Ring ring
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 117 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 18

↓↓

- Con có biết do đâu đức Thái-tổ nhà ta lập ra bản triều không ?

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Tâu, do vua Lê ngọa triều tàn bạo, tham dâm quá độ, vì vậy khi vua băng, con còn nhỏ, quần thần mới tôn đức Thaiù-tổ lên ngôi.


- Con hiểu một mà không hiểu hai. Không phải thế đâu. Khi vua Ngọa-triều băng, thì còn tới bốn vị vương con của vua Lê Đại-hành trấn ở ngoài. Tại sao triều thần không tôn một trong các vương ấy lên ngôi ?


- ? ? ?


- Vì đức Thái-tổ là phò mã của vua Lê, mà hoàng hậu của ngài lại là một công chúa tài, đức nhất của triều Lê. Vì vậy hoàng tộc không ai phản đối. Họ nghĩ, con rể, con trai, đều là con cả. Nay con rể có đức, thì cũng nối ngôi được.


- Nhưng còn triều thần ?


- Đức Thái-tổ lên ngôi vì người lĩnh chức Điện-tiền chỉ huy sứ, tương đương với ngày nay là Thái-úy. Người lại được Trung-nghĩa hầu Đào Cam-Mộc làm Thập-đạo tướng quân, xuống lên phò tá. Chức Thập-đạo tướng quân tương đương với bản triều là thống lĩnh Thiên-tử binh. Dĩ nhiên một số triều thần thấy nhà Lê đức suy quá rồi, họ chẳng thiết khuông phò nữa. Nhưng cũng còn nhiều người trung thành với chúa, vì sợ...mà im lặng.


- À ! Con hiểu ý mẫu hậu rồi.


- Con thử nói ra xem có đúng ý mẹ không ?


- Mẹ nghi ngờ Thủ-Huy ?


- Đúng thế ! Tài trí Thủ-Huy hơn đức Thái-tổ của ta nhiều. Y cũng là phò mã. Đức Thái-tổ chỉ được một mình Trung-nghĩa hầu phò tá mà lên ngôi vua. Còn hiện thời, phó đại đô đốc Phùng Tá-Chu là em rể của Thủ-Huy. Năm đô đốc, mười hai tướng chỉ huy Thiên-tử binh, kị binh, ngưu binh... đều là người do Thủ-Huy đào tạo ra. Phái Đông-a lại xen vào việc triều đình quá nhiều. Nếu như mai này Thủ-Huy trở tay thì sự nghiệp Tiêu-sơn không còn nữa.


- ! ! !


Giai-phi Chế-bì La-bút thêm vào :


- Tôi nghĩ, phòng lửa hơn chữa lửa. Tuổi Thủ-Huy còn quá trẻ, mà chức tới Thái-úy, tước tới quốc công. Nay Thái-tử trao hết binh quyền cho y, Bắc-tiến. Nếu như thành công, thì phải phong vương cho y. Bấy giờ, uy tín y quá lớn, thì khi Thái tử lên ngôi vua, liệu y có chịu ngồi yên không ?


- ? ! ? ! ? !


- Bây giờ, Thái-tử phải từ từ loại phái Đông-a ra khỏi việc triều đình. Trong cuộc tiến binh đòi lại cố thổ, nếu thành công, thì lập tức Thái-tử phong cho y tước vương, coi vùng đất mới chiếm được, để y phải chống với dân Hán nổi lên đánh ta . Dĩ nhiên y phải rời chức Thái-úy. Các tướng thân tín của y, ta cũng phong cho các chức văn lớn, nhiều bổng lộc như tuyên vũ sứ , an phủ sứ, rồi cử người của Thái- tử thay thế. Sau đó, dần dần Thái-tử lại gọi y về triều, ban cho chức thực lớn như Thái-sư chẳng hạn, mà không cho y thực quyền. Còn như việc tiến quân thất bại, Thái-tử đem y ra xử tử, thì không ai nói gì được nữa.


Hoàng hậu dặn thêm :


- Việc này con phải kín đáo lắm mới được. Bằng không, Thủ-Huy biết trước, e y đem quân làm phản ngay thì nguy lắm.


- Con xin ghi nhớ lời dạy của mẫu hậu và Giai-phi.


Nhà vua cau mày lại tỏ ý khó chịu :


- Tại sao hậu lại nghĩ xấu cho Thủ-Huy như vậy ? Trẫm thấy từ khi Huy nhi về Thăng-long, một lòng phò tá triều đình. Bổng lộc cũng không thiết. Huy nhi lại nhất tâm sủng ái một mình Đoan-Nghi. Bất cứ Đoan-Nghi muốn gì là Huy nhi chiều theo, cả nhà y cũng chiều theo. Cứ như trẫm nghĩ, thì Thủ-Huy không phải là người phản phúc, cả nhà y ai cũng không muốn vướng vào đường công danh, thì hỏi rằng họ nào có muốn cho Huy nhi làm vua ? Vả dù Huy nhi là người thâm hiểm đến đâu chăng nữa, khi y manh tâm, làm sao y dấu được Đoan-Nghi ? Đoan-Nghi cực kỳ thông minh, ngày đêm bên cạnh y, liệu Đoan-Nghi có để yên cho y làm việc gì hại cho nhà mình không ?


Nhà vua bực mình :


- Thôi hậu với phi lui. Xưởng nhi về lo công việc của mình đi. Thủ-Huy là em rể, là em kết nghĩa, là ngôi sao thủ mệnh của Xưởng nhi, đừng nghi ngờ y vô lý như vậy.


Từ đấy, điện Uy-viễn là nơi đặt trụ sở Khu-mật viện, ngày đêm, ngựa trạm đi về liên miên, mang những tin tức từ Bắc-cương, từ các trấn, truyền lệnh của triều đình về các trấn. Tuy những chuẩn bị cực kỳ bí mật, tuy dân chúng không biết những gì đang diễn ra, nhưng người ta linh cảm thấy đất nước sắp có những biến chuyển lớn.


Hôm ấy là ngày 25 tháng 5, niên hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ 11, (DL.1173, Quý Tỵ) là ngày thiết Đông-cung triều mật của tháng năm. Buổi thiết triều chia làm hai phần rõ rệt. Phần thứ nhất bao gồm toàn thể văn võ đại thần, nghị về việc tiếp tế , cung ứng lương thảo, việc nội trị. Phần này sắp tới giờ Ngọ thì chấm dứt. Sang phần thứ nhì là cuộc nghị về phương lược tiến quân, thì chỉ các võ tướng và các quan văn có trách nhiệm tham dự. Giữa hai cuộc nghị sự, là một bữa tiệc do vương phi Trang-Hòa khoản đãi.


Long-Xưởng tuyên chỉ mời Nghĩa-Thành vương và bọn Thủ-Huy, Đoan-Nghi, Long-Minh, Long-Đức, Long-Hòa cùng tất cả các tướng chỉ huy mười hai hiệu Thiên-tử binh, các đô đốc thủy quân, tướng chỉ huy hiệu kị binh Phù-Đổng, tướng chỉ huy hiệu binh trâu Hoa-lư ; vào ngự thiện đường ăn tiệc.


Chư tướng vào Ngự-thiện đường, vú Loan đã đon đả :


- Thỉnh thái-tử cùng các vị nhập tiệc cho. Tiểu tỳ xin dâng món thứ nhất là cá song hấp. Món thứ nhì là cua bể bấy (lột) rán. Món thứ ba là chả rươi. Món thứ tư là gà Trường-yên hấp nấm.


Á-Nương đã điều khiển cung nga bầy yến xong. Bà cùng mười người chắp tay đứng hầu.


Trên cái bàn lớn, mười con cá song, mỗi con dài đến ba gang tay, nằm gọn trong đĩa sứ Bát-tràng, khói bốc lên nghi ngút. Vương phi Trang-Hòa, tuy nhỏ tuổi hơn Đoan-Nghi, với ba hoàng tử, nhưng nhờ giáo dục gia đình rất kỹ, nên có tư thái của một vị mẫu nghi thiên hạ. Phi xếp Long-Xưởng ngồi vào chủ vị, rồi mình ngồi bên trái chồng để tiếp khách. Nghĩa-Thành vương được đặt vào ngôi vị cao nhất. Đáng lẽ bên phải Long-Xưởng là Long-Minh, nhưng phi lại đặt Thủ-Huy với Đoan-Nghi vào đấy, lấy lý do Thủ-Huy là sư phụ dạy võ của các hoàng tử. Sau đó tới chư tướng.


Vừa nhập tiệc, Kiến-Ninh vương Long-Minh là người cực thông minh. Vương bỏ đũa xuống nói với Long-Xưởng :


- Đại huynh ! Trong lúc thiết triều, em thấy dường như đại huynh có điều gì muốn đem ra nghị sự. Nhưng rồi lại bỏ qua. Bây giờ chỉ có anh em mình với chư tướng. Ta có thể bàn với nhau.


- Khắp nơi trên Đại-Việt, ai cũng nói Kiến-Ninh vương thông minh nhất triều đình Chính-Long Bảo-ứng thực không sai. Nguyên đêm qua, tuyên-phi Từ Thụy-Hương lâm bồn sinh ra một hoàng nữ, thục-phi Đỗ Thụy-Châu lâm bồn sinh ra một hoàng nam. Hoàng nam được đặt tên là Long-Trát. Nhưng ngay khi vừa chào đời thì hoàng nữ hoăng. Cho nên ta muốn sau bữa tiệc này thì các em với ta vào Hoàng-thành chúc mừng phụ hoàng với Thục-phi và chia buồn với Tuyên-phi.


Đoan-Nghi cau mày :


- Em thấy có một sự rất lạ lùng, trong lòng thắc mắc hơn mười tháng qua, mà chưa giải được.


Nghĩa-Thành vương cau mặt :


- Cháu thắc mắc về vụ hai bà phi mang thai phải không ?


- Vâng ! Theo ngự-y Trần-thị Phương-Thanh thì Đỗ Thục-phi thể chất đã yếu đuối, lại muốn giữ cho thân thể mảnh mai, nên bỏ ăn thịt, ăn cá, bỏ không ăn ngọt, thành ra bị tuyệt kinh kỳ, không thể mang thai. Đó là một điều đáng ngờ. Thế rồi đùng một cái, phi khai mang thai. Mẫu hậu sai ngự y Phương-Thanh chẩn mạch để có thể cắt thuốc bổ cho phi, phi từ chối. Đó là hai điều đáng ngờ. Tuyên-phi Thụy-Hương là người luyện võ, khí huyết sung thịnh, khi phi có thai, hàng tháng Ngự-y Phương-Thanh vào chẩn mạch, thấy thai rất khỏe, rất lớn. Nay Tuyên-phi sinh ra một hoàng nữ, suy nhược, rồi chết ngay, trong khi Thục-phi lại sinh ra một hoàng nam khá lớn, cơ thể khỏe mạnh. Đó là ba điều đáng ngờ ! Cháu nghi, Thục-phi giả mang thai, rồi khi lâm bồn, thì lấy con chủa Tuyên-phi, nói là con mình, sau đó đem một đứa con gái dân dã giết đi, mà nói là con của Tuyên-phi. Cháu chỉ nghi thôi, vì Tuyên-phi là người cương cường, võ công cao, văn tài xuất chúng, đời nào Tuyên-phi chịu cho Thục-phi bắt con mình ?


Long-Xưởng kinh ngạc:


- Đây là những nghi vấn rất lớn ! Thế muội đã tâu với mẫu hậu chưa ?


- Chưa ! Nhưng em chắc mẫu hậu cũng nghi như em. Không biết thi hài hoàng nữ đã đưa về Đình-bảng an táng chưa ?


- Rồi !


Long-Xưởng đáp : Ngay sau khi hoàng nữ hoăng, thì phụ hoàng cho tẩm niệm, sáng nay đưa về Đình-bảng chôn cất.


Đến đó, một tá lĩnh Khu-mật viện xin vào trình lên Nghĩa-Thành vương một văn kiện mật, khẩn cấp.


Long-Xưởng truyền cho vào. Nghĩa-Thành vương cầm lấy đọc, thì ra một phúc trình của phủ thừa Thăng-long về ba vụ án mạng xẩy ra một lúc. Vương đọc cho cử tọa nghe :


- Vụ thứ nhất là đêm qua, vợ một viên quan tại ty Thương-bạc mới ở cữ hai ngày bị gian nhân đột nhập giết chết, đứa con gái sơ sinh bị bắt mang đi mất tích.


Tất cả mọi người đều rúng động. Kiến-Tĩnh vương than :


- Rất có thể vụ án này liên quan đến việc Tuyên-phi sinh hoàng nữ, rồi hoăng ngay không ?


Không ai trả lời được. Nghĩa-Thành vương tiếp :


- Vụ án thứ nhì, và thứ ba, là hai bà mụ đỡ đẻ cho Tuyên-phi, Thục-phi, sau khi về đến nhà, thì mệt quá, ngủ thiếp đi, rồi qua đời.


Long-Xưởng bảo Kiến-An vương Long-Đức :


- Em hiện là Long-thành tiết độ sứ, vậy em hãy đích thân chỉ huy Thị-vệ điều tra cho ra vụ này.


Nghĩa-Thành vương can :


- Cái vụ hoàng huynh ta sinh hoàng nam, hoàng nữ, kẻ sống, người chết là chuyện nhỏ, không đáng cho chúng ta bận tâm. Để chú cho Khu-mật viện thụ lý vụ này. Điều quan trọng nhất là việc chúng ta phải dồn hết tâm huyết vào cuộc ra binh tối quan trọng đã


Long-Xưởng viết một đạo chỉ dụ, sai thân binh trao cho Tả-thiên ngưu vệ thượng tướng quân Tăng Quốc được toàn quyền điều động thị-vệ điều tra.


Tuy Long-Xưởng ban chỉ như vậy, nhưng Tăng Quốc phải bó tay. Bởi một luật đặt ra từ đồi vua Thái-tổ định rằng : Khu-mật viện có toàn quyền trên đất nước, tuy nhiên đối với Hoàng-cung thì phải ngừng lại. Khi một việc gì xẩy ra trong Hoàng-cung, thì chính hoàng đế đích thân điều tra, thẩm cung. Bởi không lẽ thái hậu, hoàng hậu, thứ phi thân phận cao quý biết mấy, mà lại phải ngồi cho các quan của Khu-mật viện vặn hỏi, tra khảo? Long-Xưởng đã diện kiến phụ hoàng nhiều lần, nêu ra những thắc mắc. Nhưng lần nào cũng như lần nào, nhà vua ừ hự, rồi bỏ đấy.


Thấy đây là việc hệ trọng, hoàng hậu phải nhắc nhà vua, thì ngài tỏ vẻ bực mình : « Bọn Long-Xưởng chuẩn bị đánh Tống, rồi nhìn đâu cũng thấy gian tế Tống. Y muốn rắc rối nơi nào thì rắc rối, y không được phép rắc rối với cả những người đầu gối tay ấp của trẫm. Tuổi trẫm đã cao, bao nhiêu- quyền hành trẫm đã trao cho anh em chúng rồi, mà chúng không để cho trẫm yên nữa ! Hậu thử nghĩ xem, Thục-phi tuổi còn trẻ, thì phi sinh ra một hoàng nam khỏe mạnh, đó là chuyện bình thường. Còn như Tuyên-phi, vì phò tá trẫm mà cần lao chính sự quá đáng, nên sinh ra hoàng nữ yếu đuối, rồi hoăng, thì có gì lạ đâu ? Từ khi Long-Trát sinh ra, trong cung bao trùm hòa khí hiếm thấy. Giai-phi Chế-bì La-bút nhận làm mẹ nuôi, sau này sẽ dạy Trát nhi học. Tuyên-phi thì nhận nuôi sữa Trát nhi. Lại còn phu nhân Trịnh Nam-Phương của tể tướng Đỗ An-Di nữa, bà ta luôn ra vào Hoàng-thành chăm lo miếng ăn, sức khỏe cho Tuyên-phi, Thục-phi, Giai-phi . Vậy nếu có dịp, hậu cũng nên dạy dỗ chúng rằng phải giữ chữ hiếu, để cho trẫm an hưởng thanh phúc. Từ nay, trẫm cấm không ai được nhắc đến chuyện này nữa ».


Thế là từ đấy, vụ này bị chìm vào lãng quên. Trong dân chúng, trong quân lữ, ngay cả triều đình, hậu cung đều thì thầm, nói ra, nói vào. Biết bao nghi vấn vẫn bao trùm quanh việc hai phi sinh con, mà không giải được.


Thế rồi cái nghi án ấy biến mất theo thời gian, không ai chú ý đến nữa.


Niên hiệu Thiên-cảm Chí-bảo nguyên niên, bên Trung-nguyên nhằm niên hiệu Thuần-hy nguyên niên đời Tống Hiếu-tông. (DL.1174, Giáp Ngọ).


Kể từ tháng hai, niên hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ mười hai (DL.1174, Giáp Ngọ), quan Thái-sư Tô Hiến-Thành cùng Tể-tướng Đỗ An-Di, Thái-phó Lý Kính-Tu, Thái-bảo Phí Công-Tín dâng biểu tâu xin nhà vua cải nguyên. Niên hiệu mới là Thiên-cảm Chí-bảo. Trong biểu, các đại thần nêu rõ ý nghĩa : Hoàng đế đã có năm hoàng tử. Trong dân gian, người ta cho rằng năm con trai là ngũ quỷ đầu thai. Nay Thục-phi Đỗ Thụy-Châu sinh thêm hoàng tử Long-Trát, thì đúng là thượng đế cảm ứng (Thiên-cảm) mà ban cho một người con quý (Chí-bảo). Từ khi Long-Trát sinh ra, thì Tuyên-phi Từ Thụy-Hương nhận nuôi sữa, khỏi phải tìm nhũ mẫu. Giai-phi Chế-bì La-bút vốn văn hay, chữ tốt, lầu thông Thi, Thư lại nhận làm nghĩa tử, rồi sau này sẽ dạy học. Thực từ khi lập quốc đến giờ, chưa lúc nào trong nội cung lại có sự hòa hợp của ba vị phi nức tiếng xinh đẹp như vậy. Dĩ nhiên nhà vua hoan hỉ ban chỉ chấp thuận.


Hôm ấy là ngày mùng năm tháng năm, sinh nhật đầy năm của hoàng tử Long-Trát. Long-Xưởng dẫn các em cùng với Thủ-Huy vào Hoàng-thành chúc mừng phụ hoàng với thục phi Đỗ Thụy-Châu. Sau lễ, Long-Xưởng diện tấu với phụ hoàng


- Tâu phụ hoàng, đầu tháng sáu này thì Đại-Kim sẽ đem quân đánh Tống. Tháng bẩy thì Đại-lý tiến quân vào Thục. Còn Đại-Việt ta thì từ lương thảo cho đến bộ binh, thủy binh, kị binh, ngưu binh đều đã chuẩn bị xong. Sang ngày 9 tháng chín thì thủy bộ hai mặt sẽ đồng khởi binh, Bắc tiến, chiếm lại cố thổ. Không biết phụ hoàng có chỉ dụ gì không ?


Cũng như mọi lần, nhà vua ban chỉ :


- Ít năm nay, trẫm thấy trong người không được khỏe, chư sự trẫm trao cho Xưởng nhi với các em. Nhưng này Xưởng nhi, nếu cái việc Bắc tiến thấy thành công thì hãy ra quân. Bằng không, thì chỉ lo giữ lấy đất tổ là quý rồi.


Kiến-An vương tâu :


- Nhất định là thành công. Xin phụ hoàng an tâm.


- Được rồi ! Dường như hôm nay các con đãi yến chư tướng tại Đông-cung phải không ?


- Quả như phụ hoàng ban chỉ.


- Thôi các con hãy về vui với chư tướng.


Anh em Long-Xưởng rời Hoàng-thành trở về Đông-cung. Chư tướng đã tề tựu đông đủ.


Tiệc tàn, Long-Xưởng đứng dậy, hai tay vương xoa vào nhau, nói với chư tướng :


- Hôm nay, cô gia không đem việc dùng binh ra nghị trong buổi triều hội, mà bàn ở đây. Vì cô gia muốn sự việc càng mật càng tốt. Trước hết, cô gia xin loan báo để chư tướng rõ : Phía Bắc, Kim đã khởi binh, họ sẽ ra quân tràn xuống đánh Tống vào tháng sáu này. Sang tháng bẩy, Đại-lý sẽ đem quân vượt Độ-khẩu đánh vào Tứ-xuyên. Còn ta ! Vạn sự cụ bị rồi, ta định sẽ xuất quân vào đầu tháng chín tới.


Vương nói, mà sắc diện hiện ra nét vui mừng vô hạn :


- Khi Kim đánh xuống, thì Tống đã dồn hết tinh lực ra chống với Kim. Trận chiến dằng co, chưa bên nào thắng bên nào. Gữa lúc đó thì Đại-lý đem quân vượt Độ-khẩu đánh vào Tứ-xuyên. Tứ-xuyên không phòng bị, hơn mười thành bị chiếm. Tống phải đem quân Kinh-châu, Hồ-Nam vào cứu Thành-đô. Như vậy hiện Trường-sa, hồ Độïng-đình không còn quân phòng bị. Bây giờ là lúc ta đem quân vượt biên. Tống không còn quân ở Lưỡng-Quảng, Hồ-Nam, ta thành công dễ dàng.


Vương ngừng lại cho cử tọa theo kịp rồi tiếp :


- Hồi sáng, cô gia muốn bàn với chư vị một vài chuyện trước khi ra quân. Song, trước đây, cô gia với Thái-úy Thủ-Huy suýt mất mạng mấy lần, vì xung quanh ta có con rắn độc. Mà cho đến nay ta chưa tìm ra. Vì vậy ta mới phải nghị sự mậït với nhau ở đây. Trước hết thúc phụ cho biết tình hình binh lực Tống tại Nam-thùy.


Nghĩa-Thành vương đứng dậy :


- Dường như tế tác Tống không biết gì về cuộc chuẩn bị ra quân của ta. Hoặc giả họ biết, nhưng khi tâu về triều, thì triều đình không tin, do kết quả của sứ đoàn Ngu Doãn-Văn, Tần Hy. Vì vậy, Tống dồn hết lực lượng về Bắc để đối phó với Kim. Họ lại cũng dồn binh về phía Nam Tứ-xuyên để chống Đại-lý. Cho nên suốt vùng Quảng-Tây, Quảng-Đông, họ không có binh triều, mà chỉ có binh các châu, cùng Bảo-binh (dân quân).


Ông ngừng lại, đưa mắt nhìn Kiến-Ninh vương :


- Về thủy quân, tại Khâm-châu, Quảng-châu, Tống chỉ có một hạm đội, khoảng 300 chiến thuyền, đa số cũ kỹ, khó có thể vượt biển ra khơi. Binh sĩ thì không được luyện tập. Bộ binh, họ có một đạo binh Quảng, đóng ở Quảng-châu, khoảùng một vạn người. Tuy nhiên tại vùng bờ biển Ôn-châu, thì họ có một hạm đội, mang tên Nam-hải, với 600 chiến thuyền mới. Tại Kinh-châu, Hồ-Nam, họ có hạm đội Kinh-Hồ, trên 700 chiến thuyền, sang tháng bẩy, khi Đại-lý đánh Tứ-xuyên, thì Tống sẽ đem hết quân ở đây vào cứu viện. Binh sĩ thuộc hai hạm đội Nam-hải, Kinh-Hồ được luyện tập rất thiện chiến. Tuy nhiên so với thủy quân của ta, thì Tống thua xa. Nếu như khi ta đổ quân vào Khâm, Liêm, thì phải đề phòng hạm đội Nam-hải có thể di chuyển xuống tham chiến trong vòng 45 ngày.


Ông nhìn Thủ-Huy :


- Tại 18 ải dọc biên thùy, trước kia quân Quảng, Bảo-giáp của họ được luyện tập rất tinh thục. Nhưng từ khi sứ đoàn Ngu Doãn-Văn, Tần Hy về, họ lơ là, đồn ải không được tu bổ, binh sĩ thì biếng nhác, vũ khí không được bổ xung. Hiện họ chỉ có hai đạo binh Quảng đóng ở Ung-châu với Côn-lôn, tổng số khoảng hai vạn người.


Long-Xưởng hỏi Thủ-Huy :


- Trước tình hình như vậy, nhị đệ định tiến quân như thế nào ?


Thủ-Huy đứng dậy cung tay hướng Nghĩa-Thành vương với Long-Xưởng :


- Kim sẽ ra quân vào tháng 6, Đại-lý ra quân vào tháng 7. Ta sẽ ra quân vào giữa tháng 9 này. Chúng ta chỉ còn có bốn tháng nữa mà thôi. Trong bốn tháng này, ta thừa sức di chuyển các hiệu binh về phía Bắc, các hạm đội về căn cứ Đồn-sơn. Trong buổi mật nghị hôm trước, chúng ta đã tâu chi tiết lên phụ hoàng, người đã chuẩn tấu, và tuyên chỉ giao cho huynh trưởng. Vậy bây giờ huynh trưởng nhắc lại một lần nữa : Chủ đích cuộc ra quân ? Chúng ta tiến đến đâu ? Tổ chức cai trị ra sao ? Như vậy các tướng mới biết mà thi hành.


Long-Xưởng đứng dậy, vẻ mặt cực kỳ nghiêm trọng, mắt sáng ngời :


- Ta khởi binh để chiếm lại đất tổ đã bị Trung-quốc chiếm mất. Khởi thủy của tộc Việt ta từ khi vua Minh, cháu đời thứ tư vua Thần-Nông vân du Nam-phương, kết hôn với tiên nữ ở Ngũ-lĩnh, mà sinh ra quốc tổ Lộc-Tục. Ngài truyền ngôi cho con trưởng là vua Nghi làm vua phương Bắc, con thứ là Quốc-tổ Lộc-Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Ngài di chỉ cho hai con rằng : Nay ta chia Thiên-hạ làm hai, từ Ngũ-lĩnh về Bắc trao cho Nghi làm vua. Từ Ngũ-lĩnh về Nam trao cho Lộc-Tục làm vua. Tuy phân biệt Bắc, Nam, nhưng đều gốc từ ta. Hai con phải dặên con cháu, đời đời thương yêu nhau, Bắc chẳng xâm Nam, Nam chẳng lấn Bắc. Kẻ nào làm trái lời ta, thì đời đời tuyệt tử tuyết tôn, bản thân chết không toàn thây. Ngài lại lập đài trên ngọn núi nhỏ bên bờ Tương-giang, tế cáo trời đất, xin thần linh chứng cho cuộc truyền ngôi này. Từ đấy Bắc thành Trung-nguyên, Nam thành Văn-lang. Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua hiệu là Kinh-Dương lập ra triều đại Hồng-bàng. Ngọn núi nhỏ đó các đời sau gọi là Thiên-đài. Trên đỉnh Thiên-đài có đền thờ các vua triều đại Thần-Nông cho tới vua Minh, vua Nghi, vua Kinh-Dương.


Đô thống Lê Minh, chỉ huy hiệu Thiên-tử binh Ngự-long hỏi :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Mở đầu: Bốn đại cao thủ Thiên giáo vận y phục bó chẽn, màu xám ngoét sầm sập

12-07-2016 50 chương
Cơ hội nhỏ nhất

Cơ hội nhỏ nhất

Lời khuyên của cha rất thực tế, nhưng cũng thật đau lòng cho tôi, bởi lẽ, trường

30-06-2016
Một giờ thăm nuôi

Một giờ thăm nuôi

Mọi chuyện không còn bình yên nữa khi mà một hôm, Tôi nhận được một giấy mời ra

25-06-2016
Cà phê đắng hay ngọt?

Cà phê đắng hay ngọt?

Trong chuyện tình cảm, không thể thúc giục... *** Nó hồng hộc chạy lên tầng 4 trong

24-06-2016
Tình yêu hoa trong gió

Tình yêu hoa trong gió

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập "Hay là mình cứ bất chấp hết yêu nhau

26-06-2016
Mắt cười

Mắt cười

Người ta nói nghệ sĩ sống không vì vật chất, mà vì tâm hồn. Đối với họ, cầm mớ

28-06-2016