Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 148 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 44

↓↓

Tử-An đem một trục lụa trên vẽ bản đồ vùng Thảo-nguyên, Trung-quốc, Tây-hạ (Si-Hia)ï, Tây-liêu (Qara Hitai), Tây-vực (Kwharesm, Hoa Thích Tử Mô) , A-phú-hãn (Afganistan), Ấn-độ treo lên, rồi giảng:

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Năm thứ 11 đời vua Thái-tổ Mông-cổ (DL.1216, Bính Tý) bên Đại-Việt là niên hiệu Kiến-gia tứ 6 đời vua Huệ-tông triều Lý. Sau khi trao Hoa Bắc, Cao-ly, Liêu-Đông cho Mộc Hoa Lê, Thành-cát Tư-hãn rút quân về vùng Thảo-nguyên nghỉ ngơi. Sang năm sau, Khu-mật viện Mông-cổ được tin nước Tây-Liêu rối loạn, tâu lên. Thành-cát Tư-hãn sai Triết Biệt mang quân sang chinh phục.


Hoàng tử thứ nhì của nhà vua là Trần Quang-Khải, tước phong Chiêu-Minh vương hỏi:


- Thưa tướng quân, nước Tây-Liêu lập quốc từ bao giờ?


Tử-An ngơ ngác không trả lời được. Triều thần đưa mắt nhìn Hưng-Đạo vương, vì từ lâu vương nổi tiếng bác học đa năng. Vương trả lời:


- Tây-Liêu với Đông-Liêu có cùng nguồn gốc. Tộc Liêu vốn thuộc giống Khiết-đan, phát xuất từ phía Tây Mãn-châu và phía Đông Nhiệt-hà. Về thời Ngũ-đại, tộc trưởng là Gia-luật Hồng-Minh suất lĩnh tộc Khiết-đơn giúp Thạch Kính-Đường lên làm vua, lập ra triều Hậu-Tấn. Thạch nhường vùng đất Sơn-Tây, Bắc Hà-Bắc cho Hồng-Anh. Hồng-Anh lập ra nước Liêu. Đầu đời Tống, Liêu trở thành mạnh, chiếm Hoa Bắc, bắt Tống thần phục, hằng năm phải cống một số vàng, lụa, rất lớn. Niên hiệu Thiên-phù duệ vũ thứ 6 (DL.1125, Ất Tỵ) đời vua Lý Nhân-tông, tộc Nữ-chân hùng mạnh, đánh chiếm Liêu, chiếm luôn lãnh thổ Tống bị Liêu đô hộ. Hoàng thân Liêu là Gia-luật Đại-thạch dẫn một số dân Khiết-đan chạy lên vùng Tây-Bắc, chinh phục 18 bộ tộc lẻ tẻ, dựng thành Ý-minh (Imil) làm thủ đô. Ít lâu sau, nước Khả-nã-mĩ (Karakhamide) ở Tây Nam bị dân Thổ uy hiếp. Họ cầu cứu với Đại-Thạch. Đại-Thạch đem binh đến giúp, rồi chiếm luôn xứ này, lập ra một nước lớn, gọi là Tây-Liêu. Đại-Thạch lên ngôi vua, xưng là hoàng-đế. Truyền đến đời thứ ba, thì hoàng đế Tây-Liêu quá nhu nhược, các chư hầu bỏ, thần phục nước khác. Trong đó có Thổ-phồn, thần phục Mông-cổ... Sách vở chỉ chép đến đây thôi. Còn những gì mới xẩy ra thì tôi không biết.


Tử-An kính cẩn vái Hưng-Đạo vương:


- Đa tạ vương gia. Thế này: Vương-tử xứ Nãi-man (Naiman) là Gút Sơ Lúc (Guclug), sau khi Nãi-man bị Mông-cổ diệt, ông ta trốn sang nương nhờ Tây-Liêu, được làm phò mã. Nhà vua giúp phò mã, quy tụ tàn quân Nãi-man, Miệt-nhi thành mấy binh đoàn riêng. Khi nhà vua băng hà, Gút Sơ Lúc chiếm đoạt ngôi vua. Ông ta là một bạo chúa. Nhân vợ ông theo Cảnh-giáo, ông cũng theo Cảnh-giáo, rồi bắt cả nước theo Cảnh-giáo. Trong khi hầu hết dân chúng theo Hồi-giáo. Ông ra lệnh đóng cửa tất cả các đền thờ Hồi-giáo. Tin này đưa về Hoa-lâm năm thứ 12 đời vua Thái-tổ Mông-cổ (DL.1217, Đinh Sửu, bên Đại-Việt là niên hiệu Kiến-gia thứ 7 đời vua Huệ-tông triều Lý); Thành-cát Tư-hãn sai Triết Biệt mang hai vạn Lôi-kỵ qua đánh bạo chúa. Trước khi tiến quân vào Tây-Liêu, Triết Biệt sai người cáo với dân chúng rằng: Quân Mông-cổ tới đây để bảo vệ tôn giáo. Vì vậy, khi quân Mông-cổ tới đâu, dân chúng, binh lính theo Hồi-giáo mở cửa thành ra đón rước. Giữ đúng lời hứa, Triết Biệt cho mở cửa lại các đền thờ Hồi-giáo, thả các tu sĩ Hồi-giáo bị giam trong tù . Dân chúng đón rước quân Mông-cổ như đón sứ giả nhà trời.


Tĩnh-Quốc đại Trần Quốc-Khang phát biểu:


- Như vậy thì Thành-cát Tư-hãn trở thành ân nhân của dân chúng Tây-liêu rồi. Không biết sau đó, quân Mông-cổ có rút khỏi Tây-Liêu không?


Ghi chú của thuât giả


Sử ghi Tĩnh-Quốc đại vương là con đầu lòng của Thái-tông, lại cũng chép Thánh-tông là con trưởng giòng đích. Thế nghĩa là gì? Thưa: Khi Thuận-Thiên có mang vương ba tháng, thì bị Thủ-Độ đem vào cung. Trên danh thì vương là con trưởng của Thái-tông, nhưng thực ra là con của Yên-sinh vương Liễu. Vì vậy vương không được lập làm thái tử, mà lập em vương là thái-tử Hoảng, sau là vua Thánh-tông.


Vương là con của Yên-sinh vương Liễu. Sau này con của vương là Chương-tín hầu Trần Kiện hàng Mông-cổ, bắt nguồn từ việc vương không được truyền ngôi vua.


- Không. Thành-cát Tư-hãn chia thành quận huyện, tổ chức cai trị.


Hưng-Ninh vương tỏ ra không đồng ý:


- Xét ra đối với dân Mông-cổ, Thành-cát Tư-hãn là đại hanh hùng, đại minh quân. Còn đối với Tây-Liêu thì cả Gút Sơ Lúc lẫn Thành-cát Tư-hãn đều là bạo chúa. Gút Sơ Lúc vừa là ngu chúa, vừa là bạo chúa. Ông ta chết đi cũng không hết tội. Còn Thành-cát Tư-hãn, ông ta lợi dụng cái cuồng tín của ngu dân, mà chiếm nước người, rồi đặt lên đầu họ cái ách thống trị.


Nhà vua nhìn Hưng-Đạo vương, như muốn hỏi ý kiến. Vương biết ý nhà vua, lý luận:


- Tây-Liêu mất nước không do quân đội của Thành-cát Tư-hãn hùng mạnh, mà do Gút Sơ Lúc không nắm được lòng dân. Nếu như Gút Sơ Lúc là minh quân, làm chủ được cái đạo vua với tôi như cha với con, thì liệu Thành-cát Tư-hãn có dám nghĩ đến đem quân xâm chiếm không? Ví dù ông ta cố tình xâm chiếm, thì liệu có chiếm được không?


Cử tọa vỗ tay hoan hô.


Nhân-Huệ vương Trần Khánh-Giư hỏi:


- Hiện nay Mông-cổ có còn sống theo chế độ liều trại nữa không?


- Không! Từ sau khi đánh Tây-vực (Kwharesm, người Trung-hoa phiên âm là Hoa Thích Tử Mô) Mông-cổ bắt về hơn hai mươi vạn tù binh mà đa số là thợ giỏi. Họ lại bắt thêm mười vạn thợ Trung-quốc, Tây-hạ nữa, rồi kiến thiết thủ đô Hoa-lâm với ba chục thành phố lớn giống như Yên-kinh, Ninh-hạ.


Thái-sư Thủ-Độ dục Tử-An :


- Em thuật tiếp đi.


- Năm thứ 13 đời vua Thái-tổ Mông-cổ (DL.1218, Mậu Dần, bên Đại-Việt là niên hiệu Kiến-gia thứ 8 đời vua Huệ-tông triều Lý. Một biến cố kinh khủng xẩy ra, khiến các nước Tây-vực thây phơi hàng vạn vạn người, máu chảy cuồn cuộn như thác đổ, nhà nhà bị hủy hàng triệu triệu nóc, không biết bao nhiêu thành trì bị san bằng.


Cử tọa thấy Tử-An thuật chuyện cũ, mà dường như trên mặt còn hiện ra vẻ khủng khiếp. Thái-sư Thủ-Độ hỏi:


- Hồi anh còn ở Mông-cổ thường thấy thương nhân các nước Tây-vực, họ theo Cảnh-giáo, Hồi-giáo, Da-tô giáo. Mũi họ cao, mắt họ to và sâu, lông tóc hung hung, da trắng . Họ nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Như em kể, không biết giữa vua của họ với Thành-cát Tư-hãn có gì xích mích xẩy ra không, mà lại có cảnh chém giết khủng khiếp như vậy?


- Lỗi tại vua của họ giết sứ giả của Mông-cổ!


- Ái chà!


Thủ-Độ than:


- Xưa nay Thành-cát Tư-hãn coi trọng sứ giả vô cùng. Sứ giả của bất cứ bộ tộc, hoặc nước nào sai đến Mông-cổ, ông cũng tiếp đãi như vua nước đó. Còn sứ giả của ông sai đi, ông cũng coi như họ là bản thân ông. Không biết nguyên do nào Tây-vực lại giết sứ giả Mông-cổ? Giết sứ giả của Thành-cát Tư-hãn thì coi như tuyên chiến với ông rồi.


Tử-An thuật.


Ghi chú của thuật giả


Tống-sử thuật lại chiến dịch Kwharesm vắn tắt khoảng 2 trang, cũng không nói đến tên của vua nước này. Đế quốc Kwharesm, người Trung-quốc phiên âm thành Hoa Thích Tử Mô. Tôi không dùng tên này, mà dùng tên Tây-vực để chỉ các nước Trung-Á, Trung-Đông, Bắc Aâu là vùng bị Mông-cổ chinh phục.


Trên thực tế, Mông-cổ tàn phá các nước Trung-Đông, châu Âu như Afganistan, Iran, Irac, Syrie, Hung-gia-lợi, Ba-lan, Tiệp-khắc, Đức, Liên-sô v.v. rồi cai trị mấy trăm năm. Sử sách của các dân tộc trên ghi chép rất đầy đủ. Độc giả có thể tìm đọc những sách này bằng tiếng Anh, Pháp, mà thuật giả ghi ở phần thư mục AHĐA quyển 1.


Từ khi Trần Thủ-Huy, Vương Thúy-Thúy rời Mông-cổ vào năm 1216 (Bính Tý) , nhằm niên hiệu Kiến-gia thứ 6 đời vua Huệ-tông nhà Lý, đến nay là năm 1256 (Bính Thìn) nhằm niên hiệu Nguyên-phong thứ 6 đời vua Thái-tông nhà Trần. Khoảng cách 40 năm ấy, những gì đã xẩy ra tại đế quốc Mông-cổ?


Để thay cho lời tường tình của Trần Tử-An, thuật giả xin tóm lược bằng bài phụ lục trang sau. Độc giả hãy đọc kỹ, để thấy đế quốc Mông-cổ hùng mạnh biết là dường nào? Họ chiến thắng khắp Á-châu, chiến thắng khắp Trung-Đông, chiến thắng khắp Âu-châu... Rồi đặt nền cai trị. Thế mà, khi đánh Đại-Việt, họ bị bại đến ba phen. Như vậy mới biết tổ tiên ta anh hùng biết bao?


Trước kia, triều đình Đại-Việt từng nghe Thủ-Độ nói nhiều về Mông-cổ, nhưng Mông-cổ ở quá xa, họ không mấy chú ý. Bây giờ được tin Mông-cổ sắp vào nước mình, bất giác người người nhìn nhau kinh hãi.


Thủ-Độ nhắc Tử-An :


- Em hãy thuật tiếp tình hình Mông-cổ từ ngày Thành-cát Tư-hãn băng hà đến giờ. Ông ấy băng bao giờ ? Băng vì lý do gì ?


- Năm thứ 20 đời vua Thái-tổ Mông-cổ (DL.1225, Ất Dậu, bên Đại-Việt là niên hiệu Kiến-trung nguyên đời vua Trần Thái-tông). Sau khi đặt nền móng cai trị trên những nước đã chinh phục, Thành-cát Tư-hãn kéo quân từ phương Tây hồi loan. Trên đường về, ông đem đại binh đánh Tây-hạ. Nguyên do, khi xuất quân, ông gửi mã khoái Phi-tiễn ban chỉ cho vua nước này phải đem mấy đạo binh chinh Tây. Chúa Tây-hạ trả lời : Nếu Thành-cát Tư-hãn đủ sức mạnh thì cứ một mình đem quân chinh tiễu. Còn như không đủ sức mạnh thì đừng làm hoàng đế nữa. Thành-cát Tư-hãn giận cành hông. Ông đành nuốt giận, bây giờ là lúc ông trừng phạt. Nhưng bấy giờ chúa nước Tây-hạ đã băng rồi. Thái-tử lên kế vị. Tân quân là một thiếu niên anh hùng. Biết rằng trước sau gì Mông-cổ cũng đem quân đánh mình. Ông ra sức chiêu mộ tàn quân của Nãi-man, Tây-Liêu, Khắc-liệt, Kim, Tống... thành lập đạo quân 50 vạn người. Nhưng quân ô hợp của ông làm sao địch lại đạo quân thiện chiến, trên đường khải hoàn? Quân Mông-cổ thắng Tây-hạ dễ dàng. Thế nhưng kinh-đô Ninh-hạ quá kiên cố. Bao nhiêu vũ khí phá thành đều vô hiệu. Ông áp dụng phương cách đánh Yên-kinh trước đây: Tiếp tục bao vây, chiếm hết các vùng lân cận để tuyệt đường tiếp tế; chặn đánh viện binh. Ông chia quân làm ba đạo. Đạo thứ nhất tiếp tục vây Ninh-hạ. Đạo thứ nhì trao cho Oa Khoát Đài tiến đánh miền Tây nước Kim, để chặn viện binh. Đạo thứ ba, tiến đánh các nước nhỏ, phiên thuộc Tây-hạ. Còn ông, chính ông dẫn một đạo quân càn quét khắp Tây-hạ, đến tận biên giới Tống, Kim. Kim hoảng sợ, xin nghị hòa, ông không chấp nhận. Kinh-đô Ninh-hạ bị vây lâu, lương thực bị tuyệt, tân quân xin nghị hòa. Bấy giờ Thành-cát Tư-hãn bị bệnh, biết rằng khó qua khỏi, ông hứa bỏ qua mọi chuyện, với điều kiện tân quân thân đến bái kiến. Tân quân tin lời hứa, cùng quần thần đến dinh Mông-cổ tạ tội. Thành-cát Tư-hãn ra lệnh giết sạch. Sau khi giết chúa Tây-hạ được môät ngày thì ông băng vào giờ Tý . Đó là ngày Kỷ Sửu, mùa Thu tháng 7 năm thứ 22 (DL. 1227, Đinh Hợi, Đại-Việt là niên hiệu Kiến-trung thứ 3). Được tôn thụy hiệu là Thái-tổ pháp thiên, khải vận, thánh võ hoàng đế , miếu hiệu là Thái-tổ.


Ghi chú của thuật giả


Thành-cát Tư-hãn sinh ra trên bãi tuyết, dưới tuổi Nam-dương (Capricorne), theo Tử-vi Tây-phương. Trong Bibliothèque orientale nói rằng "Thành-cát Tư-hãn sinh vào năm 1154 sau Thiên-chúa, dưới tuổi Thiên-xứng (Balance). Vì vậy người phương Đông cho rằng ông sinh ra để gây gió bão. Bẩy tinh thể ở trong cung số của ông".


Sử gia Rasid ed-Din thì nói trái lại, ông sinh dưới "Dhul-kade năm 549 lịch Hégire" nghĩa là tháng 1-2 năm 1155 hay Bảo-bình (Verseau).


Thế nhưng theo như khoa Tử-vi Tây-phương, thì trong khoảng thời gian này, trục trái đất đã nghiêng đi, nên các sao đều thay đổi. Sao Nhân-mã (Sagitaire) đi vào địa phận sao Nam-dương (Capricorne). Sao Nam-dương đi vào địa phận sao Bảo-bình (Verseau). Trong tập san Annales chinoises, năm sinh của Thành-cát Tư-hãn lại là năm 1161. Trong tập san Annales Mongoles ông sinh năm 1162, băng vào tuổi 66.


Tập san Journal Asiatique 1939, khám phá ra một văn bản bằng Hoa-văn, dịch từ tiếng Mông-cổ năm 1275, rằng Thành-cát Tư-hãn sinh một trong hai năm Ất-Hợi 1155 hay Đinh-Hợi 1167.


Trong các bộ sách Tử-vi của Trung-hoa, hầu hết khẳng định Thành-cát Tư-hãn sinh ngày 16 tháng 1 năm Ất-Hợi, giờ Dậu. Nếu đúng như vậy, xin lạm bàn về số Tử-vi của ông:


- Tử-vi, Thất-sát thủ mệnh tại Tỵ. Cách là Tử, Sát, Tốn cung, đế huề bảo kiếm. Được Hóa-khoa phò trợ. Đây là loại người có mệnh lớn. Song cách Tử, Sát tại Tỵ là cách của một võ tướng đa sát.


- Được nhập vòng Thái-tuế với các sao: Thái-tuế, Tang-môn, Điếu-khách.


- Cung quan tại Dậu, với hai sao dữ là Liêm-trinh, Phá-quân, lại thêm Thiên-hình miếu địa. Cung quan, hoặc mệnh tại Dậu ngộ Hình là cách của bậc anh hùng.


- Vũ, Tham đóng ở cung tài tại Sửu, ngộ Tang-môn và cả Xương, lẫn Khúc.


Vì không chắc đây là lá số Tư-vi của ông nên thuật giả không giải, e có chỗ gượng ép.


Về ngày băng hà của Thành-cát Tư-hãn, rất rõ ràng.


- Vào lúc bình minh, ngày 5 tháng 7 năm Đinh-Hợi.


- Ngày 18 tháng 8 lịch Julien.


- Ngày 15 tháng 9 lịch cũ La-mã, dùng vào thời trung cổ.


- Ngày 4 ramada 624 lịch Hégine.


- Năm thứ 19 của Chương thứ 23, kể từ thời vua Hoàng-Đế.


- Cuối tháng giêng Thour năm Égyptien.


- Tháng mưa thứ nhì năm Ấn-độ.


- Mùa trăng trồng lúa của Nhật-bản.


- Mùa trăng lúa mì của tộc Phổ.


- Tháng thứ 5 kể từ Nauruz Ba-tư.


- Tháng thứ 5 của năm Manichéren.


- Tháng thứ 5 của Slave.


- Tháng Arahsamnu của lịch Assyrio-babylone.


- Ngày thứ 151 của lịch Mazdéen.


- Năm thứ 151 của lịch Atisa Tây-tạng.


- Ngày 17 tháng 9 Tlaxochimaque lịch Aztèque.


- Ngày 14 tháng 2 lịch Maya năm 4340.


- Năm thứ 3372 lịch Thần-Nông Trung-quốc.


- Năm thứ 1980 Ab Urbe Condita.


- Năm thứ 1265 của Tây-ban-nha.


- Năm thứ 943 của Dioclétien.


- Ngày thứ 10 cuối năm 943 lịch Éthiopienne.


- Ngày thứ 74 cuối năm Celtre.


Nhân-Huệ vương hừ một tiếng :


- Như vậy, bất cứ nước nào quy phục Mông-cổ, cũng đều phải tuân thủ lệnh của vua họ. Họ bắt đem quân đi đỡ tên cho quân họ. Họ bắt chở lương tiếp tế cho họ. Nhất nhất phải răm rắp tuân hành. Hễ chống đối là họ đem quân tàn phá. Lại nữa phàm là vua, là chúa đừng bao giờ nghe lời hứa của họ mà đem thân đến chầu, để rồi bị giết như vua Tây-hạ. Còn như bây giờ Đại-Việt ta mà khuất phục họ, thì họ bắt đem quân, đem lương theo họ đánh Tống ! Chư vị nghĩ sao ? Họ như đá, ta như trứng. Liệu nên chống hay nên hàng ?


Nguyên-Phong hoàng đế hướng quần thần, hỏi lớn:


- Ta có nên khuất phục để được yên thân không ?


Tất cả cử toạ đều trả lời.


- Không !


Thái-sư Trần Thủ-Độ cương quyết :


- Khuất phục họ, thì vua của ta không còn là vua nữa, mà là một tên bù nhìn. Quan của ta không còn là quan nữa, mà là những tên tay sai. Dân của ta sẽ phải khốn khổ phục dịch cho họ. Vì vậy, chỉ có một đường duy nhất là chiến. Thắng thì đất nước của ta còn. Bại thì cũng đến khốn khổ như quy phục họ.


Từ lâu trong hoàng tộc, trong triều, bề ngoài vì sợ hãi, ai cũng tỏ ra có thái độ kính trọng Thái-sư Thủ-Độ. Nhưng trong lòng họ bất phục ông vì thất học, vì ông thiếu đạo đức. Bây giờ trước một biến cố nguy nan của đất nước, ông bầy tỏ khí phách, hơn nữa trình bầy lý luận chính xác. Trong khoảnh khắc đó, trong lòng họ nảy ra niềm kính phục.


Thủ-Độ hỏi Tử-An :


- Ai kế vị Thành-cát Tư-hãn ?


- Thưa là Oa Khoát Đài.


- Thế còn bọn Truật Xích, Sát Hợp Đài, Đà Lôi ? Chúng được phong làm vua ở những vùng nào ?


Tử-An chỉ lên bản đồ :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Bát Bộ Thần Công - Vô Danh

Trích đoạn: Dưới Địa Song, là một sơn cốc hình như cái bồn, từ miệng động nhìn

11-07-2016 72 chương
Hạnh phúc là...!?

Hạnh phúc là...!?

Hạnh phúc của nó, đến bây giờ vẫn chẳng thẻ kể hết được, thế nên làm sao phải

27-06-2016
Về một điều ước

Về một điều ước

Tấm lòng người mẹ không đủ chỗ cho thằng con năm tuổi. Trời còn có những khi nổi

29-06-2016
Nụ hôn trong mơ

Nụ hôn trong mơ

…Nó nhắm mắt lại, gương mặt hơi ngửa lên khẽ ửng hồng. Chờ đợi. Hồi

29-06-2016
Bàn tay ấm

Bàn tay ấm

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Hay là mình cứ bất chấp hết yêu nhau

26-06-2016
Rụng rơi những mộng

Rụng rơi những mộng

Một thằng nhỏ kém hơn mình chừng chục tuổi nghe ý tưởng đó phì cười. Nó hỏi sao

24-06-2016

XtGem Forum catalog