Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 6 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1

↓↓

Ông chỉ vào thiếu nữ lớn tuổi nhất:

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Dáng người cháu thanh thoát, giống như chim anh vũ, ông cho cháu mang tên Hoàng-Anh.


Ông chỉ vào thiếu nữ da trắng mịn:


- Ông đặt cho cháu tên là Bạch-Hạc.


Ông chỉ vào thiếu nữ có mái tóc đen dài óng mượt :


- Ông đặt cho cháu tên là Huyền-Mi.


Ông chỉ vào hai thiếu nữ còn lại:


- Ông thấy cháu ríu rít như con sẻ, vậy thì tên cháu là Thanh-Tước. Còn cháu, cháu nhỏ nhất, nhẹ nhàng như chim yến, da dẻ hồng hào, ông cho cháu tên là Hồng-Yến.


Trong khi cha con, ông cháu nói truyện thì con thuyền dương buồm cỡi sóng đi dọc con sông Phú-lương (Hồng-hà).


Tự-Kinh bảo Tô Trung-Sách:


- Trước khi chúng ta bàn truyện đại sự, con nên kiểm soát lại một lượt. Tường có mạch, bức vách có tai.


Trung-Sách đứng dậy đi một vòng các khoang, sàn thuyền bánh lái, rồi trở vào:


- Trình sư phụ, hoàn toàn an ninh.


Tự-Kinh đưa mắt nhìn các con, các đệ tử một lượt rồi lên tiếng:


- Nhân dịp cuối năm ta cho triệu hồi các con về đây trước là để ăn tết, hai là để kiểm điểm lại tình hình Đại-Việt ta.


Ông bảo Tự-Hấp:


- Trước hết con hãy trình bầy tình hình triều đình ra sao đã.


- Thưa bố, tình hình triều đình thực nát bét, nếu không có gì thay đổi, e chỉ mấy chục năm nữa thì đất nước này sẽ loạn to. Đại-Việt ta sẽ cứ phải cúi đầu trước Trung-nguyên và lùi bước trước Chiêm-thành.


- Con hãy tóm lược tình hình kể từ khi vua Nhân-tông băng hà đến giờ cho bố nghe.


- Sau khi ta thắng Tống, bọn Quách Quỳ, Triệu Tiết dẫn tàn quân về nước; triều đình mau chóng tổ chức, kiến thiết lại đất nước (1077). Do vậy dân giầu nước mạnh. Phía Nam, Chiêm tiến cống. Phía Tây, Lão-qua tuân phục. Phía Bắc Tống phải nể sợ. Đất nước trải qua 50 năm cường thịnh. Niên hiệu Thiên-phù Khánh-thọ nguyên niên (Đinh Mùi 1127) nhà vua băng, miếu hiệu là Nhân-tông. Trước đây nhà vua không có hoàng nam, nuôi con của trai của các hầu Sùng-Hiền, Thành-Khánh, Thành-Quảng, Thành-Chiêu, Thành-Hưng làm con nuôi. Bấy giờ người con của Sùng-Hiền hầu là Dương-Hoán, do phu nhân Đỗ thị sinh ra, lên làm thái tử. Bởi Dương-Hoán thông minh, lanh lợi. Thái-tử Dương-Hoán nguyên là thánh tăng Từ Đạo-Hạnh thác sinh.


Tự-Kinh muốn cho các cháu nuôi cảm thấy là cháu thực sự, chứ không phải là tỳ nữ, ông hỏi chúng:


- Có cháu nào biết về sự tích này không?


Hồng-Yến lễ phép:


- Thưa ông cháu biết ạ.


- Cháu kể ông nghe thử?


- Nguyên thánh tăng Từ Đạo-Hạnh rất thân với Sùng-hiền hầu. Một hôm hầu than với ngài là hầu không có con trai, ngỏ ý muốn đi cầu tự. Ngài hứa giúp, rồi dặn hầu rằng: Khi nào phu nhân trở dạ thì báo cho ngài biết. Đến ngày phu nhân trở dạ, cứ đau bụng hoài mà không sinh. Hầu nhớ lời dặn, vội cho người phi ngựa báo cho ngài. Ngài bèn tắm rửa rồi vào hang núi hóa thân, xuất hồn nhập vào thai nhi. Bấy giờ phu nhân mới sinh. Xác của ngài hiện vẫn còn ở hang Thạch-thất, núi Sài-sơn.


Tự-Kinh khen:


- Cháu tôi giỏi quá. Được rồi Tự-Hấp tiếp đi.


- Đúng lúc vua Nhân-tông băng, thì bên Trung-nguyên xẩy ra biến cố: Một bộ tộc phía Bắc Trung-nguyên cường thịnh, thành lập nước Kim. Kim liên minh với Tống đánh chiếm nước Liêu. Liêu bị diệt, Kim vi ước, thuận thế tràn vào Trung-nguyên chiếm vùng đất của Liêu đã lấn của Tống trước kia đã đành, mà còn tiến quân đánh Tống. Người Kim chiếm Biện-kinh, bắt vua Huy-tông, Khâm-tông đem về Bắc. Một hoàng tử, em của Khâm-tông tên Triệu Cấu vượt sông Trường-giang, xuống Nam-kinh, họp quân tái lập triều Tống, võ lâm gọi là triều Nam Tống.


Tự-Duy hỏi:


- Bấy giờ các văn thần võ tướng Đại-Việt đâu mà không nhân dịp này chỉ cờ lên Bắc, tái chiếm lãnh thổ thời vua Hùng, vua Trưng?


- Một là, trong triều đang có tang vua Nhân-tông. Hai là, các tướng giỏi thời Anh-vũ Chiêu-thắng người thì chết, kẻ thì quá già, nên không ai bàn tới. Ba làø, vua mới lên ngôi tuổi chưa quá 12 , nên triều đình chỉ biết an phận. Nhà vua lên ngôi, bị ác tật, được Minh-Không đại sư trị khỏi, nhưng chỉ làm vua được có 11 năm thì băng hà, miếu hiệu là Thần-tông. Thái tử Thiên-Tộ, mới ba tuổi lên ngôi vua (Sau khi băng, miếu hiệu là Anh-tông). Chiêu-Hiếu thái-hoàng thái hậu là Đỗ thị (Vợ Sùng-hiền hầu, mẹ Thần-tông), Cảm-Thánh hoàng thái hậu họ Lê (vợ vua Thần-tông) làm phụ chính. Tất cả những suy đồi của triều đình bắt đầu từ hai người đàn bà này.


Thuật đến đây, Tự-Hấp thấy gương mặt phụ thân hiện ra nét buồn, ông vẫy tay cho con ngừng lại, mắt ông nhìn về cuối giòng sông. Một lát sau, ông cất tiếng trầm trầm :


- Từ trước đến nay, sư phụ với các con cùng không muốn nói đến việc ấy. Thôi, con bỏ qua đi. Người ấy bây giờ ẩn thân ở bên Trung-quốc, xa lánh mọi người. Ta chẳng nên nói tới làm gì.


- Dạ.


Các đệ tử cùng ngơ ngác nhìn nhau, tự hỏi : Không biết việc vua Thần-tông băng, đã xẩy ra việc gì, mà khiến cho sự phụ nhớ tới là buồn lòng. Còn người ấy là ai ? Có liên hệ gì với sư phụ ?


Đại đệ tử của Trần Tự-Kinh là Quách Tử-Minh hỏi:


- Sư đệ, gốc tích hai người đàn bà này ra sao?


- Chiêu-Hiếu thái hoàng thái hậu họ Đỗ, là chính phi của Sùng-Hiền hầu, sinh ra vua Thần-tông. Hồi vua Thần-tông lên ngôi, thì Sùng-Hiền hầu được tôn làm thái thượng hoàng, rồi phụ chính, vì vậy bà không thể can dự vào chính sự. Nay con bà là vua Thần-tông băng, cháu nội mới ba tuổi lên ngôi vua; con dâu bà là Cảm-Thánh hoàng thái hậu mới hai mươi tuổi, lại xuất thân trong gia đình tiểu lại, nên bà có cớ xen vào việc triều chính.


Tự-Hấp ngừng lại cho mọi người theo kịp rồi tiếp:


- Còn truyện Cảm-Thánh hoàng thái hậu thì hơi dài giòng. Nguyên khi Thần-tông lên ngôi, tuy tuổi mới mười ba, nhưng mẹ là Chiêu-Hiếu hoàng thái hậu đã tuyển cho một lúc hơn chục bà vợ ở lứa tuổi mười đến mười ba. Trong những phi tần đó , thì con gái Lê Xương xinh đẹp hơn hết, lại được lòng Chiêu-Hiếu hoàng thái hậu, nên bà muốn lập làm hoàng hậu. Nhưng triều thần phản đối, vì cha cô chỉ là một chức quan quá nhỏ. Hơn nữa Lê thị là người thất học, nói năng thô lỗ cộc cằn, không xứng với ngôi mẫu nghi thiên hạ. Vì vậy bà chỉ có thể phong cho Lê thị làm Minh-Bảo phu nhân. Bất đắc dĩ bà phải phong con gái của Điện-tiền chỉ huy sứ Lý Sơn làm Lệ-Thiên hoàng hậu. Hơn năm năm sau, Lý Sơn được thăng chức Phiêu-kỵ thượng tướng quân rồi đổi đi trấn ở Bắc-cương. Một đêm, Lệ-Thiên hoàng hậu không bệnh mà băng, bấy giờ bà mới mười sáu tuổi. Ngự y nói rằng, bà bị cảm mạo mà qua đời. Nhưng ngõ-tác khâm liệm hậu thì biết rằng bà bị đánh một Huyền-âm chưởng vào đầu. Sau khi Lệ-Thiên hoàng hậu băng, thì Minh-Bảo phu nhân được phong làm Cảm-Thánh hoàng hậu.


Tự-Kinh hỏi:


- Có chắc là Huyền-âm chưởng không ? Ta tưởng từ khi Trường-bạch song hùng chết rồi, thì chưởng này bị tuyệt tích, mà nay lại thấy xuất hiện ở Hoàng-thành ! Kể cũng lạ.


Anh-Hoa khẳng định :


- Thưa bố, chính mắt con đã được thấy di thể Hoàng-hậu. Thân thể bà chương phình lên, da xám đen, người lạnh như băng.


- Các con nghĩ sao?


Đệ nhị đệ tử của Tự-Kinh tên Vũ Tử-Mẫn là người uyên thâm Nho học, mưu trí trùm hoàn vũ, ông ứng lời sư phụ:


- Huyền-âm chưởng nguyên là võ công của phái Trường-bạch bên Trung-nguyên. Kể từ khi Trường-bạch song hùng bị Phò-mã Thân Thiệu-Thái đánh bại, tổ phụ xin phò mã tha mạng sống cho họ, rồi giam lỏng trong trang Thiên-trường nhà ta. Cho đến khi hai ông qua đời, con thì còn thơ, đệ tử thì không có. Sao chưởng này lại có thể lưu truyền được? Việc này ta phải điều tra cho ra manh mối, bằng không, thì phái Đông-a nhà ta mang tiếng không ít.


Mọi người đều gật đầu đồng ý. Vũ Tử-Mẫn tiếp :


- Theo đệ tử nghĩ, Lệ-Thiên hoàng hậu bị ám toán, do việc tranh quyền trong nội cung họ Lý. Đây là việc của triều đình, mà từ thái-hậu cho tới nhà vua đều nhắm mắt bỏ qua, thì mình cũng không nên can thiệp vào. Muốn tìm ra thủ phạm, thì ta chỉ việc đặt câu hỏi: Lệ-Thiên băng thì ai được hưởng lợi là biết ngay.


Tự-Kinh gật đầu tỏ ý công nhận Tử-Mẫn có lý. Ông nhắc con:


- Tự-Hấp tiếp đi.


- Lý Sơn nghe tin con gái bị ám toán, ông từ Bắc-cương về triều xin điều tra nội vụ. Thái-hoàng thái hậu triệu ông vào cung ban yến, an ủi. Nhưng ngay đêm đó trở về, ông mửa ra máu mà chết, người nhà cáo với triều đình rằng ông bị đầu độc.


Tự-Kinh lắc đầu:


- Quá lắm rồi, con tiếp đi.


- Thái-tử Thiên-Tộ lên ngôi vua, lấy hiệu là Đại-Định (sau là vua Anh-tông), phong cho em trai của Chiêu-Hiếu thái-hoàng thái-hậu tên Đỗ Anh-Vũ làm Cung-điện lệnh tri nội ngoại sự. Thế là triều đình có ông vua còn bế ngửa ngồi trên, hai bà thái hậu cầm quyền ở trong, và một ngoại thích ở ngoài chuyên quyền.


Tự-Kinh hỏi :


- Đỗ Anh-Vũ xuất thân từ đâu ?


- Y là ngoại đồ của phái Tiêu-sơn. Sư phụ của là Khánh-Hỷ đại sư, thủ tọa Vạn-Hạnh đường.


Đệ tam đệ tử cua Tự-Kinh là Cao Tử-Đức hỏi:


- Sư huynh, đệ đã đọc tất cả thư tịch về quan chế Đại-Việt cũng như Trung-nguyên, chưa từng nghe nói đến chức Cung-điện lệnh tri nội ngoại sự bao giờ cả. Chức này là chức văn hay võ? Cao hay thấp hơn thượng thư?


- Đấy, mối loạn từ cái chức này sinh ra. Nguyên Đỗ thái hoàng thái hậu muốn thu trọn quyền, bà cần có một người nắm cả văn lẫn võ thân tín ở bên cạnh. Chức này phải cao hơn tể tướng, trong khi Anh-Vũ chức quá nhỏ, không thể phong cho y được. Vì vậy bà mới nặn ra cái chức quái gở là Tri nội ngoại sự, tức được quyền can thiệp cả trong nội cung lẫn triều đình. Từ đấy mọi quyền hành, đều do Anh-Vũ ban phát cả, hóa cho nên, dưỡng tử của vua Nhân-tông là Thân Lợi mới nổi loạn. Bốn trong mười hai hiệu Thiên-tử binh theo Thân Lợi, nội chiến trong hai năm thì Thân Lợi bị diệt. Sau cuộc nội chiến, bốn hiệu binh theo Thân Lợi tan rã, tám hiệu khác theo triều đình bị hao hụt quá nửa. Anh-Vũ cho giải tán Thiên-tử binh, y tuyển mấy nghìn cấm binh gọi là Phụng-quốc vệ để giữ kinh thành mà thôi.


Cử tọa đều lắc đầu, tỏ vẻ lo lắng.


Tự-Kinh than:


- Mười hiệu Thiên-tử binh là mườùi đạo binh được Khai-Quốc vương cùng các anh hùng thời vua Thái-tông, Thánh-tông bỏ ra biết bao nhiêu tâm huyết tổ chức, huấn luyện; từng bình Chiêm, phạt Tống, bao năm qua... phút chốc do hai mụ đàn bà thất học mà tan rã. Ôi! Thưc đau đớn thay. Con tiếp đi.


- Niên hiệu Đại-định thứ tám (Đinh Mão, 1147), nhà vua đã 12 tuổi, nhân cơ thể suy nhược, quan thái y tâu thái-hoàng thái hậu cho nhà vua tập võ, hầu thân thể khỏe mạnh. Thái-hoàng thái hậu cử một hoàng thúc tên Lý Long-Vũ dạy nhà vua. Nhà vua luyện võ được sáu tháng thì nổ ra vụ Anh-Vũ tư thông với Cảm-Thánh Lê thái hậu. Nhà vua ra lệnh bắt Anh-Vũ đem chém, nhưng võ sĩ không ai tuân chỉ, vì chúng đều là chân tay y. Nhà vua hô Long-Vũ bắt y. Long-Vũ phải đánh tới hơn tám mươi chiêu mới hạ được y. Y chạy thoát sang ẩn ở cung Quảng-từ của thái-hoàng thái hậu. Thái-hoàng thái hậu ban chỉ triệu nhà vua với Long-Vũ vào cung Quang-từ, an ủi rằng : Cái vụ y tư thông với Lê thái hậu là do người ta bịa đặt, rồi xin nhà vua tha cho Anh-Vũ. Nhưng ngay ngày hôm sau, Anh-Vũ giả chiếu chỉ vua, sai cấm binh giết cả nhà Long-Vũ. Từ đấy thái-hoàng thái-hậu ban chỉ cấm không cho các hoàng tử, công chúa, cung nga tập võ. Lại có chỉ rằng, tự hậu khi tuyển thái giám, cung nga, thì những người biết võ không được dự. Tháng mười một năm ấy, thái hoàng thái hậu bắt quả tang Anh-Vũ tư thông với Cảm-Thánh Lê thái hậu. Ngay đêm đó, thái-hoàng thái hậu băng, Anh-Vũ cáo với triều đình rằng bà bị cảm mạo mà qua đời. Nhưng thực ra bà bị đánh một Huyền-âm chưởng.


Tô Trung-Sách hỏi:


- Như vậy thì chính Đỗ Anh-Vũ đã giết chị mình rồi! Cái người xử dụng Huyền-âm chưởng hẳn có liên hệ với Anh-Vũ. Tội giết thái-hoàng thái-hậu thực không nhỏ, thế các quan đâu mà không chặt đầu y đi cho rồi. Không lẽ họ đều cúi đầu chịu câm nín ư?


- Các quan đều sợ uy quyền của Anh-Vũ nên đành ngậm miệng. Chỉ có người ấy là dám lên tiếng mà thôi. Người ấy dự định giết Anh-Vũ, mà không muốn chạm tới Cảm-Thánh thái hậu. Người ấy cho rằng dù sao Cảm-Thánh thái hậu cũng là người của tiên đế, và là mẫu nghi thiên hạ. Anh-Vũ được tin này, y cầu cứu với Cảm-Thánh thái hậu. Cảm-Thánh thái hậu sai người phục kích định hại người ấy. Giữa lúc người ấy gặp nguy nan, thì phụ thân dẫn tôi với Tự-Duy đi qua. Người hiển lộ bản lãnh, cứu người ấy thoát chết. Người ấy bỏ hết mội sự, đem tông tộc sang Trung-nguyên ẩn thân. Sau đó ba năm, Anh-Vũ chuyên quyền quá đáng, nên các quan mới họp nhau, mưu trừ y. Niên hiệu Đại-định thứ mười một (Canh Ngọ, 1150) các quan tổ chức cuộc binh biến giết Anh-Vũ, nhưng bất thành.


Tự-Duy lắc đầu:


- Tổ chức binh biến làm gì? Chỉ cần khi vào triều, một người nào đó thí cho y một mũi kiếm là xong. Em chắc cuộc binh biến không thành.


- Đúng thế! Điện tiền đô chỉ huy sứ Vũ Đái, hỏa-đầu đô Quảng-vũ là Lương Thượng-Cá, hỏa-đầu đô Ngọc-giai là Đồng-Lợi, nội-thị đô-tri là Đỗ Aát; mưu với Trí-Minh vương Lý Long-Dũng, Bảo-Minh hầu Lý Long-Can, Bảo-Thắng hầu Lý Long-Hiền, phò mã Dương Tự-Minh. Ước định xong xuôi, Vũ Đái đem quân đến cửa Việt-thành, đánh đuổi bọn cấm quân của Anh-Vũ, giải vây cho nhà vua, rồi tâu hết tội trạng Anh-Vũ. Nhà vua ban chỉ bắt Anh-Vũ. Anh-Vũ bị bắt trói ở hành lang tả Hưng-thánh, giao cho quan đình-úy tra xét. Cảm-Thánh thái hậu sai người đem vàng bạc đút lót cho Vũ Đái, Đàm Dĩ-Mông, Nguyễn Dương. Nguyễn Dương thấy các đồng liêu nhận vàng thì kinh hãi nói rằng : « Các ông với tôi mưu trừ kẻ ác, mà các ông ăn hối lộ, e rằng chúng ta không thoát khỏi tay Anh-Vũ với dâm phụ đâu; chi bằng ta cứ tùng quyền giết y đi cho rồi », nói dứt cầm giáo đâm Anh Vũ.


Đệ ngũ đệ tử của Tự-Kinh là Trần Tử-Giác lắc đầu:


- Không xong rồi. Khi mọi người đều ăn của đút thì họ sẽ cản Nguyễn Dương ngay.


- Đúng vậy!


- Đô tả Hưng-thánh là Đàm Dĩ-Mông, nhảy vào dùng kiếm gạt giáo của Dương, ngăn rằng: « Điện-tiền bảo tội Anh-Vũ đáng chết, nhưng phai đợi chỉ dụ của hoàng thượng đã ».


Thế là hai người thi diễn cuộc đấu. Võ công Mông thua Dương xa.Vũ Đái rút kiếm nhảy vào tiếp Mông. Dương biết đấu không lại hai người, như vậy đại cuộc đã hỏng rồi. Y đánh liền hai chiêu như vũ bão, rồi nhảy lui lại chỉ tay vào mặt Vũ Đái:


- Mày với tao mưu đại sự cứu nước, nhưng mày tham vàng trở mặt, rồi mày sẽ chết về tay gian phu dâm phụ. Mày nên đổi tên là Vũ Cứt cho đúng.


Nói dứt, Dương nhảy xuống giếng tự tử chết.


Vũ Tử-Mẫn lắc đầu:


- Đệ không tin Nguyễn Dương nhảy xuống giếng tự tử. Vì các giếng trong thành Thăng-long đều không sâu lắm, trong khi Nguyễn là một cựu võ quan thủy quân, làm sao y có thể chết đuối? Có lẽ y bị giết thì đúng hơn. Xin sư huynh tiếp cho.


- Nhà vua sai giam Anh-Vũ lại, rồi đem ra xét xử. Đêm hôm ấy, thái hậu khóc lóc với nhà vua, hôm sau nhà vua cử ra mấy đại thần thuộc phe đảng Anh-Vũ để xét xử y. Y chỉ bị cách hết chức tước, bắt đi làm ruộng công ở xã Nhật-tảo, ngoài thành Thăng-long. Tiếng là bị đầy, nhưng thái hậu mật đem y ẩn vào Hoàng-cung, để gian dâm. Y bầy mưu cho thái hậu, cứ nay lập đàn cầu phúc, mai lập đàn cầu phúc, rồi xin nhà vua ban chỉ ân xá cho người có tội một hai bậc. Vì vậy chỉ mấy tháng sau, Anh-Vũ được trở lại giữ chức Thái-úy phụ chính như xưa. Trước đây, y đã bị người dưới quyền phản, mà hút mất mạng. Bây giơ, y sai chân tay đi tuyển bọn vong mạng, bọn tử tù thành lập đội Phụng-quốc vệ bảo vệ dinh thự, vợ con, rồi đem bọn này thay thế cấm quân canh phòng Hoàng-cung. Trước kia, mỗi khi nhà vua cần ban chính lệnh thì đem ra triều nghị, rồi ban chiếu chỉ. Bây giờ y bàn với thái hậu, tự soạn chiếu chỉ rồi bảo nhà vua ký. Nhà vua chỉ biết tuân theo.


Tự-Kinh than:


- Thế thì y thành thái thượng hoàng rồi. Bây giờ y tha hồ trả thù. Còn cái ông vua thì chỉ là con chó cho y sai khiến mà thôi.


- Quả như phụ thân luận. Y ban chiếu kể tội bọn Vũ Đái tự tiện đem quân vào cung, rồi sai bắt giam vào ngục. Y lại sai đem những người đó ra xử. Trí-Minh vương bị giáng xuống tước hầu, Bảo-Ninh hầu xuống tước minh tự, Bảo-Thắng hầu xuống tước phụng chức. Oan uổng nhất là giòng Thành-Khánh hầu, Thành-Quảng hầu, Thành-Chiêu hầu, Thành-Hưng hầu, không can dự vào vụ này mà cũng bị giết cả nhà.


- Ủa! Sao vậy?


- Chỉ vì những vị này có con được vua Nhân-tông nhận làm nghĩa tử. Bây giờ Đỗ thái hậu sợ rằng con các vị ấy có thể được đưa lên ngôi vua. Nên bà ta ra tay trừ khử. Gia tộc các hầu Thành-Khánh, Thành-Chiêu, Thành-Hưng bị giết tổng cộng lên tới hơn hai nghìn người.


- Thế còn Thành-Quảng hầu? Tại sao ông ta không bị giết?


- Ông ấy qua đời rồi. Con Thành-Quảng hầu là Kiến Hải vương Lý Dương Côn làm Đại Đô-đốc Thủy-quân, đóng tại Đồn-sơn. Không biết sao, khi Đỗ hậu bàn với Anh-Vũ, thì một thái giám là người thân của hầu nghe được. Đang đêm, y bỏ trốn ra Đồn-sơn báo cho người biết. Người bèn cùng mấy trăm gia thuộc, lấy năm chiến thuyền, trốn đi. Cho đến nay cũng không biết hầu ẩn ở đâu... Còn bọn nội thị Đỗ At năm người bị cỡi ngựa gỗ. Hỏa đầu đô Ngọc-giai là Đồng-Lợi và tám người bộ hạ bị chém ở chợ Tây-giai. Điện-tiền đô chỉ huy Vũ Đái và hai mươi thủ hạ bị chém đầu bêu ở bên sông. Phò-mã Dương Tự-Minh và ba mươi thủ hạbị đầy lên vùng Bắc-cương . Ngoài ra còn hơn ba trăm người có dính dáng vào vụ hạ bệ Anh-Vũ năm trước, đều bị đi làm ruộng công điền ở Nhật-tảo. Vài tháng sau Anh-Vũ giả chiếu chỉ giết hết.


Thanh-Tước hỏi:

Chương trước | Chương sau

↑↑
Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Mở đầu: Bốn đại cao thủ Thiên giáo vận y phục bó chẽn, màu xám ngoét sầm sập

12-07-2016 50 chương
Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Bàn Long Đao - Ưu Đàm Hoa

Giới thiệu: Một căn nhà đơn độc trong nghĩa địa của Tô Châu hoa lệ, một mẹ góa

11-07-2016 24 chương
Rồi mây sẽ bay qua

Rồi mây sẽ bay qua

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?") Mây bay

25-06-2016
Một người anh

Một người anh

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Tháng năm không ở lại") Sau khi có

27-06-2016
Anh Bư

Anh Bư

Còn Nhiên, Nhiên mang trong mình nhiều vết nhơ. Nhiên không có quyền bước vào thế giới

24-06-2016
Ba và con gái

Ba và con gái

Hôm qua ba vào thăm con, con nhớ ba lắm... Nhớ cái bụng tròn tròn của ba dù con gái lớn

28-06-2016
Màu của tình yêu

Màu của tình yêu

"Anh đi đây". Ba chữ ấy đến với với tôi lặng lẽ vào buổi sáng đẹp trời, Hoàng

23-06-2016
Lời chưa nói

Lời chưa nói

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Chuyện đời sinh viên") Đông qua xuân

24-06-2016

XtGem Forum catalog