The Soda Pop
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 48 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Lời nói đầu

↓↓

Tôi muốn đến tận nơi, để gặp 18 chi. Tính chung việc di chuyển đi 18 nơi, trong 5 tỉnh, tôi phải vượt ít nhất 8 nghìn cây số, mất rất nhiều thời gian, sức lực. Bác sĩ Vareilla Pascale đại diện CEP (Coopérative Européenne Pharmaçeutique) đề nghị tôi làm một việc giúp CEP. CEP sẽ đài thọ ẩm thực, cư trú, di chuyển cho 72 người về một khách sạn lớn nhất trấn Nhạc-dương hội họp. Như vậy vừa làm lợi cho kinh tế Pháp, vừa thân mật, vừa tiết kiệm được sức lực. Không phải vì tôi tiếc tiền, mà sợ kiệt sức, hơn nữa muốn làm lợi cho kinh tế Pháp, tôi đồng ý.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Tôi viết thư mời đại diện 18 chi về trấn Nhạc-dương, bên hồ Động-đình. Tổng số người lên tới 90. Các bạn trẻ thử tưởng tượng xem, tự nhiên 90 người cùng một giòng họ, kéo nhau về chiếm hết các phòng trong khách sạn hạng sang, mà người trả tiền lại là một bà Đầm, rồi bầy biện tế lễ, ăn uống linh đình...Công-an địa phương điên đầu lên, theo dõi, báo cáo, đặt câu hỏi rắc rối đến như thế nào ? Nhà cầm quyền địa phương vùng Nam Trường-giang thường dị ứng (allergy) với những cuộc họp họ hàng quá đông như vậy. Song họ biết nước Pháp không có gì thù nghịch với Trung-quốc. Tôi lại hoạt động y học tại Trung-quốc trải 15 năm, luôn đem lại sự giao hảo, trao đổi rất tốt đẹp giữa Pháp và Trung-quốc ; nhất là hòa giải những bất đồng ý kiến nhỏ giữa phái đoàn Pháp và các đại học Trung-quốc. Vì vậy không ai nghi ngờ gì cả. Để tỏ ra mình quang minh chính đại, tôi mời ông Bí-thư đảng bộ Cộng-sản Trường-sa tới...tham quan.


Đại diện các chi cùng tôi đem gia phả ra đối chiếu, để chỉnh đốn những chỗ sai lầm. Truy gia phả, họ tìm ra ông Trần Định Nhân là thống tôn, cháu đời thứ 27 của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc. Ông Nhân hiện là viên chức cao cấp của Trường-sa. Trong 18 gia phả, có hai phả rất chính xác, giống hệt nhau. Đoạn chép từ Triệu-tổ Phương Chính hầu Trần Tự Minh, tể tướng triều An Dương vương đến cháu đời thứ sáu Chiêu Quốc vương giống nhau không sai lấy một chữ. Như vậy chứng tỏ cả hai cùng sao từ một phả gốc. Hai phả giống nhau đó là:


- Trần-gia Bắc-tông chính phả. Của chi bốn tại xã Lãnh-thủy, thị xã Trường-sa, tỉnh Hồ-Nam, Trung-quốc.


- Chiêu-Quốc di hậu lục. Của chi 2 tại trấn Nhạc-dương, tỉnh Hồ-Nam, Trung-quốc.


Quan trọng nhất là phần từ Mục-tổ hoàng đế Trần Tự Kinh (1103) đến Trần Nhân-tông (1293) do chính Trần Ích Tắc chép. Đương thời vương là người có văn tài xuất chúng, nên vương ghi rất chi tiết, văn phong hoa dạng muốn ngang với văn của Tư-mã Thiên trong Sử-ký. Nhờ đó, mà tôi thu thập được nhiều chi tiết cực kỳ quý báu về cuộc chiến tranh Mông-Việt. Điều đáng tiếc là lúc nào vương cũng coi Đại-Việt như một quận của Trung-quốc, dùng niên hiệu của các vua Trung-quốc. Khi xử dụng tài liệu của vương phải rất thận trọng.


Tiếc rằng, sau cuộc họp đó, giữa tôi với ông Trần Định-Nhân có những đụng chạm lớn, đưa đến không nhìn mặt nhau. Nguyên do, chúng tôi chuyển phả từ cổ văn ra Bạch-thoại, rồi dự trù cho in đoạn từ Triệu-tổ Trần Tự Minh (257 trước Tây-lịch) tới hết triều Trần (1400). Bài tựa do tôi viết. Tôi viết bằng cổ văn. Sau đó sẽ dịch sang Việt-ngữ. Bài tựa tôi dùng câu đầu của Lê Qúy Đôn trong Đại Việt thông sử:


"Ngã Đại Việt vi văn hiến chi bang,


Thượng vi thiên tử,


Hạ vi thần thứ".


Nghĩa là:


Nước Đại Việt ta là nước văn hiến. Trên có vua, dưới có thần dân. Ông Định Nhân sửa là:


"Ngã đích Trung-quốc, thị vi Hoa-hạ văn hiến đích đại bang".


Nghĩa là:


Nước Trung-quốc ta là nước lớn, văn hiến Hoa-hạ".


Văn sửa là văn Bạch-thoại, ngớ ngớ, ngẩn ngẩn.


Rồi đoạn sau:


" Tự Đinh, Lê, Lý, Trần, đỉnh lập nhất phương.


Hào kiệt, anh hùng, liệt nữ thời thời trấn quốc, dữ Bắc-phương tề vị nhi lập."


Nghĩa là:


Tự Đinh, Lê, Lý, Trần, đứng riêng một cõi. Hào kiệt, anh hùng, liệt nữ đời đời giữ nước, với Bắc-phương ngang vai cùng đứng.


Ông đòi sửa thành:


" Tự Đinh, Lê, Lý, Trần giai đê đầu quy phục Thiên-triều,


Niên niên tu cống, xưng thần, đắc vũ lộ ân sủng, sắc phong vi vương".


Nghĩa là:


Từ Đinh, Lê, Lý, Trần đều cúi đầu quy phục Thiên-triều. Hằng năm tu cống, xưng thần, được ban ơn mưa móc, phong cho tước vương.


Tôi không đồng ý, dĩ nhiên tôi không bỏ tiền ra in. Ông Trần Định Nhân cũng giữ luôn bản thảo, không trao lại cho tôi. (Độc giả yên tâm, tôi hứa sẽ có đầy đủ bản sao các phả này trước cuối năm 2000. Bằng cách nào? Với số người hỗn tạp trên dưới 5 vạn của giòng Chiêu Quốc, tôi chỉ cần bỏ ra dăm ba nghìn đô cho một người nào đó, họ sẽ sao chụp cho tôi ngay).


Năm sau, 1991 tôi lại cầm đầu phái đoàn CEP đi Trường-sa. Lần này trong phái đoàn còn có bác sĩ Trần thị Phương-Châu, giòng Hưng-Hiến vương, con thứ ba Hưng Đạo vương. Thời gian tháng 8, trúng vào ngày giỗ Thái-tổ Trần Thừa. Tôi rủ ông Trần Định-Nhân cùng các chi giỗ chung. Dĩ nhiên tài chánh do tôi với Châu đài thọ. Ông Nhân từ chối, nhưng các chi khác lại đồng ý. Để tỏ cho các bạn Pháp, Trung-quốc biết, chúng tôi tuy mang Pháp-tịch, tuy được trọng đãi, nhưng chúng tôi không quên nguồn gốc. Tôi nhờ một nhà hàng lớn ở Nhạc-dương làm cỗ, rồi mời phái đoàn Pháp, cùng chính quyền Nhạc-dương, Trường-sa đến dự. Oâng Định Nhân đi trong phái đoàn chính quyền Trường-sa. Số người tham dự lên tới 457 người, gồm 90 người là khách. Còn lại là Trần tộc. Giữa bữa tiệc, ông Nhân đứng lên phát biểu ý kiến: Rằng đất Việt-Nam từ xưa là lãnh thổ Trung-quốc. Rằng hiện nay, và mãi mãi cũng vẫn là của Trung-quốc. Rằng mảnh đất Việt-Nam hiện bị thế lực quốc tế tách khỏi tổ quốc như Hương-cảng, như Đài-loan. Rằng tương lai sẽ phải trở về với tổ quốc. Lập tức ông bị cử tọa (phái đoàn Trung-quốc) la ó, phản đối. Sau vụ này ông bị mất chức, rồi trở thành chủ quán cà phê ở Tương-Âu, ngoại ô Trường-sa. Từ đấy, dù có nhiều dịp gặp lại, mà tôi với ông không nói chuyện riêng với nhau.


5.3. Tại quốc nội


Nếu khi sưu khảo tại Đại-hàn, tại Trung-quốc tôi gặp may, thì tại Việt-Nam tôi không gặp may. Bản phả mà tôi có dễ dàng là bản Trần tông ngọc phả. Sách chép tay của giòng Hưng Vũ vương, con trưởng Hưng Đạo vương, tại Hải-hậu, Nam-định. Bộ phả này chép từ Hưng Đạo vương cho tới năm 1920. Song quá giản lược. Năm 1978, một người học trò thân tín của tôi là bác sĩ Trần thị Phương Châu có đem bộ Trần gia di phả. Sách chép tay của giòng Hưng Hiến vương, con thứ ba của Hưng Đạo vương, tại Bát-tràng đến để so vai, xem ai lớn, ai nhỏ, rồi nhờ tôi dịch sang tiếng Việt dùm. Cuốn phả này thuật hành trạng của Hưng Hiến vương tỷ mỉ. Căn cứ vào đó, tôi rút ra được rất nhiều chi tiết về cuộc bình Mông thứ nhì và thứ ba. Bộ phả thứ ba là bộ Trần gia ngọc phả, sách chép tay thư viện Khoa-học xã hội. Tôi tham khảo dễ dàng. Bộ phả thứ tư mà tôi được đọc là bộ Trần đại tộc chính phả của giòng Hưng Nhượng vương, con thứ nhì của Hưng Đạo vương. Nguyên vào năm 1995, tôi gặp ông Trần Quốc T. tại Hà-nội. Ông là hậu duệ đời thứ 27 của Hưng Đạo vương. Như vậy ông ngang vai với tôi. Chúng tôi nhận họ. So gia phả, ông phải gọi tôi bằng anh. Ông trao cho tôi bộ phả này, nhờ dịch dùm. Đây là bộ sách chép tay của giòng Hưng Nhượng vương tại Cổ-am. Lập tức tôi dịch, đọc vào băng cassette cho ông. Tôi mất 3 tuần để làm công việc dịch thuật. Tôi dặn ông chép lại, đánh máy. Năm sau tôi trở về sẽ hiệu đính. Nhờ bộ này, tôi mới biết rõ Hưng Nhượng vương không phải là Tuệ Trung thượng sĩ, như tôi lầm từ trước đến giờ. Cũng nhờ phả này tôi biết rõ hành trạng của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản. Hầu không tử trận như ĐVSKTT ghi sơ lược, mà hoăng năm 1348. Cũng năm 1995, nhân hành hương tại đền thờ Hưng Nhượng vương ở Cửa Ông, thuộc tỉnh Hạ-long, một vị giữ đền có đặt câu hỏi với tôi rằng: Vương hoăng khi còn đang trấn thủ Bắc-cương, thì táng tại đây. Sau đó vương phi về Cổ-am sống, thì khi hoăng cũng táng tại Cổ-am. Tại sao lại có mộ của vương và vương phi táng song song nhau?


Nhân trong phái đoàn của tôi có kỹ sư địa chất Jean Marc Zimmermann, lập tức ông đem máy Scaner ra dò, thì chỉ thấy có một quan tài. Sự kiện này dường như ban trị sự báo cáo lên cấp trên. Cũng do đó một nữ tín chủ thấy xung quanh mộ tiêu điều quá, bỏ tiền ra xây một thềm rộng, đẹp. Hai mộ chỉ còn một mà thôi. Không biết có phải do xây lại bị động mồ, hay vì nguyên cớ nào, mà trong năm 1996-1997-1998, hậu duệ của vương...nhiều người bị tù, bị mất chức, bị chết. Họ đổ thừa tại tôi Scaner nên mới có vụ xây lại gây tai vạ. Hè năm 1998, tôi tới thăm ông Trần Quốc T. để xin sao chụp bộ gia phả, cùng hiệu đính bản dịch. Ông khai chiến vơí tôi, đòi tôi phải bồi thường 100 nghìn đô. Tôi trình bầy rằng tôi chỉ làm scaner thôi. Còn xây thềm, bỏ hai mộ cũ, xây mộ mới là chính quyền. Nhưng ông nhất định bắt đền tôi. Ông quy chụp tôi là Việt-gian, là tay sai của C.I.A, là Ngụy Sài-gòn, là Bành-trướng Trung-Quốc... cử về Việt Nam để yểm phá đất linh. Nếu tôi không là ông thầy dạy võ, nếu tôi đi một mình thì có lẽ đã mất mạng.


6. Tìm trong kho tàng Trung-quốc


6.1. Chính sử


Nếu sử Việt nghèo nàn, chép vắn tắt bao nhiêu, thì sử Trung-quốc chép về cuộc chiến tranh Mông-cổ , Đại Việt lại nhiều vô cùng, đa dạng vô cùng. Tuy vậy, để giúp các bạn có thể nhìn rõ hơn, đỡ mất thời giờ hơn, tôi chỉ đưa ra những bộ thực sự có giá trị, hơn nữa là bộ sách nguyên thủy. Còn những bộ sau chỉ mô phỏng từ bộ nguyên thủy thì tôi bỏ qua.


Trung-hoa có 24 bộ chính sử, chép về 24 triều đại lớn. Các bộ này chép theo nguyên tắc của Tư Mã Thiên trong bộ Sử-ký. Nội dung phân ra : Bản kỷ chép các đời vua. Thế gia, chép các vương, hầu có tính cách cha truyền, con nối. Liệt truyện chép tiểu sử các bà vợ vua, các quan, các nước ung quanh, cùng những nhân vật nổi tiếng dù là gian thần, trộm cướp. Biểu, bảng liệt kê các sự kiện theo thời gian. Chí, chép văn học, quan chế, thiên văn, lịch số v.v.


Thường các bộ này do một cơ quan về sử của triều đại sau, chép về triều đại trước. Như sử quan triều Nguyên, soạn bộ Tống-sử. Sử quan triều Minh soạn bộ Nguyên-sử . Các cơ quan sử này, mỗi thời mang một tên khác nhau. Tác giả ít khi là một người.


Bộ chính sử chép về Mông-cổ và triều Nguyên, do sử thần triều Minh là Tống Liêm, Vương Vỹ vâng lệnh Minh Thái-tổ soạn năm 1369. Cái đáng trách là bộ Tống-sử, do sử thần triều Nguyên, một triều đại mà dân Trung-quốc gọi là Hung-nô, Thát-đát, rợ phương Bắc... soạn ; lại rất vô tư, rất chi tiết, rất đầy đủ. Còn bộ Nguyên sử, do sử thần Minh triều soạn lại luộm thuộm, thiếu sót, sai sự thực nhất trong 24 bộ chính sử. Nguyên do chỉ vì phải hoàn thành trong vòng một năm. Lại nữa, các sử thần triều Minh không biết chữ Thổ-phồn là chữ lúc đầu Mông-cổ xử dụng. Họ lại không biết tiếng Mông-cổ vốn là tiếng đa âm, trong khi tiếng Trung-quốc là tiếng đơn âm. Thành ra những tài liệu mà triều Nguyên để lại ở sử quán Bắc-kinh trở thành vô dụng.


Trong Nguyên sử, ta có thể tìm thấy những sử liệu liên quan đến chiến tranh Nguyên-Mông với Đại-Việt :


- Bản kỷ đệ tam, Hiến-tông kỷ, quyển 3.


- Bản kỷ đệ tứ, Thế-tổ kỷ, quyển 4.


- Liệt truyện 96, An-nam, quyển 209,


- Liệt truyện 97, Chiêm-thành, quyển 210.


Truyện các văn thần, võ tướng liên quan đến Đại-Việt như :


- Liệt truyện 8, Tốc Bất Đài, Ngột-lương Hợp-thai, quyển 121.


- Liệt truyện 15, A Truật, A Lý Hải Nha, quyển 128.


- Liệt truyện 16, Lai A Bát Xích, Lý Hằng, quyển 129.


- Liệt truyện 18, Áo Lỗ Xích, quyển 131.


- Liệt truyện 20, Toa Đô, quyển 133.v.v.


Vì Nguyên sử thiếu sót, luộm thuộm, nên sau này đời Minh, Thanh và cả Dân-quốc có nhiều bộ sử ra đời, bổ sung, hiệu đính như:


Về đời Minh.


- Nguyên sử tục biên của Hồ Túy Trung.


- Nguyên sử bị vong lục của Vương Quang Lỗ.


- Nguyên sử kỷ sự bản mạt của Trần Bang Chiêm.


Về đời Thanh


Về đời Thanh, nhiều sử gia viết về Mông-cổ, cũng dễ hiểu. Vì các sử gia đời Minh muốn viết những sự thực không đẹp của Minh Thái-tổ trong cuộc chiến Minh-Nguyên phải e dè. Lý do khác là, tổ tiên của nhà Thanh chính là Kim Ngột Truật nhà Kim. Mà Kim gốc từ bộ lạc Nữ-chân, một bộ lạc trong vùng Thảo-nguyên như Mông-cổ. Họ hiểu nhiều ngôn ngữ, phong tục Mông-cổ


- Nguyên sử loại biên của Thiệu Viễn Bình.


- Bổ Nguyên sử thị tộc biểu, Bổ Nguyên sử nghệ văn chí, Nguyên sử thập di, của Tiền Đại Hân.


- Nguyên sử bản chứng, của Uông Huy Tổ.


- Nguyên sử tân biên, của Ngụy Nguyên.


- Nguyên sử dịch văn chứng bổ, của Hồng Quân.


- Mông-Ngột nhi sử, của Đỗ Kỳ.


- Tân Nguyên sử, của Kha Thiệu Mẫn.


Một bộ sử, mà khi nói đến tác giả, tôi muốn lợm giọng, đó là bộ An Nam chí lược của Lê Trắc (Có sách chép là Lê Tắc). Y nguyên là môn khách của Chương-hiến hầu Trần Kiện. Y cùng Kiện đầu hàng Nguyên năm 1285. Cũng nên nhắc ở đây, Kiện là con trai của Tĩnh-quốc vương Quốc Khang. Khi An-sinh vương phi tức công chúa Thuận Thiên có thai ba tháng, thì bị Trần Thủ Độ ép đem vào cung làm hoàng hậu của vua Trần Thái-tông. Cái thai đó sau sinh ra Quốc Khang. Quốc Khang không phải là con vua, nên tuy là anh cả mà không được truyền ngôi. Ngôi vua truyền cho em là Thái-tử Hoảng, tức vua Thánh-tông. Sau khi hàng Nguyên, bọn Trần Kiện được Thoát Hoan đưa về Trung-quốc. Hưng Đạo vương cho phục binh giết Kiện và bộ thuộc. Trắc thoát chết, mang xác Kiện về gò Ôn-khâu táng. Y được Nguyên trọng dụng. Thời gian ở Nguyên, y viết bộ An Nam chí lược. Nội dung, y đứng trên cương vị thần tử Trung-quốc, luôn bóp méo lịch sử Việt. Tuy vậy trong bộ sử này chép lại rất nhiều điều trọng đại ba cuộc bình Mông của Đại Việt. Tôi xin căn dặn các bạn trẻ trước: Khi xử dụng An Nam chí lược phải hết sức thận trọng.


6.2. Phả, bia đá, minh.


Nhiều vô cùng. Có một kho tàng vĩ đại, viết về nhưng tiểu tiết, những truyện lặt vặt, những nhân vật nhỏ bé mà các sử gia bỏ qua. Đó là những cuốn địa phương chí, nhân vật chí của những xã, những huyện thuộc Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Những cuốn này cho tôi nhiều chi tiết rất quý trong việc tìm hiểu về thời gian Mông-cổ cai trị Trung-quốc, về ba cuộc xâm lăng Đại Việt. Hiện những tập sách nhỏ này nằm rải rác ở các thư viện trung ương Liễu-châu, Côn-minh, Quảng-châu hoặc tại thư viện Đại-học văn khoa, hoặc thư viện cấp huyện, thậm chí cấp xã. Trong khi tiếp xúc với các giáo sư sử học, nhân chủng học, và ngay cả những vị có trọng trách về văn hóa của ba tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam như:


Quảng Đông: Quảng-châu, Kỳ-giang, Dương-giang, Đài-sơn, Phật-sơn.


Quảng Tây: Liễu-châu, Nam-ninh, Ngọc-lâm, Hợp-phố, Khâm-châu, Long-châu.


Vân Nam: Côn-minh, Khai-nguyên, Văn-sơn, Điền Bắc, Khúc-tĩnh.


Các vị ấy cũng không hề biết rằng trong thư viện thống thuộc mình lại có những cuốn sách như vậy. Các vị ấy còn khuyên tôi chẳng nên chú ý đến những tiểu tiết nhỏ nhặt. Họ đâu có biết rằng những cái nhỏ bé ấy, nó như những viên gạch, tôi dùng để xây lâu đài vĩ đại. Giáo sư Chung Vũ Ninh gọi tôi là con mọt sách lớn nhất mà ông gặp.


Dưới đây tôi chỉ đưa ra tên những tập quan trọng mà thôi.


- Đại-lý di hậu lục, Vô danh, Minh. Thuật trận đánh của Đoàn Hưng Trí với Ngột-lương Hợp-thai, y bị bắt.


- Di tộc kỷ sự bản mạt, Vương Doãn, Minh. Chép về tộc Di ở Vân Nam, cuối sách dành ra 15 trang nói về số phận 5 vạn quân Đại-lý theo Ngột-lương Hợp-thai sang đánh Đại Việt.


- Khúc-tĩnh nhân vật chí, Vô danh, Minh.. Chép tiểu sử một số nhân vật vùng Khúc-tĩnh, Vân Nam. Trong đó có 7 người theo Mông-cổ đánh Đại Việt bị giết.


- Điền Bắc chư thần chí, Đoàn Đại, Minh. Chép sự tích 25 thần ở Diền Bắc, Vân Nam. Trong đó có tới 9 thần vào thời Mông-cổ cai trị.


- Thát-đát cảo lục, Võ Doãn Cương, Minh. Chép những thống khổ của dân chúng vùng Quảng Tây phải gánh chịu trong ba cuộc chiến tranh Mông-Việt.


- Mông-thát di hận, Uông Huy, Minh. Chép những thống khổ của dân chúng vùng Quảng Đông, Quảng Tây trong thời gian bị Mông-cổ cai trị. Trong đó có ba lần đánh nhau với Đại Việt.


- Đại-lý cổ sự lục, Uông Kinh, Minh. Chép những truyện kỳ lạ tại triều đình Đại-lý trong khoảng 1200-1257. Có chép cuộc chiến tranh giữa Mông-cổ với Đại-lý.


Và hằng trăm sách lặt vặt khác.


Nếu thời Tống đã có bộ Tống triều công thần bi ký, đã giúp tôi khi viết Nam-quốc sơn hà, thì đời Nguyên, những loại bi ký lại rải rác, hiếm hoi. Vì các văn gia Trung-nguyên coi người Mông-cổ là thứ rợ Thát-đát, chỉ biết cướp bóc hãm hiếp, mà không có văn hóa, nên khi các danh nhân Mông-cổ chết, ít đươc soạn bi ký kỷ niệm. Những bài bi ký này, chính tác giả đã đưa vào thi hay văn tập của mình:


Diêu Toại (1238-1314) trong Mục-am tập có bài ký nói về:


- Sứ giả Nguyên là Trương Đình Tân, đến Đại Việt năm 1269.


- A-lý Hải-nha (Ariq Qaya), tướng tấn công Đại Việt năm 1285.


- Trong bài Dĩnh-châu vạn hộ Để công thần đạo bi, có đề cập tới chiến cuộc Mông-cổ với Chiêm, Việt.


Tô Thiên Tước (1294-1352) trong Nguyên triều danh thần sự lược, có bi ký của:


- A Truật (Aju), con trai Ngột-lương Hợp-thai, cầm quân đánh Đại Việt năm 1958 do Vương Vân soạn.


- Khac Kha Sun do Lưu Mẫn Trung soạn.


Cũng Tô Thiên Tước, trong Từ khê văn cảo, có bia chép về Lý Thiên Hạo, một tướng thủy quân Nguyên, bị bắt trong trận Bạch-đằng năm 1288.


Bia trước đền Ôn Đức, thờ viên Thiên-phu trưởng tiếp viện lương thực cho Ngột-lương Hợp-thai năm 1258, bị giết. Bia này do tôi phát hiện tại xã Kiến-thủy, huyện Khai-nguyên, tỉnh Vân Nam.


6.3. Những chi tiết vụn vặt giá trị khác.


Một tài liệu, không phải là sử, được biên soạn vào đời Nguyên, mang tên Hoàng triều kinh thế đại điển, tác giả là Triệu Thế Diên và Ngu Tập soạn vào năm 1330-1331, dưới sự kiểm soát của Thân-vương Mông-cổ Đác-khan Khác-kha-sun (Darqan Qarqasun). Sách này hiện chỉ còn lại một chương đầu, in trong bộ Vĩnh-lạc đại điển. Nội dung nói sơ đến cuộc chiến tranh với Đại Việt, Chiêm-thành, các sự kiện được ghi rõ ngày, tháng, năm.

Chương sau

↑↑
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Âm công - Cổ Long

Âm công - Cổ Long

Lời tựa: Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người"

12-07-2016 1 chương
Bố luôn ở đó mà

Bố luôn ở đó mà

Vậy là ngày bố và tôi dự định đi du lịch cùng nhau cũng đã đến. Thay vì vui vẻ

25-06-2016
Khi con gái 30

Khi con gái 30

Khi 20, say rượu lần đầu vì thất tình, khóc lóc vật vã thảm thiết. 30 tuổi, thảnh

27-06-2016
Ngày ấy sẽ đến

Ngày ấy sẽ đến

Tình yêu một ngày. Yêu nháp. Yêu thử. Một ngày trọn vẹn. Phi vào vai như chính mình

30-06-2016