Pair of Vintage Old School Fru
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 133 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 44

↓↓

- Khi Thành-cát Tư-hãn băng thì Truật Xích chết rồi. Y chết vì bệnh. Con của y là Bạt-Đô lĩnh hãn địa phía Bắc, phía Tây rặng núi Altai, tới nơi nào mà vó ngựa Mông-cổ còn tới được. Sát Hợp Đài lĩnh nước Thổ-phồn, Tây-Liêu, Tây-vực (Kwharesm tức Hoa Thích Tử Mô). Oa Khoát Đài lĩnh xứ Tây-hạ, Kim, Cao-ly, Liêu-Đông và các nước và phía Đông. Đà Lôi lĩnh phần đất tổ, tức vùng Thảo-nguyên, bây giờ là Mông-cổ.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Được rồi, em tiếp đi.


Thái-sư Thủ-Độ nhắc: Phần này rất quan trọng. Em thuật ti mỉ một chút.


- Tuy Thành-cát Tư-hãn chỉ định Oa Khoát Đài kế tục, song từ xưa đến giờ, việc tôn đại hãn phải phải do một đại hội quý tộc bầu lên, thì mới được coi là chính thức. Cho nên niên hiệu Kiến-trung thứ 4 (DL.1228, Mậu Tý), Mông-cổ tổ chức đại hội quý tộc, để hợp thức hóa Oa Khoát Đài. Về niên hiệu, thì bắt đầu kể từ năm Kỷ Sửu (DL1229) là niên hiệu Nguyên Thái-tông nguyên niên. Lên ngôi vua rồi, Oa Khoát Đài tiếp tục thi hành di chúc của Thành-cát Tư-hãn. Di chúc này có hai phần: Một là tiếp tục chinh phục các xứ về phương Tây, cho đến tận cùng của chân trời. Hai là chiếm Kim, Tống và các nước phương Đông. Năm Nguyên Thái-tông thứ tư (DL.1232, Nhâm Thìn, bên Đại-Việt là niên hiệu Kiến-trung thứ 8). Oa Khoát Đài và Đà Lôi liên minh với Tống, tấn công vào Hà-Nam. Tháng 3, Tốc Bất Đài chiếm Biện-kinh (Khai-phong). Kim Ai-tông chạy về Quy-đức rồi lại bỏ Quy-đức chạy về Thái-châu. Phía Tống, sai Chinh-viễn đại tướng quân Mạnh Hồng đem quân giúp Mông-cổ vây Thái-châu. Năm Nguyên Thái-tông thứ 6 (DL.1234, Giáp Ngo, bên Đại-Việt là niên hiệu Thiên-ứng chính bình thứ ba đời vua Thái-tông), Thái-châu thất thủ. Kim Ai-tông tự tử ở hành lang U-lan. Triều đại Kim hoàn toàn mất từ đây.


Thủ-Độ hỏi:


- Chú Tử-An! Thời Thành-cát Tư-hãn nghị kế đánh Kim. Người đầu tiên đưa ra ý kiến rằng muốn thắng Kim, cần liên binh với Tống là tôi. Thành-cát Tư-hãn nhờ phụ thân tôi với kế mẫu Thúy-Thúy đi sứ Tống. Hai bên giao kết: Mông-cổ sẽ nhường cho Tống phục hồi ba cố đô là: Đông-kinh tức Khai-phong, Tây-kinh tức Lạc-dương, Nam-kinh tức Úng-thiên hay Thương-khâu. Vậy sau đó Mông-cổ có giữ lời hứa không?


- Không! Tống theo điều ước, tiến binh lấy đất cũ. Nhưng Mông-cổ tháo nước sông Hoàng-hà làm quân Tống bị chết đuối. Thế là chẳng những Tống không thu được đất cũ, mà còn bị phản bội. Hai năm sau, năm thứ 8 (1236) Oa Khoát Đài khai chiến vơí Tống. Đạo thứ nhất do đệ nhị vương tử Khoát-Đan (Kha-Đan=Qadan) tiến quân vào vùng Tứ-xuyên, đánh Thành-đô. Đạo thứ nhì do đệ tam hoàng tử Khúc-Xuất (Ku-Tru=Kueu) và tướng Hồ Thổ Hổ (Tê-mu-tai=Tamutai) đánh chiếm Tương-dương. Một đạo do thân vương Khẩu Ôn Bất Hóa (Kun Bu Kha=Kun Buqa) và tướng Trà-Can (Tragan) tiến đánh Hán-khẩu. Qua những lần Mông-cổ đánh Kim, người Hán đã nhận rõ được rằng quân Mông-cổ không giống quân Liêu, Kim; chỉ lo chiếm đất, tổ chức cai trị. Mông-cổ đi đến đâu tàn sát, hủy diệt đến đó. Vì vậy dân chúng cùng đứng lên liều chết chống giặc, còn hơn để giặc giết. Vì vậy Mông-cổ bị chặn lại ở khắp nơi. Trong 4 năm liền, không chiếm nổi Tương-dương.


Quản Khu-mật viện Chu Mạnh Nhu hỏi:


- Thưa thế tử, như tin Khu-mật viện thu được qua các thương nhân Hồi, thì dường như mới đây, bên Mông-cổ cũng có nạn gà mái gáy. Sự thực như thế nào?


- À, vấn đề như thế này. Năm Nguyên Thái-tông thứ 13 (DL.1241,Tân Sửu, bên Đại-Việt là niên hiệu Thiên-ứng chính bình thứ 10), Oa Khoát Đài băng, thụy hiệu Anh-văn hoàng đế, miếu hiệu Thái-tông. Năm này thân vương Sát Hợp Đài cũng hoăng. Vợ Oa Khoát Đài là Lục hoàng hậu tức Nãi Mã Trân (Tô Rê Ghê Nê= Toragana) chuyên quyền, không tổ chức đại hội quý tộc, để cử người thay thế, cũng không trao quyền cho con là Quý-Do ( Gu-y-uc=Guyuk). Mặc dầu Quý-Do từng cầm quân Tây-chinh. Mãi tới năm Bính-Ngọ (DL.1246, Đại-Việt là niên hiệu Thiên-ứng chính bình thứ 15), trước áp lực của đám con cháu Truật Xích, Đà Lôi, Lục hậu mới chịu tổ chức đại hội quý tộc. Đại hội bầu Quý-Do lên làm đại hãn. Vì tuy Quý-Do lên ngôi, nhưng Lục hậu vẫn cầm quyền, nên con của Truật Xích là Bạt Đô chống lại Qúy Do, không thừa nhận, và cũng không tuyên thệ. Năm Mậu Thân (DL.1248, Đại-Việt là niên hiệu Thiên-ứng chính bình thứ 17) Quý Do mang quân đánh Bạt Đô, nhưng vừa khởi binh thì băng. Thụy hiệu là Giản-bình hoàng đế, miếu hiệu Túc-tông. Bọn con cháu Truật Xích, Đà Lôi chống lại bọn con cháu Oa Khoát Đài, Sát Hợp Đài. Trong đại hội quý tộc Tân Hợi (DL.1251, Đại-Việt là niên hiệu Nguyên-phong nguyên niên đơì vua Trần Thái-tông), dưới áp lực của con cháu Truật Xích, Đà Lôi, con của Đà Lôi là Mông Kha (Mongka) được cử làm đại hãn.


Thái-tử Hoảng hỏi Tử-An:


- Thưa tướng quân! Từ lúc Mông-Kha lên ngôi đại hãn, ông ta có tiếp tục con đường của Nguyên Thái-tông hay không?


Tử-An gật đầu:


- Không những tiếp tục, mà còn thúc đẩy mạnh hơn nữa. Để làm kế lâu dài, năm thứ 2 (DL.1252) y cho thiết lập hệ thống đồn điền, thành lũy của Mông-cổ dài từ Hán-thủy đến Hoài-thủy. Y sai em ruột là Hốt Tất Liệt (Qubilai) đánh chiếm Vân-Nam. Năm thứ 3, Hốt Tất Liệt cùng tướng Ngột-lương Hợp-thai (Uriyangqadai) vượt sông Kim-sa đánh chiếm thủ đô nước Đại-lý. Vua Đại-lý là Đoàn Hưng-Trí bỏ trốn. Năm thứ tư (1254) Hốt Tất Liệt trở về Bắc, để Ngột-lương Hợp-thai ở lại tiếp tục việc đánh Đại-lý. Đoàn Hưng-Trí bị bắt ở Thiện-xiển (Côn-minh ngày nay). Y đầu hàng Mông-cổ. Cho đến nay, toàn bộ vùng Tứ-xuyên, Đại-lý đều bị Mông-cổ chinh phục.


Tuyên-minh hoàng thái hậu mỉm cười hỏi Thái-sư Thủ-Độ:


- Già này nghe nói, hồi ở Mông-cổ, cháu đã kết bạn với Hốt Tất Liệt, Ngột-lương Hợp-thai, Bạt Đô, A-lý Hải-nha, được Thành-cát Tư-hãn gọi là Thảo-nguyên ngũ thiết điêu. Tình bạn thắm thiết lắm phải không? Bây giờ Hốt Tất Liệt làm Bình-Nam đại nguyên soai, Ngột-lương Hợp-thai làm Chinh-Nam đại tướng quân, Bạt Đô làm Chinh-Tây đại nguyên soái đánh Ba-tư, Nga-la-tư. A-lý Hải-nha coi Khu-mật viện Mông-cổ. Vậy cháu có thể vì tình bạn, sai sứ bảo chúng đừng đánh Đại-Việt được không?


Biết đây là lời nói đùa của bà bác mình, ngụ ý chế diễu việc Thủ-Độ định đem phong tục Thảo-nguyên vào Đại-Việt. Mặt Thủ-Độ đỏ như gấc, ông biện luận:


- Tâu Thái-hoàng thái hậu! Song thân thần trong lúc phẫn chí với triều Lý, mà tìm đến Mông-cổ, rồi giúp họ, để báo đáp tình bạn. Thần được nuôi, lớn lên ở Mông-cổ, rồi kết bạn với những người cùng tuổi là lẽ thường. Thái hậu minh xét, bọn thần là người ngoại quốc, mà bọn Thảo-nguyên ngũ điêu đối xử với thần bằng tất cả tình bạn chân thành. Trong khi đó thì bọn Long-Sảm, Long-Thẩm với thần là con cô con cậu, mà chúng hành hạ thần còn hơn thú vật. Còn như Thái-hậu dạy thần viết thư cho Hốt Tất Liệt, Ngột-lương Hợp-thai bảo chúng đừng đánh ta, thì quả thực thần không làm nổi. Bởi bọn Mông-cổ có chủ đạo rõ ràng: Tình bạn là tình bạn. Tình anh em là tình anh em. Còn khi bàn đến quốc sự, thì không kể tới. Như Tử-An thuật, chính anh em ruột thịt nhà họ, mà vì tranh quyền, họ còn giết nhau, huống hồ là tình bạn.


Nguyên-Phong hoàng đế hỏi:


- Thưa Thái-sư, theo như Tử-An báo thì Ngột-lương Hợp-thai có 5 vạn Lôi-kỵ. Trong khi đó bọn lái buôn lại nói là có 60 vạn. Sự thực ra sao?


Thủ-Độ tâu với nhà vua:


- Theo như Tử-An thuật, thì Ngột-lương Hợp-thai có 5 vạn quân, thêm quân của Đoàn Hưng-Trí khoảng 5 vạn nữa. Cộng chung 10 vạn. Theo binh chế Mông-cổ, cứ một chiến binh thì có 5 lao binh giữ nhiệm vụ chăn ngựa, tắm ngựa, giặt quần áo, nấu ăn, vác tên, chuyên chở lương thảo. Bọn này còn có nhiệm vụ trấn thủ thành trì mà bọn chính binh chiếm được. Như thế tổng cộng chúng có 50 vạn lao binh nữa. Bọn này đa số là người Di ở Đại-lý, người Hán ở Tứ-xuyên, chúng ô hợp, không trung thành. Bọn này ta không đáng cho ta sợ.


Nguyên-Phong hoàng đế đứng dậy, ngài đưa mắt nhìn cử tọa một lượt, rồi hỏi:


- Chư khanh hãy suy nghĩ xem. Nếu như bọn Mông-cổ đánh ta. Ta phải nghinh chiến bằng cách nào? Hay ta chịu nhún, mở đường cho chúng đánh Tống, tiếp tế lương thảo cho chúng để được yên thân.


Cử tọa im lặng cúi đầu suy nghĩ. Một khắc, rồi hai khắc trôi qua. Nhà vua hỏi Thái-sư Thủ-Độ :


- Trước khi nghị kế chống giặc, xin Thái-sư cho triều đình biết bằng cách nào, Mông-cổ lại có thể thắng các nước phương Tây, Tây-hạ dễ dàng ? Họ đâu có nhiều mưu, lắm Mẹo ? Họ đâu có mưu thần chước thánh ?


Thủ-Độ đưa mắt cho Tử-An :


- Em hãy tâu trình tổ chức của quân Mông-cổ lên Hoàng-thượng.


- Vâng.


Tử-An thuật :


- Đầu tiên Mông-cổ chỉ có kỵ binh, thường gọi là Lôi-kỵ. Sau này thêm công binh, pháo binh. Pháo binh gồm máy bắn đá, Lôi-tiễn . Máy bắn đá họ học của Tây-hạ, Trung-quốc. Lôi-tiễn do Phò-mã Trần Thủ-Huy mang sang dậy họ. Sau khi đánh Trung-quốc, các nước phương Tây, họ học thêm kỹ thuật các nước này, biến chế Lôi-tiễn đi rất nhiều. Tầm bắn xa, mũi Lôi-tiễn lớn hơn, sức công phá cũng mạnh hơn. Khuyết điểm của Lôi-tiễn này là nặng nề, cồng kềnh, khi phản ứng chậm, khó tìm được chỗ đặt. Công binh là quân bắc cầu, làm đường, phá thành, xây thành, sản xuất cung tên, vũ khí.


Ông ngừng lại, đưa mắt nhìn cử tọa một lượt, để cho mọi người theo kịp rồi tiếp :


- Về tổ chức : Cứ mười người gọi là Thập-phu. Mười Thập-phu là một Bách-phu. Mười Bách-phu là một Thiên-phu. Mười Thiên-phu là một Vạn-phu. Vạn-phu là một đơn vị biệt lập. Sáu Vạn-phu Lôi-kỵ, một Vạn-phu Pháo-binh, một Vạn-phu công-binh thành một Binh-đoàn. Pháo-binh, Công-binh hầu hết là người Trung-quốc, Tây-hạ, Tây-vực (Kwharesme). Lôi-kỵ thì hầu hết là dân vùng Thảo-nguyên. Con trai vùng Thảo-nguyên, từ sáu tuổi đã đi học. Họ không học chữ, mà học cỡi ngựa, bắn cung. Đến 12-13 tuổi thì xung vào những đoàn thân binh, được theo Lôi-kỵ ra trận, được huấn luyện trực tiếp tại trận. Khi một Lôi-kỵ tử trận, thì tuyển thân binh ưu tú thay thế. Trong các Lôi-kỵ người nào có sức khỏe, thông minh, nhanh nhẹn, bắn cung giỏi sẽ được tuyển chọn nhập trường huấn luyện trong 6 tháng rồi được phong làm Thập-phu trưởng. Muốn thành Bách-phu trưởng, phải là Thập-phu trưởng có công trạng, hay giỏi, rồi được tuyển chọn, gửi đi học một khóa 6 tháng. Cón muốn thành Thiên-phu trưởng, các Bách-phu trưởng phải hội đủ điều kiện sau : Khỏe mạnh, tiễn thủ ưu tú, kỵ mã giỏi, có công trạng, rồi cũng phải qua một thời gian huấn luyện là 8 tháng. Còn như Vạn-phu, thì phải là con Thân-vương, Đại-hãn các nước. Thảng hoặc mới có người ngoài được bổ nhiệm và chức này.


Nhà vua hỏi :


- Chư khanh thấy sao ?


Hưng-Đạo hỏi :


- Như vậy quân Mông-cổ đặt căn bản trên sự nhanh chóng, vũ dũng dàn trận, nghĩa là dùng trường binh. Họ không chú ý đến kỳ binh, mưu kế, phục binh, hỏa công, thủy chiến. Họ chuyên dàn trận, ào ạt tấn công địch. Có phải thế không ?


- Vâng !


- Còn Pháo-binh của họ, họ không có Nỏ-thần như ta. Với địa thế của ta, chỗ nào đất cũng lún, đường xá nhỏ hẹp, rất khó vận chuyển xe bắn đá. Cũng rất khó tìm chỗ đặt Lôi-tiễn. Còn Lôi-tiễn của ta, tuy nhỏ, nhưng tầm bắn xa ngang với họ. Mỗi Lôi-tiễn chỉ cần một người mang cũng được. Tôi chắc địa thế các nước phương Tây với Bắc Trung-quốc có nhiều cánh đồng rộng đất khô. Khi giao chiến họ dàn binh thành trận thế. Nên bị sức mạnh kỵ mã đè bẹp. Có đúng vậy không ?


Thái-sư Thủ-Độ cũng như Tử-An cùng đưa mắt nhìn nhau, tỏ ý khâm phục ý kiến của Hưng-Đạo vương.


- Quả như vương gia luận.


Tử-An đáp :


Chính vì vậy họ thắng các nước phương Tây, Tây-hạ, Đại-kim dễ dàng. Lần đầu tiên Thành-cát Tư-hãn đem quân đánh Tây-hạ, gặp thành Ninh-hạ, hào sâu, tường cao, Lôi-kỵ hóa vô dụng. Bấy giờ ông mới chú ý thành lập Công-binh, Pháo-binh để phá thành.


Chiêu-Minh vương hỏi :


- Thế Lôi-kỵ dùng những vũ khí gì ?


- Lôi-kỵ được trang bị rất đầy đủ. Mỗi người có hai hay ba chiến mã. Họ được cấp ít nhất ba lao binh phụ trách tắm ngựa, cắt cỏ nuôi ngựa, mang y phục, dụng cụ, vũ khí, nấu ăn, dựng lều. Về vũ khí, mỗi Lôi-kỵ được trang bị một mã tấu, một chùy sắt, một câu liêm. Cánh tay trái có một đoản đao, cài trong vòng da. Trên lưng ngựa của họ, dắt một hoặc nhiều phi lao ngắn, dài khác nhau ; một cái giây thoòng loọng. Nhưng vũ khí chính của họ là cung tên.


Thái-sư Thủ-Độ tâu :


- Xin Bệ-hạ cùng chư vị đại thần ra sân, rồi cho phép Tử-An triệu hồi một Thập-phu Lôi-kỵ vào, để thấy rõ vũ khí, cung tên của họ.


Nhà vua chuẩn tấu.


Tử-An ra ngoài thành một lát, rồi ông trở vào với một Thập-phu. Viên Thập-phu trưởng dàn mười người dưới quyền ra thành hàng ngang. Điều đầu tiên đập vào mắt các đại thần là ngựa Mông-cổ, lông lá xù xì, trông không đẹp mắt tý nào cả. Đã vậy chân chúng to lớn hơn chân ngựa Việt. Nhưng to lớn, khỏe mạnh.


Tử-An cầm một cây cung đưa ra :


- Cung của Mông-cổ do Phò-mã Trần Thủ-Huy mang mẫu từ Đại-Việt qua. Cung có ba khúc uốn. Dây cung bằng gân thú. Khác một điều là người Mông-cổ to lớn hơn người Việt, vì vậy cây cung cũng cứng hơn nhiều. Mũi tên to hơn nhiều, và bắn xa hơn nhiều.


Ông đưa ra ba ống đựng tên :


- Mỗi Lôi-kỵ đều có ba túi đựng tên : Tên bắn thủng áo giáp, tên tẩm thuốc độc và tên lửa.


Ông chỉ vào bọn Lôi-kỵ :


- Y phục Lôi-kỵ cũng phỏng theo đội võ sĩ Côi-sơn của ta xưa : Lúc ở nhà thì đầu đội mũ bằng tơ, khi ra trận thì đội mũ bằng đồng, bên trong là lớp bằng tơ. Mình cũng mặc ao lót tơ dầy, phòng khi bị trúng tên thì tên không xuyên sâu vào thịt. Bên ngoài khoác áo giáp bằng nhiều mảnh thép ghép lại với nhau.


Thái-sư Thủ-Độ lấy cây cung của Lôi-kỵ, rồi gọi một Thị-vệ :


- Người dương thử coi nào ?


Viên Thị-vệ cầm cung, nắp tên dương lên. Nhưng cung cứng quá. Y nghiến răng dương lần nữa, nhưng cũng không được. Y trả lại cho viên Lôi-kỵ. Viên Lôi-kỵ dương lên thực dễ dàng.


- Như vậy cũng đủ rồi.


Thái-sư Thủ-Độ nói :


- Chúng ta vào trong nghị sự tiếp:


Tiếp lời Tử-An, Thái-sư Trần Thủ-Độ trình bầy tỷ mỷ chiến thuật mà quân Mông-cổ thường dùng (Xin xem các hồi trước).


Trên gương mặt cử tọa đều hiện ra vẻ lo âu. Trong tâm người nào cũng nghĩ : Với những chiến mã hùng vĩ như vậy, với những Lôi-kỵ thiện chiến, được trang bị như vậy, thì sao binh Đại-Việt có thể đương nổi ?


Nguyên-Phong hoàng đế cũng tỏ ra lo sợ :


- Chúng ta phải nghênh chiến cách nào ?


Vũ-Uy vương (Con thứ vua) tâu:


- Theo như thần nhi nghĩ, ta nên chỉnh bị binh mã, dàn ra tại biên giới. Ta chặn giặc tại biên giới dễ hơn là đợi giặc vào nước. Ta lại đóng thực nhiều đồn trên đường dẫn về Thăng-long. Giặc muốn vào, thì phải nhổ từng đồn, hao binh, tổn tướng, mất nhiều thời gian. Khi chúng vào đến trung châu thì mệt mỏi rồi. Ta chỉ đánh một trận thì phá được.


Chiêu-Minh vương Quang-Khải bác:


- Không ổn! Bởi quân Mông-cổ là quân kỵ. Ta mà dàn quân chống với chúng, thì chỉ cần một khắc, chúng phá tan trận của ta ngay. Còn các đồn ư? Kinh nghiệm việc Mông-cổ đánh Kim, chúng sẽ bỏ rơi các đồn, mà tiếp tục tiến binh. Từ biên giới về Thăng-long chúng chỉ mất có hai giờ sức ngựa là cùng. Hoặc nếu cần, chúng dùng mấy bắn đá thì chỉ một giờ là quân giữ đồn nát thây ra hết.


Thái-úy Khâm-Thiên đại vương Trần Nhật-Hiệu (em vua) tâu:


- Chúng ta có nên áp dụng chiến lược hồi Lý đã đánh Tống không? Nghĩa là ta tìm giặc mà đánh, còn hơn là ngồi chờ giặc! Ta đem quân vượt biên đánh chúng trước.


Hưng-Ninh vương Quốc-Tung bác:


- So sánh tình hình của ta với Mông-cổ hiện thời khác xa với hoàn cảnh của Lý với Tống. Vì sao? Bấy giờ Tống không có trọng binh ở Nam-thùy. Trong khi Lý có binh hùng tướng mạnh. Tống thì không ngờ ta xuất quân, trong khi Lý đã chỉnh bị sẵn. Còn bây giờ, quân Mông-cổ như hùm, như gấu đang chờ lệnh tràn vào nước ta. Còn ta chưa chỉnh bị xong binh mã. Không thể đem việc Lý-Tống ra áp dụng với hoàn cảnh ngày nay.


Thái-sư Thủ-Độ gõ tay lên án thư. Cử tọa im phăng phắc:


- Ta hiện có 12 hiệu Thiên-tử binh. Một hiệu Kỵ-binh Phù-Đổng, một hiệu Ngưu-binh Hoa-lư. Tổng cộng là 12 vạn người. Quân của ta hầu hết là bộ binh, chưa từng chiến đấu. Tướng của ta chưa từng xuất trận. Trong khi giặc có 10 vạn, mà 5 vạn kỵ binh thiện chiến. Hồi đánh Tây-vực, vua Tây-vực có 40 vạn quân thiện chiến, thế mà Tốc Bất Đài, Triết Biệt chỉ có ba vạn quân, mà dám truy kích vua Hồi khắp lãnh thổ bao la của họ.


Vũ-Thành vương cười khẩy :


- Binh của triều đình do Thái-sư tổng chỉ huy thì thế, chứ quân Ngũ-yên của chúng tôi thì không thế. Bốn hạm đội của chúng tôi trước đây vẫn mạnh hơn hạm đội Liêu-Đông của Mông-cổ. Hiện đang mạnh hơn, và sẽ mạnh hơn. Còn Kỵ-binh, Ngưu-binh, bộ binh chủa chúng tôi ngày đêm luyện tập...Chúng tôi không sợ chúng.


Mặt Thủ-Độ tái mét. Ông đưa mắt nhìn phái đoàn Ngũ-yên:


- Hoàn cảnh của ta bây giờ, điều cần thiết để ngăn được giặc có ba. Một là vua với dân có cùng sát cánh bên nhau hay không? Hai là các môn phái có bỏ hết tỵ hiềm ra rồi cùng rút gươm đuổi giặc như như hồi vua Lê đánh Tống không? Ba là, ngăn giặc thì không khó. Khó là vua, tôi; anh, em có đồng lòng với nhau hay không?


Vũ-Thành vương Doãn nói mỉa:


- Anh em trong nhà, cùng một dòng máu, thế nhưng người có quyền, có lực thì làm nhục, áp chế người không quyền, thiếu lực. Rồi bây giờ, giặc tới biên thùy lại bảo anh, em; vua, tôi phải đồng lòng. Khi thích thì gây ra tội ác, bây giờ gặp nguy nan, thì lại bảo nạn nhân lăn mình vào chỗ chết. Hừ! Bàn sao nghe lạ tai quá. Xin Thái-sư hãy sờ tay lên gáy, rồi nhìn bàn tay mình xem có sạch hay không?


Hưng-Ninh vương cầm tay em :


- Thôi chú ! Chúng ta đang bàn quốc sự. Chú chẳng nên gay gắt làm gì !


Thủ-Độ đập tay lên án thư:


- Doãn! Người nên nhớ ta là vai ông người. Người không được nói móc ta. Im miệng ngay.


- Thưa Thái-sư!


Vũ-Thành vương cười nhạt:


- Chúng ta đang ở điện Uy-viễn, luận quốc sự cứu nước. Ở đây ai cũng có quyền phát biểu ý kiến của mình. Lời phát biểu của tôi, là đại diện cho năm vùng Yên. Là biểu lộ mối lo lắng của dân chúng cũng như của bốn hạm đội, năm hiệu binh. Nếu Thái-sư cả vú lấp miệng em, thì xin Thái-sư cứ một mình một kiếm lên biên giới mà chống giặc.


Không khí trở thành căng thẳng tột độ.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Giới thiệu: Trung Nguyên Tứ Tuyệt là bốn người có võ công siêu tuyệt trong võ

11-07-2016 40 chương
Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Giới thiệu: Lộc Đỉnh Ký là bộ truyện tranh hành động nói về một cậu bé sống

09-07-2016 248 chương
Thần tượng

Thần tượng

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?") Và sẽ

25-06-2016
Siết tay

Siết tay

Đã sáu năm cô và anh không gặp nhau. Cô không thích anh như trước nữa. Nhưng cũng không

27-06-2016
Bộ quần áo may đo

Bộ quần áo may đo

Tôi định đi may đo một bộ quần áo mới cho thật vừa vặn. Tôi đến cửa hàng may

24-06-2016
Câu chuyện cà phê

Câu chuyện cà phê

Khuya, lúc tôi gần tới chỗ đứng trên dốc nhìn về chung cư có ô cửa nhà T. trắng

01-07-2016
Bàn tay mẹ

Bàn tay mẹ

Khi tôi còn nhỏ, tức là cái thời chỉ thích được ngủ với bố mẹ vì có thể tránh

24-06-2016
Mưa Sài Gòn

Mưa Sài Gòn

Nhưng mẹ biết, dù mưa hay nắng, còn có một Sài Gòn khác có thể che mưa che nắng cho

24-06-2016
"Kẻ khùng" cậu tôi

"Kẻ khùng" cậu tôi

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Dĩ nhiên dì

27-06-2016
Em không phải gái hư

Em không phải gái hư

Cô ấy không do dự thừa nhận mình là gái hư. Hư từ thời bé cho tới bây

24-06-2016