Polly po-cket
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 15 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 45

↓↓

- Bệ hạ tỉnh hay mơ ? Bệ hạ sợ trao binh quyền cho vương, rồi vương cướp ngôi vua ư ? Nhất định không có. Nếu như vương cướp ngôi, thì muôn nghìn năm sau, sử xanh còn chép vương là một gian thần tặc tử. Trong khi số của vương là số đại anh hùng, đại thánh nhân...Thì nhất định không có việc vương cướp ngôi rồi.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Nhà vua ôm lấy phu nhân, ngài hôn phớt lên đôi má hồng:


- Trời mang khanh đến ban cho trẫm. Mai này thiết triều, trẫm sẽ bác lời Thái-sư , phong Hưng-Đạo vương làm Tiết-chế quân mã.


Sáng hôm sau, ngày 20 tháng 8 năm Đinh Tỵ nhằm niên hiệu Nguyên-Phong thứ bẩy, triều đình Đại-Việt thiết đại triều để nghe Thái-sư Thủ-Độ tường trình về việc tiếp sứ đoàn Mông-cổ. Sau khi tâu xong, Thái-sư kết luận :


- Bây giờ ta dàn quân chờ sẵn, rỗi gọt tóc, cắt mũi 3 tên Việt làm chó săn cho Mông-cổ, rồi thả về. Ngột-lương Hợp-thai sẽ uất lên đến cổ, tất y xua quân đánh ta. Phàm khi ra quân, mà tướng cáu giận, thì bị lầm lẫn, dễ bị bại.


Vũ-kỵ thượng tướng quân Lê Tần nhắc lại câu hỏi hôm trước :


- Xin bệ hạ khẩn ban chỉ, cử một vị làm Tiết-chế quân mã.


Cả triều đình cùng gật đầu tán thành lời tâu của Lê Tần. Trong khi Thái-sư Trần Thủ-Độ cau mặt lại, tỏ vẻ khó chịu. Nguyên-Phong hoàng đế đứng dậy, ngài rút cây Thượng-phương bảo kiếm cầm trên tay, lại đưa mắt nhìn quần thần môt lượt rồi, ban chỉ :


- Suốt mấy ngày qua, trẫm đã suy nghĩ kỹ. Lại xét số Tử-vi, khấn các vị tiên hiền Đại-Việt phù hộ. Nay trẫm quyết định.


Hiện diện cố gần hai trăm người, mà không một tiếng động. Nguyên-Phong hoàng đế bước đến bên Hưng-Đạo vương, trao thanh kiếm cho vương :


- Kể từ lúc này, Hưng-Đạo vương là Tiết-chế toàn bộ binh mã Đại-Việt. Khi mang thanh kiếm này thì vương là trẫm. Mọi mạng lệnh vương ban ra là lệnh của trẫm. Ngày mai, sẽ thiết Tinh-triều tại điện Uy-viễn để nghị kế phá giặc.


Cả triều thần thở dài nhẹ nhõm. Người người đều hiện ra nét hân hoan vô cùng tận. Duy Thái-sư Thủ-Độ và Khâm-Thiên đại vương cau mặt, buông tiếng thở dài nhẹ như tơ, nên không ai chú ý.


Thái-sư than thầm:


- Mình già đầu mà còn mắc mưu trẻ con. Huệ-Túc phu nhân đã chặn trước rồi. Mình đành chịu thua...trẻ con. Âu là mệnh trời.


Hôm sau.


Tại điện Uy-viễn. Xung quanh điện, Thị-vệ canh phòng cẩn mật. Mỗi người dắt một con chó, lưng đeo bảo đao, đi đi lại lại. Trên trời, một đoàn 20 chim ưng bay lượn, dù một con chuột, con thỏ cũng không lọt ra ngoài tầm mắt của chúng.


Trong điện, Nguyên-Phong hoàng đế ngồi trên ngai vàng đặt chính giữa. Hai bên là bốn dẫy ghế . Chư thân vương, đại thần ngồi trên hai dẫy đầu. Hai dẫy sau cùng dành cho các võ tướng. Thông thường, các buổi triều nghị, trừ Thái-sư Trần Thủ-Độ, còn lại đều phải đứng. Nhưng hôm trước, theo lời tâu của Hưng-Đạo vương. Vương xin hoàng đế chuẩn cho: Trong các buổi thiết triều, nghị về quốc kế, thì các đại thần đều được ngồi ghế, để tránh mệt mỏi. Khi tâu, cũng không phải quỳ gối hành đại lễ.


Đặc biệt buổi thiết Tinh-triều hôm nay còn có Nam-thiên ngũ long.


Lễ nghi tất.


Hưng-Đạo vương cầm thanh Thượng-phương bảo kiếm để trước mặt. Trong điện hiện diện hơn trăm người, mà không một tiếng động. Không khí cực kỳ trang nghiêm. Nguyên-Phong hoàng đế mở lời:


- Buổi thiết Tinh-triều hôm nay, để nghị về quốc kế bình Mông. Bất cứ ai hiện diện tại đây, đều có quyền phát biểu ý kiến. Bây giờ trẫm để Tiết-chế tổng đốc binh mã Hưng-Đạo vương điều khiển.


Hưng-Đạo vương hướng vào triều thần :


- Phàm ra quân, phải xử dụng ba yếu tố thiên-thời, địa lợi, nhân hòa. Trong ba yếu tố thì nhân hòa phải coi là yếu tố chính. Nhân hòa đối với ta là quan trọng nhất. May mắn thay nhân hòa ta đã đạt được từ lâu rồi. Hiện cả nước đang chờ phá giặc.


Nguyên-Phong hoàng đế gật đầu tỏ ý tán thành.


- Thứ nhì là thiên thời. Nếu bây giờ ta sai cắt mũi 3 tên bồi sứ họ Trịnh, rồi thả về, như Thái-sư bàn hôm trước, đĩ nhiên ta chọc cho Ngột-lương Hợp-thai nổi giận, đến mất bình tĩnh. Y sẽ xua quân tràn vào đánh ta trong tháng 9. Thế nhưng, khí hậu tháng 9 đến tháng chạp là mùa lạnh. Thiên thời đối với quân ta thực bất lợi. Vì quân ta chịu lạnh dở. Ngược lại, khí hậu này cho quân Mông-cổ, vì chúng sống ở vùng Thảo-nguyên, khí hậu lạnh cắt da, xé thịt; khí hậu của ta đối với chúng là khí hậu mát mẻ, người ngựa của chúng sẽ cảm thấy dễ chịu.


Cử tọa vỗ tay hoan hô, kể cả hoàng đế và Thái-sư Trần Thủ-Độ.


- Vậy ta cứ giữ bí mật việc tống giam sứ , để Ngột-lương Hợp-thai mỏi mắt chờ. Hết tháng chín không thấy sứ về, y lại sai sứ sang nữa. Ta cũng bắt giam. Sang tháng 10 không thấy sứ về, y có thể sai sứ sang nữa. Ta lại bắt giam. Như vậy y có xuất quân cũng phải sang cuối tháng Chạp. Ta chỉ cần cầm cự vài tháng, khí hậu trở thành ấm áp với ta, trở thành ôn nhiệt với Mông-cổ. Thế là ta đạt được thiên thời.


Triều đình im lặng nghe vương nghị kế :


- Về địa lợi. Ưu điểm của giặc là Kỵ-binh xung trận, là phá thành. Vậy ta không thủ thành, cũng chẳng dàn quân. Ta cần dụ cho giặc vào sâu trong nước. Trước hết, triều đình cần rời khỏi Thăng-long, ẩn vào sống với dân. Mỗi bộ ẩn vào một thôn xã khác nhau, luôn di chuyển, để giặc không biết tung tích. Ta dùng chim ưng liên lạc với nhau. Gia đình các đại thần, các võ tướng, ai ở đâu, thì đưa về quê mình sống với dân chúng. Như thế các quan yên tâm phá giặc, không phải vướng vít thê nhi.


Các quan gật đầu, tỏ ý tuân phục.


- Về nội cung. Từ mấy năm qua, Linh-Từ quốc mẫu cùng Nam-thiên ngũ long đã huấn luyện cho cung nga, thái giám trở thành những võ sĩ. Bây giờ triều đình không cần phải sai tướng, cử binh bảo vệ nội cung. Trái lại nội cung gặp giặc lại có thể giao chiến ngang tay với chúng.


Thành-cát Tư-hãn và đế quốc Mông-cổ chinh phục Trung-Đông và Âu-châu


Trong Anh-hùng Đông-a dựng cờ bình Mông (AHĐA-DCBM) quyển 2, hồi thứ 16 và 17, tôi đã thuật nguồn gốc một bộ tộc Ki-dát, ở vùng Thảo-nguyên trên cực Bắc Á-châu. Bộ tộc này với chủ đạo tin rằng tổ tiên là con sói xám, dưới sự lãnh đạo của Thiết Mộc Chân, dần dần trở thành một trong những nước lớn. Trong cơ duyên đặc biệt, phò-mã Trần Thủ-Huy, cùng công chúa Đoan-Nghi (con gái vua Lý Anh-Tông) đã kết thân với Thiết Mộc Chân và bốn đại tướng của Mông-cổ tự xưng là Tứ-liệp lang vương tức bốn con sói-săn là Bác Nhĩ Truật, Gia Luật Mễ, Tốc Bất Đài, Triết Biệt. Cuộc kết thân này, đưa đến Mông-cổ gửi sứ thần sang Đại-Việt. Sang quyển 3, AHĐA-DCBM hồi 29, 30 và quyển 4, hồi 32, 30 lại thuật chi tiết việc một thân vương triều Lý là Lý Long-Phi đã từng đến Mông-cổ trước phò mã Thủ-Huy, với công chúa Đoan-Nghi. Long-Phi giúp Mông-cổ luyện quân, tổ chức quân đội. Tiếp đến việc phò mã Thủ-Huy, công chúa Đoan-Nghi bị vua Lý Cao-tông đem cống cho Tống. Hai vị bất mãn, bỏ lên Mông-cổ. Hai vị đã sinh ra người con, sau thành anh hùng Đại-Việt là Trần Thủ-Độ. Trong thời gian lưu lại Mông-cổ, hai vị giúp Thiết Mộc Chân luyện quân, tổ chức quân đội, tổ chức Khu-mật viện, tổ chức đội mã khoái Phi-tiễn. Mông-cổ trở thành hùng mạnh, chinh phục hầu hết các bộ lạc Thảo-nguyên, lên ngôi vua, Thiết Mộc Chân xưng là Thành-cát Tư-hãn. Hồi 40 quyển 4 và hồi 41 quyển 5, thuật rõ trường hợp nào Trần Thủ-Độ trở thành một đại tướng chỉ huy binh đoàn Phương Đông của Mông-cổ. Thủ-Độ là người tràn ngập các cửa Trương-gia, Xích-thành, Hậu-thành của Vạn-lý trường thành ; và trở thành một đại tướng đầu tiên vây hãm kinh thành Yên-kinh (Bắc-kinh ngày nay).


Sau khi đánh Trung-quốc, Thành-cát Tư-hãn tiến đánh Tây-hạ, rồi một biến cố đặc biệt xẩy ra, ông đem đại quân tràn về phương Tây phá tan đế quốc Kwharesm (Hoa Thích Tử Mô), sau đó con cháu ông tiếp tục chinh phục Iran, Irak, Syrie, Afganistan, Hung-gia-lợi, Ba-lan, Tiệp-khắc, Đức, Nga v.v. đặt nền móng cai trị đến mấy trăm năm.


Dưới đây chúng tôi tóm lược ý chính trong hai tập tài liệu quân sự, đã giải mật, để độc giả có cái nhìn đại cương về sự hùng mạnh của Mông-cổ năm 1258, là năm họ mang quân đánh Đại-Việt, và bị thất bại.


- Nguyên triều chinh tiễu An-Nam khảo bị.(NTCTANKB)


Sở Nghiên-cứu, Cục Tác-chiến, Bộ Tổng-tư lệnh quân đội nhân dân Trung-quốc.


- Thành-cát Tư-hãn chinh Tây khảo lược.(TCTHCTKL)


Sở Nghiên-cứu, Cục Tác-chiến, Bộ Tư-lệnh quân khu miền Tây Mông-cổ 1960.


Xin nhắc để độc giả rõ : Cái gọi là Sở nghiên cứu đề trên bìa tập tài liệu đó trên nguyên tắc trực thuộc Cục-tác chiến. Sợ những vị từng phục vụ trong quân đội Việt-Nam cộng hòa, hay quân đội Hoa-kỳ hiểu lầm. Tôi xin có đôi lời giải thích. Về phía Việt-Nam, khi soạn thảo Quân-sử, thì do khối Quân-sử, trực thuộc phòng 3, bộ Tổng-tham mưu ; những chuyên viên biên soạn hầu hết là sĩ quan, căn cứ vào những tài liệu tồn trữ, rồi viết ra. Rất ít khi có những lời bình luận. Về phía Hoa-kỳ, thì do một Trung-tâm Quân-sử thuộc bộ Quốc-phòng, thường thì do các sĩ quan, hoặc chuyên viên biên soạn. Như khi mời các tướng Cao Văn Viên, Đồng Văn Khuyên, Ngô Quang Trưởng, Trần Đình Thọ... viết quân sử Hoa-kỳ trong thời gian tham chiến tại Việt-Nam, đã do General Research Corporation... mời ký khế ước. Ngược lại, tại Mông-cổ thì việc nghiên cứu này do chính vị Tư-lệnh, Phó Tư-lệnh cùng những sĩ quan, chuyên viên biên tập. Viên sĩ quan chánh sở Nghiên-cứu chỉ lĩnh nhiệm vụ như là một tổng thư ký. Còn Cục Tác-chiến của Mông-cổ, thì bao gồm nhiệm vụ của phòng 3 (G3) và trung tâm Hành-quân (TOC). Tài liệu được dùng để giảng dậy cho các sĩ quan cao cấp, và làm tài liệu nghiên cứu cho các sĩ quan thiết kế hành quân.


Chiến dịch Kwharesm (Hoa Thích Tử Mô)


Tống-sử thuật lại chiến dịch Kwharezm vắn tắt khoảng 2 trang, cũng không nói đến tên của vua nước này là Mộ Hợp Mễ hay Ma Kha Vị (Ala Ed Din Mohammed). Vì Mông-cổ tàn phá các nước Trung-Đông, châu Âu như Afganistan, Iran, Irac, Syrie, Hung-gia-lợi, Ba-lan, Tiệp-khắc, Đức, Liên-sô v.v. rồi cai trị mấy trăm năm. Sử sách của các dân tộc này ghi chép rất đầy đủ. Độc giả có thể tìm đọc những sách này bằng tiếng Anh, Pháp, mà thuật giả ghi ở phần thư mục AHĐA-DCBM quyển 1.


Năm 1217, quân Mông-cổ đánh chiếm đế quốc Tây-Liêu, giết bạo chúa Gut Sơ Lúc, làm cho các nước vùng Trung-á hết sức quan tâm. Các nước này tiếp giáp với Tây-Liêu bằng con sông Irtysh. Sự kiện một đạo quân dữ như quỷ sứ, đi đến đâu tàn sát đến đó làm cho vua chúa vùng này phải tìm hiểu. Họ được những thương nhân kể cho nghe rằng: Thành-cát Tư-hãn là một ông vua bách chiến bách thắng. Đội Kỵ-mã của ông mạnh hơn núi lở, băng tan. Ông là người ưa trật tự, ưu đãi thương nhân, thường nâng đỡ họ đặc biệt. Họ kể cho những ông vua này nghe về các trận đánh kinh thiên động địa của Mông-cổ với Kim. Mông-cổ đã chiếm được nước Kim, Tây-Hạ, Liêu-Đông, Cao-ly, Nãi-man, Khắc-liệt, Thát-đát.


Bấy giờ thế giới Hồi-giáo đang ở vào thịnh thời của Alla Ed Din Mohammed, đại đế nước Kwharezm. Tổ tiên của Mohammed nguyên là người hầu cận gốc Thổ, được vua sứ Seljuk phong tước phó quận vương ở vùng lưu vực sông Amou Daria. Đến đời cha của Mohammed, bờ cõi của quận vương mở rộng từ bờ biển Caspienne tới Boukhara, và từ biển Alrai tơí Ba-tư. Ngôi vua truyền sang Mohammed, ông đem binh chinh phục, mở rộng bờ cõi ra bốn phía: Vượt sông Syr Daria lên Bắc chiếm một nửa vùng thảo nguyên Kurghise. Phía Đông chiếm lãnh thổ Transoxiane bao gồm Samarkande, Đại-uyển (Fergana). Phía Nam, chiếm A-phú-hãn. Phía Tây tới Irak. Thời bấy giờ, ông được người ta tặng cho danh hiệu Cái bóng của Allah trên mặt đất, hay Alexandre đại đế thứ nhì.


Muốn làm bá chủ thế giới Hồi-giáo, ông xin giáo chủ ở Bagdah nhận là Hoàng-đế, dưới sự che chở của giáo chủ. Cũng nên nhắc lại, giáo chủ Hồi-giáo, trong phạm vi thế tục chỉ có ảnh hưởng ở vùng Mésopotamie. Nhưng về tôn giáo, ông là giáo chủ của tất cả tín đồ Hồi-giáo. Ông có ảnh hưởng đến tất cả giáo chúng Hồi-giáo.


Lời yêu cầu của Mohammed không được giáo chủ Nasir chấp nhận. Ngược lại, giáo chủ còn ra lệnh cấm tín đồ không được cầu nguyện cho Mohammed. Giáo-chủ còn đi xa hơn, là xúi dục các tiểu vương chống Mohammed, ly khai với đế quốc Kwharesm. Thư của giáo chủ Nasir đến với Mohammed, giữa lúc ông đang chinh phục A-phú-hãn. Nổi giận, Mohammed triệu tập một hội nghị Hồi-giáo truất phế Nasir, bầu một giáo chủ mới, rồi cất quân đi đánh Nasir.


Giữa lúc Mohammed chỉnh bị binh mã thì được tin Tây Liêu bị Mông-cổ chinh phạt. Ông mù tịt về thế giới Đông-phương. Tuy vậy để đề phòng, ông ngưng việc đánh Badad, dồn quân lên miền Bắc đề phòng. Một mặt ông gửi sứ thần qua Mông-cổ.


Ngược lại với Mohammed, Thành-cát Tư-hãn lại biết về thế giới Hồi-giáo. Những thương nhân đem vào Mông-cổ không biết bao nhiêu sản phẩm xứ Hồi: Áo giáp tên xuyên không thủng, mũ chiến bằng đồng, mộc bọc thép, mã tấu sắc bén, bình pha lê, nữ trang, thảm.


Sau khi tiếp sứ đoàn Kwharezm, Thành-cát Tư-hãn nhờ sứ đoàn chuyển về hoàng đế Mahomed đề nghị:


"Ta biết hoàng đế các người đang cai trị một đế quốc rộng lớn, hùng mạnh. Ngài là hoàng đế phương Tây. Ta là hoàng đế phương Đông. Hai bên phải giao hảo với nhau. Ranh giới của hai nước ở Khâm-sát. Ta đề nghị ngài cho thương nhân hai nước qua lại thông thương vơí nhau".


Thành-cát Tư-hãn gửi một sứ đoàn sang Kwharesm. Sứ đoàn mang theo tặng phẩm: Bạc thoi, ngọc quí, vải dệt bằng lông lạc đà. Để tỏ thiện chí, Thành-cát Tư-hãn chọn viên chánh sứ Mahmound Ieldalch là dân Kwharesm, nhân viên toàn người xứ Hồi.


Sứ đoàn Mông-cổ được hoàng đế tiếp đón hết sức nồng hậu, khiến triều đình Kwharesm xưa nay vốn kiêu căng, đều phải kinh ngạc.


Năm 1218, giữa lúc Mahomed đang trên đường viễn chinh hồi loan tới Samarkande thì có tin gửi từ biên thùy phía Bắc về: Thống-đốc Inaltchik thành Ottar tâu rằng, mới bắt được một thương đoàn, có nhiều tên thám thính Mông-cổ trà trộn trong đám thương nhân Hồi giáo.


Quốc vương ra lệnh: Giết chúng đi.


Phê bình hành động này, sử gia Ba-tư Fadl Allad Rasid ud-Din (1247-1318) viết như sau:


"Khi ban chỉ trên, không khác gì nhà vua đem tính mệnh mình ra mà đánh cuộc. Một giọt máu Mông-cổ đổ, thì thần dân của ông phải trả lại một sông máu. Một cái đầu của Mông-cổ rụng xuống thì bằng mấy chục vạn cái đầu khác. Mỗi đồng tiền tịch thu của họ phải trả bằng mấy tạ vàng".


Viên thống đốc Inaltchik nhận được chiếu chỉ, tịch thu tất cả vàng bạc, hàng hóa của thương đoàn, rồi giết hết 150 người. Chỉ có một tên nô lệ trốn thoát, chạy về tiền đồn Mông-cổ báo cáo sự tình. Hắn được đưa về kinh đô Hoa-lâm, tâu trình lên Thành-cát Tư-hãn.


Thành-cát Tư-hãn không thể tin rằng, mới hôm nào Mahommed cam kết cho thương nhân hai nước thông thương, mà bây giờ lại làm thế? Ông cho rằng viên thống đốc đã lạm quyền. Ông gửi sứ giả sang yết kiến Mahommed, yêu cầu phải nạp kẻ sát nhân cho ông.


Hoàng-đế Ala Ed Din Mohammed, danh hiệu bóng Allah trên mặt trái đất, khi nghe sứ giả Mông-cổ yêu cầu như vậy thì ngài rùng mình, tưởng đâu nằm mộng. Hỡi ơi! Cái bọn mọi rợ mà dám tới chỗ tôn nghiêm nhất trần gian, trước ngài chúa tể Hồi-quốc, trước Alexandre đệ nhị mà nói lời hỗn xược như vậy sao?


Mohamed trả lời: Đem chém chánh sứ, còn tùy tùng thì cắt râu, rồi trả về.


Khi bọn tùy tùng trở về tâu lại, Thành-cát Tư-hãn khóc rống lên:


"...Trời ơi! Xin trời thấu cho, tôi không phải là người muốn gây thảm họa..."


Lập tức ông triệu tập bộ Tổng tham mưu ban lệnh. Rồi bọn Mã-khoái phi tiễn chạy như mắc cửi ban lệnh đến tất cả các Đại-hãn vùng Thảo-nguyên, đến các chư hầu Thổ-phồn, Khiết-đan, Tây-liêu, Trung-quốc... trùng trùng, điệp điệp kéo nhau lên đường.


Lực lượng Mông-cổ chinh Tây gồm 25 vạn Lôi-kỵ. Chúng ta hãy tưởng tượng một lực lượng 25 vạn Kỵ-binh, mỗi Kỵ-binh có hai hoặc ba ngựa. Binh đội được trang bị bằng tất cả tinh hoa của Mông-cổ, rút tỉa tinh hoa của Trung-quốc, Tây-hạ. Chiến binh mặc đồng phục, đội mũ lông, mang dầy da ống chẽn, quấn xà cạp. Áo khoác là áo kép bằng da, giữa độn lông thú hoặc bông gọi là Dacha. Áo lót bên trong bằng tơ, phòng khi bị trúng tên, ngạnh mũi tên chỉ làm hõm da, chứ không xuyên vào thịt. Quân kỵ mặc áo giáp sắt lót nhiều miếng chồng lên nhau. Chiến sĩ được trang bị hai loại vũ khí. Một loại để đánh giáp lá cà, và một loại để tấn công mục tiêu ở xa. Mỗi kỵ binh có một cây gươm, một đoản đao, một chùy sắt, một câu liêm. Trên cánh tay trái, còn có một cây trủy thủ cài trong cái vòng da.


Người nào cũng có hai cây cung, hai túi tên đựng nhiều thứ tên. Tên xuyên thủng, tên lửa, tên tẩm độc. Cung là thứ cung có ba đoạn uốn khúc.


Ngoài ra, mỗi người có một số lao, lao ngắn, lao dài, một dây thòng lọng. Mỗi Kỵ-binh có ba, hay bốn ngựa để thay thế. Trên lưng ngựa có túi đựng rượu, thịt khô.


Lực lượng trợ chiến còn có những xe chở pháo binh do trâu kéo, xe phóng hỏa pháo, đại bác để phá thành. Quân Mông-cổ đã biết dùng chất nổ. Sau họ 15 năm Berthold Schwaiz phỏng theo, chế ra chất nổ rồi nói rằng do mình...sáng chế.


Một binh đoàn công binh do các chuyên viên Trung-quốc điều khiển. Sử ghi rằng riêng binh đoàn của Sát Hợp Đài khi vượt qua sông Syr Daria đã bắc 48 cây cầu!


Đông Tây thử lửa :


Trận Fergana. (Tiếng Trung-quốc là Đại-uyển)


Chiến-thuật, chiến lược vào thời gian đầu thế kỷ thứ 13, giưã Âu và Á hoàn toàn khác biệt nhau. Á thì chủ yếu là dùng hư hư, thực thực, kỳ mưu. Còn Âu thì dùng lối phô trương sức mạnh, dàn trận. Hồi đầu mới lên ngôi, Thành-cát Tư-hãn cũng dùng lối dàn quân giống châu Âu. Sau khi chinh phục các nước Á châu như Trung-quốc, Tây-hạ, Thổ-phồn, Cao-ly, Tây-Liêu, Kim... Ông đã đổi hoàn toàn chiến lược, chiến thuật. Trần Đại-uyển (Fergana) là trận đầu tiên, thử lửa giữa chiến thuật, chiến lược Đông-Tây.


Dù tức giận Mahommed, dù nóng trả thù, nhưng Thành-cát Tư-hãn và bộ Tổng-tham mưu ( Iourt Dchi) cũng nghiên cứu rất cẩn thận trước khi ra quân :


- Trước hết là đường tiến binh. Đối với Kim, biên giới Kim với Thảo-nguyên dài hơn 5 nghìn cây số. Lôi-kỵ Mông-cổ có thể tràn ngập bất cứ khu nào mình muốn.


- Trên đường tiến quân, chỗ nào cũng có sông, có nước, có cỏ, có dân. Có dân thì có lương thực.


- Khí hậu Trung-quốc tương đối ấm áp hơn vùng Thảo-nguyên.


Còn đối với Kwharesm thì khác hẳn :


- Biên giới Kwharesm, Mông-cổ cách nhau bằng những dãy núi cao 7.000 thước, dựng đứng như những bức thành.


- Nếu đi vòng lên phía Bắc thì phải vượt qua hơn 1 nghìn cây số mới tới những thành như Samarkande, Bourkhara.


- Đi theo đường này, phải qua cửa Tử-thần (Dzoungari), bao gồm những vùng sa mạc không có dân chúng, không có một giọt nước, một bụi cỏ. Trong khi Mông-cổ với quân số 25 vạn người, gần một triệu ngựa, lấy đâu ra lương thảo ? Việc tiếp tế từ Mông-cổ, vượt qua 2 nghìn cây số, thì thực không thể thực hiện nổi.


Cuối năm 1218, sau khi chỉnh bị binh mã xong, Thành-cát Tư-hãn liền di chuyển quân tới bờ sông Irtysch. Đại quân phải chờ tuyết tan, rồi mới tìm cách đi qua cánh cửa Thần-chết.


Giữa lúc ấy, thì tướng Triết Biệt từ Tây-liêu báo về rằng :


"Đã tìm ra một con đường mật của các thương gia. Con đường này tới thẳng miền Đông Kwharesm thuộc trung bộ nước này là Đại-uyển, rồi từ đó qua thể vượt lên Bắc theo sông Syr Daria".


Sau khi bàn với bộ Tổng-tham mưu, Thành-cát Tư-hãn sai vương tử Truật Xích mang một binh đoàn tới Kashgar cùng Triết Biệt, đánh úp Đại-uyển. Ba mươi ngàn quân âm thầm lên đường, vượt qua những ngọn núi cao ngất trời Thiên-sơn, Palmir, tuyết phủ mịt mờ. Sau 68 ngày gian nan, họ tới thung lũng Đại-uyển (Fergana) vào mùa Xuân. Đây là một vùng trù phú, nơi trồng nho, lúa mạch, sản xuất rượu, lụa, thủy tinh, và nhất là giống ngựa danh tiếng.


Qua mấy tháng giá lạnh, đói khát, vừa xuống đồng bằng, đoàn quân Mông-cổ tràn vào làng cướp súc vật lương thực.


Được tin báo, Đại-đế Mohammed phản ứng rất nhanh. Ông thân dẫn một đội quân tinh nhuệ hùng hậu nhất tới nghênh chiến. Khi thấy quân Mông-cổ, ngựa thì trụi lông, kỵ mã chỉ có cương mà không có yên. Binh tướng thì da cháy sạm, mặt mũi hốc hác . Vị Đại-đế trạnh lòng thương, ngài cho rằng đây là bọn giặc cỏ cướp giật. Sau khi giao chiến ít phút, quân Mông-cổ bỏ chạy. Mohammed xua quân đuổi theo. Nhưng qua trận giao chiến ngắn ngủi, Mohammed phải thầm phục kẻ thù can đảm, ngựa phi nhanh, tài bắn cung tài tình.


Quân Kwharesm đuổi đến chân núi, thì gặp đội quân Truật Xích đông gấp bội, trang bị đầy đủ, quân tướng khỏe mạnh.


Quân Kwharesm mở màn cuộc tấn công bằng những hồi kèn và tiếng chuông. Quân Mông-cổ tràn xuống phản công. Cứ mỗi lần chúa tướng phất cờ, là ngựa của họ, kỵ mã của họ cùng rú lên những tiếng khũng khiếp. Đang kịch chiến, bỗng quân Mông-cổ bỏ chạy, tẻ ra như rẻ quạt. Mahommed chưa ước tính được chủ ý của đối phương, thì thình lình chúng lại xuất hiện đánh vào hậu quân. Tuy quân số đông gấp ba (10 vạn) mà suýt nữa Mohammed bị bắt sống. May mắn thay, viện quân của Thái-tử Djélal-Ed-Din vừa tới tiếp viện. Suýt bữa bắt được vương tử Truật Xích.


Hai bên đánh nhau cho tới trời tối, rồi cùng thu quân. Lợi dụng trong đêm tối, quân Mông-cổ đổi ngựa, rồi rút về vùng cách đó rất xa. Mohammed cho rằng mình đã thắng. Nhưng trong lòng vị Đại-đế không còn dám khinh địch nữa. Ông phải công nhận chưa bao giờ gặp đội quân nhanh nhẹn, can đảm, dẻo dai như vậy.


TCTHTCKL bình luận đại lược như sau (lược dịch):


" Chắc chắn khi binh đoàn Triết Biệt, Truật Xích vượt vúi cao trùng điệp, thì tình báo Kwharesm đã biết rất sớm, rất chi tiết, và tâu lên hoàng đế Mohammed. Bằng cớ là khi biến cố giết thương gia Mông-cổ diễn ra, thì ông đang ở miền Nam. Được tin Mông-cổ vượt Thiên-sơn, ông mới bắt đầu điều quân lên. Từ kinh đô Samarkande, hay từ miền Nam lên Fergana đường cách nhau 1600 cây số, ít ra quân phải đi trong hơn 40 ngày. Cho nên lúc quân Triết Biệt vừa xuống núi là gặp quân Kwharesm ngay.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Giới thiệu: Trung Nguyên Tứ Tuyệt là bốn người có võ công siêu tuyệt trong võ

11-07-2016 40 chương
Vẫn sẽ là anh và em

Vẫn sẽ là anh và em

Định mệnh đã sắp đặt trong trái tim anh chỉ mang một hình bóng... *** 17 năm

23-06-2016
Biển gọi tên anh

Biển gọi tên anh

Cậu mong rằng một ngày nào đó, biển sẽ gọi tên cậu, và rồi trái tim cậu lại

23-06-2016
Người ích kỉ nhất

Người ích kỉ nhất

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Có lẽ tôi

27-06-2016