XtGem Forum catalog
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 134 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 45

↓↓

- Đầu năm nay, vua Mông-cổ là Mông-Kha đại hội các vương hầu bên bờ sông Tây-bình, làm lễ tế cờ, rồi xuất quân đánh phương Nam. Mục tiêu chính là Đại-Tống, Đại-Việt. Mông- Kha tiến quân làm ba mũi.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


...Mũi thứ nhất đánh Đại-Việt. Mông-cổ coi mũi này là chủ lực chính, nên Mông-Kha thân chinh. Nhà vua tiến quân vào Tứ-xuyên, rồi vượt Kim-sa giang, qua Đại-lý (Vân-Nam). Đích thân ông ta bình định Tư-xuyên, Đại-lý. Cũng chính ông đốc thúc Ngột-lương Hợp-thai đánh Đại-Việt.


...Mũi thứ nhì, do Hốt Tất Liệt chỉ huy. Cánh này vượt sông Trường-giang, đánh Ngạc-châu (Nay là Vũ-xương, Hà-Bắc).


... Mũi thứ ba do Tháp Sát Nhi (Tô Ga Tra=Togartra) chỉ huy, tấn công vào hạ lưu sông Trường-giang, và vùng Kinh-sơn.


Nhân-Huệ vương Trần Khánh-Dư hỏi:


- Lý lịch Tháp Sát Nhi ra sao?


Phiêu-kỵ đại tướng quân Trần Tử-An tâu:


- Y là con của thân vương Tê Mô Gu, em ruột Thành-cát Tư-hãn. Võ công của y bình thường, nhưng là một tướng văn võ kiêm toàn. Y lấy vợ người Hán, con của chưởng môn phái Côn-luân, nên dưới trướng của y có rất nhiều cao thủ phái này.


Chu Mạnh-Nhu trình bầy tiếp:


- Cánh quân của Ngột-lương Hợp-thai có nhiệm vụ đánh chiếm Đại-Việt. Chiếm Đại-Việt rồi, mới quay lên phía Bắc đánh Tống qua ngả Ung-châu, Quế-châu, vượt Ngũ-lĩnh bắt tay với cánh quân đánh Ngạc-châu. Biết Đại-Việt là nơi rồng nằm, hổ phục, nên Mông Kha hết sức chú trọng đến mũi này. Vì vậy y thân chinh. Tuy y trao cho Ngột-lương Hợp-thai, nhưng chính y ban lệnh, định kế, đốc thúc. Ý đồ của Mông Kha là sau khi chiếm Đại-Việt, y sẽ dùng tù hàng binh đi tiên phong, luyện hoàng nam làm lao binh, dùng lương thực của vùng đất giầu có nuôi quân. Cẩn thận hơn, y đem theo rất nhiều cao thủ võ lâm, cả hắc lẫn bạch đạo.


Vũ-Uy vương là người có võ công cao nhất trong các thân vương. Vương hỏi :


- Không biết trong đạo quân của Ngột-lương Hợp-thai có bao nhiêu võ sĩ . Có bao nhiêu cao thủ ?


- Khá nhiều.


Trần Tử-An trả lời : Khi nghị kế đánh Đại-Việt, Mông-Kha đã nghiên cứu rất kỹ. Y biết Đại-Việt ta là nơi rồng nằm, hổ phục. Suốt mấy nghìn năm, mỗi lần Trung-quốc đánh ta, đều bị bại vì võ lâm tham chiến giết hại các tướng bậc trung. Vì vậy trận thế bị loạn. Cho nên để đề phòng, mỗi Thiên-phu trưởng đều có một đội võ sĩ 18 người hộ vệ. Đội võ sĩ này được chỉ huy bởi một cao thủ. Mỗi Vạn-phu trưởng có một đội võ sĩ 36 người, do một đại cao thủ chỉ huy. Khi tôi rời Mông-cổ về đây, thì biết rằng bên cạnh Ngột-lương Hợp-thai có 5 đại cao thủ đáng ngại.


...Thứ nhất, Trấn-thiên kiếm Phùng Tập thuộc phái Côn-luân. Y là một kiếm thuật danh gia đệ nhất Trung-nguyên.


...Thứ nhì Càn-nguyên trấn thiên chưởng Tiêu-Hư tử phái Võ-đang. Hiện y được coi là chưởng lực đệ nhất Trung-nguyên.


...Thứ ba là Triệt Triệt Đô. Y là một Vạn-phu trưởng. Võ công của y là võ công Liêu-Đông. Độc chưởng của y làm các tướng Tống kinh hồn vỡ mật.


...Thứ tư là A Truật. Y là con trai của Ngột-lương Hợp-thai. Võ công của y là võ công Hoa-sơn. Y được bọn Hán-gian trong phái Hoa-sơn dốc túi truyền thụ. Dù chưởng, dù kiếm, y cũng thuộc loại đệ nhất dũng sĩ Mông-cổ.


...Thứ năm là A Tan, y là Vạn-phu trưởng. Võ công của y là võ công Đông-a nhà ta.


...Còn một tên nữa, y là phò mã Hoài-Đô, chỉ thấy trong quân Mông-cổ truyền tụng rằng võ công y cực cao, nhưng cao đến đâu, thuộc môn phái nào thì không ai biết. Y được Mông-Kha gả con gái cho.


Cả triều đình đều trấn động.


Thái-sư Thủ-Độ giảng giải :


- Triệt Triệt Đô là phát âm theo Hán. Phát âm theo Mông-cổ là Trê Trếch Đu (Cãcãkdu). Còn A Truật phát âm theo Mông-cổ là A Du (Aju). A Tan phát âm theo Mông-cổ là A Tắc (Atãck). A Tan học võ công Đông-a với Hốt Tất Liệt. Hốt Tất Liệt là đệ tử của phụ thân tôi. Còn Hoài-Đô phát âm theo Mông-cổ là Khai-Đu (Qaidu).


Không khí trở lên căng thẳng.


Mạnh-Nhu tiếp:


- Quân Mông-cổ là quân kỵ. Họ không có Thủy-quân. Tướng của họ chưa từng học thủy chiến. Sau khi đánh Kim, họ thu dụng hàng binh, lập được vài hạm đội, nhưng mỗi khi giao chiến với Tống, đều bị đánh bại. Hiện lãnh thổ Tống nằm ở Hoa-Nam, trên lục địa rất nhiều sông rộng, phía Đông toàn biển. Khu-mật viện Mông-cổ biết rằng muốn thắng Tống, thì Kỵ-binh không đủ, cần phải có một đạo Thủy-quân thực hùng hậu. Đạo Thủy-quân sẽ đánh chiếm các châu dọc bờ biển phía Đông, rồi theo các sông tiến lên đánh các vùng ven sông. Họ lại cũng biết rằng, trong suốt mấy nghìn năm lịch sử, mỗi lần Trung-quốc dùng Thủy-quân giao chiến với ta, đều bị đánh bại. Vì vậy Mông-Kha muốn thắng ta, rồi dùng Thủy-quân của ta đánh Tống.


Triều đình cùng im lặng, không khí thêm căng thẳng.


Phú-lương hầu Trần Tử-Đức lĩnh Trung-vũ thượng tướng quân hỏi Thái-sư Trần Thủ-Độ:


- Tôi nghe nói Ngột-lương Hợp-thai cùng nổi danh một thời với Thái-sư. Không biết lý lịch y ra sao?


- Tôi biết rất rõ về y.


Thủ-Độ trả lời: Y là con trai của thân vương Tốc Bất Đài. Tốc Bất Đài là một trong chín đại tướng nức danh của Mông-cổ. Tên của y phát âm theo Mông-cổ là U-ry-ang-kha-đai (Uriyangqadai), phát âm theo Hán-Việt là Ngột-lương Hợp-thai. Thủa nhỏ, y cùng với Hốt Tất Liệt, tôi, Bạt Đô, A-lý Hải-nha chơi với nhau rất thân. Thành-cát Tư-hãn ban cho mỹ danh là Thảo-nguyên ngũ thiết điêu. Bản lĩnh võ công, cũng như tài dùng binh của y đều do phụ thân tôi truyền thụ. Hồi đánh Kim, tôi được chỉ huy binh đoàn Phương Đông, vượt Vạn-lý trường-thành tiến đánh Yên-kinh. Y dưới quyền chỉ huy của tôi. Y cùng Bạt Đô chỉ huy Vạn-phu Lôi-kỵ. A-lý Hải-nha, Ngột Lạt Su chỉ huy Vạn-phu Tế-tác. Cút Sa Đen chỉ huy Vạn-phu Lôi-tiễn. Tính tình của y trầm tĩnh, yêu thương người dưới như chân tay. Y biết nói tiếng Hoa, tiếng Việt, tiếng Tây-vực. Thời Thành-cát Tư-hãn đánh Tây-liêu, y chỉ huy Vạn-phu Lôi-kỵ, dưới quyền của Triết Biệt tiến chiếm kinh đô nước này. Trong chiến dịch đánh Tây-vực, binh đoàn Phương Đông do Triết Biệt chỉ huy, vương tử Truật Xích làm giám quân. Y dẫn Vạn-phu Lôi-kỵ đi tiên phong, vượt qua ngọn núi cao đến 3500 trượng (7000 mét), tuyết phủ mây mù, lạnh cắt da, xé thịt. Sau ba tháng vượt núi, tới đồng bằng Đại-uyển, đánh vào ngang hông Tây-vực. Chính y tiến chiếm thành Bồ-hoa (Boukhane), rồi hạ thành Tầm-nhi (Samarkand). Khi Tốc Bất Đài cùng Triết Biệt được lệnh Thành-cát Tư-hãn đem 3 Vạn-phu Lôi-kỵ truy tầm đại đế Mộ Hợp Mễ (Mohamed) Tây-vực. Y dẫn Vạn-phu Lôi-kỵ trực thuộc đi tiên phong. Gót ngựa của y sải khắp đế quốc Tây-vực, rồi đánh phá các nước Hung-gia lợi, Ba-lan, Tiệp-khắc, Phổ, La-sát (Liên-sô). Hiện y được phong chức tước cực lớn: Kiểm-hiệu Thái-sư , thống lĩnh hành quân chinh thảo Nam-thiên, tước đại vương.


Nhân-Huệ vương Trần Khánh-Giư, hiện lĩnh chức Phiêu-kỵ thượng tướng quân, Tổng-trấn Thăng-long hỏi:


- Thưa Thái-sư, liệu với tình nghĩa thầy trò giữa y với tiền nhân của ta. Với tình bạn với Thái-sư. Liệu Thái-sư có thể xin y đừng đánh Đại-Việt...có được không?


Cả triều đình cùng bật lên tiếng ồ, tỏ vẻ khó chịu.


- Không bao giờ.


Thái-sư Thủ-Độ nói lớn: Không bao giờ. Không bao giờ. Y là đệ tử của tiên phụ, lại chịu dưới trướng chỉ huy của tôi. Tài trí y thua tôi xa. Bây giờ tôi thân là Thái-sư quốc thượng phụ, mà phải lụy y ư? Còn lâu tôi mới chịu nhục như vậy. Tỷ như tôi viết thư cho y, thì y sẽ trả lời: Tôi từng là thần tử Mông-cổ, vậy hãy đem quân Đại-Việt cùng y đánh Tống. Bấy giờ tôi phải trả lời sao? Ấy là không kể y đáp: Tình bạn là tình bạn. Quốc sự là quốc sự. Y yêu cầu tôi cởi giáp quy hàng!


Ông nói với sứ giả của Hà Khuất là Hoàng Khánh-Vân:


- Người hãy trình bầy những tin tức mới nhất về Mông-cổ ở biên giới ra sao.


Hoàng Khánh-Vân hành đại lễ, rồi tâu:


- Ba năm trước, sau khi chiếm Tứ-xuyên, thân vương Mông-cổ là Hốt Tất Liệt trở về Bắc, trao 5 vạn Lôi-kỵ cho tướng Ngột-lương Hợp-thai vượt Kim-sa giang xuống đánh Đại-lý. Vua nước Đại-lý đem quân nghênh chiến. Chỉ một trận, toàn quân Đại-lý bị đánh tan. Chúa Đại-lý là Đoàn Hưng-Trí, và cậu là Tín-thư Phúc đầu hàng. Mông-cổ thu được 5 vạn hàng binh nữa. Từ ngày ấy đến giờ, Ngột-lương Hợp-thai tổ chức huấn luyện quân Đại-lý về xung phong, hãm trận, công thành, kỵ mã, bắn cung. Hiện năm vạn hàng binh này có khả năng không thua gì quân Mông-cổ... Ấy là chưa kể đại quân của Mông Kha như hùm, như hổ đóng dài từ kinh đô xứ Thục xuống đến Đại-lý.


Vũ-kỵ thượng tướng quân Lê Tần hỏi:


- Thế bọn dân binh, lao binh ước độ bao nhiêu?


- Ngột-lương Hợp-thai khinh rẻ Đại-Việt, y cho rằng chỉ cần gửi sứ sang dọa nạt, là Đại-Việt đầu hàng ngay. Bấy giờ lấy hàng binh Đại-Việt thay dân binh, lao binh. Vì vậy, thay vì cấp cho mỗi tên quân 5 tên dân-lao binh, thì y cấp cho hai tên thôi. Tổng cộng có 20 vạn dân-lao binh. Tính chung, dưới trướng Ngột-lương Hợp-thai có 30 vạn người sẽ vào tàn phá nước ta.


Triều đình đều hướng về phía Hưng-Đạo vương, như ngụ ý trao tất cả mạng sống của Đại-Việt vào tay vương. Vương đưa mắt nhìn cử tọa một lượt, gần như muốn nói: Chúng ta cùng ra tài lương đống, bảo vệ đất tổ:


- Về việc nghênh chiến, ta còn thời giờ. Tuy chức của Ngột-lương Hợp-thai tới Thái-sư, trong tay có một đạo quân hùng mạnh, đông đảo. Phía sau còn có đại quân của chúa Mông Kha làm trừ bị. Thế nhưng Ngột-lương Hợp-thai không khinh thường ta như sứ Hoàng Khánh-Vân nhận xét. Trái lại y sợ ta là khác!


Cả triều đình đều ngạc nhiên về lời phán của Hưng-Đạo vương. Trong điện Uy-viễn có đến hơn hai trăm người, mà không một tiếng động.


Nhân-Huệ vương hỏi:


- Xin vương huynh giảng rõ hơn...


Hưng-Đạo vương giảng giải:


- Từ khi Mông-cổ lập quốc đến giờ, trước sau họ đã xâm lăng 65 nước. Mà chỉ có 9 nước lớn họ mới sai sứ đến chiêu dụ mà thôi. Gần đây, vì kiêu căng quá độ, ngay đối với cả Tống lẫn Đại-lý, họ cũng không gửi sứ đến. Bây giờ Ngột-lương Hợp-thai gờm ta, y sợ đánh ta chưa chắc đã thắng, nên y mới sai sứ chiêu dụ, với hy vọng ta đầu hàng chăng?


Vương xoa hai tay vào nhau :


- Cái thế của ta với Mông-cổ là : Mông-cổ không đánh ta không được, ngược lại ta không thể hàng Mông-cổ. Thế nhưng Mông-cổ đã chinh phục Kim, Liêu, Tống, Hạ, Cao-ly, Tây-vực. Binh của chúng không phải đông gấp mười, gấp trăm ta, mà gấp vạn, gấp triệu ta. Tục ngữ nói : Hai người đánh một, không chột cũng què, huống hồ vạn người, triệu người đánh một ? Vì vậy ta cần đánh một trận, cho họ biết rằng, đánh ta hao binh, tổn tướng mà chẳng thu được lợi lộc gì. Bấy giờ ta sai sứ sang, hậu lễ, dùng lời nhún nhường, xin tiến cống, xưng thần, để được yên thân. Đó là cách bảo toàn đất nước, mà không bị mất thể diện.


Vũ-kỵ thượng tướng quân Lê Tần tâu :


- Trận chiến này là trận chiến mười phần nguy hiểm. Nếu ta thắng thì đất nước còn. Nếu ta bại, thì đất nước chỉ còn là cái bãi đất hoang. Muốn thắng giặc, điều cần nhất phải có một vị Tiết-chế toàn quyền, toàn tài. Vậy không biết bệ hạ định phong vị nào vào chức vu này ?


Cử tọa đều đưa mắt nhìn Hưng-Đạo vương. Nhà vua đưa mắt hỏi ý kiến Thái-sư Trần Thủ-Độ. Thủ-Độ trả lời bằng cái lắc đầu.


Nhân-Huệ vương tâu :


- Từ khi bản triều thụ mệnh trời đến giờ, dù giặc trong, giặc ngoài, đều do Quốc-thượng phụ lĩnh chức Thống-quốc hành quân chinh thảo; thì bây giờ Thái-sư lĩnh ấn Tiết-chế chứ còn ai nữa ? Vả Thái-sư từng là đại tướng chỉ huy binh đoàn Phương Đông của Mông-cổ. Từng là thống súy của Ngột-lương Hợp-thai, Bạt Đô, A-lý Hải-nha, Ngột Lạt Su ; Cút Sa Đen. Bây giờ Thái-sư cầm quân phá Ngột-lương Hợp-thai thì chắc chắn phải thắng y.


Ý Nguyên-Phong hoàng đế muốn cử Hưng-Đạo vương làm Tiết-chế, vi ngài biết rằng chỉ vương mới có đủ tài thắng giặc. Ngài nói lảng :


- Trẫm muốn chỉ định một người khác cầm quân. Còn


Thái-sư thì người phải ở cạnh trẫm, để phù tá đại sự.


Nhà vua biết rõ : Bị ám ảnh bởi di chúc của Yên-sinh vương, cho nên Thái-sư Trần Thủ-Độ sợ rằng trao binh quyền toàn quốc cho Hưng-Đạo vương thì nguy hiểm vô cùng. Nhưng nhà vua lại nghĩ khác. Nếu như để Thái-sư Thủ-Độ hay bất cứ người nào lĩnh ấn Tiết-chế thì chỉ có thể sai phái được quân của triều đình. Còn lực lương mạnh nhất, hữu hiệu nhất của Ngũ-yên thì không điều động nổi.


Biết rõ tâm sự nhà vua, Thái-sư Thủ-Độ chỉ Khâm-Thiên đại vương Trần Nhật-Hiệu :


- Bệ hạ đã phong Khâm-Thiên đạị vương làm Phụ-quốc thái-úy thì xin cứ để vương lĩnh ấn Tiết-chế.


Thế là ấn Tiết-chế vẫn chưa định.


Để giải quyết bế tắc, nhà vua hỏi Hưng-Đạo vương :


- Bây giờ chúng ta phải tiếp rước sứ Mông-cổ như thế nào ?


Vương tâu :


- Dù ý muốn của Mông-cổ ra sao chăng nữa, trước hết ta cứ ban lệnh báo động trên toàn quốc. Sức cho toàn dân cất dấu lương thực. Làng xã sẵn sàng chống giặc. Còn triều đình thì tùy theo thái độ của sứ, mà có phản ứng. Về cuộc tiếp sứ, niên hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ sáu, đời vua Lý Anh-tông (DL.1168. Mậu Tý) đã từng tiếp sứ Mông-cổ. Nay ta cũng theo lệ cũ. Nghĩa là tiếp sứ của một nước ngang hàng, không nhìn thấp như tiếp sứ Chiêm. Cũng không trọng thể như tiếp sứ Tống.


Hưng-Ninh vương tâu:


- Thời Lý, triều đình cử phò mã Trần Thủ-Huy ra Đồn-sơn tiếp Bác Nhĩ Truật. Vậy bây giờ bệ hạ định cử ai tiếp sứ?


Nhà vua chỉ Chiêu-Minh vương:


- Trong các con của trẫm, thì Khải nhi vừa có tài ứng biến, vừa có cái ôn nhu của văn nhân. Vậy Khải nhi hãy tuyển chọn mấy người tùy tùng lên biên giới tiếp sứ.


Bãi triều.


Ngay sáng hôm sau, Chiêu-Minh vương cùng Khai-sơn hầu Chu Mạnh-Nhu, Vũ-sơn hầu Tạ Quốc-Ninh, Tam-sơn hầu Vũ Khắc-Kim, Quân-sơn hầu Lê Trọng-Anh dẫn một đội võ sĩ lên đường ra biên giới đón sứ đoàn Mông-cổ. Vì sứ đoàn đi bằng chiến mã, đoàn nghênh tiếp cũng đi bằng ngựa, nên ngay triều hôm đó đã tới Thăng-long. Sứ đoàn gồm có 14 người, do một Thiên-phu trưởng tên Bật Triệt (Bourteck) làm chánh sứ. Có ba bồi sứ tên Trịnh Ngọc, Trịnh Đức, Trịnh Long. Trịnh Ngọc là anh của Trịnh Đức. Trịnh Long là con Trịnh Ngọc. Bồi sứ kiêm thông dịch. Còn lại là một Thập-phu kỵ mã hộ vệ. Sứ đoàn được đưa vào cung Triều-dương nghỉ ngơi. Chiêu-Minh vương sai người cung ứng lương thảo, tắm ngựa. Nguyên-Phong hoàng đế sai sứ tặng sứ đoàn bốn mâm cỗ. Mỗi mâm gồm 36 món thời trân của Đại-Việt. Hoàng đệ Hoài Đức vương thân tiếp chánh sứ. Tiệc tàn, vương ước hẹn, hôm sau sẽ thân tới đón sứ đoàn vào triều kiến Nguyên-Phong hoàng đế.


Đêm đó Thái-sư Trần Thủ-Độ nhập Hoàng-thành mật tấu với Nguyên-Phong hoàng đế :


- Khu-mật viện đã nhận diện đươc bọn thông dịch. Tên Trịnh Ngọc là một tên vô lại, nổi danh lừa đảo thiên hạ.


- Trẫm nghe nói nó là người Hồi-hột, sự thực ra sao?


- Trên luật lệ thì tên Trịnh Ngọc là con tên Trịnh Thư. Nhưng thực ra mẹ y thả nái với một tên Hồi-hột đẻ ra y. Nguyên Thánh-cát Tư-hãn khi chinh Tây được dân chúng theo đạo Hồi nổi lên theo. Ông ta chuyên dùng bọn này, giả làm thương nhân đi khắp nơi dò thám. Bọn Hồi đến nước ta đã nhiều lần. Vì sợ vào lầu xanh kiếm gái, bị bệnh, nên chúng tung tiền ra mua gái nhà lành để hành lạc. Vợ tên Trịnh Thư bán xác cho tên lái buôn Hồi, đẻ ra tên Trịnh Ngọc, Trịnh Đức. Hồi còn niên thiếu tên Trịnh Ngọc có theo học nghề thuốc, làm thầy lang. Sau vợ y tằng tịu với một thầy chùa, bỏ y. Y bất mãn, tụ tập bọn du thủ du thực lập đảng. Bị kết án tử hình, y trốn sang Trung-nguyên theo Mông-cổ. Y rất thông thạo tình hình Đại-Việt ta. Thần đã có cách trị y.


Nhà vua hỏi:


- Ta phải có thái độ nào với sứ Mông-cổ?


- Bọn Bật Triệt không phải là sứ Mông-cổ, mà chỉ là một tên đưa thư của Ngột-lương Hợp-thai. Ta không cần tiếp theo lễ nghi một nước với một nước, mà chỉ tiếp theo cung cách một võ tướng nhận thư của một tướng. Xin bệ hạ hãy làm như thế...như thế.


- Thái-sư trị tên Trịnh Ngọc bằng cách gì?


- Từ khi sang Trung-nguyên theo Mông-cổ. Mông-cổ bỏ tiền cho y, để y tiếp tục liên lạc với bọn vô lại trong nước dò la quân tình của ta. Thần đã có cách trị chúng : Giam lỏng chúng ở Thăng-long, như vậy ta sẽ biết hết chân tay chúng. Sau đó thả chúng về, trong khi đó ta cung cấp tin ma cho chân tay chúng. Chúng tưởng là thực, lại cấp tin ma cho Mông-cổ...


Thủ-Độ chau mày lại, tỏ vẻ đẳn đo một lúc, rồi tâu:


- Ngột-lương Hợp-thai từng ở dưới quyền thần. Y sợ thần như sợ cọp. Y biết thần hiện lĩnh chức Thái-sư. Cho nên y sai tên Trịnh Ngọc dò dẫm tình hình. Nếu như bây giờ thần giả chết. Tên Trịnh Ngọc báo về cho Ngột-lương Hợp-thai, thì y nhìn Đại-Việt dưới con mắt không người. Như thế, ta có thể thắng y dễ dàng.


- Thái-sư giả chết ra sao?


- Thần sẽ làm như vậy, như vậy...


- Kế ấy hay.


Hôm sau, Chiêu-Minh vương không đến cung Triều-dương đón Bật Triệt như ước định. Người đón là Vũ-Uy vương. Vương giả làm Đô-thống chỉ huy hiệu binh Tinh-cương, dẫn mười Thị-vệ tới gặp Bật Triệt. Sau khi vương xưng danh phận, bồi sứ Trịnh Ngọc tỏ vẻ không bằng lòng :


- Hôm qua, Chiêu-Minh vương, rồi Hoài-Đức vương thân đón tiếp chúng ta. Tại sao hôm lại là Đô-thống ?

Chương trước | Chương sau

↑↑
Âm công - Cổ Long

Âm công - Cổ Long

Lời tựa: Bạch Bất Phục, người con hiếu thảo, lấy việc "đổi của chôn người"

12-07-2016 1 chương
Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Giới thiệu: Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút

11-07-2016 20 chương
Tường vi khô

Tường vi khô

Và tôi bắt đầu hiểu ra cái cảm giác của Chi ngày hôm ấy, cái cảm giác ép mình tin

24-06-2016
Bài học nhớ đời

Bài học nhớ đời

Gấu lớn cứ bắt nạt Thỏ nhỏ. Chẳng chi cả mà nó cứ tóm lấy Thỏ rồi bạt tai

24-06-2016
Gói mì tôm cho con

Gói mì tôm cho con

Bữa trưa hôm đó, sau giờ tan làm thì nó thấy một gói mì tôm để góc giường của anh

24-06-2016
Nếu tôi là con trai

Nếu tôi là con trai

Khi tôi là con trai, tôi sẽ thương con gái nhiều hơn mỗi khi thấy con gái bặm môi dắt xe

30-06-2016
Câu chuyện chiếc bình

Câu chuyện chiếc bình

Khi người thầy dừng lại, lớp học vẫn im lặng một hồi. Bỗng có cánh tay giơ lên,

01-07-2016