Polaroid
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 87 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 44

↓↓

Hưng-Nhân vương phi Kim-Ngân là thái tổ cô, bà ngang vai với Nguyên-tổ Trần Lý, tức vai cụ của Vũ-Thành vương. Bà từng là sư phụ của vương. Bà bỏ chỗ ngồi, chạy lại nắm tay vương:

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Con! Con có tin rằng ta yêu con không?


- Dạ! Con tin.


- Vậy trong buổi họp này, con phải bỏ hết tỵ hiềm ra, thì mới mong cứu được đất nước khỏi cơn bão táp.


Buổi họp trở thành bế tắc. Người người cùng nhìn Hưng-Đạo vương, như đặt tất cả hy vọng vào vương. Vương trầm tư một lúc rồi nói:


- Muốn cứu được nước phen này, thì vũ khí quan trọng nhất là nhân tâm. Bàn cho phải, đem quân vượt biên tấn công giặc trước. Dàn binh, đóng đồn ngăn giặc...Tất cả đều có ưu điểm, nhưng không phải là toàn hảo. Muốn thắng giặc, ta phải biết giặc, ta phải biết ta. Trước hết là biết giặc. Vậy giặc có ưu điểm gì? Khuyết điểm gì?


Cử tọa im phăng phắc.


Tiếng Hưng-Đạo vương vẫn trầm mà trong:


- Ưu điểm của giặc là kỵ binh di chuyển nhanh chóng. Chúng xông vào phá trận ta dễ dàng. Mông-cổ vốn giỏi bắn cung. Chúng lại thiện chiến. Vậy ta phải làm cách nào phá ưu điểm của chúng. Kỵ binh sợ nhất gì? Một là gặp rừng, hai là gặp đồng lầy. Từ biên giới về Thăng-long, đường đi quá hẹp, toàn là rừng, đồng lầy. Thiên nhiên đã giúp ta cản giặc. Chúng di chuyển nhanh chóng, thì dọc đường ta dùng chướng ngại vật, đào hố đặt chông. Chúng giỏi phá trận, thì tuyệt đối ta không dàn trận đối địch với chúng. Chúng giỏi bắn cung thì ta nương vào rừng rậm mà tấn công chúng. Cái hùng mạnh ghê gớm của chúng là chiến mã dẻo dai, vũ dũng ; là tên bắn xa, lực đạo mạnh, rất chính xác. Vậy ta phải dùng ba thứ vũ khí chống được chúng. Một là huấn luyện binh sĩ môn võ công Giải-công.


Tử-An hỏi :


- Thưa vương gia Giải-công là gì vậy ?


- Giải là con cua. Binh sĩ lăn dưới đất như cua, chặt chân ngựa. Môn võ công này gốc từ Bố-cái đại vương. Ít lâu nay, võ lâm không mấy người chịu luyện. Tuy vậy chưa truyệt tích. Ta có thể luyện tập cho binh sĩ được.


Cử tọa đều gật đầu công nhận lý của vương là đúng.


- Vũ khí thứ nhì là dùng Địa-thằng. Thằng là giây, tức dùng trận địa giây. Trận địa giây có ba loại là Đơn-thằng, Trung-thằng, và Vạn-thằng. Đơn-thằng gồm một sợi giây. Một đầu móc vào viên chì hay sắt. Một đầu kia nối với cái lưới dây từ năm tới mười mắt. Khi xuất trận, binh sĩ lăn dưới đất vung giây, quả chì trúng chân ngựa, cuốn lấy chân ngựa. Ngựa sẽ bị ngã. Hoặc tung đầu kia ra. Ngựa dẵm phải lưới giây, bị vường, bị ngã.


Thái-sư Thủ-Độ bật lên tiếng than :


- Á chà ! Lợi hại thực. Tại sao mười mấy nước phương Tây, tại sao Kim, Liêu, Hạ, Tống không nghĩ ra được chiến pháp này nhỉ ? Bằng không thì Mông-cổ đâu có tung hoành mấy chục năm nay ? Thế còn Trung-thằng ?


- Trung-thằng, gồm những lưới giây từ năm chục tới một trăm mắt, dùng để chống Thập-phu, Bách-phu, hoặc trong vùng địa thế nhỏ hẹp, trên đường đi. Trong khi giao chiến, hoặc là ta giả lùi, hoặc ta bị yếu thế lùi lại, thình lình tung Trung-thằng ra, Lôi-kỵ không kịp ngừng , chân ngựa sẽ bị vướng lưới, ngã ngay. Bấy giờ quân ta quay lại chém giết. Còn Vạn-thằng là trận địa giây lớn, chăng sẵn dưới đất, giây ẩn dưới cỏ. Khi giao chiến, thình lình ta lùi, Lôi-kỵ xung lên, chân ngựa mắc giây. Ta quay trở lại mà chém giết.


Tử-An suýt xoa :


- Từ lúc sáu tuổi, tôi được huấn luyện thành kỵ mã, rồi Lôi-kỵ, rồi thành tướng Mông-cổ. Từng sung sát hằng trăm trận, coi binh tướng thiên hạ bằng nửa con mắt. Tuy nhiên nếu có đội quân luyện tinh vi trận địa giây, thì quả thực lúc lâm chiến, tôi sẽ bị thất bại. Đại-Việt ta mau cho binh sĩ luyện tập trận địa giây thì không còn sợ Lôi-kỵ nữa.


Triều đình cùng thở dài nhẹ nhỏm. Nhà vua hỏi :


- Ban nãy vương nói, có ba loại vũ khí chống Lôi-kỵ, thì một là Giải-công hai là Địa-thằng. Thế vũ khí thứ ba là vũ khí gì ?


- Tâu là khiên-mây và đao-quất.


- ? ! ? ! !


- Khiên-mây là một cái khung bằng tre, các mắt lưới đan bằng những sợi mây, gồm hai lớp. Lớp ngoài cách lớp trong khoảng một gang tay. Khi giáp trận, binh sĩ dùng Khiên-mây chống tên địch.


Vũ-Uy vương hỏi :


- Như vậy Khiên-mây cũng giống cái mộc ta vẫn dùng, đâu có khác gì ?


- Khác rất nhiều.


Hưng-Đạo vương giảng giải :


- Mộc bằng gỗ rất nặng nề, phải thợ chuyên nghiệp mới chế được, lại tốn kém. Mộc dùng để chống tên, chống vũ khí tấn công. Còn Khiên-mây thì nhẹ nhàng, dễ chế tạo, ít tốn kém. Khiên-mây chỉ để chống tên của địch mà thôi. Khiên-mây dùng với Đao-quất, thì không sợ Lôi-kỵ nữa. Đao-quất là gì ? Là một cái mã tấu, chuôi mã tấu có sợi giây. Sợi giây dài từ nửa trượng tới một trượng (1m-3m). Đầu kia có viên chì, hay viên sắt. Khi cần thì dùng mã tấu đánh cận chiến. Khi chống Lôi-kỵ thì nấp sau Khiên-mây, tay vung giây, trái quất đập trúng người, trúng ngựa đối phương.


Vương ngừng lại, nói với Tử-An :


- Chúng ta hãy cho Lôi-kỵ thử khiên-mây, đao-quất xem sao.


Triều đình lại ra sân. Hưng-Đạo vương truyền gọi một Lượng (20 người) bộ binh của Ngũ-yên, võ trang khiên-mây, đao-quất vào, rồi cho dàn ra. Vương nói với Tử-An :


- Xin tướng quân cho Thập-phu Lôi-kỵ tấn công thử. Cứ tấn công thực sự.


Vương ra lệnh cho binh Ngũ-yên :


- Chỉ được vung trái quất trúng mũ Lôi-kỵ, chứ không được đánh trúng người, ngựa.


Tử-An hú lên một tiếng dài, Thập-phu Lôi-kỵ từ đầu bên kia sân cùng rú lên, rồi vọt tới hàng binh Ngũ-yên thì dương cung bắn một loạt rồi quay trở về. Tên rít lên vi vu, binh Ngũ-yên dơ Khiên-mây lên che thân, tên đều mắc vào khiên. Nhanh nhẹn, binh Ngũ-yên vung tay, những trái quất sắt bay ra, trúng mũ Lôi-kỵ kêu lên lộp bộp. Một trái không trúng kỵ mã, trúng lưng chiến mã. Con ngựa đau đớn hý lên, phi được bốn bước nữa, ngã lăn ra đất


Triều thần cùng chạy ra xem Khiên-mây, có cái tên mắc vào lớp thứ nhất. Có cái mắc vào lớp thứ nhì. Không có mũi tên nào xuyên qua Khiên cả.


Tử-An chắp thay vái Hưng-Đạo vương :


- Vương gia nghĩ ra được phương pháp này, thì Lôi-kỵ không là bóng quỷ đe dọa ta nữa.


Hưng-Đạo vương tiếp :


- Về khuyết điểm của Mông-cổ có ba. Một là chúng toàn người phương Bắc, sống trong vùng lạnh lẽo đã quen. Bây giờ phải chiến đấu ở vùng thấp nhiệt; người, ngựa đều mất sức. Từ đó dễ sinh ra bệnh. Hai là, với 5 vạn Lôi-kỵ, mỗi Lôi-kỵ có hai đến ba ngựa. Thì khi họ xuống đồng bằng, bùn lầy, ngựa di chuyển khó khăn, lấy đâu ra chỗ thả ngựa? Lấy đâu ra cỏ cho ngựa ăn? Ba là, đánh Kim, Tống, Tây-vực, khi chiếm một thị trấn, họ chỉ cần đánh thành, hạ thành, là họ khống chế được dân chúng. Ngược lại, ta không có những thành kiên cố. Cũng không có quân thủ thành. Ta có cả nước đều là thành. Cả dân đều là binh thủ thành. Họ khó mà thắng nổi ta.


Chiêu-Minh vương thắc mắc:


- Xin vương huynh giải thích rõ, thế nào là cả nước đều là thành? Thế nào là cả dân đều là binh thủ thành?


Chương trước | Chương sau

↑↑
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Hôn nhân "sorry"

Hôn nhân "sorry"

Cô vợ không nhìn thấy ông chồng hay thanh minh xin lỗi của mình. Cô không thấy chàng trai

01-07-2016
Giả Dung

Giả Dung

Giả Dung là một trong những tiểu thuyết ngôn tình của tác giả Lâu Vũ Tình nói về

26-07-2016 1 chương
Có một người thầy...

Có một người thầy...

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Chuyện đời sinh viên") Thấy thầy vui

24-06-2016
Phù thuỷ cô đơn

Phù thuỷ cô đơn

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Những thiên thần ngồi trên cán

26-06-2016
Và như thế em yêu anh

Và như thế em yêu anh

Một tình yêu hơn 2 năm sẽ phải kết thúc. Đã có quá nhiều bất ổn. *** 1. Phải

01-07-2016