Polly po-cket
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 89 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1

↓↓

- Dạ có. Ông hứa rằng sau khi để mộ xong, ông sẽ tạ mười nén vàng (100 lượng ngày nay). Ông còn nói: Tương lai, được thiên hạ, sẽ cắt đất phong vương cho tôi. Thế rồi công việc bắt đầu. Nhưng sau khi tôi cải táng mộ ông thân sinh ra Nguyễn Cố, đem táng vào thế đất Thái-đường xong, thì ông sai gia nhân trói tôi lại, nhét dẻ vào miệng mà nói rằng: Từ đời vua Lý Thái-tông, vì sợ dân chúng táng mồ mả tổ tiên vào thế đất phát đế vương, rồi tranh giang sơn nhà Lý, nên trong triều thường ban chỉ nhắc các quan địa phương: nếu ở đâu thấy có thế đất đế vương thì phải tâu về triều; triều đình sẽ sai người đến ếm đi. Nay ông để mả cho giòng họ Nguyễn của tôi, mà tin này lộ ra ngoài, thì chẳng những mồ mả ấy sẽ bị đào lên, mà còn bị giết cả nhà. Vì vậy tôi phải giết ông để phi tang. Sau đó ông sai gia nhân ném tôi xuống sông. Khi ném họ quên gỡ cái túi hành lý đeo trên lưng tôi, nên tôi chỉ bị trôi lềnh bềnh, bị ngộp nước mà không chết ngay. Giữa lúc tôi sắp chết vì lạnh, vì ngộp nước thì gặp chư vị ân nhân cứu mạng.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Quách Tử-Minh hỏi:


- Theo như thầy biết, thì trong nước Đại-Việt ta, hiện nay, giòng họ nào đủ ngũ đai, tam căn hưởng thế đất Thái-đường?


Đoàn Thông đáp ngay:


- Theo như kiến thức nông cạn của tôi thì có ít nhất năm giòng họ. Trong năm giòng họ này, thì giòng họ Trần ở Hải-ấp, thuộc trấn Thiên-trường đứng đầu. Nhưng người trưởng tộc là đại-hiệp Trần Tự-Kinh lại không muốn cho con cháu mình làm đế, làm vương.


Nghe Thông nói, Tự-Kinh giật mình hỏi:


- Này thầy, vì lý do nào mà nhà thầy lại cho rằng giòng họ Trần ở Thiên-trường xứng đáng nhất?


- Thưa, vì gần hai trăm năm nay, sấm đã truyền rằng, họ Trần sẽ kế họ Lý làm vua cõi trời Nam.


Vũ Tử-Mẫn hỏi:


- Bài sấm đó ra sao, mong thầy đọc cho chúng tôi nghe thử?


Đoàn Thông móc một tấm thẻ đồng trong túi ra đọc:


- Về thời vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) vào một ngày không mưa, tự nhiên có tiếng sấm nổ, rồi sét đánh vỡ đôi cây gạo ở châu Cổ-pháp ra. Mảnh gỗ giữa cây gạo có chữ, chép một bài sấm như sau:


Mộc căn diểu diểu,


Mộc biểu thanh thanh.


Hòa đao mộc lạc,


Thập bát tử thành.


Đông-a nhập địa,


Dị mộc tái sinh.


Chấn cung xuất nhật,


Đoài cung ẩn tinh.


Lục thất niên gian,


Thiên hạ thái bình.


Nay tôi xin giảng: Mộc căn diểu diểu nghĩa là gốc cây kia héo, để chỉ triều Lê sắp hết vận số như cây mà rễ bị héo. Mộc biểu thanh thanh, là cành cây xanh xanh. Khi gốc héo, mà cành lại mọc xanh, thì có nghĩa là vua mất ngôi, mà ngôi đó lại thuộc về bầy tôi. Câu này ứng với vua Lê ngọa triều sắp băng, và người thay thế là bầy tôi. Hòa đao mộc lạc, chữ hòa, chữ đao, chữ mộc là chữ Lê, lạc là rơi uống; vậy câu này có nghĩa nhà Lê hết số. Thập bát tử thành, chữ thập, chữ bát, chữ tử là chữ Lý; câu này chỉ người bầy tôi thay vua Lê họ Lý, sau ứng với Tả-thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công-Uẩn. Đông-a nhập địa, nghĩa là giòng họ Đông-a sẽ lên thay họ Lý. Chữ Đông với chữ A thành chữ Trần .


Anh-Hoa hỏi:


- Thế còn các câu sau?


- Thưa phu nhân, kẻ hèn này chưa giải nổi. Xét như sấm truyền thì tương lai giòng họ Trần sẽ lên thay họ Lý, vì vậy tôi mới quyết tặng thế đất Thái-đường cho đại hiệp Trần Tự-Kinh.


Ghi chú của thuật giả.


Sự thực nghĩa các câu ấy như thế này: Dị mộc tái sinh nghĩa là một cây mới kỳ lạ tái sinh để chỉ kế tục nhà Trần là nhà Lê. Chấn cung xuất nhật nghĩa là vừng Đông mặt trời mọc, để chỉ nhà Mạc thay nhà Lê. Đoài cung ẩn tinh nghĩa là phương Tây có ngôi sao ẩn để chỉ nhà Tây-sơn sẽ nối tiếp. Lục thất niên gian, thiên hạ thái bình là trong vòng 6+7= 13 năm nữa sẽ có thái bình.


Nghe Đoàn Thông luận, tất cả mọi người trong thuyền đều đưa mắt nhìn Tự-Kinh.


Cao Tử-Đức hỏi:


- Từ hơn năm trăm năm nay, thế thế lưu truyền rằng có thế đất Thái-đường, đã bị Cao Biền yểm đi mất rồi, nhưng nào có ai tìm ra nó đâu? Thế đất ấy ra sao?


Đoàn Thông cúi đầu, chắp tay vái Tự-Kinh cùng các đệ tử của ông rồi nói:


- Thông này đã xuống quỷ môn quan, được các vị cứu sống, thì dù gan, dù ruột cũng xin dãi bầy với các vị.


Lão móc trong bọc ra mấy cái thẻ đồng, trên khắc chằng chịt đầy chữ, rồi nói:


- Niên hiệu Hàm-thông thứ tư, đời Đường Ý-tông (Giáp Thân, 864), quan thái-sử lệnh tâu rằng tại Giao-châu có nhiều thế đất phát đế vương, chiếu hào quang lên đến trời, tương lai có thể nảy sinh ra chúa thánh, tôi hiền. Nhà vua cùng quần thần triều nghị rồi quyết định: Giao-châu xưa nay là đất rồng nằm hổ phục; thời Đông Hán đã nảy sinh ra vụ chị em nhị Trưng cùng 162 anh hùng nổi dậy làm nghiêng ngửa Trung-nguyên. Bây giờ các thế đất phát đế vương chiếu sáng như vậy thì phải mau ếm đi, bằng không, thì tương lai Trung-nguyên khó mà chống nổi. Nhà vua bèn sai Cao Biền (713-756) sang làm đô-hộ tổng quản kinh-lược, và ban dụ rằng: « Giao-châu hiện có nhiều thế đất vượng đế vương, khanh sang ếm hết đi, rồi vẽ bản đồ tâu về cho trẫm xem ». Biền đến đất Việt, thấy thế đất nào có linh khí thì ếm hết; duy núi Tản, vì thánh Tản quá linh, y ếm không xong mà hút bỏ mạng. Sau khi hoàn tất, Biền vẽ bản đồ tường thuật chư sự thành bộ sách Cao Biền di cảo tâu về triều. Bộ sách này, sau lọt vào tay tể tướng Cao Hoài-Đức đời Tống Thái-tổ. Vua Thái-tổ sai chép ra làm nhiều bản trao cho Khu-mật viện, Binh-bộ, Lễ-bộ, mỗi nơi một bộ. Nguyên bản thì cất trong ngự thư phòng, truyền cho các vua kế vị. Trong sách có nói đến thế đất Cổ-pháp phát tích ra triều Lý trên hai trăm năm và ngôi đất Thái-đường. Đến đời vua Nhân-tông, thì Kinh-Nam vương...


Cao Tử-Đức đưa mắt nhìn sư phụ, như ngỏ ý xin phép rồi nói:


- Giai thoại này chúng tôi có biết: Vương lấy trộm được bộ Cao Biền di cảo, đem về Đại-Việt. Chính vì vậy mà hai thánh tăng Đạo-Hạnh, Minh-Không mới căn cứ vào đó mà biết rõ vụ Cao đem linh khí Đại-Việt bỏ vào bụng ba mươi sáu con trâu, chôn ở núi Thái-sơn... rồi mang trở về. Nhưng ngay đương thời, hai thánh tăng Đạo-Hạnh, Minh-Không cũng không tìm thấy cái đất Thái-đường ở đâu. Người ta cho rằng lâu ngày, thế đất này đã bị tiêu tan rồi.


Ghi chú của thuật giả.


Tôi đã thuật về hai vụ này:


Chi tiết về ngôi mộ phát tích ra triều Lý, xin đọc Anh-hùng Tiêu-sơn, do Xuân-thu Hoa-kỳ xuất bản. Chi tiết về việc hai thánh tăng Đao-Hạnh, Minh-Không, trâu vàng v.v. xin đọc Nam-quốc sơn hà do Đại-Nam Hoa-kỳ xuất bản.


Đoàn Thông tiếp:


- Thế đất Cổ-pháp thì do bồ tát Định-Không triệt yểm, mà nhà Lý chiếm được thiên hạ. Còn thế đất Thái-đường thì chưa ai triệt yểm được cả. Cái thế đất Thái-đường này sở dĩ không ai tìm được, vì trải qua hơn bốn trăm năm, long mạch đã di chuyển đi, nên không ai biết nó ở đâu. Bởi trong sách Cao Biền chép rằng nó ở dẫy núi Tổ-sơn, trên vùng Tam-đảo, dần dần trong hơn trăm năm nó di chuyển xuống vùng Cổ-bi ngoại ô Thăng-long. Trăm năm sau nữa, nó di chuyển tới xã Kệ-châu, Cai-xá (Nay thuộc Hưng-yên). Hơn trăm năm sau nữa, nó di chuyển đến xã Phương-trà (Nay thuộc Nam-hà). Cuối cùng, khi hai thánh tăng Minh-Không, Đạo-Hạnh xây tháp Phổ-minh, thì nó bị linh khí ở tháp kêu gọi nên di về ngay gần trang Thiên-trường. Tới đây, nó gặp trở ngại vì Cao Biền yểm. Nếu như không có ai đem xương cốt táng vào, cùng gỡ yểm ra, thì nó sẽ chết. Nhưng, hồi tiên phụ còn tại thế, người kiên nhẫn, mà tìm ra vết tích; rồi đến đời tôi, tôi đã tìm ra trọn vẹn.


Đoàn Thông móc trong bọc ra một trục lụa, trên vẽ bản đồ bằng sơn, nên tuy bị ướt, mà không bị mờ, lão chỉ vào bản đồ:


- Đây, huyệt nằm chỗ này, ngay cạnh Hải-ấp, trông ra sông Phú-lương (nay thuộc Mỹ-lộc, Nam-định). Kia là cửa sông Tuần-vàng, phía sau có núi Voi-phục. Hai bên huyệt có hai hàng gò đống đá đất. Hình những gò bên trái này giống như nghiên, như bút, như mực, tức văn quan chầu. Hình những gò bên phải như hình mười tám loại vũ khí, tức võ quan chầu. Chỗ huyệt là thổ phúc tàng kim tức cái chỗ đất như cái bụng dấu vàng, ngồi ở phương Càn trông sang phương Tốn.


Lão tấm tắc nói một mình:


- Tiếc thực là tiếc, huyệt nằm gần ngay tổng đường phái Đông-a. Phải chi cụ Trần Tự-Kinh chịu cho con cháu làm thánh, làm đế thì để ngay vào đây. Nếu để trúng toàn vẹn thì nó chính là thế đất:


Phấn đại đương mi chiếu,


Yên hoa đối diện sinh.


Dĩ nhan sắc khuynh quốc


Đắc thiên hạ thái bình.


(Son phấn chiếu giữa mi,


Mây, hoa sinh trước mặt,


Dùng nhan sắc nghiêng nước,


Lấy thiên hạ thái bình.)


Tử-Đức gật đầu công nhận lời Thông nói đúng. Oâng hỏi:


- Trong Cao Biền di cảo, y chép về thế đất này, rồi tâu lên vua Đường như sau: Thần dĩ trúc lộ lập tự yểm chi . Nghĩa là đất này thần đắp một con lộ trồng trúc mà yểm. Thế con đường trúc đó đâu?


Đoàn Thông chỉ vào bản đồ:


- Chính là chỗ này.


Tự -Hấp nhăn mặt:


- Đây là rừng tre, chứ có phải con đường trồng trúc đâu?


- Thưa đại hiệp, hồi xưa khi Biền trồng, thì nó chỉ là con đường nhỏ. Nhưng trải qua hơn bốn trăm năm, nay nó trở thành rừng.


Cao Tử-Đức tự chửi thầm:


- Hỡi ơi, bấy lâu mình cứ lên vùng Tam-đảo tìm thế đất , có ngờ đâu sau hơn bốn trăm năm nó đã di chuyển về đây.


Ông hỏi:


- Này, theo thầy thì long huyệt chạy từ Tam-đảo về. Thế thì hồi đó huyệt đâu có ở đây, mà Biền trồng trúc để yểm?


- Thưa đại hiệp vấn đề như thế này. Khi Biền khám phá ra long huyệt, thì y cũng tìm ra con đường mà rồng sẽ chuyển thân. Y đoán trước nó sẽ tới đây, nên yểm để rồng không còn đường đi, rồi sau ít năm sẽ mắc kẹt vào rễ tre mà chết.


Tất cả cử tọa đều kinh hãi, vì thế đất nằm ngay trong phạm vi Thiên-trường, mà Nguyễn Cố với Đoàn Thông đào bới, để mộ, khá ồn ào, sao không ai chú ý?


Tự-Kinh đưa mắt nhìn Tô Trung-Sách như phiền trách: Con thay ta trông nom, cai quản trang Thiên-trường mà sao cái vụ Nguyễn Cố, Đoàn Thông đến để mộ, phá rừng lại không biết?


Trung-Sách biết ý sư phụ, ông trình:


- Cách nay hơn tháng, có lái buôn tới hỏi mua hết rừng tre. Họ nói rằng sẽ chặt hết tre, cùng đào cả gốc đi. Con thấy cái rừng này xưa nay tối vô ích, chim cò tụ về làm tổ, gây hại cho việc chăn nuôi trồng tỉa, con định phá đi từ lâu. Nay có người mua, lại còn chặt tre, đào gốc dùm, nên con đã bán với giá rẻ. Nào ngờ, Nguyễn Cố mua để táng mộ...


Đoàn Thông chắp tay vái Tự-Kinh:


- Xin lão gia thứ lỗi, chính tiểu nhân đã bầy ra mưu này, để có thể phá thế yểm độc của Cao Biền.


Lão lại cầm thẻ đồng lên đọc:


- Đây, nguyên văn đoạn Biền chép về thế đất này như sau:


Khí mạch chỉnh nguyên dương,


Lục long bàn khuất khúc.


Thất đẩu hiện châu trang,


Điệp điệp lai hòa án,


Điều điều lai tụ đường.


Hỏa hổ tầm cương lũng,


Tê đường vọng đại giang.


Tả hữu biên loan bão,


Chu tước thị đích tàng,


Tam cấp càn khôn định,


Đốc sinh đại thánh hiền,


Tam bách dư niên tộ,


Phúc cơ hưởng thọ khang.


(Mạch khí chính nguyên dương,


Rồng đất nằm che kín,


Bẩy sao chầu chiếu sang,

Chương trước | Chương sau

↑↑
Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Văn án: Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đêm đã khuya, trên đường cũng đã vắng khách

10-07-2016 20 chương
Điều đặc biệt

Điều đặc biệt

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Panda bảo

27-06-2016
Bài hát cho em

Bài hát cho em

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Ai cũng có một chuyện tình để

28-06-2016
Thị phi ở đời

Thị phi ở đời

Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người

24-06-2016
Những lằn roi

Những lằn roi

Ngày nhỏ, nhà nghèo, bố nghiêm khắc. Tuổi thơ của con chỉ là những buổi ra đồng, là

24-06-2016
Hoàng tử Mèo

Hoàng tử Mèo

Từ nhỏ, tôi đã thích mèo. Thích một cách cuồng si. Nhưng tiếc là, bố mẹ tôi lại

28-06-2016
Mai xua mây tan

Mai xua mây tan

"Chị Hạ không như chị nghĩ đâu! Chị ấy là người rất kỳ lạ. Em thương chị, em

24-06-2016