Old school Easter eggs.
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 41 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Lời nói đầu

↓↓

Phúc điền sinh lợi,

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Nhân trạch an khang.


Đồ thư quý báu,


Thi chương thơm lừng.


Nay vẫn rạng rỡ,


Nguồn sáng chấn hưng.


Trắc giáng đã đủ,


Ở trên, ở dưới,


Phảng phất vào cửa,


Suy niệm đăng đường.


Nghĩa sâu truy xa,


Từ cung Thiên-trường.


Ôi ! Hoàng ngọc phổ,


Đỉnh Hạ, đôn Thương


Trình Quốc-công Bạch-vân


tại làng Cổ-am bái tán.


Chú giải


(1). Hưng-Đạo vương có bốn vương tử, đều là đại tướng lập nhiều công trong cuộc chống Mông-cổ lần thứ nhì và ba. Cả 4 đều được phong vương, có thái ấp riêng: Hưng-Võ vương, Hưng-Nhượng vương, Hưng-Hiến vương, Hưng-Trí vương. Cho đến nay, dù mất nhiều công sưu tầm, tôi cũng không tìm ra di duệ của Hưng-Trí vương. Bài tán này, tôi thấy trong hầu hết các gia phả thuộc giòng Hưng-Võ, Hưng-Nhượng, Hưng-Hiến vương. Không biết Trình Quốc-công Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm năm nào?


(2). Non Đông để chỉ núi Thái-sơn, ý nói công đức sinh thành của tổ tiên. Nhưng sườn non Đông ở đây có nghĩa: Sườn có nghĩa là chữ phụ. Chữ phụ với chữ Đông thành chữ Trần.


(3) Thiên-trường, tên một trấn, nơi phát tích của giòng họ Trần. Nay thuộc Nam-định và Thái-bình.


(4) Đỉnh Hạ, nhà Hạ bên Trung-quốc, khi thống nhất thiên hạ, đã đúc chín cái đỉnh tượng trưng cho chín châu, để ở kinh đô,tỏ rõ quyền đế vương. Đôn Thương: Nhà Thương nối tiếp nhà Hạ, đúc chín cái đôn, để chín cái đỉnh của nhà Hạ lên trên, tượng trưng nhà Thương kế tục nhà Hạ, làm chủ thiên hạ.


Toàn ý câu này muốn nói, triều Trần do đức mà được Thiên-hạ.


Thư tịch về Mông-cổ, và ba cuộc bình Mông của tộc Việt, thế kỷ thứ XIII.


Sách Việt ngữ.


So sánh với sách Trung-quốc, Nhật-bản, Cao-ly hay bất cứ các sách Tây-phương, thì sách báo Việt-ngữ viết về ba cuộc bình Mông quá ít, quá sơ lược. Tuy nhiên tôi cũng ghi vào đây.


Chu Thiên, Chống quân Nguyên, Sở học liệu, Bộ Văn-hóa giáo dục VNCH, Đại Nam California, USA tái bản.


Đào Duy Anh, Lịch-sử Việt-Nam, Sở học liệu, Bộ Văn-hóa giáo dục VNCH, Đại Nam, California, USA tái bản.


Đào Duy Anh, Tài liệu về cuộc kháng chiến của nhà Trần đã ngăn chặn sự bành trướng của Mông-cổ xuống Đông Nam Á, Nghiên cứu lịch sử, số 12, Hà-nội tháng 9 năm 1962.


Đào Duy Anh, Tìm các đèo Khâu-cấp và Nội-bàng trên đường dụng binh của Trần Hưng Đạo. Nghiên cứu lịch sử số 66, Hà-nội tháng 9 năm 1964.


Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông thế kỷ thứ XIII. Nhà xuất bản Khoa-học xã hội Hà-nội 1975.


Nguyễn Ngọc Thụy, Về con nước thủy triều trong trận Bạch-đằng năm 1288, Nghiên cứu lịch sử số 63, Hà-nội tháng 6 năm 1964.


Nguyễn Văn Dị, Văn Lang, Nghiên cứu về trận Bạch-đằng năm 1288, Nghiên cứu lịch sử số 49, Hà-nội tháng 4 năm 1963.


Phạm Ngọc Phụng, Tìm hiểu chiến thuật, chiến lược thời Trần Lê, Hà-nội 1963.


Trần Hà, Xung quanh trận Bạch-đằng năm 1288, Nghiên cứu lịch sử số 46, Hà-nội tháng 1 năm 1963.


Trần Huy Liệu, Kỷ niệm 675 năm trận chiến Bạch-đằng, Nghiên cứu lịch sử số 50, Hà-nội tháng 5 năm 1963.


Trần Trọng Kim, Việt-Nam sử lược, Sở học liệu, Bộ Văn-hóa giáo dục VNCH, Đại Nam, California, USA tái bản.


Văn Tân, Bàn thêm về nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống quân Mông-cổ hồi thế kỷ thứ 13 đi đến thắng lợi. Nghiên cứu lịch sử số 66, 67 tháng 9-10 năm 1964.


Sách chữ Hán


Đây là loại sách viết bằng chữ Trung-quốc, nhưng tôi gọi là sách chữ Hán, để phân biệt với sách do người Trung-quốc viết. Chữ Trung-quốc, trong quá khứ, tổ tiên ta đã dùng làm văn kiện, thi cử mấy nghìn năm, được gọi là chữ Hán đã quen. Một vài bộ, do họ Lý tại Đại-hàn, gốc là con cháu Lý Dương Côn, Lý Long-Tường sang kiều ngụ, đã viết, nhưng khi viết, họ đứng trên danh nghĩa người Việt, cũng được ghi vào mục này. Nói nôm na ra mục này ghi : Sách chữ Trung-quốc do người Việt viết.


Tuy nhiên khi viết bộ An-Nam chí lược, Lê Tắc đã đứng trên lập trường là thần tử nhà Nguyên ; con cháu Chiêu-quốc vương Trần Ích-Tắc khi chép gia phả, cũng luôn coi mình là người...Trung-quốc ; vì vậy những sách ấy được ghi vào mục tài liệu Trung-quốc.


Sách chữ Hán do người Việt viết tuy nghèo nàn, nhưng lại là tài liệu rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-cổ của tổ tiên ta xưa.


Một số lớn sách, chép về các anh hùng, không mấy quan trọng mà tôi đã ghi chú ngay dưới các sự kiện, thì không chép vào đây.


Cao-ly sử, thư viện quốc gia Hán-thành, Đại-hàn.


Chiêu-Quốc di hậu lục. Sách chép tay của con cháu Chiêu-Quốc vương Trần Ích-Tắc, tại trấn Nhạc-dương, tỉnh Hồ-Nam Trung-quốc.


Đại-Nam nhất thống chí, bản Tự-Đức, chép tay.


Đại-Việt sử ký toàn thư, Trần Kinh-Hòa chú giải, Đông-kinh đại học, Đông-dương Văn-hóa nghiên cứu sở xuất bản, niên hiệu Chiêu-hòa thứ 59.


Đại-Việt sử ký, đời Tây-sơn.


Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục, Quốc-sử quán triều Nguyễn, bản in 1881.


Nam-sử tập biên, của Vũ Văn Lập. Bản chép tay của thư viện Khoa-học xã hội Hà-nội.


Tiêu-sơn truyền phả. Sách chép tay của con cháu Kiến Bình vương Lý Long Tường tại Phú-lương giang, quận Khang-linh (Ong Nin Gun), tỉnh Hoàng-hải (Hwang-hạc) , Bắc Triều-tiên.


Tinh-thiện Lý thị tộc phả. Bản chép tay của thư viện quốc gia Hán-thành, Nam Hàn.


Trần gia di phả. Sách chép tay của giòng Hưng Hiến vương tại Bát-tràng.


Trần gia ngọc phả, sách chép tay thư viện Khoa-học xã hội Hà-nội.


Trần gia điển tích thống biên. Sách chép tay của thư viện Khoa-học xã hội Hà-nội.


Trần Hưng Đạo vương cựu tích. Sách chép tay của thư viện Khoa-học xã hội.


Trần Kiến-trung thực lục hay Vạn-yên thực lục. Sách chép tay của thư viện Kha-học xã hội, Hà-nội.


Trần đại tộc chính phả. Sách chép tay của giòng Hưng Nhượng vương tại Cổ-am.


Trần đại vương bình Nguyên thực lục, bản chép tay của thư viện Khoa-học xã hội Hà-nội.


Trần tông ngọc phả. Sách chép tay của giòng Hưng Vũ vương tại Hải-hậu, Nam-định.


Trần triều thế phả hành trạng. Sách chép tay của thư viện Khoa-học xã hội Hà-nội.


Trần vương truyện khảo, của Trần Duy Vôn 1931, sách chép tay của thư viện Khoa-học xã hội, Hà-nội.


Trần-gia Bắc-tông chính phả. Sách chép tay của con cháu Chiêu-Quốc vương Trần Ích-Tắc tại xã Lãnh-thủy, thị xã Trường-sa, tỉnh Hồ-Nam, Trung-quốc.


Việt-sử tổng vịnh, bản in đời Tự-Đức bản in đời Tự-Đức 1874).


Tài liệu Trung-quốc


Nguồn tài liệu này quá phong phú, nhưng lại quá phức tạp. Nếu chép hết, có lẽ tới vài nghìn bộ. Ở đây tôi chỉ ghi tên những bộ, hội đủ điều kiện sau :


- Có giá trị nhất, nguồn gốc rõ ràng.


- Có tàng trữ tại các thư viện lớn, hoặc thư viện các đại học tại Hoa-kỳ, Pháp, Canada, Anh, Đức, Đông-kinh, Hán-thành và thư viện Khoa-học xã hội Hà-nội.


- Có giá trị nguyên thủy. Tỷ như cùng một sự kiện, một tác giả chép rồi có nhiều tác giả khác lấy làm căn cứ viết các bộ khác, thì tôi chỉ ghi tên bộ nguyên khởi.


- Có liên hệ tới cuộc chiến Nguyên-Việt.


- Những bộ sử, mà tác giả viết vào thời gian 1949 tới 1998, trong tinh thần Marxisme, Léninisme, Maoisme không mấy trung thực, tôi không ghi vào đây. Tuy nhiên một vài bộ do các cơ sở quân đội soạn có giá trị cao. Các bộ này được dùng làm tài liệu tham khảo cho các sĩ quan chỉ huy tham mưu, cho các trường quân sự cao cấp, tuy rất khô khan, nhưng lại có nhiều giá trị về tình báo, về chiến thuật, chiến lược, tôi cũng ghi vào đây.


An-Nam chí lược, của Lê Trắc, Trần Trung-Hòa chú giải, Đông-kinh đại học, Đông-dương văn hóa nghiên cứu sở xuất bản, niên hiệu Chiêu-hòa thứ 59.


An-Nam chí nguyên, của Cao Hùng Trưng, Cẩm-chướng thư cục Thượng-hải, 1921.


Bình Tống lục, của Lưu Mẫn Trung, đại học Văn-khoa Triết-giang, 1978.


Chân-lạp phong thổ ký, Chu Đạt-Quan trong bộ Cổ kim đồ thư tập thành. Trung-hoa thư cục xuất bản, 1973.


Chiêu-bổ tổng lục, Thủ-sơn các tùng thư.


Chư phiên chí, của Triệu Nhữ-Quát, Đông-kinh đại học, Đông-dương văn hóa nghiên cứu sở xuất bản, niên hiệu Chiêu-hòa 54.


Hắc-thát sự lược, của Bành Đại-Nhã và Từ Đỉnh, đại học văn, khoa Giang-tô 1970.


Hoa-di dịch ngữ, bản trong Hàm-phàn lâu bí níp.


Kinh thế đại điển tư lục, bản trong Nguyên-văn loại.


Kinh thế đại điển, bản trong Vĩnh-lạc đại điển.


Liêu Kim Nguyên sử ngữ giải, soạn năm 1781, bản của Giang-tô thư cục.


Mông-ngột-nhi sử, của Đỗ Kỳ, 1934.


Mông-thát bị lục, của Triệu Hồng, bản trong Mông-cổ sử liệu từ chủng hiệu chú của Vương Quốc-Duy, viện nghiên cứu Thanh-hoa học hiệu.


Mục-am tập, của Diêu Toại, bản của đại học sư phạm Bắc-kinh 1979.


Đại-lý hành ký, của Quách Tùng-Niên, Kỷ-văn trai tùng thư.


Đào-viên học cổ lục, của Ngu Tập-Nguyên, Cẩm-chướng thư cục Thượng-hải 1924.


Đảo di chí lược, của Uông Đại-Nguyên, bản của Cổ-học vựng san 1911.


Nguyên hành tỉnh thừa tướng bình chương chính sự niên biểu, của Ngô Đình-Nhiếp trong Nhị thập ngũ sử bổ biên.


Nguyên đại bạch thoại bí tập lục, nhà xuất bản Khoa-học xã hội, Bắc-kinh 1955.


Nguyên đại Vân-nam sử địa tùng khảo, của Hạ Quang-Nam, Trung-hoa thư cục Bắc-kinh xuất bản 1976.

Chương sau

↑↑
Em không biết

Em không biết

Lan không biết khi nào anh sẽ trở lại, bao giờ Lan sẽ cùng anh chung bước trên con

24-06-2016
27 Nhát Dao Bí Ẩn

27 Nhát Dao Bí Ẩn

Tháng năm tươi đẹp, tiết xuân còn chưa đi hết, mùa hè đã nhanh chóng kéo đến, thời

20-07-2016 6 chương
Có bao giờ...

Có bao giờ...

Nếu bạn thật lòng trao đi lòng tốt, hãy tin tưởng rằng, những điều tốt đẹp sẽ

24-06-2016
Tin nhắn gửi nhầm

Tin nhắn gửi nhầm

Cứ thế 5 năm trôi qua, tình yêu giữa hai người cùng phai nhạt dần trước những lo toan

26-06-2016