảy theo con rồng.
Bốn cô cùng giật dây buồm, bốn con thuyền vọt về trước như tên bắn. Phút chốc thuyền các cô đã đuổi kịp thuyền cô gái áo trắng, nhưng cách xa thuyền Ngô Giới ba tầm tên. Kỳ diệu là trong khi bốn cô nói, giật dây buồm, tung lưới, mà tiếng đàn, tiếng trống vẫn không bị loạn nhịp.
Thế là năm con thuyền của năm cô gái dàn hàng ngang phăng phăng vọt sóng phía trước. Phía sau, bọn Ngô-Giới hò hét thuyền phu chèo thực gấp đuổi theo. Tiếng đàn, tiếng trống, tiếng phách, tiếng tiêu vọng lại điệu nhạc khoan thai như mây trôi, êm đềm như tiếng suối chảy đêm khuya.
Khi đến ngã ba một nhánh sông nhỏ. Năm con thuyền con dàn hàng một quẹo vào. Lưu Kỳ ra lệnh cho tài công cứ đuổi theo. Càng vào trong, sông càng hẹp. Đuổi khoảng hơn giờ, thì con sông nhỏ vòng sang trái. Lưu Kỳ thấy thuyền mình gần bắt kịp năm con thuyền nhỏ, y càng thúc thuyền phu chèo cho mau. Thình lình con thuyền rung động mạnh, rồi mắc kẹt không nhúc nhích nữa. Trong khi đó năm thuyền nhỏ mất hút vào cuối giòng. Chỉ còn tiếng trống, tiếng đàn, tiếng tiêu dìu dặt vọng lại.
Ngô Giới kinh hoàng hỏi Lưu Kỳ:
- Sư đệ! Làm sao bây giờ? Chúng ta bị mắc mưu rồi. Bốn sư đệ của chúng ta, bản lĩnh biết là dường nào, mà bị bắt như bốn con thỏ. Thuyền bị kẹt không đi được nữa. Khổ một điều, ta không biết đối thủ là ai? Chúng đưa ta vào đây làm gì?
Lưu Kỳ cũng luống cuống ra mặt:
- Ví dù thuyền ta không mắc cạn, thì cũng không quay mũi trở lại được, con lạch này hẹp quá, mà thuyền ta thì lại dài.
- Nhất định bọn này có liên quan tới thằng bé Thủ-Huy.
Ngô Giới thêm: Nếu chúng là người của lão Nhất-Liễu, hay gã Long-Xưởng, thì chúng đã dàn cả hạm đội bao vây ta. Chỉ còn thằng bé Thủ-Huy là đáng nghi mà thôi.
Một đệ tử nói:
- Sư phụ! Đệ tử thấy cô gái áo vàng tát yêu Thủ-Huy, rồi gọi nó là con chó dễ thương, và xưng chị. Như vậy có thể thị là sư tỷ, chị gái, của nó.
Lưu Kỳ cau mày:
- Chúng ta đón đường bắt Long-Xưởng, trời không biết, đất không hay, làm sao nó có thể thông báo cho người thân, để dàn bốn cô gái, rồi đưa chúng ta tới hoàn cảnh này?
Vốn thông minh tuyệt đỉnh, lại kinh lịch giang hồ, Ngô Giới an ủi mọi người:
- Khi chúng bầy mưu đưa chúng ta vào đây, ắt chúng có chủ trương. Khi có chủ trương, thì trước sau gì chúng cũng trở lại. Ta phải chuẩn bị đối phó với chúng.
Ngô Giới phóng mắt nhìn lên hai bên bờ, đây là khu rừng hoang, cây mọc chằng chịt, xanh rì. Đâu đó vang lên tiếng ve não nuột. Thấp thoáng phía bờ Nam, có một ngôi miếu, hay đền gì đó ẩn hiện trong rừng cây.
Nhưng, chờ hơn giờ cũng không thấy biến cố gì lạ, trong khi giòng sông mỗi lúc một cạn, lòng chỉ còn chút ít nước chảy mà thôi. Chiếc thuyền nằm giữa lòng con sông, mà như nằm trên bãi đất vậy.
Đâu đó có tiếng tiêu réo rắt vọng lại, rồi hai đứa mục đồng cỡi trâu lững thững tiến tới bờ sông. Đó là một đứa con trai, một đứa con gái, tuổi khoảng mười ba, mười bốn. Đứa con trai, mặt mũi coi rất khôi ngô; đứa con gái, rất xinh đẹp.
Hai trẻ mục đồng đã trông thấy con thuyền. Chúng ngừng thổi tiêu, ra roi cho trâu chạy lại bờ sông. Đứa con gái tỏ ra kinh ngạc:
- Chà sao lại có chiếc thuyền lớn đến thế kia?
- Chắc là thuyền buôn. Tại sao thuyền buôn lại vào con sông nhỏ này nhỉ?
Lưu Kỳ hỏi hai trẻ chăn trâu:
- Các cháu có biết khi nào nước lại lên không?
Đứa con trai lắc đầu:
- Các ông là ai? Các ông nói tiếng Viêt lơ lớ thì các ông là thuyền của bọn cướp Tầu-phù Xạ-phang, hay thuyền buôn Tầu-ô?
- Không, chúng ta không phải cướp đâu. Chúng ta là thuyền buôn, bị lạc vào đây.
Đứa con gái chỉ vào cái miếu thờ gần đó:
- Ông nói điêu rồi. Tôi thấy ông mặc quần áo giống hình bốn ông tướng cướp phù thủy thờ trong miếu kia, thì chắc ông cũng là phù thủy ăn cướp.
Nghe đứa con gái nói, Ngô Giới trấn động toàn thân :
- Sư đệ, chúng ta mất biết bao công lao để dò la tung tích miếu thờ bốn vị tổ sư, mà không thấy. Biết đâu cái miếu kia chẳng là chỗ đó ?
Lưu Kỳ không trả lời sư huynh. Y làm bộ kinh ngạc hỏi hai trẻ :
- Trong miếu kia thờ bốn người nào? Tên họ là gì?
Đứa con gái lắc đầu:
- Tôi không biết. Bà nội tôi kể rằng: Tám mươi năm trước, bọn Tầu sang cướp nước tôi, chúng bị giết đến mấy chục vạn. Vua nước tôi sai tướng đi đánh, bắt sống nhiều lắm. Về sau, họ được thả về nước. Duy có sáu người bị giữ lại ở làng này. Hai người làm thầy lang, chuyên trị độc như rắn cắn, ong đốt, bong gân, gẫy xương.
Nghe đứa trẻ nói, Ngô Giới run lên :
- Đúng rồi ! Hai người làm thầy lang chữa độc chắc là Trường-bạch song hùng rồi. Vì phái Trường-bạch chuyên về độc công, thì họ chữa độc rất giỏi là lẽ thường.
- Thế còn bốn người nữa. Họ làm nghề gì ?
Ngô Giới hỏi :
- Họ có lấy vợ không ?
- Bốn người làm thầy phù thủy, bắt ma, trừ tà hay lắm. Họ không lấy vợ. Về già họ chết, dân làng nhớ ơn, chôn họ, lại làm miếu thờ nữa. Trước kia có hai miếu. Một miếu ở bên này sông, một miếu ở bên kia sông. Nay chỉ còn miếu bên này thôi. Miếu bên kia phá đi rồi.
- Tại sao miếu lại bị phá?
Đứa con trai kể:
- Trong hai ông lang, thì một ông lấy vợ làng tôi, có con. Hồi hơn hai chục năm trước, vợ với con ông í cải mả, đem xương hai ông í về Tầu. Nên miếu bị phá đi. Bây giờ chỉ còn cái miếu thờ bốn ông phù thủy thôi.
Nghe đứa con gái kể, Ngô Giới muốn đứng tim. Y thở hổn hển, nói nhỏ với Lưu Kỳ:
- Đúng rồi, miếu này là nơi thờ bốn vị tổ sư đấy. Còn miếu bị phá là nơi thờ Trường-bạch song hùng. Không sai đâu ! Chúng ta có nên lội bùn xuống quan sát chăng?
- Sư huynh! Không vội. Mục đích của chúng ta là đi tìm lại di hài bốn tổ thì ít, mà tìm Vô-Trung võ kinh thì nhiều. Hãy đợi thoát khỏi kẹt thuyền đã, rồi chúng ta âm thầm trở lại sau. Nếu như nay ta xuống, lỡ ra bị lộ tông tích, thì nguy lắm, vì tổng đàn phái Đông-A không xa chỗ này làm bao.
Ngô Giới công nhận lý luận của Lưu Kỳ:
- Sư đệ minh mẫn hơn ta nhiều.
Y hỏi hai trẻ mục đồng:
- Này các cháu, bao giờ thì nước lên? Trước nay, đã có thuyền nào bị mắc kẹt như thế này chưa?
Đứa con trai trả lời:
- Trước các ông đã có nhiều thuyền buôn mắc cạn rồi. Cháu biết rõ khi nào nước lên, cháu mách cho họ. Lại giúp họ đem thuyền ra khỏi con sông nhỏ này nữa.
Thấy nó đổi cách xưng hô, trước xưng là tôi, bây giờ lại xưng là cháu. Ngô Giới cũng ngọt ngào :
- Cháu nói lạ, khi nước lên, thì thuyền hết mắc cạn, tự nhiên họ rời đây dễ dàng, chứ việc gì phải nhờ các cháu giúp?
Đứa con gái cười rất tươi:
- Ông nói! Khi nước lên, thuyền hết mắc cạn, nhưng làm sao cho thuyền lùi ra sông cái ? Khúc sông này hẹp quá làm sao ông chèo được? Chèo vướng vào những cụm đài bi lớn thế kia, thì sao thuyền nhúc nhích? Vả ông chèo ngược thì thuyền lùi, nhưng bánh lái ở trước thì làm sao mà lái? Vì vậy phải nhờ chúng cháu giúpï.
- Ừ nhỉ!
Ngô Giới tiếp:
- Ta thua các cháu. Này, các cháu. Các cháu giúp chúng ta lui ra khỏi đây bằng cách nào?
- Dùng trâu kéo.
Đứa con trai giảng: Như thuyền của ông phải dùng tới tám con trâu, mỗi bờ bốn con mới kéo nổi.
Lưu Kỳ nóng nảy:
- Cháu nói cho chúng ta biết khi nào nước lên đi! Cháu có thể cho ta mượn trâu không?
- Ông nói dễ nghe nhỉ? Ông muốn cháu chỉ dẫn , rồi cho mượn trâu, ông phải trả tiền. Không thì thôi.
Nói dứt, nó cùng đứa con gái đưa tiêu lên miệng thổi, rồi thúc chân vào bụng trâu rời bờ sông.
Chương trước | Chương sau