- Có biệt ly tình nào sảng khoái cho con người đâu? Đừng buồn đau, hiền đệ! Tình ly biệt càng thâm, hương rượu trùng phùng càng nồng con người ta ly biệt để tạo cái trùng phùng, nếu chẳng muốn hưởng trùng phùng thì chẳng có ai bày trò biệt ly làm chi!
bạn đang xem “Ân thù kiếm lục - Cổ Long” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Chợt Ngưu Thiết Oa bật cười, cười vang dội.
Phương Bửu Nhi lấy làm lạ:
- Ngươi cười chi? Ta chỉ tưởng ngươi nên khóc chứ, khóc được cái cay nồng của ly biệt mới vơi đi, tại sao ngươi cười? Cười chua chát để tăng cường cái thấm thía của sự chia tay?
Ngưu Thiết Oa dịu tiếng cười, hì hì thốt:
- Chung quy rồi, nàng cũng lưu ý đến tiểu đệ! Lúc tiểu đệ lên thuyền, nàng lén nhìn theo, tiểu đệ thấy rõ ánh thu ba chớp chớp của nàng. Đại ca ơi! Chỉ một ánh mắt đó thôi, cũng đủ đưa tiểu đệ lên tận chín từng mây, tiểu đệ thấy nàng ngồi trong áng mây kia, nàng đang vẫy tay chào tạm biệt!....
Gã ngẩng mặt nhìn lên như thực sự có Khương Phong trong áng mây hồng...
Bỗng, Châu Phương lôi cả hai trở lại thực tế:
- Hai ngươi nên nhớ, lần xuất hành nầy, các ngươi nên cẩn thận cho lắm, ta nói thế để cho các ngươi hiểu rằng, phải nhìn nhiều, giữ ít nói, nhìn càng nhiều càng hay, nói càng ít càng có lợi. Nhưng, chẳng phải nhìn thẳng, nhìn sững, mà chỉ nên nhìn bằng ý để tìm tòi quan sát, để tránh bớt nghi ngờ.
Phương Bửu Nhi mỉm cười:
- Tự nhiên rồi! Có mắt phải nhìn, có ý phải dè dặt, nhìn lúc không ai lưu ý, khi bị phát hiện rồi phải chuyển hướng ánh mắt chứ!
Châu Phương gật đầu:
- Trời sanh đôi mắt để nhìn, nhưng muốn xử dụng đôi mắt cũng phải biết qua phương pháp. Đừng tưởng, có cái gì sẵn là cứ hưởng dụng bừa bãi, chỉ chuốc lấy phiền lụy, chứ chẳng thu thập được lợi gì đâu!
Cũng như lời nói phải thì hưng gia, thịnh quốc, nói quấy thì chủng diệt, tộc vong.
Rồi lão hỏi:
- Giòng nước chảy kia, ngươi có trông thấy chăng?
Phương Bửu Nhi gật đầu:
- Có chứ, nó sờ sờ trước mắt, tôi có đui mù đâu mà chẳng thấy?
Châu Phương cười nhẹ:
- Ngươi thấy nước chảy, nhưng trong giòng nước chảy có triết lý gì, có diệu thú gì? Nó biểu tượng cho cái gì, có thức ngộ chúng ta như thế nào?
Phương Bửu Nhi sững sờ, ấp úng:
- Nó... nó...
Châu Phương cười nhẹ:
- Thời gian trôi qua, đời người trôi qua, có khác nào giòng nước trôi qua? Ngươi nhìn thời gian trôi, nhìn giòng đời trôi cũng như nhìn giòng nước trôi, nhìn nhưng chẳng thấy chi hết. Ngươi chỉ thấy cái chất di động, nhưng nào thấy được nguyên lý của sự di động đó? Cho nên nhìn không thấy là vậy! Ngươi nhìn bằng phàm nhãn, ngươi chưa có tâm nhãn, trí nhãn, nếu nói xa hơn ta có thể dùng hai tiếng tuệ nhãn!
Nhưng dùng hai tiếng nầy, thì ta lại rơi vào cửa phật mất rồi, mà ta thì chưa thấy mình có cái hứng nâu sồng!
Phương Bửu Nhi ạ lên một tiếng:
- Lão gia luận chí lý!
Châu Phương buông gọn:
- Nhìn giòng nước chảy đi, nhìn trong ba khắc. Thấy được gì, cho ta biết. Có thắc mắc gì, cứ nêu với ta.
Phương Bửu Nhi gật đầu:
- Tôi sẽ nhìn!
Hắn quay mặt hướng về dòng sông dài, dòng sông chảy về vô tận, nước chảy xuôi, chảy mãi không ngừng, nước rẽ hai bên mạn thuyền, kêu róc rách nổi bọt trắng.
Ba khắc thời gian trôi qua, con thuyền quái dị cũng trôi đi đoạn sông đã vượt được mấy dặm dài.
Châu Phương cất tiếng:
- Ta đã hỏi ngươi về cái ảo diệu của giòng nước chảy, ngươi tìm được giải đáp chưa?
Phương Bửu Nhi thở dài, tiếng thở của hắn dài như bằng dòng sông, hắn thở mấy hơi, từ từ đáp:
- Trước kia nước chảy đối với tôi chỉ là nước chảy, chảy để đưa thuyền xuôi, chảy để đưa lục bình, phù sa về một nơi nào đó, nước chảy có gì lạ, đáng chuyên tâm để ngiên cứu? Nhưng giờ đây, thì khác hẳn.
Nước chảy đối với tao nhân mặc khách là nguồn thơ lai láng, là tứ thơ cuồn cuộn, nước chảy là một áng văn chương lưu loát. Đối với nhã sĩ, nước chảy là một khúc nhạc êm đềm, một khúc nhạc thanh tao, không đượm vẻ ô tục, vẩn bợn, một khúc nhạc lọc kỹ càng, không ngập ngừng gượng ép gò bó, không sống sượng, trái lại một khúc nhạc thao thao...
Châu Phương mỉm cười:
- Ngươi nhìn giòng nước với con mắt văn nhân, nhã sĩ, giả sử ngươi là con nhà võ, thì ngươi sẽ thấy giòng nước chảy bon bon kia, là giòng vũ học liên miên, bất đoạn. Nước chảy càng xa đường, vũ học càng tiến dài, xa vô cùng dài vô tận, giòng nước càng chảy mau, càng chặc chẻ, vũ học càng luyện tập càng kín đáo vững vàng. Ngươi có ý thức được điều ta vừa nói chăng?
Phương Bửu Nhi sáng mắt lên:
- Phải! Đúng vậy tiền bối! Giòng nước kia, bao hàm cái triết lý vô thượng của vũ học, chúng ta nhìn những đợt sóng nhấp nhô kia, thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nhìn kỹ thì mỗi đợt sóng có hình thức riêng biệt của nó, những đợt sóng luôn luôn biến hóa, ảo diệu không cùng!
Vừa ảo diệu vừa phức tạp đến độ mỗi đợt sóng biến hóa ra không còn là hình thức trước nữa. Giòng nước đó là vũ học của người áo trắng, là kiếm thuật của y, mà những đợt sóng kia là những chiêu thức kỳ bí ảo diệu của y, chiêu kiếm đưa ra mừng tượng nhau như những đợt sóng, nhưng biến hóa phi phàm, nhìn cái biến hóa không ai còn ghi nhận được cái hình thức đầu tiên rõ rệt, và bằng vào biến hóa hiện tại không ai tưởng được cái biến hóa tương lai liên miên bất tuyệt, dị đồng, mãi mãi dị đồng...
Hắn càng nói, càng thấy hứng thú mà nói, như không bao giờ nói được hết ý. Hắn hứng thú đến độ mở rộng đôi mắt sáng ngời mà nói, thần thái cũng rạng rỡ như đóa hoa đang nở khoe màu.
Châu Phương hài lòng vô tưởng, luôn luôn gật đầu, luôn luôn vuốt râu, rồi lão lại hỏi:
- Với một nhát đao, ngươi có thể chặt giòng nước đứt thành dôi chăng?
Phương Bửu Nhi lắc đầu:
- Đao chém nước, nước xuôi giòng, nước liền lạc, nước tiếp tục chảy, đứt làm sao được?
Châu Phương gật gù:
- Đừng nói một nhát đao, dù chém trăm đao, ngàn đao ngươi không hy vọng gì chém đứt giòng nước. Cái đạo lý như thế nào, ngươi thấu triệt chưa?
Phương Bửu Nhi giật mình:
- Tôi... việc đó...
Bỗng đôi mắt hắn sáng rực lên, hắn reo to:
- Tôi hiểu rồi! Giòng nước chảy, có cái lẽ sanh sanh bất diệt bất đoạn, có cái cơ chuyển tiếp triền miên, chẳng có gì làm đứt đoạn, ngưng trệ. Nếu luyện vũ công, thao thao bất tuyệt như giòng nước, thì chắc chắn là phải trở thành vô địch trong thiên hạ.
Châu Phương nghe cơn gió mát thổi qua, tâm tư khoan khoái vô cùng:
- Phải! Bốn tiếng sanh sanh bất diệt do ngươi vừa nói đó, đúng là đại huệ của tạo hóa dành cho con người. Cái lẽ sanh sanh bất diệt đó, ngươi cũng thấy được nơi tinh tú đêm hiện ngày mờ, nơi cây cỏ tiêu trưởng, nơi nước chảy liên miên, nơi nhật nguyệt vận hành, tuần hoàn, bất diệt, trong chu kỳ, tuy mỗi vật có chu kỳ nhanh, chu kỳ chậm, nhưng nhất định đúng chu kỳ. Và cái lẽ tuần hoàn đúng chu kỳ đó, là thiên cơ, là máy huyền vi của tạo hóa. Biết được lẽ tuần hoàn sanh sanh bất diệt, biết được lẽ chuyển tiếp nhiệm mầu là thấu triệt được tinh túy của vũ học, ngươi có thể trở thành bậc tôn sư trong vũ học vậy!
Ngưu Thiết Oa có biết gì về những triết lý đó? Gã nghểnh tai nghe, gã há rộng mồm, mở tôi đôi mắt, ngây người, nhìn Phương Bửu Nhi rồi nhìn Châu Phương.
Bỗng có tiếng đàn tình tang vang lên từ mặt sông vọng đến đàn phát xuất từ con thuyền nào đó, chứ chẳng phải từ trên bờ vọng xuống.
Tiếng đàn nghe êm dịu phi thường.
Châu Phương day lại Ngưu Thiết Oa:
- Lái thuyền về phía có tiếng đàn đi!
Ngưu Thiết Oa nạy chèo, bẻ lái liền.
Thuyền của hắn càng lướt tới, tiếng đàn nghe càng rõ hơn, giữa sông dài, có gió lộng, có nước reo hai bên mạn thuyền, những âm thinh đó hòa với điệu đàn, tạo nên một khúc nhạc ảo ảo huyền huyền đưa người vào du dương phiêu phưởng.
Phương Bửu Nhi lắng nghe tiếng đàn nước mơ màng đến xuất thần, bỗng hắn giật mình trước tiếng gọi của Châu Phương:
- Ngươi đã lắng nghe tiếng đàn lâu rồi, ngươi có phát hiện ra trong tiếng đàn có gì lạ chăng?
Phương Bửu Nhi lắc đầu, nhưng cũng đáp:
- Chừng như có khác âm điệu của cây đàn thường!
Châu Phương gật đầu:
- Tiếng đàn hàm ẩn một niềm sát phạt, có lẽ người dạo đàn đang mơ tưởng đến một cuộc ác đấu hoặc đã qua rồi hoặc sắp khai diễn, tiếng đàn nói lên một sự giới bị hoàn toàn, như lâm đại địch. Những tiếng toong, toong biểu hiện rõ rệt cái chí của con người đặt nơi mũi đao kiếm, và mũi đao kiếm tìm dòng máu địch mà đâm vào.
Phương Bửu Nhi ngưng thần lắng nghe, nghe để nghiệm xác lời phê đoán của Châu Phương, chứ không nghe để hòa mình vào cái du dương phiêu phưởng của điệu đàn.
Nghe một lúc hắn thở dài hỏi:
- Chắc tiền bối cũng là một tay có biệt tài nhã thao cho nên lắng nghe tiếng đàn mà hiểu được tâm niệm của kẻ dạo đàn?
Châu Phương cau mày trầm giọng:
- Tiếng đàn hàm ẩn cái ý sát phạt quá mạnh, cái ý đó càng phút càng tăng trưởng điều đó chứng tỏ người dạo đàn đang bị khích động tột độ, lòng vô cùng xao xuyến, nếu cứ đàn tiếp hắn giây đàn phải đứt, vì điệu đàn căng thẳng quá chừng. Ta suy ra người nào đó, đã thấy rõ, lúc giao thủ, nắm chắc cái lẽ tất bại.
Phương Bửu Nhi trố mắt:
- Đã thế sao y chẳng dừng tay?
Châu Phương thở dài:
- Hiện tại, thì niềm khích động nơi y đang cuồn cuộn dâng lên, y còn làm sao ức chế nổi?
Phương Bửu Nhi kêu lên:
- Như vậy thì làm sao? Làm sao?
Châu Phương mỉm cười:
- Còn làm sao? Chỉ còn có cách là ta với ngươi tiếp trợ y một tay, bởi y là một nhã sĩ. Tiếp trợ y, là làm sao cho y dừng tay, mà làm cho y dừng tay là phải làm cho đứt giây đàn.
Lão lấy một chiếc sào ngắn đưa cho Phương Bửu Nhi bảo:
- Ngươi cầm chiếc sào nầy đánh vào cột buồm, nếu tiếng đánh của ngươi làm đứt đoạn được tiếng đàn thì y sẽ ngưng đàn liền.
Phương Bửu Nhi vâng lời.
Hắn đánh thật mạnh, thật mau, tiếng đánh vang lên cốp cốp nhưng chẳng làm sao cho tiếng đàn loạn được, chẳng những thế tiếng đàn lại hòa với tiếng đánh của hắn tạo thành một âm diệu đặc biệt Châu Phương cau mày, trầm giọng thốt:
- Ngươi đánh thế có khác nào giục giã người dạo đàn nhanh ngón hơn, cho giây đàn nhanh chút. Dùng sào đánh vào cột buồm như ngươi vừa đánh, là đưa y chóng vào chỗ hại, chứ chẳng giúp y được gì!
Phương Bửu Nhi ngừng đánh rồi thở dài:
- Tôi nghe tiếng đàn, thao thao như giòng nước chảy không hề đứt đoạn, thực ra tôi vô phương nhiễu loạn tiếng đàn được rồi, như tôi không phương ngăn chặn giòng nước chảy!
Lúc đó con thuyền của Ngưu Thiết Oa đã đến sát bờ sông.
Chương trước | Chương sau