Teya Salat
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 114 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 18

↓↓

- Khải điện hạ, không biết di tích này nay có còn không ?

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Còn ! Vào thời Lĩnh-Nam, khi Thuần-chính hoàng thái hậu Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy cuôc rút quân khỏi Trường-sa, hồ Động-đình, người ra lệnh cho Hổ-nha đại tướng quân Đào Hiển-Hiệu đem một đạo quân phục ở Thiên-đài cản hậu, đợi khi quân Việt rút hết rồi mới rút sau. Khi đem quân lên đây, Đào tướng quân kể lại nguồn gốc Thiên-đài cho chư quân nghe. Chư quân cương quyết tử thủ giữ đất tổ chứ không chịu lui. Vì vậy khi tướng Hán là Lưu Long đem quân truy quân Việt tới Thiên-đài, thì gặp phải sức kháng cự kinh khủng của đạo quân Đào Hiển-Hiệu, đến nỗi vua Quang-Vũ nhà Hán phải đích thân vượt Trường-giang xuống đốc chiến. Sau hai ngày giao tranh, toàn bộ đạo quân của Đào Hiển-Hiệu bị hy sinh, quân Hán chết đến mấy vạn. Cho nên sau này, cạnh đền thờ Thần-Nông còn có ngôi đền thờ anh hùng Đào Hiển-Hiệu cùng chư quân tướng tuẫn tiết hồi đó. Hiện nay, đền thờ Quốc-tổ vẫn còn đôi câu đối, do tiến sĩ Chu Minh-Văn đời Đường soạn, như sau :


Thiên-đại đại đại phân Nam Bắc,


Lĩnh-địa niên niên dữ Việt Thường.


Nghĩa là :


Núi Thiên-đài này là nơi phân chia địa giới Hoa, Việt.


Ngọn núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác vẫn tồn tại với dân Việt.


Ghi chú của thuật giả:


Muốn biết về trận đánh kinh khủng này vào thời vua Trưng, xin đọc Cẩm-khê di hận của Yên-tử cư sĩ, do Nam-á Paris xuất bản, gồm 4 quyển.


Vương ngừng lại uống một hớp nước rồi tiếp :


- Tại đền thờ Hổ-nha đại tướng quân cùng với quân tướng tuẫn quốc có đôi câu đối :


Nhất kiếm Nam hồ kinh Vũ đế,


Thiên đao Bắc lĩnh trấn Lưu Long.


Nghĩa là :


Một thanh kiếm của nữ vương Phật Nguyệt ở phía Nam hồ Động-đình làm cho vua Quang-Vũ nhà Hán kinh sợ.


Một nghìn tay đao ở Bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu Long.


Long-Xưởng nhìn chư tướng một lượt, rồi tiếp :


- Khi chư tướng đánh lên Ngũ-lĩnh, trên đường tấn công Trường-sa, sẽ qua núi Thiên-đài, được viếng di tích khai quốc của tộc Hoa và tộc Việt, cùng lễ Hổ-nha đại tướng quân và chư quân tướng đã hy sinh vào thời Lĩnh-Nam.


Chư tướng vỗ tay hoan hô.


Long-Xưởng tiếp :


- Chúng ta trở lại với nước Văn-lang. Triều đại Hồng-bàng truyền trải 88 đời vua gồm 2622 năm, nhưng đến nay chỉ ghi lại danh hiệu 18 vị vua, đến đời vua Hùng Tuyên vương, vì chính sự phiền hà, mà bị vua An-Dương đánh bại. Vua An-Dương đổi tên nước là Âu-lạc.


Tất cả những điều Long-Xưởng nói, chư tướng đều thuộc lòng, ghi nhớ rất kỹ. Nhưng bây giờ giữa buổi hội này, nghe Long-Xưởng long trọng nhắc lại, ai nấy đều chăm chú nghe trong cái không khí cực kỳ hào hùng .


Long-Xưởng tiếp :


- Khi triều đình Âu-lạc đươc thành lập, thì bên Trung-nguyên cực kỳ rối loạn, bẩy nước Tần, Tề, Sở, Lương, Triệu, Ngụy, Hàn đánh lẫn nhau. Cuối cùng Tần diệt sáu nước, thống nhất Trung-nguyên thành một nước lớn chưa từng có. Tần sai Đồ Thư mang năm mươi vạn quân sang đánh Âu-Lạc. Vua An-Dương sai Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung cầm quân chống giặc. Đồ Thư bị giết, nửa triệu quân bị diệt. Tuy nhiên, trong cuộc xâm lăng này, Tần chiếm của ta ba vùng Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận. Về cuối đời, vua An-Dương lầm lẫn để xẩy ra vụ án Mỵ-Châu, Trọng-Thủy mà mất nước. Tộc Việt ta trải mấy trăm năm dài bị Trung-nguyên đô hộ. Về sau nhân Trung-nguyên xẩy ra cái vụ Vương Mãng cướp ngôi Hán, con cháu nhà Hán trung hưng, Trung-nguyên có nội chiến, vua Trưng cùng 162 anh hùng tộc Việt khởi binh, chiếm lại trọn vẹn lãnh thở thời Văn-lang, Âu-lạc ; lập ra triều đình Lĩnh-Nam.


Long-Xưởng nghiến răng vào nhau :


- Nhưng buồn thay ! Nước ta rộng, mà dân ta thưa, nên Lĩnh-Nam bị Hán đánh chiếm. Thế rồi trải nghìn năm có dư, mãi tới thời đức Thái-tổ, Thái-tông nhà ta, Khai-Quốc vương cùng anh hùng tám vùng tộc Việt giúp Nùng Trí-Cao lập lên nước Đại-Nam. Nhưng rồi tám vùng tộc Việt thiếu đoàn kết, mà Đại-Nam bị diệt. Bây giờ...


Vương nói thực chậm :


- Thế của Tống quá yếu, chúng ta liên kết với Kim, Đại-lý cùng xuất quân. Chúng ta chỉ ngọn cờ lên Bắc chiếm lại lãnh thổ thời Văn-lang, thời Âu-lạc, thời Lĩnh-Nam. Cuộc ra quân này khác xa với cuộc Bắc phạt thời Anh-vũ Chiêu-thắng. Bởi thời Anh-vũ chiêu thắng, Đại-Việt ra quân để phá hủy thành trì, cầu cống, đường xá, kho tàng mà Tống chuẩn bị đánh ta, rồi rút về. Lần này ta xuất quân, khi đánh đến đâu thì tổ chức cai trị đến đó. Vậy có bằng này điều phải tuân theo.


Vương rút trong bọc ra một trục giấy, rồi cầm lên đọc :


- Một là ta chỉ đánh đến Trường-sa, hồ Động-đình, thì dừng quân lại. Bất cứ trường hợp nào cũng không thể vượt sông đánh lên Kinh-châu, vì vùng này là vùng của Kim. Ta đã vạch đất chia lãnh thổ với họ rồi.


- Hai là, nghiêm cấm quân sĩ tuyệt đối không được cướp của giết người. Bất cứ cấp nào phạm vào thì giết ngay tại phạm trường, để dân chúng yên lòng.


- Ba là, đối với tù binh, hàng binh, phải an ủi, chiêu dụ họ, không được trả thù, không được đánh, giết.


- Bốn là những quan lại Tống, gốc người Lưỡng-Quảng, Hồ-Nam, phải hết sức phủ dụ. Ai thuận ở lại làm quan, thì cho giữ nguyên chức tước, bổng lộc. Ai không muốn làm quan thì cho về quê làm ăn.


- Năm là đánh đến đâu, tổ chức hệ thống cai trị đến đó. Những chức thuộc hương đảng, làng xã thì cho bầu như bên Đại-Việt. Những chức thuộc phủ, huyện thì tìm người có tài, có đức mà bổ nhiệm.


- Sáu là thả hết tù, tha thuế cho dân một năm, tha tất cả thuế còn thiếu những năm trước.


Long-Xưởng ngừng lại, nói với Thủ-Huy :


- Bây giờ cô gia để Trần phò-mã lĩnh phụ-quốc thái-úy điều quân.


Thủ-Huy đứng dậy, công để thanh kiếm lệnh lên bàn :


- Khi tiến quân đi xa, thì phảigiữ lấy đất căn bản. Tướng giữ nhà phải hội đủ bằng này điều : Trầm tĩnh, trung thành, thận trọng, mưu lược. Nay ta mang quân đi ngàn dặm, thì người giữ nhà vừa phải hướng con mắt về Nam phòng Chiêm-thành, vừa giữ vững hậu phương bảo đảm trong nước không bị trộm cướp. Người này phi hoàng thúc Nghĩa-Thành vương, không ai đương nổi.


Nghĩa-Thành vương đứng dậy nhận lệnh.


Thủ-Huy lại tiếp :


- Mời Long-nhương thượng tướng quân, Gia-viễn quốc công nhận lệnh.


Lưu Khánh-Bình đứng dậy :


- Xin chờ lệnh Thái-úy.


- Tuy tổng chỉ huy việc giữ nhà là Nghĩa-Thành vương, nhưng cần một tướng trí dũng song toàn, lại khéo phủ dụ, để trấn thủ vùng đất Chiêm mà vua Chiêm là Chế-Củ dâng cho ta vào thời đức Thánh-tông, đó là châu Lâm-bình (Địa-lý), Minh-linh (Ma-linh), Bố-chính. Vậy Gia-viễn quốc công khẩn lên đường đi Nam biên ngay.


- Tuân lệnh Thái-úy.


- Xin mời Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân, Nghĩa-dũng công nhận lệnh.


Tăng Quốc đứng dậy :


- Xin chờ lệnh Thái-úy.


- Quốc-công đang lĩnh chức Tổng-lĩnh thị vệ, nay kiêm luôn chức Tổng-lĩnh cấm quân, Điện-tiền chỉ huy sứ thay Long-nhương thượng tướng quân Lưu Khánh-Bình.


- Tuân lệnh Thái-úy.


Thủ-Huy tiếp :


- Việc giữ nhà đã xong, bây giờ tới việc viễn chinh. Cuộc tiến quân kỳ này có phần giống thời Anh-vũ Chiêu-thắng, ta tiến làm hai cánh chính. Cánh thứ nhất vượt biển đổ bộ lên chiếm Khâm-châu, Liêm-châu và Quảng-châu, rồi tiến lên chiếm Chương-giang. Cánh thứ nhì vượt biên tiến về Ung-châu, rồi thẳng lên chiếm Quế-châu, sau đó vượt Ngũ-lĩnh chiếm Trường-sa, hồ Động-đình.


Thủ-Huy đưa mắt nhìn Long-Minh, Long-Đức :


- Mời Kiến-Ninh, Kiến-An vương nhận lệnh.


Long-Minh , Long-Đứcđứng dậy :


- Chờ lệnh Thái-úy.


- Kiến-Ninh vương tổng chỉ huy cánh thứ nhất. Kiến-An vương phụ tá. Lực lượng gồm bốn hạm đội Âu-Cơ, Động-đình, Thần-phù, Bạch-đằng, năm hiệu Thiên-tử binh. Khác với thời Anh-vũ Chiêu-thắng, thời bấy giờ Tín-Nghĩa vương, Thái-úy Thường-Kiệt đổ quân lên Khâm-châu, Liêm-châu, tỏa ra chiếm Dung, Nghi, Bạch châu rồi tiến về Ung-châu. Nay vì Khâm, Liêm, Dung, Nghi, Bạch-châu... Tống không có quân, nên ta đổ lên đánh úp Quảng-châu, Khâm-châu cùng một lúc.


Công ngừng lại uống một hớp nước rồi tiếp :


- Kiến-Ninh vương chỉ huy hai hạm đội Âu-Cơ, Động-đình, chở theo ba hiệu Thiên-tử binh đánh úp Quảng-châu. Quảng-châu chiếm được rồi , thì vương gia trấn tại đây, sai một tướng tiến lên đánh Chương-giang. Kiến-An vương chỉ huy hạm đội Thần-phù, Bạch-đằng, chở theo hai hiệu Thiên-tử binh đổ lên đánh úp Khâm-châu, Liêm-châu, sau đó tiến đánh các châu Dung, Nghi, Bạch.


Công nhấn mạnh :


- Sau khi chiếm xong, lập tức nhị vương tổ chức an dân, dàn bốn hạm đội bảo vệ lãnh hải, đề phòng Tống đem thủy quân xuống tập kích Thăng-long.


Nhị vương cùng hành lễ


- Tuân lệnh Thái-úy


Thủ-Huy hướng về Long-Hòa, Tăng Khoa :


- Mời Kiến-Tĩnh vương, và Vũ-kị thượng tướng quân nhận lệnh.


Long-Hòa, Tăng Khoa đứng dậy :


- Xin chờ lệnh Thái-úy.


- Vương gia chỉ huy cánh thứ nhì, phó là Tăng tướng quân. Lực lượng gồm có bẩy hiệu Thiên-tử binh, hiệu kị binh Phù-Đổng, hiệu ngưu binh Hoa-lư. Nhiệm vụ là mau chóng thanh toán 18 ải ở biên giới, rồi tiến chiếm Ung-châu. Chiếm Ung-châu rồi thì vương gia trao cho một tướng trấn thủ, tức tốc vượt Côn-lôn đánh chiếm Quế-châu, Linh-lăng. Chiếm Quế-châu, Linh-lăng xong, vương gia tổ chức an dân, còn Tăng tướng quân mang theo hiệu Phù-Đổng, Hoa-lư với hai hiệu Thiên-tử binh tiến quân như sét nổ, vượt Ngũ-lĩnh đánh chiếm Trường-sa. Đến đây có thể bắt tay với Kim, vì Kim sẽ đánh Kinh-châu ở Bắc ngạn Trường-giang cùng với ta


Sau đó Thủ-Huy hỏi


- Ai có thắc mắc gì không ?


Long-Xưởng hỏi :


- Nhị đệ, thế nhị đệ không cho ta ra trận ư ? Võ công ta đâu có dở ?


Chư tướng đều bật cười.


- Đại ca là tướng tướng. Đại ca vừa nhiếp chính ở Thăng-long, vừa ngồi trong màn mà quyết thắng ngoài nghìn dặm. Đại ca với đệ là người ngồi nhận tin tức của Kim, của Đại-lý rồi tùy nghi ban lệnh cho các mặt trận. Đại ca vừa lĩnh trọng trách như vua Trưng hồi chống Hán, vừa lĩnh nhiệm vụ của Khai-Quốc vương hồi Bắc phạt. Còn đệ, thì đệ sẽ tùy nghi diễn biến mặt trận, có thể đệ sẽ đi Quảng-châu, có thể Quế-châu, có thể Trường-sa.


Long-Xưởng đứng lên nhấn mạnh.


- Chư tướng cùng cô gia đang mang tất cả tâm huyết ra để dựng lại hào khí thời Lĩnh-Nam, thời Anh-vũ Chiêu-thắng, muôn ngàn năm sau lịch sử lưu truyền tính danh cho con cháu. Thôi giải tán.


Chư tướng vỗ tay, rồi rời nghị sự đường.


Chương trước | Chương sau

↑↑
Phong Vân - Đan Thanh

Phong Vân - Đan Thanh

Giới thiệu: Bạn là người yêu thích truyện kiếp hiệp? Bạn là người yêu thích đến

09-07-2016 70 chương
Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Giới thiệu: Trung Nguyên Tứ Tuyệt là bốn người có võ công siêu tuyệt trong võ

11-07-2016 40 chương
Điều em muốn...

Điều em muốn...

14.00 Anh biết không, hạnh phúc với em đơn giản là thế.... *** Anh, khi

24-06-2016
Mầm non không lớn

Mầm non không lớn

Vậy đấy, rốt cuộc ở ngoài kia ta tranh đấu vì điều gì, ta mải miết khẳng định

23-06-2016
Bốn mùa 1881

Bốn mùa 1881

Nằm trằn trọc mãi không thể ngủ nổi, nàng mở vali tìm vỉ thuốc, thời gian gần đây

29-06-2016
Cách nhau 10m thôi em à

Cách nhau 10m thôi em à

"Em ghen ghê lắm". Em đã từng nói với anh như thế. Và anh cũng nói: "Yêu phải biết

28-06-2016
Yêu ghê lắm

Yêu ghê lắm

- Anh không biết em có nghĩ anh quá trẻ con không. Nhưng mà anh thích em. Thích ghê

24-06-2016
Người cha mù

Người cha mù

Tôi gạt tay bố ra và chạy lên gác, lúc ấy tôi ghét bố lắm, chỉ vì bố không còn

30-06-2016