XtGem Forum catalog
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 85 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1

↓↓

Lớp lớp cùng tới án.

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Chuyển chuyển cùng tụ đường.


Hỏa, hổ chầu bảo vệ.


Phía trước thấy đại giang.


Phải, trái chim loan vọng,


Chu tước ẩn ở trong.


Ba bậc càn khôn định,


Sẽ sinh đại thánh hiền.


Ba trăm năm đất ấy,


Phúc, lộc lại thọ khang.)


Đoàn Thông có vẻ mệt mỏi lắm rồi, y nhìn Trần Tự-Kinh:


- Hỡi ơi! Thiên mệnh an bài, cơ trời khó biết! Khi tìm thấy, tôi định đi Thiên-trường tìm đại hiệp Trần Tự-Kinh để dâng cho giòng họ Đông-a. Nhưng nay sự thể đã như thế này thì thực là mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Trước đây ngôi đất Cổ-pháp, các thiền sư Tiêu-sơn canh giữ hơn trăm năm, để tìm người phúc đức mà ban cho. Chung cuộc, ông thân sinh ra vua Lý Thái-tổ đi làm ruộng về, mệt quá, nằm nghỉ tại đây, rồi hóa, mà hưởng, lập ra nhà Lý trên hai trăm năm. Còn thế đất Thái-đường, tôi định dâng cho giòng họ Đông-a, sau lại về Nguyễn Cố. Nguyễn Cố giết tôi mà không thành, thì ra trời dành thế đất này cho các vị. Nay tôi xin dâng cho các vị.


Tự-Duy hỏi:


- Ông đã đem thế đất Thái đường cho Nguyễn Cố, đã táng xương cha Nguyễn vào rồi, thì ông có cho chúng tôi, e cũng vô ích.


Đoàn Thông cười bí hiểm:


- Khi sắp để mộ cho Nguyễn Cố, tôi thấy con mắt ông ta luôn hiện ra nét xảo quyệt, nên tôi có phục sẵn một cơ mưu đề phòng khi bị họ trở mặt thì còn có cách đối phó.


Tự-Hấp hỏi:


- Mưu ấy như thế nào?


- Sau khi để huyệt xong, tôi dặn Nguyễn Cố rằng « Kiểu đất này sau tất phát đế, phát vương, nảy sinh thánh nhân, thì phải chăm lo đề phòng cẩn thận. Vậy nội trong một trăm ngày, nếu thấy mưa gió, sấm sét thì xem trên mộ có gì lạ không? Nếu lành ít, dữ nhiều thì phải dời mộ đi ngay ».


Cao Tử-Đức ngồi nhỏm người dậy:


- Tôi biết rồi. Phàm khi để mộ vào huyệt phát đế vương, thì sau ba ngày, xương cốt bắt đầu thông với long mạch; đất trời giao hội mà có mưa gió, sấm sét. Nếu ta nhân đó làm cái gì quái dị trên mộ, ắt Nguyễn Cố sợ mà dời mộ đi nơi khác. Bấy giờ ta đem xương cốt giòng họ khác táng vào. Có phải vậy không?


- Quả đúng thế.


Nói đến đây Đoàn Thông quá mệt mỏi, người lắc lư. Phạm Tử-Tuệ vội vực ông ta vào khoang thuyền, truyền đắp chăn, cho nằm nghỉ.


Ngoài khoang thuyền, Tự-Kinh suy nghĩ một lúc rồi nói:


- Các con ạ! Giòng họ Trần nhà ta vào thời Hồng-bàng, sinh sống ở vùng Khúc-giang, quận Nam-hải, nay thuộc lộ Quảng-đông. Đến thời vua An-Dương, tổ Trần Tự-Minh giúp vua dựng nghiệp, được phong tước Phương-Chính hầu, giữ chức tể tướng. Sau Nam-hải bị Tần chiếm, tổ mới di đến vùng Thiên-trường này mà lập nghiệp. Về thời Bắc thuộc, ngôi mộ của Khai-tổ Tự-Viễn để vào thế đất Hổ phục, Ưng phi, cho nên từ mấy đời nay chúng ta đều được hưởng Vương bất vi vương, bá bất vi bá nhi quyền khuynh thiên hạ, nghĩa là vua chẳng phải vua, bá chẳng phải bá, mà quyền nghiêng thiên hạ. Từ hồi ấy đến giờ, đời nào nhà ta cũng hưởng cái uy đó. Chỉ duy thời Thuận-thiên (1010-1028), tổ Tự-Mai vì làm phò mã Tống, để bảo vệ đất Việt mà phải xuất chính làm quan. Về cuối đời, người hối hận đã bỏ ra bao nhiêu năm ngồi trên mình ngựa mà chung cuộc cũng trắng tay. Vì vậy người có di chúc cho con cháu rằng sau này không nên vì chút công danh mà tranh dành với đời. Bây giờ Đoàn Thông muốn tặng ta thế đất này, ta chỉ nên tạ ông ta rồi bảo vệ tính mạng ông ta mà thôi. Đối với triều Lý ta sẽ dùng hết lực bảo vệ ngôi vua cho họ.


Năm đại đệ tử, hai con trai, hai con dâu, một đệ tử út của Tự-Kinh cùng đưa mắt nhìn nhau, rồi Quách Tử-Minh hướng sư phụ nói bằng giọng tha thiết:


- Sư phụ! Khi mệnh trời đã an bài, thì chẳng nên từ chối. Con thấy khí số họ Lý sắp hết rồi, ta có giúp, e cũng uổng phí tâm cơ mà thôi. Kìa, Gia-cát Vũ-hầu, thân là nho sĩ, mà lặn lội sáu lần xuất Kỳ-sơn, cuối cùng mửa ra máu chết ở Ngũ-trượng nguyên. Gần đây, bọn Hàn Thế-Trung, Ngô Giới, Ngô Lân, Nhạc Phi đem hết tài trí ra giúp Triệu Cấu lập lại nhà Nam Tống, cuối cùng đi đến kết quả là Hàn Thế-Trung bị cách; anh em họ Ngô phải bỏ quan đi ở ẩn; Nhạc Phi với con bị giết; đầu, thân thể đem phơi nắng phơi mưa cho dân chúng xem, cho ruồi bọ đục khoét. Xin sư phu chẳng nên bỏ ra ngoài thiện ý của Đoàn Thông.


Tự-Kinh xua tay :


- Nếu các con đã nghĩ vậy, thì ta nên đem người ấy về làm vua, thì đất nước này lại hùng mạnh như thời vua Thánh-tông, Nhân-tông ngay. Nhưng nếu đem người ấy về, thì cái ông Đại-Định hoàng đế phải chết, điều mà người ấy không muốn.


Cha con thầy trò cùng bàn luận phân vân chưa dứt, thì Đoàn Thông từ trong khoang thuyền bước ra, ông thụp lạy Tự-Kinh. Tự-Kinh phất tay một cái, kình lực nhu hòa đỡ ông ta, khiến ông ta không quỳ được. Đoàn ngồi xuống cạnh Tự-Kinh, nói bằng giọng tha thiết:


- Thì ra ngài là đại hiệp Tư-Kinh, chưởng môn phái Đông-a đấy. Còn các vị đây đều là cao đồ cả. Hèn chi phong thái khác thường. Từ nãy đến giờ, Thông này được nghe những lời nghị luận của các vị, trong lòng càng phục thêm. Như tôn ý của đại hiệp, thì đại hiệp không muốn cho con cháu phát đế vương, thì cũng dễ thôi. Bởi thế đất Thái-đường này vốn lưỡng tính; một là phát đế vương, hai là thánh nhân giáng thế. Vậy thì thế này: tiểu nhân xin để mộ lệch đi một chút, thì không phát đế vương nữa, mà chỉ có thánh nhân giáng thế. Như vậy hẳn đại hiệp vui lòng?


Cao Tử-Đức thấy trong khi nói, con mắt Đoàn Thông thoáng một nét giảo hoạt, ông nghĩ thầm:


- Ta cứ yên lặng xem y định làm gì? Tính mệnh y, cùng gia quyến đang bị Nguyễn Cố đe dọa, hoàn toàn trông vào sự che chở của chúng ta, chắc y không thể hại chúng ta.


Nghĩ vậy, ông ngồi im.


Tự-Kinh nghe Đoàn Thông nói, thì mừng chi siết ke. Ông đứng dậy chắp tay xá Đoàn Thông ba xá:


- Xin đa tạ nhà thầy. Kinh này không muốn cướp thế đất của Nguyễn Cố. Vậy chỉ khi nào Nguyễn Cố tự di chuyển mộ ông thân sinh của y đi, thì Kinh này mới đồng ý táng mộ thân phụ vào đó. Kinh này xin hứa trươc với thày hai điều: Một là ngay sau khi an vị ngôi mộ, dù thành, dù bại, Kinh này cũng xin tạ thầy ba mươi nén vàng. Hai là môn phái Đông-a xin đón gia quyến thầy về sống trong trang Thiên-trường; dù Nguyễn Cố, dù vua Lý cũng không thể đụng đến cái lông, cái tóc gia quyến thầy.


Ông đưa mắt cho con trưởng là Tự-Hấp:


- Cái việc vợ chồng con với Vũ Tử-Mẫn, Phạm Tử-Tuệ đi Thăng-long điều tra nên để ra tết. Bây giờ con hãy cùng sư đệ Cao Tử-Đức tiếp Đoàn tiên sinh, lo đem gia quyến tiên sinh về trang mình hầu bảo vệ.


Đến đây, thuyền đã cập bến, đợi mọi người đều lên bờ, trong thuyền chỉ còn mấy đệ tử làm thuyền phu, Tự-Hấp hỏi Cao Tử-Tuệ:


- Sư đệ nghĩ sao?


Tử-Tuệ nói với Đoàn Thông:


- Đoàn tiên sinh, cái vụ chỉ an mộ cho thánh nhân giáng sinh, mà không phát đế vương, tôi e không thể thực hiện nổi. Dường như tiên sinh có gì dấu diếm sư phụ tôi. Mong tiên sinh giải cho.


Đoàn Thông chắp tay vái dài:


- Đại hiệp thực minh mẫn. Trong khi tiểu nhân nói với lão đại hiệp, tiểu nhân thấy trán của đại hiệp chau lại rồi mỉm cười thì biết rằng đại hiệp đã hiểu ý tiểu nhân rồi.


- Tôi thử nói ý tiên sinh xem có đúng không nhé. Tiên sinh nghĩ: Thế đất quý như thế mà bỏ thì uổng quá. Chi bằng tiên sinh dối sư phụ tôi rằng để lệch đi một chút, sẽ không phát đế vương, mà nảy sinh thánh nhân, sự thực tiên sinh để đúng huyệt. Sư phụ tôi đâu có biết gì? Sau đây mấy chục năm, khi mọi sự ứng nghiệm thì cả sư phụ tôi với tiên sinh đều đã ra người thiên cổ rồi. Phải không?


- Quả như đại hiệp đoán.


Tự-Hấp hỏi:


- Bây giờ chúng ta phải làm gì?


- Tôi an mộ cho nhà Nguyễn Cố đã hai ngày. Nội đêm nay thì xương với long mạch sẽ bắt đầu nối với nhau, trời đất giao thoa, sấm chớp phát sinh. Vậy ngay tối nay, đại hiệp sai người lấy tô mộc nấu ra trộn lẫn với bột giả làm máu. Lại sai đem chín cái búa đồng chờ sẵn. Khi sấm chớp nổ trên trời thì sai người đem nước tô mộc đổ lên mộ nhà Nguyễn Cố, đem mấy cái búa đồng này cắm xung quanh. Khi trời sáng, Nguyễn Cố sai người ra thăm mộ thấy xung quanh đầy máu, lại có búa đồng thì y tưởng đâu mình làm ác, bây giờ trời đánh vào mồ mả ông cha. Như vậy y kinh hoàng, tất di chuyển cốt cha y ra khỏi thế đất. Sau đấy ít ngày ta mời lão đại hiệp tới thăm, thì thấy huyệt trống không. Lão đại hiệp tất vui lòng cho cải táng cốt tiền nhân an vào.


Cao Tử-Đức hỏi:


- Nguyễn Cố có biết tuồng chữ của ông không?


- Thưa y biết. Ý đại hiệp muốn?!?!!


- Để trị cái tội Nguyễn Cố vô ơn bạc nghĩa, ăn cháo đá bát... Ông đã để mộ cho nhà y, mà y giết ông, ta phải dọa làm y chết khiếp một bữa cho bõ ghét.


Đoàn Thông mừng chi siết kể, y hỏi:


- Thưa đại hiệp dọa như thế nào?


- Bây giờ tôi đưa cho ông tấm ván nhỏ, ông viết lên đấy một bài văn, kiện y ở cửa trời. Tôi sẽ đem miếng ván để lên mộ cha y. Khi y thấy máu, thấy búa đã kinh hãi, nay lại thấy tờ sớ kiện lên trời, chắc y sợ đến té đái vãi phân ra.


Đoàn Thông mừng chi siết kể, y cầm bút viết liền, rồi trao cho Tử-Đức. Tử-Đức xem xong, bật cười:


- Thế nay, sáng mai gia nhân Nguyễn Cố đem về cho y, cùng báo cáo tự sự, thì y đến chết khiếp.


Ghi chú của thuật giả


Phan Huy-Chú trong Lịch-triều hiến chương loại chí, có nhắc đến việc Cao Biền yểm các thế đất linh của Đại Việt cùng viết bộ Cao Biền di cảo. Tôi đã tra tìm hầu hết các thư viện Thượng-hải, Bắc-kinh, Trường-sa, nhưng không tìm ra bộ này. Trong khi đó tại Đài-loan, Hương-cảng lại xuất hiện tới bẩy bản khác nhau, do bẩy người chú giải. Những người chú giải này đa số đều là thầy địa lý cả. Các ông thầy này đều nói rằng bản của mình là do gia truyền. Nhưng tôi đọc kỹ, thì thấy có rất nhiều điều nghi ngờ như: Văn phong là văn đời Minh, đời Thanh hoặc văn thời Dân-quốc; những điều nói về Việt-Nam thì hầu hết sai. Do vậy tôi không tin rằng đó là chính bản.


Hồi này thuật nguồn gốc viễn tổ của Hưng-Đạo vương. Tôi phối hợp quốc sử, gia phả của tiền nhân để lại cũng như gia phả của con cháu Trần Ích-Tắc hiện sống tại Trường-sa, thì sau này các vua Trần truy phong cho tổ tiên như :


1.Mục-tổ hoàng đế Trần Tự-Kinh (1103-1190)


2.Ninh-tổ hoàng đếé Trần Tự-Hấp (1132-1210)


3.Nguyên-tổ hoàng đế Trần Lý (1151-1215)


4.Khai-vận,Lập-cực,Hoằng-nhân,Ưng-đạo,Thuần-chân, Chí-đức, Thần-vũ, Thánh-văn, Thùy-dụ, Chí-hiếu hoàng-đế Trần Thừa, miếu hiệu Thái-tổ (1183- 1234)


5.An-sinh vương Trần Liễu miếu hiệu Hiển-Hoàng (1210-1251)


6.Thái-sư, Thượng-phụ, Thượng Quốc Công


Chương trước | Chương sau

↑↑
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Mẹ

Mẹ

Con nhỏ trong mắt tôi bỗng lớn vút lên. Cao tới mức để nhìn thấy cái trán dồ

23-06-2016
Mắt cười

Mắt cười

Người ta nói nghệ sĩ sống không vì vật chất, mà vì tâm hồn. Đối với họ, cầm mớ

28-06-2016
Khi Chàng 17 Nàng 19

Khi Chàng 17 Nàng 19

Khi Chàng 17 Nàng 19 là một câu chuyện tuổi teen rất hay được viết bởi 2 tác giả là

22-07-2016 2 chương
Trong veo học trò

Trong veo học trò

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Người ta vẫn

27-06-2016
Mùi của gió

Mùi của gió

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?") "Cậu

25-06-2016
Lời Ước Hẹn

Lời Ước Hẹn

Tên truyện: Lời Ước HẹnTác giả: Gakuen AliceThể loại: Truyện TeenTình trạng: Hoàn

27-07-2016 17 chương