Tác giả: Hoàng Kha
Đăng ngày: 27-07-2016
Số chương: 18
5 / 5 ( 77 đánh giá )
Mật Mã Cuối Cùng - Chương 16
Đầu hạ, hoa Phượng đỏ rực rải đầy sân trường. Đầu hạ, ve bắt đầu kêu râm ran. Đầu hạ, học sinh tất bật chuẩn bị cho kì thi cuối năm, thi đại học, thi chuyển cấp. Thân là một học sinh, tôi cũng chăm chỉ ném mình vào đống sách vở, ra sức cày ngày cày đêm cày cho kì thi sắp tới. Ra sức cày để quên đi ánh mắt rỗng tuếch vô hồn, quên đi đôi chân chao đảo khi bước ra khỏi cửa và quên đi… Ba. Quên cả dòng mật mã vô nghĩa trên bàn Chảnh thiếu gia, quên đi tại sao mẹ lại có mặt trước cửa ngôi nhà gỗ, quên đi người đàn ông xa lạ từng gọi tôi là “con gái”, quên đi người anh trai cùng cha khác mẹ và cố quên những cái chỉ trỏ hay lời đàm tiếu xung quanh.
Nói là quên nhưng lại chẳng thể quên.
Tôi nghĩ mãi cũng không hiểu, rốt cuộc thì dòng mật mã xuất hiện trên bàn Chảnh thiếu gia có phải cậu ta để lại cho tôi không? Nếu đúng thật là để lại cho tôi, vậy nhằm mục đích gì? Giải thích tại sao đang yên tôi lại ngất đi và khi mở mắt ra thì có mặt trong nhà Vĩnh Quang. Hay muốn lý giải việc cậu ta cứ thi thoảng lại xuất hiện trước mắt tôi dưới hình hài một doanh nhân thành đạt mà không phải cậu trai tuổi mới lớn. Tôi nghĩ mãi cũng không hiểu, nếu mật mã đúng thật là để lại cho tôi vậy thì tại sao Vĩnh Quang lại có mặt ở đấy rồi cứ khăng khăng lôi tôi về cho bằng được? Hơn hết tất cả là tại sao cứ hứng lên hắn lại xưng anh gọi em với tôi? Chẳng nhẽ trước đó Vĩnh Quang đã biết tôi và hắn có cùng huyết thống? Thêm một cái nữa, tại sao mẹ tôi lại có mặt ở đấy? Lại thêm một cái nữa, mật mã của Chảnh thiếu gia thì liên can gì đến mẹ tôi? Tại sao người lại có mặt ở đấy? TẠI SAO…?
Chuyện tồi tệ nhất là mọi việc đến đấy vẫn còn chưa dừng lại. Không biết bằng cách nào nhưng chỉ vài ngày sau đó, kể từ khi gia đình tôi sảy ra chuyện. Cả trường, ai ai cũng biết tôi và Vĩnh Quang là anh em. Không, nói đúng hơn là những ai quen biết hay thi thoảng có qua lại với tôi đều hay tin. Bởi vậy, dù là trước mặt hay sau lưng, dù có muốn hay không đi chẳng nữa tôi cũng không thể nào tránh khỏi những cái chỉ trỏ hay lời đàm tiếu xung quanh.
Tôi guồng chân đạp xe qua từng đoạn đường thân thuộc, bao quanh đại não là hàng ngàn hàng vạn câu hỏi “tại sao?” Tại sao dạo này Lý Ngân luôn tìm cách lảng tránh tôi? Tại sao khi tôi cần người bên cạnh nhất thì nó lại là người đầu tiên xa lánh tôi? Tại vì tôi và Vĩnh Quang là anh em hay bởi lẽ nó không muốn dây vào tôi để rồi mang tiếng xấu? Ôi thật là… đầu óc rảnh rang không có gì làm lại đi nghĩ linh tinh rồi. Chẳng cần nhờ “người nào đó” tát vài cái vào mặt cho tỉnh ngủ tôi cũng thừa biết rằng Lý Ngân không phải vậy. Nó sẽ không vì mấy thứ linh tinh ấy mà a rua, a tòng với thiên hạ đâu. Cũng sẽ không ngại ở bên tôi hứng chịu gạch đá, đất cát hay những ca từ cay độc của người đời. Biết là vậy thế những tại sao người bịt tai, che mắt và ở bên tôi những lúc hoảng loạn nhất lại luôn là Trần Tiến? Tại sao Trần Tiến lúc nào cũng hồn nhiên cười đùa như chưa từng có chuyện gì sảy ra? Là vì nó muốn an ủi tôi theo cách của riêng mình hay vốn dĩ chàng ta chẳng để tâm bất kì chuyện gì?
Gạt chân chống xe, tôi lững thững bước vào nhà. Đáng ra tôi phải vui phải cười thật tươi và chạy đến ôm cổ người ba cả tuần không về của mình mới đúng. Nhưng không, tôi đứng im đó, mắt dán chặt vào ghế sa-long tiện. Nơi có hai con người xa lạ đang quấn chặt lấy nhau và làm những thứ… “đồi bại”. Tôi chẳng biết lúc bấy giờ mình nên cười hay nên khóc. Cười vì ba cuối cùng cũng về hay khóc khi thấy ông mang người đàn bà khác vào nhà? Tôi đứng đó giở khóc giở cười, hệt như một vị khách không mời ngang nhiên xem cảnh phim 18+. Chẳng biết qua bao lâu, chỉ biết rằng cho đến khi đôi chân tê cứng và lòng bàn tay thì rớm máu vì móng tay sắc nhọn của chính mình tôi mới nghe thấy giọng nói trầm trầm thân thuộc vang lên.
- Ôi… đứa con gái “hoang” của tôi đi học về rồi đấy à?
Lúc ấy tôi hệt như một con bù nhìn vô dụng rách nát. Đứng trơ mắt nhìn người ta mặc sức phá nát cánh đồng hoa màu của mình mà chẳng biết làm gì? Chỉ biết rằng tôi đã cười, cười rất tươi, cười thay cho câu trả lời và hai gò má khô cong không một giọt nước mắt là minh chứng rõ nhất. Người ngoài nhìn vào chắc hẳn nghĩ tôi là một đứa vô cảm. Những chỉ riêng tôi biết rằng: giả thiết lúc ấy tôi khóc òa đòi ba. Thì liệu người có chạy đến ôm tôi vào lòng mà vỗ về hay không? Tất nhiên là không. Mà có đi chăng nữa thì sự yêu chiều ấy cũng tự động hóa thành lưỡi dao hai lưỡi đua nhau cứa vào da thịt mà thôi. Vậy thì tội gì? Thà là cứ chôn nó vào sâu đáy lòng còn hơn phơi ra cho người ngoài nhìn thấy.
Tôi cắn chặt răng đứng cười, cũng chẳng mảy may quan tâm đến vệt máu trên trán hay mảnh sứ còn đọng trên vai. Chỉ là cười khen ngợi, cười vì trước kia dù là một câu la mắng hay vệt roi nhẹ vào mông thôi tôi cũng sẽ khóc òa, khóc ăn vạ. Tôi sẽ khóc cho đến bao giờ ba chịu ra dỗ và xin lỗi mới thôi. Bởi vì tôi biết mẹ càng đánh càng mắng thì càng phải im. Còn ba càng khóc càng dỗi lại càng được nhiều kẹo. Trong nhà mẹ nghiêm bao nhiêu thì ba thương tôi bấy nhiêu. Và người ba ấy sẽ không bao giờ lấy ly đáp vào người tôi rồi nói ra những lời độc địa đến vậy.
Bỗng nhiên mẹ từ đâu chạy đến ôm chặt lấy tôi, người úp mặt tôi vào ngực mình nói như khẩn thiết như van nài, tưởng như nói cho chính bản thân nghe.
- Có mẹ ở đây rồi, không sao đâu con…
Hệt như có người gãi trúng chỗ ngứa, tôi nằm trong vòng tay mẹ khóc òa, thít thít nói:
- Mẹ… mình đi đi.
Cánh đồng hoa màu này, có chết tôi cũng không muốn buông nó ra. Thế tận sâu tiềm thức tôi không muốn thấy ba dắt người đàn bà khác về nhà chỉ vì tôi không phải con gái không.
Tôi thấy mẹ thoáng cứng đờ người, rồi rất nhanh sau đó lại nhẹ nhàng đáp trắc nịch. Chỉ có điều, ánh mắt ấy chồng chất những khổ sở phức tạp, như đang kiềm nén, lại chực như sầu thảm.
- Ừ, mình đi.
CHOANG!
Ngay lập tức bên tai chuyền đến tiếng đổ vỡ, qua hàng nước mắt nặng trĩu nơi khóe mi, tôi thấy ba nhìn mình cười chua chát. Đoạn người hời hợt đứng dậy, vẽ lên môi một nụ cười mỉa mai, giọng nói lạnh tanh tựa như khối băng bắc cực.
- Muốn đi? Ha ha ha… tôi cho các người đi à? Đừng quên bổn phận của mình là gì. Lại đây…
Như một con hổ đói, ba lao đến tóm lấy cẳng tay mẹ kéo về phía mình. Tôi hoảng hốt cố sống cố chết ôm chặt lấy cánh tay còn lại của mẹ khóc thét ra lệnh cho ba buông ra. Cứ vậy không ai chịu ai và mọi chuyện chỉ dừng lại cho đến khi bên tai tôi chuyền đến một cái tát như trời giáng. Đầu óc quay cuồng, tôi ngã xuống nền gạch lạnh băng, nước mắt cũng theo đó mà tuôn rơi. Ba dừng động tác trước đó mà đứng im nhìn tôi cười đắng. Tôi thấy trong đôi mắt ấy, tất cả tất cả đều là hận thù. Tưởng như chỉ với một cái tát vẫn chưa đủ. Điểu ông muốn dường như là xé nát tôi ra và… còn nhiều hơn thế nữa.
- Con gái “hoang” à! Tao nuôi mày mười sáu năm để đến một ngày mày phủi ơn rồi cứ thế rắt con mẹ tiện nhân của mày đi à? Đâu có dễ như vậy? Ha ha ha… đâu có dễ…
Tôi lồm cồm bò dậy chạy đến gỡ tay ba ra và lập tức nhận lấy một cái tát nữa. Lần này tôi không ngã cũng không chao đảo dù rằng cái tát ấy trên thực tế mang trên mình sức nặng gấp trăm lần cái đầu tiên. Bỗng nhiên ba buông tay mẹ ra và lại giáng xuống tôi một cái bạt tai nữa. Mẹ mất đà và ngã vào đống thủy tinh sắc nhọn trên sàn nhà. Hơn hết tất cả, giữa đống thủy tinh ấy có một con dao gọt trái cây nằm thẳng đứng. Nó cắm thẳng vào lưng mẹ từ đằng sau. Máu không ngừng tuôn ra ướt đẫm phần lưng áo phía sau cũng như nhuộm đỏ nền gạch. Tôi luống cuống muốn ôm lấy mẹ, nhưng hơi chạm vào lại càng đau buốt, vẻ mặt mẹ trông khổ sở, song đôi mắt đen láy vẫn nhìn tôi, cái nhìn điềm tĩnh trước nay chưa từng thay đổi, không một mảy may trách móc. Tôi ôm mẹ, thì thào gọi nhỏ “mẹ ơi”. Người mỉm cười với tôi, gắng sức nâng bàn tay không trọng lượng lên vuốt ve gò má ướt đẫm. Rồi dần, mẹ nhắm mắt, mặc kệ tôi có gọi thế đi chăng nữa, người cũng không hay.
Tôi nghe tiếng ba ngã khụy sau lưng, đôi môi run rẩy mấp máy duy nhất đôi chữ “không… không”. Ngoảnh lại, tôi chỉ kịp trông khuôn mặt ba lúc đó, sâu thẳm trong đôi mắt ấy là cái nhìn đầy đau đớn. Tôi thầm nhủ mình sẽ nhớ mãi nét mặt này…
.
.
.
Một tuần trôi qua, tôi vật vã trong nỗi đau mất mẹ, vật lộn với nỗi hận cha. Không hận sao được khi mà chính ba là người đã đẩy mẹ ngã. Tôi hận ba, hận ba đến mức dù sống chung dưới một mái nhà nhưng lúc nào tôi cũng không muốn nhìn thấy mặt ông, dù là một khắc. Một tuần trôi qua, ba tiều tụy và gầy sộp hẳn đi, tay chân mảnh khảnh đến nỗi chỉ còn toàn da bọc xương. Nước da màu đồng vốn có giờ đây xanh xao tím tái. Mái tóc đen tuyền chỉ sau một đêm đã bạc trắng nửa đầu. Dưới cằm, râu mọc lổm chổm, sợi trắng sợi đen hệt như ông cụ tám mươi. Nom cái dáng vẻ khổ sở ấy của ba mà tôi cảm tưởng như có người dang tay tát thẳng vào mặt mình. Càng thấy ba chật vật khổ sở bao nhiêu, tôi càng nhớ đến mẹ bấy nhiêu.
Kể từ hôm mẹ mất, hai cha con tôi chẳng hé răng nói với nhau một câu nào dù là nửa chữ. Ai cũng nghĩ mình không có lỗi, ai cũng muốn đẩy hết trách nhiệm cho đối phương. Vậy nên khoảng lặng ấy cứ duy trì mãi. Kể từ hôm mẹ mất, tôi bỏ bê việc học, tôi chẳng quan tâm thi cuối kì hay thi chuyển cấp, tôi chẳng quan tâm Trần Tiến mắng chửi mình ngu dốt hay Lý Ngân vẫn hờ hững như không. Đơn giản là sống vô cảm, hệt như một tảng băng di động. Không cười cũng chả nói, cứ vậy suốt cả ngày.
Rồi thì một ngày như mọi ngày, tôi ném mình vào một cái xó nào đó trong phòng riêng. Tự bản thân chiêm nghiệm lại khoảng thời gian hạnh phúc trước đó, song tự cười, tự dỗ, và tự lau nước mắt. Tôi chải lòng theo miền kí ức xa xăm, văng vẳng bên tai là tiếng cười đùa dai dẳng của bản thân. Nó hệt như lưỡi kiếm vô hình tự động cứa vào trái tim đã rỉ sét. Bỗng đâu tôi nghe có tiếng người gọi tên mình, tiếng đẩy cửa và đôi chân dài thân thuộc nhẹ bước đến trước mặt tôi. Ông khom lưng, dùng chính đôi tay rắn thép của mình bế bổng tôi lên khỏi góc nhà. Từng sải chân vững chắc, ông đặt tôi nằm xuống giường, nhẹ nhàng im một nụ hôn yêu thương lên trán. Nối tiếp chiếc hôn hời hợt ấy là một loạt nước mắt ẩm nóng thấm ướt mặt tôi. Kéo cao tấm chăn mỏng, ông gói gọn tôi trong đó, nhẹ nhàng vỗ về ru tôi ngủ. Ông thì thào gọi tên tôi, thì thào xin lỗi, giọng nói ăn năn chua chát như đây là lần cuối cùng. Song, trước khi mở cửa đi ra ngoài, ông vẫn không quên để lại cho tôi lời nhắc nhở:
- Lần sau đừng ngồi dưới đất nữa, sẽ cảm đấy! – Dừng lại một chút, ông quệt vội vài giọt nước mắt chưa kịp chào ra khỏi khóe mi, cất gọng nói. – Con gái… nếu sau này ba không thể chăm sóc được cho con nữa, ba…
RẦM!!!
Cánh cửa gỗ nặng nề đóng sập trước mặt tôi, khi nó còn chưa khép hoàn toàn, tôi nhìn thấy bóng lưng cao cao tại thượng ấy đổ sập trước cửa phòng mình. Đôi vai run lên, ba ngồi đó khóc trong câm lặng. Ngược lại, tôi thì vô tâm đến mức nằm đó cười mỉa mai. Chẳng biết mình cười đẹp xấu ra sao, chỉ biết rằng bao nhiêu mặn đắng của nước mắt tôi đều nếm sạch.
Mặt trời xuống núi, ngày nắng dần nhường chỗ cho đêm đen, tôi vẫn nằm im duy trì nụ cười cố hữu. Bỗng đâu có tiếng đẩy cửa, những lần này không phải là cửa phòng mà là cửa sổ. Và người bước đến cạnh giường tôi không phải là ba mà là Lý Ngân. Hai mắt nó đỏ hoe, trên tay cầm sập giấy tờ lộn xộn gì đó. Song, chưa đầy một giây sau, Lý Ngân ném hết chúng vào mặt tôi ra lệnh “xem đi”. Tôi nhàn nhạt ngồi dậy, nhàn nhạt cầm từng tấm ảnh lên xem, nhàn nhạt cười.
Có gì đâu? Tất cả chúng đơn giản chỉ là ảnh chụp tôi và Vĩnh Quang. Chụp cảnh hắn lấy áo của mình khoác lên vai tôi trên đồi gió, chụp cảnh hắn xoa đầu tôi cười vui vẻ, chụp cảnh hắn và tôi tay trong tay trên sườn đồi, chụp cảnh hắn bế ngang tôi ra khỏi ngôi nhà gỗ và cả cảnh hắn hôn tôi ở trước cửa nhà vệ sinh nam. Tất cả chỉ có vậy, tôi xem xong còn ngửa cổ lên nhìn Lý Ngân cười nhạt. Nó cũng đứng đó nhìn tôi cười chua chát, song nâng tay giơ cây bút máy lên hỏi:
- Cậu biết đây là cái gì không?
Tôi đơn giản là chẳng nói gì, đơn giản là chỉ ngồi im đó cười hờ hững như từ đầu đến cuối đã biết hết mọi truyện rồi mà thôi.
TÁCH.
Lý Ngân giơ ngón trỏ lên bấm vào đầu cây bút, rất nhanh, chiếc máy ghi âm trá hình ấy phát ra một đoạn hội thoại…
<Đi chung đi. Thật ra… tôi cũng thấy sợ.>
Tôi ngoan ngoãn ngồi im nghe hết đoạn hội thoại, từ đầu đến cuối chẳng buồn hé răng nói ra nửa chữ. Mà trên thực tế, thậm chí tôi đã cười, cười vì tôi biết tiếp đó sẽ là gì.
- Việt An… tại sao cậu làm vậy? – Lý Ngân khóc nghẹn ngào, nó nhìn tôi bằng đôi mắt sưng đỏ. Và tôi thiết nghĩ, đôi mắt ấy có khi còn khóc nhiều hơn tôi, khóc nhiều hơn cả đứa vừa mới mất mẹ như tôi. Nhưng rồi tôi cũng chẳng nói ra cái suy nghĩ đó của mình mà chỉ ngồi nhìn Lý Ngân cười nhạt.
- Việt An, tớ còn ngỡ chúng ta là bạn thân cơ đấy. – Lý Ngân nhẹ nhàng lắc đầu, nước mắt vừa mới trào ra khỏi khóe mi, vì động tác vô ý ấy mà lăn dài trên gò má theo đường rích rắc. Phải rồi! Tôi cứ ngỡ hai chúng tôi là bạn thân cơ đấy. Tôi cứ ngỡ hai đứa thân nhau đến mức hiểu đối phương qua từng cử chỉ, từng động tác mà chẳng cần diễn đạt hay nói ra bằng lời. Tôi cứ ngỡ khi mình buồn nhất, khi cần người bên cạnh nhất, cần người ngồi dưới đất khóc cùng thì… Nhưng rồi tôi cũng chẳng nói ra cái suy nghĩ đó của mình mà chỉ ngồi nhìn Lý Ngân cười nhạt.
- Tại sao cậu không nói gì? – Ngân khẽ liếc tôi ném ra một nụ cười đau đớn. – Việt An, cậu biết không? Đã nhiều lần tớ tự nói với bản thân mình rằng: ắt hẳn đây là một trò đùa quái ác và người trong ảnh không phải cậu, cả giọng nói trong máy ghi âm cũng không phải cậu… Bởi vì tớ tin cậu, Việt An, chẳng lẽ đến một lời giải thích cũng không có sao?
Một lời giải thích? Giải thích sao đây khi người trong ảnh là tôi? Giải thích sao đây khi giọng nói trong máy ghi âm cũng là của tôi? Và giải thích thế nào để vớt vát lại tình bạn trước đó? Giờ đây tôi có giải thích thế nào đi chẳng nữa thì cũng chỉ là lời biện hộ. Mà đã là biện hộ thì chung quy cũng chỉ là lời nói dối, là già mồm cãi cố mà thôi. Vậy thì ích gì?
Nếu tin tôi thì trong đám tang mẹ Lý Ngân đã chẳng cười mỉa tôi. Nếu tin tôi thì hôm ấy Ngân đã ngồi lại cùng tôi chứ không quay lưng bước thẳng. Nếu tin tôi thì suốt thời gian qua Ngân đã chẳng mặt nặng mày nhẹ với tôi. Nếu tin tôi Ngân đã vất máy ghi âm và mớ ảnh này đi rồi. Và nếu tin tôi thì hôm này Ngân đã chẳng đứng đây chất vấn tôi. Nhưng sự thật là, Vũ Phương Lý Ngân – cậu chưa từng tin tôi.
- Tớ cứ nghĩ rằng mình là người hiểu cậu nhất, nhưng giờ thì… tớ sai thật rồi. – Lý Ngân ném lại cho tôi một cái cười khẩy rồi dang chân đạp lên cửa sổ, bước thẳng về phòng mình. Tôi cũng cười, chỉ là nụ cười rất mờ nhạt, như có như không rồi dần chìm vào lãng quên. Có khi nào tình bạn này rồi cũng như vậy không?
.
.
.
Đêm đen, nhiệt độ bắt đầu hạ dần, tôi nằm cuộn mình trong chiếc chăn mỏng mà dỏng tai lên nghe từng tiếng tích tắc của đồng hồ. Chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, tôi trượt ra khỏi giường, đi đến phòng ba mẹ và nhẹ nhàng đẩy cửa. Một mùi tanh nồng từ trong phòng lập tức đánh về phía tôi. “Hoang mang”, trong hoàn cảnh đó, có lẽ hai từ này là hình dung đúng nhất tâm trạng của tôi. Tôi chẳng màng việc mình còn giận ba nhiều bao nhiêu, tôi chạy ào vào phòng, chạy đến bên cạnh giường. Men theo thứ ánh sáng nhân tạo được lắp trên tường, tôi thấy hai mắt ba nhắm nghiền, viền môi cong cong để lộ một nụ cười nhẹ, rất nhẹ tựa như gió thoảng mây trôi, tựa như nó không hề tồn tại.
Chẳng biết lúc ấy bản thân nghĩ gì mà tôi lại đứng cười như một con ngố, cười khi thấy ba mình “mất”. Có chăng trên đời này tôi là đứa con gái bất hiếu nhất? Phải không? Tôi là đứa con bất hiếu nhất? Thì đúng vậy mà, thử hỏi trên đời này có ai như tôi không? Dù đúng dù sai ông ấy cũng là ba tôi, mà cứ cho là không phải ba ruột đi chăng nữa thì công ơn dưỡng dục cũng chẳng thua gì ân huệ người sinh thành. Biết là vậy thế mà tôi vẫn đứng cười, cười rõ tươi. Nhưng sao lọt vào tai lại toàn tiếng nức nở? Không đúng, rõ ràng trước đó tôi đã cười mà? Không đúng, tôi đâu có khóc? Sao nước mắt ở đâu ra nhiều thế này? Tôi đưa tay lên tính gạt đi hai hàng nước mắt thì phát hiện ra mặt mình đã ướt đẫm tự bao giờ.
Khóc chán cười đã miệng là lúc tôi thấy hai tay ba ôm chặt thứ gì đó trong lòng. Tôi toan bước đến gỡ nó ra, đập vào mắt là một chiếc đĩa nhựa. Nó không phải là mấy đĩa phim mà ba thường mua về để hai cha con cũng coi mà là một chiếc CD tự làm. Tôi đưa tay lên quệt vội hai hàng nước mắt, chẳng hiểu sao tôi lại cảm thấy bất an, tay chân bủn rủn, tim thì đập loạn nhịp. Có chăng chiếc đĩa CD này chứa thứ gì đó mà tôi không nên xem không? Nghĩ vậy những tôi vẫn lì đầu quyết xem nội dung của nó cho bằng được.
Màn hình thấp thoáng hiện lên hình ảnh người đàn ông trước cửa ngôi nhà gỗ, người từng gọi tôi là con gái. Đứng bên cạnh ông ta là một phụ nữ trung niên và một người con trai suýt soát tuổi tôi. Tôi ngồi bệt dưới nền đất, hai mắt mở to nhìn chằm chằm người thanh niên tên gọi “Hoàng Kiên Chánh” trong màn hình. Cậu ta khoan thai bước đến vỗ vai người con trai cười nói:
Tôi nhíu mày, chẳng hiểu cái mô tê gì cả, từ khi nào mà Hoàng Kiên Chánh lại thành diễn viên vậy trời? Những rất nhanh sau đó, câu nói tiếp theo của người đàn ông đã giải đáp hết tất cả thắc mắc trong lòng tôi.
Nói rồi ông ta đánh mắt về phía Bùi Vĩnh Quang lớp bên cạnh. Và trên thực tế, Bùi Vĩnh Quang mà tôi biết đang đứng cạnh Hoàng Kiên Chánh. Hắn chẳng buồn đáp lời người đàn ông lấy nửa chữ, đơn giản là chỉ cười cười đưa ra một tờ chi phiếu mệnh giá không nhỏ, song nói:
Màn hình tivi bỗng dưng nhiễu sóng rè rè rồi chuyển sang cảnh khác. Nơi ấy có kê một chiếc bàn gỗ, hai tách café và Bùi Vĩnh Quang cùng Hoàng Kiên Chánh thì ngồi đối diện nhau vừa cười vừa nói:
Dừng lại một chút, Bùi Vĩnh Quang nâng tách café còn nóng hổi lên nhâm nhi tiếp lời:
Hoàng Kiên Chánh ngồi đối diện bất giác cười vang, mười ngón tay của cậu ta khẽ đan lại với nhau rồi lại nhẹ nhàng tách ra theo nhịp.
Dừng lại một chút ngẫm nghĩ gì đó, cậu ta lại tiếp lời:
<Đó là tại vì số tiền cậu chả cho tôi để tham gia vụ này không ít. Nhưng giờ thì… tôi nghĩ cậu nên chả thêm cho tôi một ít nữa.>
Đôi mắt Hoàng Kiên Chánh sáng lên như loài thú dữ phát hiện ra con mồi trong đêm tối, giọng nói ngày càng sắc bén.
Vĩnh Quang để tách café xuống, hắn khẽ liếc người ngồi đối diện mình. Vẽ lên môi một nụ cười nhạn nhạt, nhưng giọng điệu lại không kém phần châm biếm.
Tôi thấy Hoàng Kiên Chánh khẽ hất cằm cười mỉa mai đoạn bảo
Vĩnh Quang hơi chau mày, giọng nói trầm hẳn xuống, nếu ai không biết có khi còn nghĩ hắn ta đang bảo vệ tôi cơ đấy.
Không để cho Vĩnh Quang nói hết câu, Hoàng Kiên Chánh đã nệm mạnh tách café xuống nền gỗ, giọng nói đanh thép.
Màn hình lại bắt đầu nhiễu sóng, tiếng kê “rè rè” trước đó vang lên lần nữa và lần này tôi thấy ba mình. Ông ngồi im trên giường, đôi mắt dán chặt vào người đối diện, hai chân buông lỏng trượt theo cạnh giường, tay thả tùy hứng. Và người trước mặt ba tôi, người ấy là Hoàng Kiên Chánh. Hai tay hắn để trong túi quần, viền môi cong lên ném ra nụ cười thâm độc.
Hoàng Kiên Chánh “hừ” mạnh một tiếng, hai tay hắn khoanh tròn trước ngực, cười giễu cợt nói:
Tôi thấy môi ba mấp máy, nhiều lần tính biện bạch vớt vát lại tình hình những cuối cùng nửa chữ ông cũng chẳng nói ra. Biết mình đang chiếm ưa thế, Hoàng Kiên Chánh khẽ cười, hắn cúi người lấy ra một sập tài liệu từ trong cặp, ném thẳng đến trước mặt ba tôi ra lệnh Hoàng Kiên Chánh nghiêng người dựa lưng vào tường cười thách thức Thấy ba tôi vẫn ngồi im mà không có chút gì gọi là đáp trả. Hắn bước đến giằng lấy sập tài liệu song tự phong cho mình gương người tốt, đoạn bảo.
Tôi nghe tim mình vỡ vụn, nước mắt tự ý lăn dài trên gò má khi thấy ba khóc lóc thảm thiết và rơi bịch xuống giường. Ông ngồi đó, dưới nền đất lạnh cóng, mặc sức van nài Hoàng Kiên Chánh. Và rồi đổi lại là một tràng cười giòn tan. Hắn trước nay rất ít cười, mà hầu như là không bao giờ cười. Tôi cứ nghĩ nếu hoàng tử băng giá ấy mà cười thì ắt hẳn phải là một nụ cười ấm áp, nụ cười ấy có khi còn làm tan chảy hàn băng vĩnh cửu nữa kia. Những giờ thì tôi sai rồi, sai thật rồi, hắn ta cười nghe như một vị thần chết sắp sửa tước đoạt đi sinh mạng của người khác chứ chẳng tốt đẹp như thầm tưởng đâu.