XtGem Forum catalog
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 10 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Lời nói đầu

↓↓
Cáo lỗi:


Thuật giả trân trọng cáo lỗi với độc giả hai điều.


Suốt 50 hồi, bộ Anh-hùng Đông-a dựng cờ bình Mông có nhiều vấn đề, nhiều chi tiết đã nói tới, đã giảng giải, đã chú thích. Thế nhưng quý vị lại thấy nó xuất hiện trong những bài phụ lục, hoặc phụ đính là tại sao? Xin thưa, những bài phụ lục là những bài diễn văn, những bài tham luận, hoặc những bài giảng. Vì tính cách độc lập của nó, nên thuật giả phải chú giải, hoặc trình bầy rõ ràng. Rồi khi xuất bản bộ AHĐA-DCBM, cho in vào. Mong độc giả xí xái bỏ qua cho. Như quyển 3, hồi 27 đã trích dẫn gia phả con cháu Trần Ích Tắc chép về các con vua Lý Anh-tông. Thế mà trong bài phụ lục, cuối quyển 3, trong bài "Nguyên-tổ hai giòng họ Lý tại Hàn-quốc" cũng lại trích dẫn đoạn gia phả trên. Hoặc quyển 1, hồi thứ nhất, đã thuật vụ ông Trần Định Nhân, hậu duệ đời thứ 27 Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc bị mất chức. Thế nhưng khi viết bài "Đi tìm dấu vết về ba cuộc bình Mông, của tộc Việt thế kỷ thứ XIII", tôi lại nhắc đến lần nữa. Không phải là cố ý hay sơ xuất, mà vì bài phụ lục, là bài diễn văn khai mạc niên khóa 1998-1999 tại viện Pháp-Á, có tính cách độc lập.


Những chữ viết tắt.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Trong ANH HÙNG ĐÔNG-A - Dựng cờ bình Mông những từ viết tắt sau:


AHBC Anh-hùng Bắc-cương


AHLN Anh-hùng Lĩnh-Nam


AHĐA-DCBM Anh-hùng Đông-a dựng cờ bình Mông


AHTS Anh-hùng Tiêu-sơn


ALTVTV Anh linh thần võ tộc Việt


ANCL An Nam chí lược


CEP Coopérative Européenne Pharmaçeutique (Liên hiệp các viện bào chế châu Âu)


CKDH Cẩm khê di hận


CMFC Commité Médical Franco-Chinois(Ủy ban trao đổi y học Pháp-Hoa)


DTLSVH Di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng


IFA Institut Franco-Asiatique(Viện Pháp-Á)


KĐVSTGCM Khâm định Việt-sử thông giám cương mục


ĐNLTCB Đại Nam liệt truyện chính biên


ĐNLTTB Đại Nam liệt truyện tiền biên


ĐNNTC Đại Nam nhất thống chí


ĐNTLCB Đại Nam thực lục chính biên


ĐNTLTB Đại Nam thực lục tiền biên


ĐVSKTT Đại Việt sử ký toàn thư


MCMS Mông-cổ mật sử


NS Nguyên-sử


TS Tống-sử


TTDS Thuận Thiên di sử


Đi tìm dấu tích về


Ba cuộc bình Mông tộc Việt


thế kỷ thứ XIII


Phần này, tôi viết cho độc giả trẻ, muốn tìm nguồn tài liệu về Mông-cổ, về ba cuộc chiến tranh Việt-Mông. Xin các vị cao minh bỏ qua, chẳng nên bận tâm.


Các bạn trẻ thân.


Tôi viết những giòng này dành cho các bạn. Hy vọng rằng nó sẽ giúp các bạn những bước đầu tìm hiểu về Mông-cổ . Nhất là hướng dẫn các bạn đi tìm tài liệu, cách xử dụng tài liệu về ba cuộc bình Mông của người Việt.


1. Giầu lòng yêu nước, nghèo nàn thư tịch.


Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông của dân tộc Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ 13 thực là vĩ đại. Thế nhưng, cho đến nay, những thư tịch biên chép quá ít, quá sơ lược. Nếu các bạn mở bất cứ bộ sách viết về Mông-cổ bằng tiếng Anh, Pháp, Đức nào ra cũng thấy ghi rằng : Mông-cổ thắng khắp từ Á, sang Âu, đặt ách cai trị. Chỉ bại duy nhất tại Việt-Nam và Nhật-bản. Thế nhưng khi các bạn mở kho tàng lịch sử Việt-Nam ra, thì hỡi ơi! Đại-Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT), Việt sử lược (VSL), Khâm-định Việt sử thông giám cương mục (KĐVSTGCM), chỉ dành đâu mươi mười lăm trang chép lại mà thôi. Các sách sau này, chỉ mô phỏng của ba bộ trên, rồi vẽ rồng, vẽ rắn thêm vào. Đau đớn thay, mô phỏng luôn cả những cái sai lạc của người xưa.


2. Đi tìm di thư tiền nhân


Bộ sách ghi chép đầy đủ các chiến thắng Mông-cổ, được soạn thảo ngay sau cuộc chiến, mang tên Trung-hưng thực lục. Trong đó những người có công đều được ghi danh, và vẽ hình, nay không còn . Hai bộ Binh-thư yếu lược, Vạn-kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo vương không tìm ra vết tích.


Đến đây chắc các bạn đặt câu hỏi: Thế tại sao, hiện người Việt đang lưu hành bộ Binh-thư yếu lược, được dịch sang Việt-ngữ? Thưa đây là người sau ngụy tạo.


Ba bộ sách trên, tôi biết rằng năm 1407, Trương Phụ đã cướp mang về Kim-lăng. Hồi Bát-quốc đánh nhà Thanh vào cuối thế kỷ thứ 19, chiếm Kim-lăng. Trong 8 đoàn quân đó, có hai đoàn thuộc nước trình độ văn hóa cực cao là Nhật-bản và Pháp. Hai đoàn quân này đã mang về nước khá nhiều sách. Trong đó có những sách mà Trương Phụ cướp từ Đại Việt. Tôi đặt nghi vấn: Biết đâu trong số sách mà Pháp, Nhật mang đi chả có ba bộ sách trên? Vì vậy tôi gắng công đi tìm.


Đầu tiên, tôi tìm trên đất Trung-quốc.


Trong thời gian theo phái đoàn trao đổi y học Pháp-Hoa (1976-1999), hễ có dịp là tôi vào những thư viện Trung-quốc mò mẫm. May ra! Nhờ vào vị thế khi thì là thông dịch viên, khi thì là giảng viên, khi thì là tổng thư ký, gần đây là trưởng phái đoàn. Đoàn của tôi là đoàn trao, tức giảng dạy tại các đại học y khoa. Tôi nghiễm nhiên trở thành quý khách của Trung-quốc, nên không bị kỳ thị, không bị nghi ngờ. Hơn nữa được quý mến, nên thư viện nào tôi muốn vào, đều được chiều theo ý. Đầu tiên tôi tìm ở các thư viện trung ương, thư viện cấp tỉnh của 5 tỉnh cực Nam Trung-quốc là Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam. Không thấy ! Kiên chí, tôi mò xuống thư viện cấp huyện, thư viện các đại học Văn-khoa, đại học Sư-phạm. Biệt tăm ! Tôi biết rằng tại thư viện Bộ-chỉ huy Quân-sự năm tỉnh cực Nam và thư viện Bộ Tư-lệnh ba quân khu mà lãnh thổ tiếp giáp với Việt-Nam là nơi tàng trữ tất cả tài liệu nghiên cứu về chiến tranh Hoa Việt. Tôi xin vào nghiên cứu, thì bị từ chối theo kiểu ngoại giao « Đây là tài liệu quá chuyên môn dành cho những sĩ quan tham mưu nghiên cứu. Ông là thầy thuốc. Ông có đọc cũng không hiểu gì ». Không nản ! Tôi biết rằng cổ, kim; Đông, Tây, các bà đều thích đẹp ; và cồng bà bao giờ cũng mạnh hơn lệnh ông. Tôi vận động ân huệ của các bà mà tôi ngoại giao bằng lột da mặt, cắt mắt, làm mũi cao, làm môi trái đào, lấy mỡ bụng. Thành công. Tôi được vào tất cả các thư viện trên mò mẫm. Thế nhưng, tôi vẫn không tìm ra tông tích ba bộ sách của tổ tiên. Đau thực! Tuy không tìm ra, nhưng tôi cũng được đọc mấy bộ sách quý, có tính cách tài liệu như :


- Nam Việt, Âu Lạc tác chiến khảo lược. Ban nghiên cứu, Sở tác chiến, Bộ Chỉ-huy quân sự tỉnh Quảng Tây biên tập. Nội dung nghiên cứu về cuộc chiến tranh giữa Triệu Đà và Thục An Dương vương.


- Đông Hán, bình Giao-chỉ khảo lược. Sở nghiên cứu, cục Tác-chiến, bộ Tổng Tư-lệnh quân đội Nhân-dân, Trung-quốc. Nội dung nghiên cứu về những trận đánh của vua Trưng với Mã Viện.


- Tam thế Bạch-đằng nghiên cứu. Sở nghiên cứu, Cục Tác-chiến, Bộ Tư-lệnh Hải-quân Trung-quốc. Nội dung nghiên cứu ba trận Bạch-đằng về thời vua Ngô, vua Lê và thời Trần. Phụ đính có luận về trận Hàm-tử, Chương-dương, Tây-kết.


- Quách thị Nam chinh, là bộ nhật ký hành quân của Quách Quỳ, tướng tư lệnh đội quân Tống sang đánh Đại Việt năm 1077.


- Triệu thị chinh tiễu Giao-chỉ ký, nhật ký hành quân của Triệu Tiết, tướng phó tư lệnh quân đội Tống sang đánh Đại Việt năm 1077.


- Nguyên triều chinh tiễu An-Nam khảo bị, sở Nghiên-cứu, Cục Tác-chiến, Bộ Tổng tư-lệnh quân đội Nhân-dân Trung-quốc. Nghiên cứu về ba cuộc Mông-cổ sang đánh Đại-Việt.


- Minh đại, chinh tiễu An-Nam lược khảo. Sở Nghiên -cứu, Cục Tác-chiến, Bộ Tổng Tư-lệnh quân đội Nhân-dân Trung-quốc. Nội dung nghiên cứu về những trận đánh giữa quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạch chỉ huy đánh Hồ Quý Ly, và những trận đánh của vua Lê Thái-tổ với Liễu Thăng, Vương Thông.


- Càn Long chinh Nam nghiên cứu khảo bị. Sở Nghiên-cứu, Cục Tác-chiến, Bộ Tổng Tư-lệnh quân đội Nhân-dân Trung-quốc. Đây là tài liệu dài nhất, tổng cộng 320 trang A4. Nội dung nghiên cứu về nguyên do thất bại của Tôn Sĩ Nghị. (Các bạn nên nhớ, 320 trang chữ Hán, nếu dịch sang Việt ngữ phải 900 trang. Nếu sang Anh, Pháp ngữ còn dài hơn nữa).


Xin lưu ý các vị điểm sách của Trung-quốc, Việt-Nam, Pháp.


Khi điểm đến phần này xin các vị trình bầy rõ ràng một chút. Tôi chỉ là thầy thuốc, say mê nghiên cứu lịch sử để viết tiểu thuyết. Tuy được đọc nhiều tài liệu, nhưng tôi quyết giữ tư cách của một nhà ngoại giao, trung thành với lời thề tại Đại-học y khoa Paris. Nhất là không phản những vị đã ban ân cho tôi được vào thư viện đặc biệt để nghiên cứu. Tôi chưa từng tiết lộ, hiện không tiết lộ, và sau này dù dao kề cổ, dù súng chỉ ngực tôi cũng không tiết lộ những gì có hại cho Trung-quốc, cho các thân chủ, cho các bạn của tôi.


Cũng nên nói ở đây : Khác với các sử gia Trung-quốc, khi viết về Việt-Nam, luôn gọi là Giao-chỉ, Nam-man, An Nam, rồi dùng những từ lăng nhục. Các sĩ quan Trung-quốc khi soạn những tài liệu trên đã bình luận rất vô tư. Việt có sở trường, sở đoản gì thì nói thực. Những lời bình luận rất chính xác.


Tại Trung-quốc không tìm thấy, tôi vẫn không nản chí. Tôi lại bỏ sang Nhật-bản, mò vào đủ các thư viện, mà cũng tuyệt vô âm tín. Trong thời gian này, giáo sư Trần Kinh Hòa (1914-1997), của đại học Soka cũng từng cố gắng tìm kiếm, mà...hỡi ôi! Vô ích. Như vậy là mất vĩnh viễn rồi. Tiếc thay! Buồn thay!


3. Trở về với nguồn thư tịch nghèo nàn


Tôi đành trở về với bộ ĐVSKTT. Nhưng bộ này chép quá sơ sài về ba cuộc kháng Nguyên-Mông, thì làm sao có thể dựng lại chi tiết các trận đánh? Ấy là không kể Ngô Sĩ Liên đã có những sai lầm quan trọng như:


- Thuyền lương của Trương Văn Hổ bị đắm trong trận Bạch-đằng.


- Nguyễn Khoái bắt được Áo Lỗ Xích.


- Thoát Hoan cũng bị bắt.


Biết rằng ĐVSKTT có nhiều sai lầm, tôi đi tìm bộ KĐVSTGCM. Bộ này do Quốc-sử quán triều Nguyễn soạn (1859). Các sử gia triều Nguyễn đã tham khảo thư tịch Trung-quốc như:


- Nguyên sử của Tống Liêm đời Minh.


- Nguyên sử loại biên tức Tục hoằng giản lục của Thiệu Viễn Bình đời Thanh.


- Nguyên sử bị vong lục của Vương Quang Lỗ đời Minh.


- Nguyên sử kỷ sự bản mạt của Trần Bang Chiêm.


Nhưng KĐVSTGCM cũng vấp vào những sai lầm:


Trận Vân-đồn xẩy ra vào tháng 12 niên hiệu Trùng-hưng thứ 3 (5-1 tới 2-2-1288) khi thủy quân Nguyên tiến vào nước ta.


Lại chép lầm rằng:


Trận Vân-đồn xẩy ra vào tháng giêng năm Trùng-hưng thứ 4 (3-2 tơí 2-3 năm 1288) lúc Ô Mã Nhi đem chiến thuyền đi đón Trương Văn Hổ.


Nghĩa là sai lệch một tháng, sai lầm về vị trí trận đánh.


Sự sai lầm này, khiến các sử gia gần đây viết bằng chữ quốc ngữ cũng sai theo. Mà thảm thay, cho đến nay, tôi nêu ra, chưa chắc thiên hạ đã chịu phục thiện.


Khi vua Lê khởi binh, muốn cho có chính nghĩa, đã tôn một người con cháu vua Trần là Trần Cảo lên làm vua. Lúc thành đại nghiệp thì đem giết chết. Sau đó giết tất cả những công thần, nguyên là con cháu nhà Trần, truy lùng giòng dõi nhà Trần rất gắt. Sử ghi, Lê Lợi giết Tả-tướng quốc Trần Nguyên Hãn, một nhân vật uy tín bậc nhì sau nhà vua, chỉ vì ông là cháu của Trần Nguyên Đán. Vì vậy trong suốt thời gian nhà Lê trị vì (1458-1779) không một văn gia nào dám chép những chiến công của ba cuộc kháng Nguyên-Mông. Mãi tới triều Nguyễn, mới có những sử gia soạn:


- Trần đại vương bình Nguyên thực lục.


- Vạn yên thực lục.


- Trần triều thế phả hành trạng.


- Trần gia điển tích thống biên.


Hầu hết những bộ này chỉ mô phỏng ĐVSKTT, VSL, ANCL hoặc những huyền sử, những di sử, những gia phả.


4.Tìm tư liệu trên bia đá, mộ đá, minh


Một trong những nguồn tài liệu tuy rời rạc, lẻ tẻ, nhưng nếu đem khai thác, ta cũng tìm ra được nhiều điều cần thiết. Đó là bia đá, mộ chí, các bài minh khắc trên những quả chuông. Tại viện Khoa-học Xã-hội Hà-nội, có những bản văn :


- Bia công chúa Phụng Dương, vương phi Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, do Lê Củng Viên soạn năm 1293, có nói tới việc rút lui của triều Trần ra khỏi Thăng-long năm 1285.


- Bài minh khắc trên quả chuông Thông-thành quán tại Bạch-hạc năm 1321. Bài minh có nhắc đến cuộc chiến đấu của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật trong cuộc kháng chiến lần thứ nhì. Quả chuông này do chính vương trông coi đúc.


- Bia chùa Hưng-phúc, khắc năm 1324 phát hiện tại huyện Quảng-xương, tỉnh Thanh-hóa. Nội dung có nói đến cuộc kháng chiến của dân chúng xã Yên-duyên, trấn Thanh-hóa, chống Toa Đô năm 1285.


5. Tìm trong các gia phả5.


1. Tại Đại-hàn


Nếu bia đá, minh chỉ cho những tài liệu rời rạc, thì những bộ gia phả cổ, do chính người đương thời, hoặc con cháu nhiều đời chép nối tiếp... lại cho tôi những chi tiết rất quan trọng.


Tháng 8 năm 1980, khi đi trong phái đoàn Pháp, dự đại hội y khoa tại Hàng-châu, tôi được tiếp xúc với phái đoàn Bắc-cao. Trong phái đoàn có bác sĩ Lý Chiếu Minh ở Hùng-xuyên (Hunchon) và bác sĩ Lý Diệp Oanh ở Thuận-xuyên (Sunchon), từ cuộc gặp gỡ này, tôi được đọc Tiêu-sơn truyền phả hay Hoa-sơn phả. Sách chép tay của con cháu Kiến Bình vương Lý Long Tường tại Phú-lương giang, quận Khang-linh (Ong Nin Gun), tỉnh Hoàng-hải (Hwang-hac), Bắc Triều-tiên. Kiến Bình vương Lý Long Tường là thuyền nhân Đại Việt, đến Cao-ly năm 1226.


Năm 1983, tôi được gặp ông Lý Gia Trung, hậu duệ của Kiến Hải vương Lý Dương Côn, thuyền nhân Việt lưu lạc tại Cao-ly năm 1150. Dịp này tôi được đọc Tinh-thiện Lý thị tộc phả của hậu duệ của Kiến Hải vương.


Hai gia phả này cung cấp cho tôi ít nhiều liên quan đến Mông-cổ, Đại Việt. (Xin đọc bài Nguyên-tổ hai giòng họ Lý tại Hàn-quốc, phụ lục quyển 3, Anh-hùng Đông-a dựng cờ bình Mông).


5.2. Tại Trung-quốc


Hồi sinh tiền, phụ thân tôi có nói rằng: Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, bội anh, phản cha, hại nước, đầu hàng Mông-cổ. Nay hậu duệ rất đông, sống ở Trường-sa. Sau này có dịp, nên sang...nhận họ. May mắn, tháng 8 năm 1990 , tôi làm trưởng phái đoàn Pháp, sang trao, tại đại học y khoa Trường-sa với đề tài Giải phẫu bằng Laser. Trước khi đi nửa tháng, tôi cho đăng trên tờ báo địa phương một đoạn:


"Giáo sư Trần Đại-Sỹ trưởng khoa Sinologie tại đại học Paris, muốn liên lạc với hậu duệ của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, để tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử Hoa-Việt thế kỷ thứ 13. Xin liên lạc với ca sĩ Trần Diệu Nghi địa chỉ như sau..."


Báo đăng liên tiếp 7 ngày. Khi tôi đến, thì Diệu Nghi trao cho tôi 18 bức thư của 18 người, họ đều nhận là trưởng của các chi. Các chi sống rải rác ở Trường-sa, Hồ-nam, Linh-lăng, Quế-dương, Liễu-châu. Nhưng họ cải chính rằng Nguyên-tổ của họ là Trần Ích Tắc thì đúng, song tước không phải là Chiêu Quốc vương, mà là An Nam quốc vương. Tôi giật mình, chợt nhớ lại: Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc hàng Mông-cổ được Nguyên Thế-tổ Hốt Tất Liệt phong cho làm An Nam quốc vương (1285).

Chương sau

↑↑
Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Giới thiệu: "Tru Tiên " là tiểu thuyết huyễn tưởng thuộc thể loại tiên hiệp của

09-07-2016 258 chương
Âm công - Cổ Long

Âm công - Cổ Long

Lời tựa: Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người"

12-07-2016 1 chương
Hoa hồng vàng

Hoa hồng vàng

Tôi không còn nghe nàng nói gì nữa, bởi trước mắt tôi chỉ toàn một màu vàng của

25-06-2016
Mùi ký ức

Mùi ký ức

Đây có lẽ là lần cuối cùng trong cuộc đời hắn ăn tàu hũ.                    

25-06-2016
Lớp Trưởng Và Tôi

Lớp Trưởng Và Tôi

Lớp Trưởng Và Tôi là một truyện teen mình mới sưu tầm được muốn chia sẻ với các

23-07-2016 36 chương
Phù phiếm

Phù phiếm

 Chợt muốn thốt lên một câu, xã hội phù phiếm. *** Cách đây mấy hôm, gần nhà

24-06-2016
Trăng lạnh (Phần 2)

Trăng lạnh (Phần 2)

Cháu sợ bà già đó không còn là người nữa rồi, cháu thường nghe người ta kể về

24-06-2016
Chỉ cần được yêu

Chỉ cần được yêu

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Hay là mình cứ bất chấp yêu nhau

26-06-2016
Vị Tình Đầu

Vị Tình Đầu

Tên truyện: Vị Tình ĐầuTác giả: huymanutdThể loại: Truyện VOZTình trạng: Hoàn

18-07-2016 50 chương
Đại dương bay lên

Đại dương bay lên

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Hay là mình cứ bất chấp yêu nhau

26-06-2016