XtGem Forum catalog
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 5 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 46

↓↓

Tuy Cụ-Chích vâng dạ, nhưng trong lòng Vương vẫn áy náy không yên.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Vương gọi Phú-lương hầu Trần Tử-Đức:


- Hầu lĩnh hiệu binh Yên-phụ, một đạo Kỵ-binh thuộc hiệu Phù-đổng, một đạo Ngưu-binh thuộc hiệu Hoa-lư, trấn tại Phù-lỗ. Sau khi quân của Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân rút rồi, ắt quân quân Mông-cổ kiêu căng, mục hạ vô nhân, chúng sẽ tràn tới như nước vỡ bờ. Tướng quân đánh một trận cho chúng ghê sợ, rồi chia quân thành toán nhỏ, tản vào làng xã, lui về Tây-kết, đặt dưới quyền của Thái-tử, chờ ngày phản công.


Bùi Thiệu Hoa hỏi:


- Khải vương gia, thần với Trần Ý Ninh có đội nữ võ sĩ hơn trăm người, vẫn dùng để huấn luyện thanh nữ tại Ngũ-yên. Không biết trong trận đánh lớn này, vương gia có cho thần mang theo không?


- Được! Phu nhân cứ mang theo.


Trần Ý Ninh than:


- Đánh giặc mà lùi thì...chán quá!


Trong không khí trang nghiêm cực kỳ, mà cử tọa nghe một thiếu nữ sắc nước hương trời than, cũng bật cười. Nhà vua an ủi:


- Quận chúa lùi một lần, rồi tiến cả trăm lần. Đấy mới thú vị!


Hầu hỏi Hưng-Đạo vương :


- Thần có người em kết nghĩa tên Nguyễn Thiên-Sanh, hiện đẳng cấp tới Đô-thống, đang coi một vệ quân Tế-tác của Ngũ-yên chuyên bắt trộm cướp. Xin vương gia cho Sanh cùng trấn Phù-lỗ với thần.


Nghe nói đến tên Nguyễn Thiên-Sanh, hầu như tất cả chư tướng vùng Ngũ-yên đều bưng miệng cười. Thái-sư Trần Thủ-Độ thấy có sự lạ, ông hỏi :


- Cái gì mà chư vị cười ?


Hưng-Ninh vương đáp :


- Thưa Thái-sư, anh em chúng tôi cười là cười về hành trạng kỳ lạ của Đô-thống Nguyễn Thiên-Sanh.


_ ? ! ? ! ? !


- Phú-lương hầu Trần Tử-Đức, Đô-thống Lý Tùng-Bách, Đô-thống Nguyễn Thiên-Sanh là ba anh em kết nghĩa. Đô-thống Lý Tùng-Bách là một võ quan trí dũng tuyệt với, giỏi kỵ chiến bậc nhất bậc nhì Đại-Việt. Còn Đô-thống Nguyễn Thiên-Sanh, rất thông minh, võ công cao, nhưng học văn thì cực kỳ lười. Vì khi sinh ra, môi trên bị rách, hở hàm răng, nên bạn hữu gọi là Sanh Méo. Hưng-Đạo vương trao cho Sanh nhiệm vụ bắt trộm, bắt cướp ở vùng Yên-sinh. Mỗi khi nghe thấy trong vùng nào có trộm, hay cướp, Sanh không đem quân đi bắt, mà âm thầm dò la. Rồi đêm đến, y bí mật đột nhập nhà tên trộm, bắt vợ con nó trói bỏ gầm giường, sau đó leo lên giường giả làm vợ hắn nằm chờ. Khi tên trộm trở về mò vào giường, y mới ngồi bật dậy bắt sống.


Cả triều đình cùng im lặng nghe Hưng-Ninh vương kể. Vương tiếp :


- Tất cả đầu trộm, tướng cướp bị Sanh bắt sống, đều khâm phục đởm lược của Sanh, xin suy phục. Sanh xin ân xá cho chúng, rồi luyện võ, dậy hành binh, xung phong hãm trận. Hiện đám này lên đến 12 tên, người nào cũng có quân hàm Đô-úy, Vệ-úy. Thiên-Sanh kết huynh đệ với 12 người này. Ngũ-yên không trộm, chẳng cướp là nhờ Sanh Méo.


Nguyên-Phong hoàng đế cực kỳ vui vẻ, ngài buột miệng :


- Phải gọi Sanh với 12 người này là Đại-đởm thập tam kiệt mới đúng.


Hưng-Đạo vương ban lệnh :


- Tôi đồng ý cho Đô-thống Nguyễn Thiên-Sanh theo Hầu trấn Phù-lỗ.


- Tuân chỉ.


Thái-sư Trần Thủ-Độ hỏi Phạm Cụ-Chích :


- Mông-cổ dùng Lôi-kỵ tấn công. Khắp gầm trời này, không nước nào có thể chống nổi. Thế nhưng tôi nghe Hưng-Đạo vương muốn dùng Ngưu-binh chống Lôi-kỵ. Vậy tướng quân có thể trình bầy rõ khả năng Ngưu-binh cho chư tướng biết.


Phạm Cụ-Chích đứng dậy :


« Ngưu-binh là một loại binh, mà duy nhất Đại-Việt ta biết xử dung. Ngưu-binh do vua Đinh Tiên-Hoàng cùng các tướng thuộc quyền đã nghiên cứu rồi chế ra.


Nguyên thời thơ ấu, vua Đinh là một mục đồng. Vì vậy ngài chế ra những tiếng để ra lệnh cho trâu. Lúc đầu chỉ có 72 tiếng. Ngài lại dùng trâu lập trận, khi hợp, lúc phân, khi tiến, lúc lùi, khi húc, lúc lồng. Tổng cộng 36 thế võ khác nhau. Trên sừng trâu hoặc buộc dao, hoặc buộc giáo nhọn. Lưng trâu sẽ qua áo tơi, trên áo tơi ghép nhiều miếng thép, đồng, để không bị tên bắn.


Đến đời Lý, Tây-hồ thất kiệt, Long-biên ngũ-hùng lại xử dụng Ngưu-binh đánh Tống. Nhân đó chế ra tới 180 tiếng ra lệnh cho trâu. Các thế võ bắt trâu tập từ 36 tăng lên 72.


Cho đến nay, Ngưu-binh được luyện tập thành một thứ binh dân gian. Về tác chiến, như khi gặp trận địch kiên cố, một đội trâu xếp hàng 10, dàn làm 5 hàng cùng xung vào. Sau khi húc vỡ trận địch, thì chia ra làm hai, mỗi bên năm trâu, húc sang hai bên. Hàng thứ hai tiếp tục xông vào trong trận địch. Sau khi húc vỡ lớp thứ nhì của trận lại chia hai, tỏa ra hai bên. Hàng thứ ba tiếp tục thocï sâu vào trận địch.


Mông-cổ có Lôi-kỵ, mà ta dùng Kỵ-binh chống với họ thì không khác gì lấy sở đoản mà chống sở trường ? Địa thế của ta toàn đồng lầy, rừng rậm ? Địa thế này Kỵ-binh vô dụng, ngược lại Ngưu-binh lại thuận lợi.


Kỵ-binh Mông-cổ giỏi về tiễn thủ, ta dùng Ngưu-binh mang khiên-mây xung phong trước, quân bộ theo sau, thì có thể chống được.


Tất cả các cấp chỉ huy Ngưu-binh đều tuyển từ mục đồng, rồi huấn luyện. Các cấp Ngũ, Lượng, Đô thì huấn luyện tại xã, huyện. Các cấp Vệ, Quân, Hiệu thì phải đưa về trường Ngưu-binh ở Hoa-lư học ».


Thái-sư Thủ-Độ cau mặt :


- Tôi cầm quyền Tể-tướng, cứ thấy báo cáo có nhiều Hiệu, Quân, Vệ Ngưu-binh, mà không thấy đòi tiền nuôi trâu, nuôi binh là cớ gì ?


Hưng-Đạo vương đáp :


- Thưa Thái-sư, nếu như thành lập một Hiệu Ngưu-binh với 9.600 trâu, thì công nho phải chi tiêu nào trại cho trâu ngủ, nào người cắt cỏ, nào người tắm trâu, nào y sĩ chăm sóc trâu. Khi trâu già phải mua trâu trẻ thay thế, lại phải chi rất lớn để hằng ngày nuôi trâu. Vì vậy, ta chỉ tuyển người lập Cương ( Ngày nay gọi là Khung) chỉ huy Vệ, Quân, Hiệu. Còn lại, trâu của dân chúng đều được huấn luyện thành Ngưu-binh. Tất cả mục đồng đều huấn luyện thành Ngũ, Lượng, Đô trưởng. Tỷ như khi giăëc tới Đăng-châu, ta cần một Vệ Ngưu-binh, thì gửi lên một Cương, gồm các cấp chỉ huy của Vệ, rồi tập hợp các Ngũ, Lượng, Đô lại, nhanh chóng lâm chiến. Sau trận đánh, trâu, mục đồng lại trả về dân. Các cấp chỉ huy lại trở về.


Triều đình thở phào nhẹ nhõm. Bởi từ lâu, họ nghe nói nhiều về Ngưu-binh. Hôm nay họ mới hiểu rõ.


Sau khi trả lời hết thắc mắc của chư tướng. Hưng-Đạo vương tâu với nhà vua:


- Ba hiệu binh Yên-bang, Tiên-yên, Yên-phụ, hiệu Kỵ-binh Phù-Đổng, hiệu Ngưu-binh Hoa-lư là năm hiệu binh sẽ phải đối đầu với địch. Xin bệ hạ duyệt, rồi ban lời khích lệ, cho binh sĩ phấn khởi.


Ngay hôm sau, các hiệu binh rầm rộ di chuyển về vùng trấn nhậm. Tuy đã luyện tập liên tiếp ba năm qua về chiến thuật của Hưng-Đạo vương. Thế nhưng bây giờ di chuyển về địa phương mới. Các tướng thân dẫn cấp chỉ huy đô, vệ, đạo, hiệu quan sát địa thế từng con lộ, từng con lạch, từng xóm, từng làng để biết rõ địa thế. Tiếp theo, các đô trưởng dẫn quân trực thuộc tập trận giữ làng với hoàng nam. Quân, dân, già, trẻ, nam, nữ hồ hởi chờ giặc.


Nguyên-Phong hoàng đế, cùng Thái-sư Trần Thủ-Độ, Tiết-chế Hưng-Đạo vương duyệt các đơn vị trấn tại Bình-lệ-nguyên. Vũ-kỵ thượng tướng quân Lê Tần trình bầy chi tiết việc dàn quân, nơi đặt chông, chỗ phục binh, cùng kế hoạch tiến lui. Long tâm hoan hỷ. Ngài đi duyệt binh. Trước hết là hiệu Yên-bang, tướng chỉ huy là Đô-thống Trần Biên, tuổi khoảng 30, dáng người nhỏ bé, da sạm đen, vẻ mặt cương quyết. Thái-sư Thủ-Độ hỏi:


- Đô thống có biết nhiệm vụ của cánh quân Bình-lệ-nguyên phải làm gì không?


- Thưa Thái-sư.


Trần Biên trả lời: Có ba nhiệm vụ. Một là đánh chặn đường, cho Mông-cổ biết Đại-Việt ta không thiếu anh hùng, hào kiệt. Hai là rút về Đông-bộ-đầu, ẩn vào làng xóm cùng dân chống giặc. Ba là phản công truy kích giặc.


- Giỏi.


Thái-sư hỏi tướng chỉ huy đạo Kỵ-binh:


- Người báo danh đi.


- Thuộc hạ là Đô-thống Nguyễn Thời, tục danh Thời thẹo. Đạo Kỵ-binh có 300 ngựa, 20 thớt voi.


- Sau khi giao chiến một trận, bộ binh rút lui xuống hạm đội. Vậy Kỵ-binh rút như thế nào?


- Thuộc hạ đã nghiên cứu rất kỹ. Voi, ngựa chia thành toán nhỏ, rút theo hương lộ. Khi quân của thuộc hạ rút rồi, thì hoàng nam sẽ đăt chông, đặt chà trên đường. Giặc không thể đuổi theo được. Mà ví dù chúng có đuổi theo, cũng bị hương binh phục trong các con đường nhỏ bắn chết.


Đến trước đạo Ngưu-binh, nhà vua hỏi tướng chỉ huy:


- Khanh báo danh đi.


- Tâu thần là Đô-thống Nguyễn Tha. Nguyên xuất thân chăn trâu. Đạo của thần gồm 300 trâu. Trâu đều khỏe mạnh.


Ngài phóng mắt nhìn đoàn trâu : Sừng buộc dao, hoặc giáo nhọn. Lưng có áo giáp. Mỗi trâu có một Ngưu-binh đứng cạnh. Tuổi chúng từ 11 đến 20. Đứa nào cũng cháy nắng, da đen thui, nhưng khỏe mạnh. Trong 20 Đô Ngưu-binh hiện diện, thì đứng đầu mỗi Đô là một Đô-úy, tay cầm cờ, cổ đeo tù và.


Nguyễn Tha tâu :


- Đây là 20 đô úy chỉ huy 20 đô Tế-tác. Gồm có 10 nam, 10 nữ. Chúng có tên rất đặc biệt. Mười nam thì 5 mang tên Cu là Cu Chó, Cu Đen, Cu Méo, Cu Rỗ, Cu Lác ; 5 mang tên Trâu là Trâu Đen, Trâu Xanh, Trâu Điên, Trâu Trắng, Trâu Mập. Mười nữ có 5 mang tên Hĩm là Hĩm Còi, Hĩm Cao, Hĩm Lùn, Hĩm Rỗ, Hĩm Hô ; 5 nữ mang tên Cái là Cái Lan, Cái Huệ, Cái Sen, Cái Hồng, Cái Tiên.


Hoàng đế hỏi một nữ Đô-úy :


- Khanh báo danh đi.


Đứa con gái đáp :


- Thưa vua, cháu là Hĩm Còi.


- Thế họ tên cháu là gì ?


- Cháu mồ côi từ bé, không biết bố mẹ là ai, nên không biết họ, cũng chẳng có tên.


- Cháu bao nhiêu tuổi ?


- Cháu tuổi Ất Tỵ.


- À, Ất Tỵ là 14 tuổi.


Nhà vua bật cười. Ngài hỏi đứa con trai, tuy mặt non choẹt, nhưng người nó to lớn kềnh càng :


- Cháu báo danh đi.


- Cháu là Cu Chó.


Cũng như Hĩm Còi, Cu Chó không tên, chẳng họ, không biết mình bao nhiêu tuổi. Ngài bẹo má hai trẻ, tỏ một cử chỉ yêu thương, rồi hỏi :


- Khanh cho biết nhiệm vụ phải làm gì?


Cu Chó trả lời :


- Vũ-kỵ thượng tướng quân ban lệnh: Sau khi giao chiến một trận, thì bộ binh rút xuống thuyền. Kỵ-binh tản vào nàng. Còn Ngưu-binh đi cản hậu. Nếu như Nôi-kỵ Mông-cổ đuổi theo, thì bọn cháu xua tâu chạy xuống đồng lầy. Bố bảo Kỵ-binh giặc cũng không dám đuổi theo. Nhược bằng chúng đuổi theo, thì ngựa sa nầy hết, bọn cháu sẽ dùng tâu húc chúng nòi ruột con bà chúng ra hết.


Hầu hết Ngưu-binh là những trẻ mục đồng lâu năm, được tuyển mộ, rồi huấn luyện thành binh sĩ. Những ngôn ngữ bình dân chúngï dùng từ nhỏ đã quen, coi là sự thường. Bây giờ, lần đầu tiên đứng trước mặt đấng chí tôn, Cu Chó thuận miệng tuôn ra, mà y không biết là vô phép. Nhà vua nghe tiếng bình dân, bất giác bật thành tiếng cười.


Thấy Cu Chó nói ngọng theo thổ âm vùng Thiên-trường. Hưng-Đạo vương bẹo má nó:


- Quê con ở đâu?


- Dạ ở Thiên-tường.


- Bố mẹ con tên gì?


- Con mồ côi từ bé, không biết bố mẹ là ai!


Nguyễn Tha tâu:


- Tuy Cu Chó mới mười ba tuổi, nhưng sức khỏe không ai sánh. Trong đội Kỵ-binh, ai vật nhau với Cu Chó cũng bị nó vật ngã hết.


Thấy nét mặt Cu Chó có vẻ buồn, Hưng-Đạo vương xua đầu nó:


- Anh hùng đâu quản xuất thân. Thôi để ta nhận con làm con nuôi. Từ nay họ của con là Trần. Để ta đặt cho con một cái tên...


Ngài còn đang suy nghĩ thì Nguyên-Phong hoàng đế mỉm cười:


- Trông nó to lớn kềnh càng không khác gì con voi, thôi thì cứ gọi là Dã Tượng. Dã là đồng quê, tượng là con voi.


Thời xưa được vua, chúa ban cho cái tên là một điều cực kỹ hãnh diện. Cu Chó quỳ gối tạ ơn. Hưng-Đạo vương rút thanh trủy thủ đeo bên hông:


- Con là con ta. Trong các con của ta, ta đều cho một thanh trủy thủ để làm tin. Vậy con hãy cầm lấy con dao này.


Dã Tượng tiếp đao đeo vào bên hông.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Mở đầu: Bốn đại cao thủ Thiên giáo vận y phục bó chẽn, màu xám ngoét sầm sập

12-07-2016 50 chương
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Tình mong manh

Tình mong manh

Người ta nói định mệnh mang chúng ta đến với nhau, nhưng chính chúng ta làm cho định

24-06-2016
Đó có phải là...yêu?

Đó có phải là...yêu?

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện: "Tháng năm không trở lại") Đừng nói

27-06-2016
Ai giàu hơn ai?

Ai giàu hơn ai?

"Tại sao nhà vua lại là người nghèo nhất, trong khi ông ta vừa có quyền lực lại vừa

30-06-2016
Lời nguyện cầu

Lời nguyện cầu

Một con tàu đang lênh đênh trên biển thì gặp bão to và bị đắm. Chỉ có hai trong số

01-07-2016
Người mẹ câm

Người mẹ câm

Tôi bị những xa hoa phù phiếm nơi chốn thành thị cám dỗ, hoàn toàn quên mất mình còn

23-06-2016
Độc Ái Thuần Nam

Độc Ái Thuần Nam

Độc Ái Thuần Nam của tác giả Mị Dạ Thủy Thảo truyện ngôn tình sắc xoay quanh

21-07-2016 20 chương