Teya Salat
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 39 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 46

↓↓
Linh-Từ quốc mẫu hỏi Hưng-Đạo vương :


- Không biết Tiết-chế ra lệnh cho già này đem cung quyến đến vùng nào ?


Hưng-Đạo vương đưa mắt nhìn Quốc-mẫu rồi nháy một cái. Quốc-mẫu hiểu ý vương là : Bí mật không thể nói ra lúc này.


Vương tiếp :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Nhưng nếu như ta mở rộng đường cho giặc vào Thăng-long, thì chúng sẽ nghi ngờ. Vì vậy ta cần dàn quân dọc đường, đánh mấy trận tượng trưng. Sau khi thắng vài trận, Ngột-lương Hợp-thai cho rằng quân ta hèn nhát, ô hợp. Y thẳng tiến vào Thăng-long. Mông-cổ đã quen với chính sách tàn bạo, đi đến đâu chúng dùng bạo lực bắt bọn quan lại đầu hàng, bắt dân chúng cung ứng lương thảo, bằng không chúng sẽ cướp, giết cực kỳ tàn bạo. Thế nhưng, Đại-Việt ta khác. Muốn có lương thảo, chúng phải đánh chiếm các làng xã. Mà mỗi làng, xã của ta là một đồn. Quân của chúng sẽ chết rất nhiều, sẽ vất vả, mệt mỏi lắm mới chiếm được một xã, mà chưa chắc đã có lương. Trong khi đó, ta chia quân thành nhiều cánh nhỏ, ẩn trên đường từ Đại-lý về Thăng-long, chặn đánh các đội tiếp tế lương thực. Ta cầm cự, chờ khi trời nóng, quân, ngựa của giặc bị bệnh, lương thảo thiếu, bấy giờ ta phản công, thì chỉ một trận thì phá xong.


Vương ngừng lại, chỉ tay lên bản đồ Đại-Việt vẽ trên một tấm lụa, choán gần hết bức tường:


- Ta chia lực lượng làm ba. Một là đánh tiêu hao, hai là đánh trực diện, ba là phản công.


Vương đứng dậy hướng vào Khâm-Thiên đại vương:


- Trước hết là lực lượng tiêu hao sẽ do Khâm-Thiên vương, Nhân-Huệ vương, Vũ-Uy vương chỉ huy. Vũ-Uy vương thống lĩnh ba hiệu Tiền thánh-dực, Tả thánh dực, Hữu thánh dực, phạm vi là vùng biên giới cho tới Kinh-Bắc. Nhân-Huệ vương thống lĩnh ba hiệu Trung thánh dực, Thần-sách, Củng-thần, phạm vi là vùng Tây Thăng-long. Khâm-Thiên đại vương thống lĩnh ba hiệu Thiên-thuộc, Thiên-cương, Chương-thánh, phạm vi là vùng Đông, Nam Thăng-long.


Vũ-Uy vương hỏi:


- Lực-lượng đánh tiêu hao địch rất quan trọng. Vậy trong ba chúng tôi, ai là chúa tướng?


- Là Khâm-Thiên đại vương.


Khâm-Thiên đại vương hỏi:


- Nhiệm vụ chính của chúng tôi là gì?


- Khi giặc tới, thì phân tán thành từng đội, từng vệ, từng đạo ẩn vào các làng xã, bảo vệ dân, cùng tráng đinh chống giặc. Khi giặc đi, tập trung chiếm lại những vùng giặc đóng quân, đánh những đoàn do thám, những đoàn tiếp tế lương thực. Tùy tình hình, phá cầu, đặt chông, phục kích làm chậm bước tiến của giặc. Nhất là cung cấp lương thực cho các hiệu binh của ta lĩnh nhiệm vụ trực chiến và truy kích.


Nguyên-Phong hoàng đế ban chỉ :


- Hơn ba năm nay, Hưng-Đạo vương cùng các tướng súy Ngũ-yên huấn luyện từ hoàng nam, cho tơí binh địa phương, thiên tử binh về chiến thuật tiêu hao. Tuy vậy, có nhiều văn quan chưa biết về chiến thuật này. Vương nên tóm lược, giảng giải cho mọi người đều biết.


- Tuân chỉ.


Hưng-Đạo vương đưa mắt cho Hưng-Ninh vương. Hưng-Ninh vương đứng dậy giảng:


" Chiến thuật đánh tiêu hao, lấy căn bản là triều đình với dân cùng đồng tâm phá giặc. Địch đông hơn ta, mạnh hơn ta, tùy theo địa thế ta phân hiệu thành đạo (2400), vệ (800),), đô (80), Lượng (20) rồi ẩn vào các làng xã, dựa vào địa thế của làng-xã cùng dân chúng chống giặc. Nếu giặc mạnh quá, thì cùng dân chúng rút chạy sang làng khác. Khi giặc phân tán, ta tập trung thực nhanh, đánh chớp nhoáng, rồi lại phân tán. Chiến thuật này rất lợi hại, vì quân sống với dân, được dân cho ở trong nhà, không cần doanh trại. Được dân nuôi ăn, không phải tiếp tế lương thực. Thương binh có dân chăm sóc. Tử sĩ có dân mai táng. Tổn thất dùng hoàng nam bổ xung. Di chuyển nhẹ nhàng. Thông thuộc đường lối. Được dân báo cho tin tức giặc. Ta có thể tóm tắt chiến thuật này là: Biến đất nước thành một hồ nước. Giặc dùng con dao cắt đứt nước dễ dàng. Nhưng dao vừa cắt xong, thì nước trở lại như cũ".


Hưng-Đạo vương hướng vào Vũ-Uy vương:


- Võ công vương gia cao nhất trong hoàng tộc. Lâu nay, vương gia theo gương Quốc thượng phụ, thu nhặt các thiếu niên mồ côi, về dạy dỗ, thành lập một đạo võ sĩ mang tên Trấn-quốc. Không biết hiện do ai chỉ huy ? Trong dịp này vương có mang theo không?


- Đội võ sĩ Trấn-quốc gồm toàn những thiếu niên từ 12 tới 20 tuổi. Võ công, tiễn thủ thì chúng ở mức trung bình. Nhưng chúng di chuyển, len lỏi, mưu mẹo không biết đâu mà lường. Người chỉ huy là Đô-thống Hoàng Vui.


Một võ quan dáng người nhỏ bé đứng dậy hành lễ rồi ngồi xuống. Có nhiều tiếng reo :


- Ái chà !


- Ối !


Cả triều thần cùng bật lên những tiếng vui mừng. Nguyên-Phong hoàng đế kinh ngạc hỏi :


- Vương nhi ! Vui là người thế nào mà nghe nhắc đến tên, ai cũng reo lên vậy ?


- Tâu phụ hoàng, Vui xuất thân từ trường Ngưu-binh ở Hoa-lư, mặt có trứng cá, thành ra trông như bị rỗ. Bạn hữu gọi là Vui-rỗ. Khi ở trong trường, từ học văn, tới luyện võ, Vui-rỗ chỉ ở bậc trung. Nhưng khi ra trường, giống như cá chậu được thả về biển Đông, văn tài của y phát xuất. Vì vậy tuy là võ quan, mà y trở thành danh sĩ vùng Thăng-long !


Thái-sư Trần Thủ-Độ thêm :


- Đẳng trật của y hiện là Đô-thống. Y lĩnh hai nhiệm vụ, một là thống lĩnh hiệu binh Hữu Thánh-dực. Hai là chỉ huy đội võ sĩ Trấn-quốc. Y là người đủ khả năng đối phó với Mông-cổ. Bởi như Hưng-Ninh vương chỉ có mưu thần, chước thánh, mà thiếu những quỷ kế, thiếu lối hành sự của bọn lưu manh dân dã. Còn Vui thì y có đủ, đúng như ta thường nói : Đi với Phật thì mặc áo cà sa. Đi với ma thì mặc áo giấy. Mưu kế của y không biết đâu mà lường.


Hưng-Đạo vương hài lòng nói với Vũ-Uy vương :


- Vậy khi bọn Mông-cổ nhập biên, vương gia dùng Đô-thống Hoàng Vui với đội Trấn-quốc quấy nhiễu làm cho chúng mất ngủ ít nhất hai đêm, lại chọc cho chúng tức đến điên người lên...Có như vậy, khả năng chiến đấu của chúng mới bị giảm.


Vũ-Uy vương cười hỏi Đô-thống Hoàng Vui :


- Vui đệ ! Quốc kế, Hưng-Đạo vương vạch ra như vậy, thế đệ thi hành rasao ?


- Thưa vương gia.


Vui đứng dậy trình : Gì chứ chuyện thần vơi bọn nhãi ranh thừa sức làm. Đầu tiên, khi chúng nhập biên, sau một ngày di chuyển mệt mỏi, chiều thần sẽ cho bọn nhỏ giả làm mục đồng, dẫn dụ chúng vào trong làng xã, rồi giết vài chục tên. Sau đó quấy nhiễu suốt đêm, không cho chúng ngủ. Hôm sau thần lại tiếp tục bầy chướng ngại trên đường đi, gây tức bực cho chúng, cuối cùng lừa cho chúng đóng quân qua đêm vào khu ven rừng cỏ khô Thảo-lâm. Đêm thần dùng Lôi-tiễn nã lên đầu chúng, nướng chả ít trăm tên. Thế là trọn ba đêm chúng không được ngủ. Lúc chúng tới Bình-lệ-nguyên thì người ngựa mệt mỏi bơ phờ, ta mới dễ thắng chúng.


Nguyên-Phong hoàng đế nhắc Hưng-Đạo vương:


- Bây giờ tới lực lượng phản công.


- Tâu, lực lượng này cần một tướng hết sức mẫn cán, trẫm tĩnh, bằng không dễ bị kỵ binh giặc đánh tan. Trong các tướng hiện diện, ngoài Hưng-Ninh vương không ai gánh nổi.


Hưng-Ninh vương đứng dậy nhận lệnh.


Hưng-Đạo vương tiếp:


- Hưng-Ninh vương thống lĩnh ba hiệu Tứ-thiên, Tứ-thần, Tứ-thánh. Nhiệm vụ chính là ém quân quanh Thăng-long, chờ đợi khi giặc đói vì không lương, bệnh vì thời khí, thì xuất hiện đánh như sét nổ, rồi đuổi bất kể ngày đêm, cho tơí biên giới thì thôi. Bây giờ tới lực lượng trực diện...


Vương đưa mắt nhìn các tướng Ngũ-yên:


- Lực lượng này có nhiệm vụ dụ địch. Phàm khi địch kiêu căng, thì ta phải giả ngu, giả dại để chúng mắc mưu. Mông-cổ là thứ binh kiêu khí vô cùng tận. Biết rằng dàn quân trực diện với chúng thì ta bị chúng dẹp ngay. Thế nhưng ta cũng phải dàn quân để chúng khinh thường. Ta sẽ dàn quân tại ba nơi. Một là tại Bình-lệ-nguyên, hai là Cụ-bản, ba là Phù-lỗ. Khi tiến quân vào nước ta, chắc chắn Ngột-lương Hợp-thai sẽ sai một trong ba tên Triệt Triệt Đô, A Truật, A Tan đi tiên phong. Võ công ba tên này thực không phải tầm thường. Vì thế tướng trấn thủ cần bốn điều kiện.


Một là dũng, tức võ công cực cao, để có thể đối trận với chúng.


Hai là trí, để có thể ứng phó với biến chuyển của trận thế.


Ba là mưu, để có thể lừa giặc.


Bốn là đảm, vì khi trấn tại đây thì lành ít, dữ nhiều.


Vương ngừng lại, nhìn cử tọa một lượt, chính khí người nào cũng tỏa ra hừng hực. Tất cả như đều muốn được lĩnh nhiệm vụ có đi, không về này. Vương hỏi:


- Có ai tình nguyện không?


Tất cả các tướng đồng loạt đứng dậy, dơ cao tay. Trong đó có cả Nguyên-Phong hoàng đế, Thái-sư Trần Thủ-Độ. Tổng cộng 28 người. Vương mỉm cười:


- Bệ hạ cũng như Quốc-phụ là tướng của các tướng, thì phải ngồi trong màn mà quyết thắng ngoài nghìn dặm, không thể ra trấn nhậm ở đầu mũi tên, ngọn giáo được.


Nhà vua tỏ ý không vui:


- Thái-tổ Mông-cổ là Thành-cát Tư-hãn, Thái-tông là Oa Khoát Đài từng xung sát hằng trăm, hằng ngàn trận. Không lẽ trẫm chịu thua họ ta sao?


Ngài chỉ Thái-sư Trần Thủ-Độ:


- Còn Thái-sư! Thái-sư từng thống lĩnh binh đoàn Phương Đông của Mông-cổ. Tại sao trong trận lớn như thế này, khanh không cho Thái-sư xuất trận?


- Tâu, ý thần muốn bệ hạ cùng Thái-tử ẩn quanh Thăng-long, điều động toàn quân. Đợi khi giặc mệt mỏi, bệ hạ sẽ xuất trận, khích lệ ba quân truy kích giặc.


Vương thấy trên mặt nhà vua thoáng vẻ không vui. Vương biết võ công ngài cực cao, ngài lại muốn nêu gương chiến đấu với ba quân... Vương đành tâu:


- Nếu như bệ hạ muốn ra tuyến đầu đối trận với chúng, thần xin đề nghị bệ hạ thân chinh tại Bình-lệ-nguyên. Còn Thái-sư, thì xin Thái-sư cùng Khu-mật viện thống lĩnh cả ba mặt trận Bình-lệ-nguyên, Cụ-bản, Phù-lỗ.


Nhà vui tỏ ý vui mừng:


- Trẫm xin lĩnh nhiệm vụ của một đại tướng... Bấy lâu, trẫm có một đội Thị-vệ trên 3 trăm người, trẫm sẽ mang theo...Rồi ! Bây giờ trong 28 tướng tình nguyện, khanh chọn lấy ba người chỉ huy ba mặt trận.


- Trong các tướng tình nguyện, người nào cũng có đủ tài trí trấn tại ba tuyến đầu. Thần xin cho rút thăm.


Người trẻ nhất hiện diện là Huệ-Túc phu nhân. Phu nhân cắt 28 mảnh giấy, cầm bút viết vào ba mảnh. Mảnh thứ nhất có chữ Bình-lệ-nguyên. Mảnh thứ nhì có chữ Cụ-bản. Mảnh thứ ba có chữ Phù-lỗ...rồi gấp lại bỏ vào trong cái đĩa bằng vàng. Nguyên-Phong hoàng đế cầm cái đĩa đưa ngang đầu. Ngài khấn:


" Thần Trần Cảnh, đức bạc, phải lĩnh trọng trách bảo vệ Xã-tắc. Nay Mông-cổ như hùm, như sói sắp sửa vào cướp phá. Chư tướng đều tình nguyện ngăn giặc. Xin Quốc-tổ, Quốc-mẫu, chư vị thần linh Đại-Việt chọn ba tướng tài trí để lĩnh trọng trách trấn Bình-lệ-nguyên, Cụ-bản, Phù-lỗ".


Huệ-Túc phu nhân đứng dậy mang bát đi một vòng. Mỗi tướng rút một thăm. Thái-sư Trần Thủ-Độ hô:


- Mở thăm!


Sau khi mở thăm, hầu hết các tướng đều tỏ vẻ thất vọng. Duy Lê Tần, Trần Tử-Đức và Phạm Cụ-Chích hiện ra vẻ hân hoan. Thái-sư Trần Thủ-Độ kiểm lại: Phiếu của Lê Tần có chữ Bình-lệ-nguyên, của Phạm Cụ-Chích có chữ Cụ-bản, của Trần Tử-Đức có chữ Phù-lỗ.


Nguyên-Phong hoàng đế ban chỉ:


- Mừng cho ba vị tướng quân được lĩnh trọng trách trấn nhậm địa đầu ngăn giặc.


Hưng-Đạo vương trao binh phù cho Lê Tần:


- Vũ-kỵ thượng tướng quân lĩnh hiệu binh Yên-bang, một đạo Kỵ-binh thuộc hiệu Phù-Đổng, một đạo Ngưu-binh Hoa-lư, thêm hạm đội Âu-Cơ dàn ra tại Bình-lệ-nguyên. Khi giặc tới, phải đánh một trận cho chúng biết rằng Nam-phương không thiếu những người con can đảm bảo vệ đất tổ. Sau đó sẽ xuống thuyền của hạm đội Âu-Cơ, rút về bến Đông-bộ đầu Thăng-long đặt dưới quyền Hưng-Ninh vương chờ lệnh phản công. Hoàng thượng sẽ xuất trận, khích lệ tướng sĩ.


Nhà vua nhìn Lê Tần:


- Trẫm sẽ là một tướng dưới quyền điều động của khanh.


Vương đưa mắt nhìn Nam-thiên ngũ long, rồi cung cung, kính kính đứng dậy:


- Mông-cổ mang theo rất nhiều cao thủ võ lâm Trung-nguyên, với ý định giết tướng, làm loạn hàng ngũ. Tuy vậy trong lúc Mông-cổ tiến binh, thì các tôn sư võ học phải ẩn thân. Tuyệt đối không giao chiến. Chờ lúc phản công thình lình ra tay, giết tướng giặc. Còn khi giặc tiến binh thì các vị có võ công cao, xin vị có thể nhập trại Mông-cổ để dò quân tình, kịp thời báo cho Khu-mật viện hay cho các tướng. Vậy thần xin các vị trưởng thượng di giá lên Bình-lệ-nguyên, Cụ-bản, Phù-lỗ để dò quân tình địch


Tuyên-minh thái hoàng thái hậu mỉm cười:


- Trong năm chúng tôi, thì Linh-Từ quốc mẫu bận chỉ huy, bảo vệ hậu cung, không thể xuất trận. Vương phi Kinh-Quốc vương đảm trách theo đạo quân của Thái-tử. Vậy chỉ còn già này với Hưng-Nhân vương phi và Kiến-Quốc vương phi. Vậy Hoàng nhi nên sai sứ đến yết kiến Vô-Huyền bồ tát, xin Bồ-tát điều động võ lâm, theo ba cánh quân để tùy nghi yểm trợ thì hơn.


Ghi chú của thuật giả


Nam-thiên ngũ long, xin xem chú giải hồi 45.


Nhân-Huệ vương thắc mắc:


- Mông-cổ có 5 vạn Lôi-kỵ, 5 vạn quân Đại-lý, với hai mươi vạn lao binh. Thế mà ta chỉ có một hiệu bộ binh, một đạo Kỵ-binh, một đạo Ngưu-binh, một hạm đội, tổng cộng chưa quá hai vạn người. Lấy một chọi mười thì nguy thay!


- Vương gia ơi! Bình-lệ-nguyên có một khu đất dài không quá hai dặm, giỏi lắm mỗi bên dàn được năm nghìn quân là nhiều. Quân Mông-cổ có đông đến đâu chăng nữa cũng vô ích mà thôi.


Hưng-Đạo vương trao binh phù cho Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân Phạm Cụ-Chích:


- Tướng quân lĩnh hiệu binh Tiên-yên, một đạo Kỵ-binh thuộc hiệu Phủ-đổng, một đạo Ngưu-binh thuộc hiệu Hoa-lư trấn tại Cụ-bản. Sau khi cánh quân của tướng Lê Tần, cùng hạm đội Âu-Cơ rút về rồi, tất bọn Mông-cổ đuổi theo. Trái với đạo quân Bình-lệ-nguyên. Tướng quân thiết lập hệ thống đồn thực kiên cố, nằm trên đường đi. Như vậy giặc bắt buộc phải công đồn. Trận chiến sẽ hết sức khốc liệt. Khi thấy đồn ải bị vỡ, tướng quân cho binh sĩ tản ra thành nhiều toán nhỏ, đi theo hương lộ, lùi về hương Đông Thăng-long, đặt dưới quyền Thái-tử chờ phản công.


Hưng-Đạo vương là người gần với Phạm Cụ-Chích nhiều nhất. Vương biết Phạm là người trung chính, khi luyện hiệu Ngưu-binh, ông chỉ dạy tiến, mà không dạy lùi. Bây giờ để ông trấn Cụ-bản, thì e ông tử chiến, chứ không chịu lui . Vương tiến lên cầm tay ông:


- Phạm hiền đệ. Những lời ta sắp nói với đệ đây là của người anh, nói với người em. Đệ có nghe ta không?


- Đệ xin nghe.


- Phàm làm đại tướng, thì phải biết tiến, biết lùi. Chứ không nên cứng quá. Mũi nhọn dễ gẫy.


- Dạ.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Giới thiệu: Lộc Đỉnh Ký là bộ truyện tranh hành động nói về một cậu bé sống

09-07-2016 248 chương
Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Giới thiệu: Một căn nhà đơn độc trong nghĩa địa của Tô Châu hoa lệ, một mẹ góa

11-07-2016 24 chương
Chỉ có thể làm...bạn

Chỉ có thể làm...bạn

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Bọn con gái

27-06-2016
Trái tim kiêu hãnh

Trái tim kiêu hãnh

Tôi cứ thầm ước mỗi chuyến bay sẽ mang đến cho mình cơ hội gặp thêm một người

26-06-2016
Hoa cúc dại

Hoa cúc dại

(khotruyenhay.gq) Cô giật mình, người lăng nhăng thì không nên yêu vội. Uh, nếu được

29-06-2016