XtGem Forum catalog
Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 49 đánh giá )

Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 18

↓↓

Doãn-Văn giảng giải :

bạn đang xem “Anh Hùng Đông - A dựng cờ bình Mông - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


- Thánh Khổng là một người đức mãn thiên địa, đạo quán cổ kim, quần thánh đại thành, vạn thế sư biểu. Trong Luận-ngữ có chép về cái lẽ chính danh như sau : Khi học trò hỏi rằng : Nếu thầy được nhà vua trao quyền, thì việc đầu tiên thầy làm gì ? Khổng-tử đáp : Phải chính danh. Hỏi : Sao phải chính danh trước ? Đáp : Danh có chính thì ngôn mới thuận, ngôn có thuận thì sự mới thành. Cho nên trước tiên, chúng ta phải chính danh : Huynh đệ với bản sứ ngang vai với nhau.


Ghi chú của thuật giả:


Đức mãn thiên địa, đạo quán cổ kim ,


Quần thánh đại thành, vạn thế sư biểu.


Có nghĩa là :


Đức đầy trời đất, đạo bao trùm cổ, kim. Trong các bậc thánh, thì ngài là người thành đạt nhất, ngài là người tiêu biểu cho ông thầy vạn thế.


Đây là câu đối thường viết ở hai bên những bức hình Khổng-tử.


Vào năm 1972 tại miền Nam Việt-Nam, anh em ký giả nhờ tôi là một đôi câu đối để nói về bốn ông tỉnh trưởng : Bạc-liêu nổi danh ác độc, An-xuyên nổi danh gian tham, Vĩnh-bình nổi danh ngu dốt, Kiến-phong nổi danh ăn bẩn. Tôi đã dùng câu này, biến đổi đi như sau :


Ác mãn thiên địa, gian quán cổ kim,


Quần cẩu đại thành, thực phẩn vạn thế.


Tôi chỉ muốn nói chung chung tính chất của bốn ông mà thôi. Song anh em ký giả sợ độc giả không hiểu rõ câu đó chỉ những ai, họ mới thêm thắt vào thành :


Ác mãn thiên địa Liêu vương Hoàng đại cẩu, để chỉ đại tá Hoàng Đức-Ninh, tham nhũng, đốt chợ, giết người. Gian quán cổ kim, U-minh vương Lê nhị cẩu, để chỉ đại tá Lê Chí-Cường, gian dối, cho em ruột đắc cử dân biểu.


Quần cẩu đại thành, Trà-vương Chung tam cẩu, để chỉ đại tá Chung Văn-Bông, thất học, mà làm tỉnh trưởng.


Thực phẩn vạn thế, Đồng-tháp ma vương Trần tiểu cẩu, để chỉ đại tá Trần Thanh-Nhiên, thủ đoạn vặt, ăn bẩn.


Liêu là Bạc-liêu, U-minh để chỉ tỉnh An-xuyên, nơi có rừng U-minh thượng, U-minh hạ. Trà-vinh để chỉ tĩnh Vĩnh-bình, tên cũ của Vĩnh-bình là Trà-vinh. Đồng-tháp để chỉ Đồng-tháp mười, tức tỉnh Kiến-phong.


Thủ-Lý vẫn lạnh lùng :


- Tôi nhắc lại, ngài là Thiên-sứ. Còn tôi chỉ là một anh thôn phu, thì địa vị, vai vế khác nhau xa lắm. Ngang với nhau sao được ? Bởi ngay câu đầu, ngài đã xưng là bản sứ rồi tiếp theo, toàn là bản sứ trường, với bản sứ đoản. Thưa ngài, nói theo bộ sách Luận-ngữ dạy cách ủ phân, nuôi cá, làm thịt chó thì chúng ta phải chính danh. Chính danh thì ngài là Thiên-sứ, còn tôi là tên thôn phu, sao có thể ngang hàng với nhau nhỉ ?


Bây giờ Doãn-Văn mới hiểu : Chỉ vì câu đầu mình xưng là bản sứ, mà Thủ-Lý nắm ngay lấy từ ngữ đó, để gây rắc rối. Y nghĩ thầm :


- Ta nghe đại hiệp Tự-Kinh là người có tài dọc ngang trời đất, mà ông ta sai thiếu niên này về gặp ta thì y phải là đứa cháu kiệt hiệt. Chỉ vì ta khinh thường y, mà ta bị y làm cho mắc lưới hai phen. Ta phải cẩn thận.


Y đổi hẳn giọng :


- Xin lỗi tiểu huynh đệ. Xin tiểu huynh đệ cho phái Hoa-sơn gửi lời vấn an đến Trần lão đại hiệp, và toàn thể phái Đông-a. Bây giờ chúng ta hãy đi vào ngay vấn đề.


Thủ-Lý thấy mình bắt bẻ Ngu Doãn-Văn như vậy cũng đủ để y bỏ bớt cái kiêu căng của một danh sĩ đi rồi. Bây giờ y đưa ra lời vấn an ông nội mình, thì cũng nên tử tế với y cho đúng đạo lý tộc Việt. Chàng gật đầu :


- Được, nếu nói về tình nghĩa giữa Hoa-sơn với Đông-a thì không thể dùng cái tiếng bản sứ ở đây. Vậy xin sư huynh cứ dạy.


- Từ khi Tứ đại thần kiếm bị giữ ở Thiên-trường, phái Hoa-sơn chỉ nhận được những mẩu tin chắp nối, mâu thuẫn với nhau. Còn thực sự hành trạngï ra sao thì không biết. Tuy nhiên chúng tôi biết rõ ràng rằng Tứ vị thần kiếm có soạn ra bộ Vô-song vô đối Trung-nguyên võ kinh. Xin huynh đệ cho biết thực sự ra sao ?


- Sau khi bị Mộc-tồn, Viên-Chiếu bị bắt tại trận Như-nguyệt, triều đình Đại-Việt định đem bốn vị thần kiếm ra chém đầu. Nhưng cao tổ mẫu nghĩ tình đồng môn, người xin với cao tổ phụ vận động với triều đinh để xin ân xá. Triều đình tha cho tội chết, giảm uống thành khổ sai chung thân, rồi giao cho phái Đông-a quản thúc bốn vị. Cao tổ mẫu truyền cấp nhà, tỳ nữ, bộc phụ hầu hạ sớm tối. Thông thường ban ngày các vị ấy tiêu dao với sơn thủy, chiều về thì luyện công... đời sống rất nhàn nhã. Mười năm cuối đời, các vị ấy thu đệ tử, đem đạo Lão ra truyền bá. Bản phái, thấy vậy, thì xây cho bốn vị một cái điện lớn để thờ chư thánh. Không mấy chốc, bốn vị nổi danh là bốn phù thủy rất cao tay, có tài trị tà, bắt ma giúp dân, nên điện lúc nào cũng đầy người ra vào. Các vị ấy nhờ dân chúng giúp đỡ tự xây lấy một cái miếu, theo đúng kích thước, hình dạng tổ đường của phái Hoa-sơn, lại mua bốn khúc gỗ vàng tâm lớn, khoét thành bốn cỗ hậu sự (quan tài, hòm), xây sẵn bốn cái mộ ở sau miếu. Khi các vị ấy vãng du tiên cảnh, thì đệ tử chiếu di chúc tống táng theo đúng lễ nghi của quý phái. Hiện nay miếu đó vẫn còn, ngày sóc, ngày vọng, dân chúng hương khói tấp nập.


Thủ-Lý ngừng lại, đưa mắt nhìn toàn thể sứ đoàn rồi tiếp :


- Cách đây ít năm, có bọn khách thương đột nhập miếu ăn cắp các di vật, họ bị dân chúng bắt nộp lên quan. Nghe đâu chúng xưng là mật sứ Thiên-triều tên Ngô Giới, Lưu Kỳ cùng cái gọi là Ngũ nhạc đại lĩnh, Hoa-nhạc tam phong, Hoa-nhạc tam nương. Điều này xin sư huynh cứ hỏi thái-tử thì rõ hơn.


Nghe Thủ-Lý nói, Long-Xưởng biết Thủ-Lý muốn cho sứ Tống biết rằng : Các môn phái Đại-Việt tuy tiêu dao tự tại, nhưng vẫn thượng tôn luật pháp.


- Thưa Thần-nông sứ.


Long-Xưởng nói dõng dạc : Những vị đó quả là mật sứ của Tống triều, họ cũng là những đệ nhất cao thủ của phái Hoa-sơn đấy !


- Cao thủ Hoa-sơn ư ? Tôi nghe nói, vua Thái-tổ, Thái-tông của Tống triều xuất thân từ phái này. Suốt bao năm qua, võ đạo Hoa-sơn lừng danh Thiên-hạ, mà sao những cao thủ bậc nhất lại đi ăn trộm ?


Doãn-Văn xấu hổ :


- Huynh đệ thông cảm, chỉ vì Ngô, Lưu sư huynh muốn tìm bộ Vô Trung kinh, mà hành sự có đôi chút hồ đồ.


- Tôi không tin, bởi nếu các vị ấy muốn tìm di thư của tiền nhân, sao không đường đường chính chính đến tổng đường phái Đông-a mà hỏi ? Thôi việc này xin trả lại cho Đỗ tể tướng phán quyết. Bây giờ tôi xin trở lại hành trạng của Tứ đại thần kiếm. Tứ vị thần kiếm qua đời, đã để lại khá nhiều di vật. Khi lên đường về đây, nội tổ truyền lệnh cho tôi mang theo nộp lên triều đình, tùy nghi triều đình quyết định. Còn cái gọi là Vô song vô đối Trung-nguyên võ kinh, thì Tứ đại thần kiếm đã dùng hết tâm huyết khắc vào mười tám cái thẻ đồng. Khi mai táng Tứ đại thần kiếm, cao tổ phụ (Kinh-Nam vương) để di chúc truyền mai táng theo. Vậy các vị hãy về Thiên-trường cùng chúng tôi cải táng mộ Tứ đại thần kiếm, cùng tiếp nhận di thư một thể.


Long-Xưởng truyền thị vệ mang vào bốn cái hòm (rương) lớn trao cho Ngu Doãn-Văn. Doãn-Văn mở ra : Bên trong chứa bốn thanh kiếm, y phục, cùng các vật dụng hàng ngày như bút, nghiên, dày, dép ; lại có cả tiền vàng, bạc cùng một số sách vở.


Ngu Doãn-Văn chắp tay xá Long-Xưởng, Thủ-Lý :


- Đa tạ quốc-vương, đa tạ thái-tử, đa tạ Trần lão đại hiệp, đa tạ Thần-nông sứ.


Thủ-Lý cung tay :


- Thưa Ngu sư huynh, giữa những bậc tiền nhân của chúng ta vốn có tình thông gia, nên phái Đông-a đã dùng cái tình, cái nghĩa mà ở với phái Hoa-sơn. Vậy kể từ lúc này, đệ xin sư huynh cùng các vị trong sứ đoàn cũng lấy tình mà đối xử với triều đình Đại-Việt.


Doãn-Văn đưa mắt nhìn phó sứ Tần Hy. Phó sứ Tần Hy đáp thay Doãn-Văn :


- Rất mong được như thế mãi mãi.


Ngu Doãn-Văn hướng Long-Xưởng :


- Thưa vương gia, bây giờ sang đến vấn đề thứ ba của chuyến đi sứ này, là xin vương gia trao trả đạo sư Lạc-Nhạn và đạo cô Vân-Đài cho phái Hoa-sơn .


Long-Xưởng chỉ Nghĩa-Thành vương :


- Vấn đề này, xin để thúc phụ là người lĩnh Khu-mật viện trả lời với Ngu đại nhân.


Nghĩa-Thành vương bước ra tường thuật chi tiết việc mậ sứ Ngô Giới, Lưu Kỳ sang Đại-Việt, rồi bị bắt giam lỏng ra sao, việc Lạc-Nhạn, Vân-Đài trốn khỏi con thuyền thế nào mộït lượt. Vương kết luận :


- Có thể hai vị ấy bị chết chìm cũng nên, ngặt vì nước sông Hồng chảy siết, nên xác trôi đi mất, thiểm quốc trên dưới đã ra công tìm kiếm mà không thấy.


Tần Hy xua tay :


- Nhất định là quý quốc còn giam hai vị này ở đâu đó. Mong quý quốc đem trả cho chúng tôi.


Thủ-Lý hướng tể tướng Đỗ An-Di :


- Thưa tể tướng, chủ đạo tộc Việt định rằng, bất cứ con dân nào cũng có thể đứng ra gánh vác việc xã tắc. Vậy không biết tể tướng có thể cho phép tên thôn phu này tìm xương Lạc-Nhạn đạo sư cùng hai vị Vân-Đài tiên tử không ?


Mặt An-Di tái đi :


- Nếu như Thần-nông sứ làm được việc đó thì thực là một đại công với triều đình.


Nghe Thủ-Lý đối đáp với An-Di, Long-Xưởng nhìn Thủ-Huy như muốn hỏi : Tống đòi hài cốt Lạc-Nhạn, với Vân-Đài, tại sao Thủ-Lý lại nói hai vị Vân-Đài ? Tại sao Đỗ An-Di không cải chánh, mà lại im lặng, rồi mặt tái đi ? Có gì bí ẩn ở trong không ? Thủ-Huy cũng không hiểu, công trả lời bằng cái lắc đầu.


Thủ-Lý hướng Tần Hy :


- Chúng ta vừa hứa lấy tình mà ở với nhau, mà sao Tần đại nhân lại vi ước như thế này nhỉ !


- Bản nhân vi ước ở chỗ nào ?


Thủ-Lý cười nhạt :


- Lấy tình là gì ? Thưa là không khách sáo, là việc của Tống thì Đại-Việt coi như là việc của mình. Ngược lại, Tống cũng nên đối xử chân thật với Đại-Việt để đáp lại. Thế mà các vị còn nêu ra cái vụ Lạc-Nhạn với Vân-Đài thì còn trời đất nào nữa ?


Mặt Tần Hy tái nhợt :


- Sứ đoàn sang đây với ba mục đích. Mục đích thứ nhất, thứ nhì đã được giải quyết, thì chúng tôi bàn sang vụ thứ ba. Tại sao Thần-nông sứ lại cho rằng chúng tôi không chân thật ?


Thủ-Lý cười nhạt :


- Thôi được ! Xin sứ đoàn cứ ở lại Thăng-long, tôi hứa chỉ trong mười ngày là có thể đem nộp tám bộ hài cốt của các đạo sư, tiên tử phái Hoa-sơn cho quý vị.


Mặt Tần Hy càng tái xanh hơn :


- Tại sao không thể nộp hôm nay ?


Thủ-Lý trả lời lơ mơ :


- Từ khi triều Lý lập nền chính thống, thì những hình phạt như quẳng người vào vạc dầu không còn nữa. Vì vậy tại triều không có vạc dầu. Bằng không thì chỉ hai giờ, là tôi có thể nấu rục hết thịt đạo sư Lạc-Nhạn với sáu vị tiên tử trong Hoa-nhạc tam nương, rồi nộp xương cho các vị. Vì không có vạc dầu, nên tôi sẽ phải nhờ bầy quạ rỉa thịt, hầu nộp xương. Muốn cho quạ rỉa hết thịt bẩy vị đó thì cần tới mười ngày.


Nghe Thủ-Lý nói, toàn thể sứ đoàn đều rúng động, mặt tái xanh. Tần Hy hỏi :


- Như vậy thì Lạc-Nhạn, Vân-Đài vẫn còn tại thế chăng ?


- Còn hay không còn thì Ngu đại nhân biết rất rõ. Bây giờ tôi muốn Ngu đại nhân trả lời dứt khoát là : Sứ đoàn có còn đòi hài cốt hai vị đạo nhân nữa không ? Không những tôi trả hai, mà trả tám kia.


Tần-Hy kinh ngạc :


- Tại sao lại tám ?


Thủ-Lý lam bộ tính đốt ngón tay : Trung-nhạc Tung-sơn Thiên-Hư này, Lạc-Nhạn họ Vương này, Vân-Đài Nam-Phương này, Vân-Đài Thúy-Thúy này, Công-Chúa Mai-Hương này, Công-Chúa Vương... này, Mao-Nữ Hàn Dũ-Linh này, Mao-Nữ Nhạc Bảo-Bảo này.


Nghe Thủ-Lý kể, Ngu Doãn-Văn run lật bật, y đáp lí nhí trong cổ :


- Thôi, Trần sư đệ, chúng ta lấy tình mà ở với nhau, kể từ đây phái Hoa-sơn không đòi Lạc-Nhạn, Vân-Đài nữa.


Triều đình, trên cao nhất là Long-Xưởng, cho đến các quan đều kinh ngạc đến đờ người ra. Vì gần chục năm qua, mỗi lần Tống sứ sang Đại-Việt, sứ Việt sang Tống, họ đều đòi Lạc-Nhạn với Vân-Đài. Thế mà bây giờ Thủ-Lý chỉ nói mấy câu bao hàm rất nhiều bí mật, đãø khiến họ rút việc đòi người...là điều không ai ngờ tới. Trong lời nói của Thủ-Lý, thì dường như thiếu niên nhà quê này biết rõ Lạc-Nhạn, Vân-Đài còn sống, hơn nữa biết rõ cả Tung-nhạc Trung-sơn, rồi còn thêm một Vân-Đài, hai Công-Chúa, hai Mao Nữ... Tổng cộng tám người. Nhưng sao lại dọa sẽ giết bẩy người, vứt xác cho quạ rỉa thịt, rồi đem xương trả lại Tống ? Có lẽ đúng sự thực, vì vậy Ngu Doãn-Văn kinh hãi, líu ríu bỏ cuộc. Long-Xưởng muốn hỏi Thủ-Lý chi tiết, song vương thấy mình là trừ quân, nhiếp chính mà lại không biết cái việc trọng đại này, thì xấu hổ quá, nên im lặng.


Đến đây buổi tiếp sứ đã chấm dứt. Long-Xưởng truyền mời sứ đoàn đến điện Long-hoa ăn yến cùng chư đại thần Việt.


Kể từ sau khi sứ đoàn Ngu Doãn-Văn về nước, thì phe chủ hòa của các đại thần già không còn ra mặt chống đối chính sách cứng rắn của Long-Xưởng nữa. Long-Xưởng cùng Thủ-Huy, ba em ra sức luyện quân tích trữ lương thảo, chờ ngày cùng Kim, Đại-lý ra quân. Hàng tháng Thủ-Huy đều nhận được tin tức từ Kim, Đại-lý về việc chuẩn bị của họ, và những tin tức về sự suy yếu của Tống. Cứ mỗi lần nhận được tin tức như vậy, Long-Xưởng lại tổ chức một buổi thiết Đông-cung triều tuyệt mật để duyệt xét tình hình.


Niên hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ 11 (DL. 1173, Quý Tỵ) bên Trung-nguyên là niên hiệu Càn-Đạo thứ 9 đời vua Hiếu-tông nhà Tống, mùa Xuân-tháng giêng.


Sau ba ngày tết, thì thái-tử Long-Xưởng, ba hoàng tử là Kiến-Ninh, Kiến-An, Kiến-Tĩnh vương, công chúa Đoan-Nghi, phò mã Trần Thủ-Huy nhập cung, mật nghị với Chính-long Bảo-ứng hoàng đế và hoàng hậu. Cuộc mật nghị kéo dài suốt ba giờ (6 gờ ngày nay). Sau đó hoàng đế ban chỉ thay đổi lại toàn bộ nhân sự về binh lực trong triều đình. Tuy nhiên chỉ thay đổi chức mà thôi, còn tước thì vẫn giữ nguyên.


- Lão thần Tô Hiến-Thành rời chức Thái-úy, thăng lên chức Thái-sư.


- Phò-mã Trần Thủ-Huy rời chức tổng-lĩnh Thiên-tử binh, giữ chức Phụ-quốc thái-úy, (Tương đương với ngày nay là tổng tư lệnh quân đội).


- Nghĩa-Thành vương, lĩnh Binh-bộ thượng thư ( Tương đương với ngày nay là bộ trưởng bộ Quốc-phòng) thay thế Phí Công-Tín.


- Kiến-Tĩnh vương Long-Hòa, rời chức tổng trấn Thanh-Nghệ về tổng lĩnh Thiên-tử binh. (Tương đương với ngày nay là tư lệnh lục quân).


- Tăng Khoa rời chức Trung-thư lệnh, lĩnh ấn Vũ-kỵ thượng tướng quân, (tương đương với ngày nay là tư lệnh kị binh).


Ngoài ra, không có gì thay đổi.


Truyền cho các con ra về, nhà vua lưu hoàng-hậu, Long-Xưởng lại để nhận chỉ dụ mật . Nhà vua ra hiệu cho cung nga, thái giám ra ngoài, trong cung chỉ còn ngài hoàng hậu, Giai-phi Chế-bì La-bút với Long-Xưởng. Nhà vua hỏi hậu :


- Nào, hậu có gì cần dậy dỗ Xưởng nhi đây ?


Hoàng-hậu nhìn Giai-phi rồi hỏi Long-Xưởng :

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Giới thiệu: Trung Nguyên Tứ Tuyệt là bốn người có võ công siêu tuyệt trong võ

11-07-2016 40 chương
Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Ân Cừu Ký - Giả Cổ Long

Mở đầu: Bốn đại cao thủ Thiên giáo vận y phục bó chẽn, màu xám ngoét sầm sập

12-07-2016 50 chương
Nụ hôn cuối cùng

Nụ hôn cuối cùng

Gặp gỡ nhau đôi khi là do định mệnh, gắn bó bên nhau không phải là do định mệnh,

24-06-2016
Con đường tắt

Con đường tắt

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện kinh dị số 1) Mở ra được một nửa

27-06-2016
Người thứ 3

Người thứ 3

Mai Anh không đến sân bóng. Duy về, vô định. Bước chân qua con đường đến nhà Mai Anh

01-07-2016