Thực ra, tôi cảm thấy vụ án này đan xen phức tạp, e rằng khó mà phá án được. Nhưng Das thì có vẻ rất hứng thú, trong thời gian này ông ấy đặc biệt qua lại nhiều với tôi.
bạn đang xem “Những cú siêu lừa của Arséne Lupin - Maurice Leblanc” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Có hôm, ông ấy cho tôi xem một tin tức thời sự. Tin này là lấy từ nước ngoài, người biên tập còn bình luận thêm:
"Ở Anh quốc, nghiên cứu tàu ngầm đang được tiến hành, địa điểm được bảo vệ rất kỹ càng. Một khi thí nghiệm thành công, thì chiến tranh trên biển sẽ có bước tiến mới. Theo người trong cuộc tiết lộ, chiếc tàu này được đặt tên là "Bảy cơ""
Bảy cơ? Lẽ nào đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Rốt cuộc thì tên chiếc tàu ngầm này và những vụ việc kể trên có quan hệ gì không? Đó là sự liên quan như thế nào? Sự việc xảy ra ở đâu; thí nghiệm xảy ra ở tận bên đó có liên quan với nhau được không?
- Vậy ai đã nói đúng?- Das trầm ngâm một lúc rồi nói với tôi- Có một số việc nhìn bên ngoài thì có vẻ hoàn toàn khác nhau, nhưng bên trong chúng lại có mối liên hệ mật thiết.
Hai ngày sau, trên báo đăng tải một tin khác.
"Được biết những phương án chế tạo thử nghiệm tàu ngầm "Bảy cơ" là của một kiến trúc sư người Pháp. Ông ta xin chính phủ nước này cấp ngân sách nhưng bị từ chối. Sau đó, ông ta liên hệ với bộ Hải quân Anh, vẫn chưa có kết quả. Nguồn tin này chưa thể chứng thực, chỉ dùng tham kháo."
Sau đó, trên một tờ báo lớn có đăng một bài thu hút được sự chú ý của dư luận. Nó đã cung cấp một vài manh mối về vụ án "Quân bài bảy cơ", nhưng cũng chỉ là manh mối không rõ ràng. Toàn văn như sau:
"Manh mối đầu tiên của "Vụ án quân bài bảy cơ"
Nói ngắn gọn: mười năm trước, một vị kiến trúc sư khai mỏ trẻ tuổi Luis Luicen vì quá đam mê công trình nghiên cứu tại số 102 phố Major và thuê hai anh em Valon quốc tịch Thụy Sĩ trợ giúp, trong đó một người làm trợ lý thí nghiệm, người kia lo tìm đối tác thích hợp. Qua giới thiệu của hai anh em họ, ông ta đã quen với ông Gergeo – người mới sáng lập ra ngân hàng vàng nổi tiếng.
Luis Luicen đã nói tốt cho Valon nhiều lần, sau khi ngân hàng khảng khái chấp nhận phương án chế tạo tầu ngầm, thì tranh thủ ảnh hưởng của nó xin nguồn tài trợ cho công trình nghiên cứu.
Trong vòng hai năm, Luis thường xuyên lui tới lâu đài của Andermatt mang theo bản thảo nghiên cứu cho ông ta xem. Rồi một ngày nọ, ông đưa ra công thức then chốt cuối cùng, cảm thấy cả dự án đã hoàn tất, xin ngài Andermatt nghĩ cách cho khởi công trình.
Hôm đó Luis ở lâu đài của Andermatt ăn tối, mười một rưỡi ra về. Từ đó về sau, không ai biết tung tích của ông ta nữa.
Tác giả rà soát lại báo chí năm đó, thấy rằng gia tộc Lucien đã từng khởi tố vụ này. Nhưng không có kết quả gì. Mọi người đều nghĩ rằng ông Luis tính hướng nội, nên đã mắc chứng hoang tưởng; vì vậy, rất có thể đã đi du lịch mà không báo cho ai biết.
Về chi tiết này, tạm ngừng tại đây. Nhưng sự việc này còn liên quan tới lợi ích quốc gia: tung tích phương án chế tạo tầu ngầm ra sao? Ông Luis đã mang hết chúng đi, hay đã đốt sạch rồi? Tác giả đã điều tra vấn đề này rất kỹ, kết quả cho thấy phương án chế tạo đến nay vẫn còn. Nó đã rơi vào tay anh em Valon. Họ đã làm cách nào, hiện giờ vẫn chưa thể xác định. Nhưng có một điều đã rõ ràng là: phương án nghiên cứu của Luis đang nằm trong tay một thế lực ngoại quốc nào đó. Trong tay tác giả đang có bức thư liên lạc giữa anh em Valon và thế lực ngoại quốc đó; lúc cần thiết có thể công bố. Hiện nay, phương án chế tạo tàu ngầm "Bảy cơ" mà Lucien đặt giả thiết đang trở thành hiện thực ở ngay nước láng giềng của chúng ta."
Đằng sau bài viết còn có một đoạn nữa:
"Tin mới nhất. Qua nguồn tin đáng tin cậy, thì thí nghiệm ấy vẫn chưa thành công. Nguyên nhân có thể là phương án mà anh em Valon đưa ra chưa trọn vẹn, thiếu mất chính phần đêm hôm Lucien đưa cho Andermatt rồi mất tích. Phần tài liệu này có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện phương án và tính toán số liệu; nó bổ trợ cho tài liệu đề án, và cả hai đều không thể thiếu.
Vậy thì, thái độ của ngài Andermatt có quan hệ mật thiết với việc có thể phá án hay không? Ngài Andermatt có nghĩa vụ giải thích về hành động này. Chúng ta có quyền được biết tại sao Etlenne không nói ra sự thật mà lại tự sát, và tại sao lại che dấu tung tích của văn kiện? Ông ta phải nói rõ, tại sao lại phải thuê mật thám theo dõi anh em Valon trong suốt sau năm liền.
Hy vọng ngài Andermatt sớm giải thích rõ việc này. Nếu không sẽ không thể nói trước được điều gì.
Giọng điệu đe dọa thể hiện thật rõ. Nhưng mục đích là gì? Rốt cuộc ông Salvator sẽ dùng kế sách gì để đối phó với Andermatt đây?"
Hôm bài báo được ấn hàn, Das ngồi ăn tối ở nhà tôi. Ăn cơm xong, trong khi hai chúng tôi đang bàn luận về vụ án này bỗng cánh cửa bị mở tung ra. Người giúp việc chưa kịp vào báo thì có một người phụ nữ che mặt xông vào.
Bà ta nhìn thấy tôi đứng lên trước liền hỏi:
- Thưa ông, đây là căn nhà của ông sao?
- Đúng vậy, phu nhân. Nhưng tôi vẫn chưa biết...
- Cửa sắt ở mặt đường vẫn chưa khóa- Bà ta giải thích.
- Thế còn cửa ở tiền sảnh?
Bà ta không trả lời. Tôi nghĩ, bà ta đã đi vào bằng cầu thang nhỏ của người giúp việc. Nếu như vậy thì bà ta chắc chắn rất thông thuộc căn phòng này?
Một bầu không khí tĩnh lặng đến khó xử bao trùm. Bà ta đưa mắt liếc nhìn Das dò hỏi. Tôi thấy phải giới thiệu đôi chút hai người với nhau, coi đây như là một cuộc họp mặt. Sau đó, tôi mời bà ta ngồi xuống và hỏi có nguyên cớ gì khiến bà ta tới đây.
Bà ta vén tấm mạng che để lộ khuôn mặt đoan trang; cho dù không phải là tuyệt sắc giai nhân nhưng cũng đủ để làm say lòng người. Đặc biệt là đôi mắt, tuy có vẻ buồn rầu nhưng vẫn làm sao xuyến tâm hồn.
Bà ta nói:
- Tôi là phu nhân Andermatt
- Phu nhân Andermatt!- Tôi bất giác nhắc lại một lần nữa, trong lòng cảm thấy vô cùng ngạc nhiên.
Khi bầu không khí tĩnh lặng bao trùm qua đi, bà ấy nói với giọng rất khoan thai:
- Tôi đến đây là vì... vụ án này. Tôi nghĩ sẽ tìm hiểu thêm được điều gì đó từ phía các ông.
- Nhưng thưa phu nhân, tôi chỉ biết những gì trên báo chí đăng mà thôi. Hãy nói cho tôi biết, tôi có thể giúp gì cho bà?
- Tôi... không biết... tôi... không biết...
Trong khoảng khắc ấy, bằng trực giác tôi có thể nhận ra giọng điệu khoan thai lúc nãy của bà ta chỉ là giả vờ mà thôi; bên trong cái vỏ ngoài bình thản kia là một tâm hồn bồn chồn, bất an. Lúc ấy, cả tôi và phu nhân đều cùng bối rối...
Das ở bên cạnh, nhìn chằm chằm hai chúng tôi, lúc này ông bước lên trước nói với phu nhân:
- Thưa bà, xin hãy cho phép tôi được hỏi bà vài câu, được chứ?
- Ồ! Ông cứ tự nhiên!- Bà ấy nói mạnh mẽ hơn.- Có lẽ như thế, tôi sẽ dễ nói hơn.
- Cho dù tôi hỏi câu gì... bà cũng sẽ trả lời?
- Được... thôi- Bà ta hơi ngập ngừng nhưng rồi cũng đồng ý.
- Bà có quen biết Luis không?
- Có, thông qua chồng tôi.
- Lần cuối cùng bà gặp ông ấy là khi nào?
- Khi ông ấy dùng bữa tối ở nhà tôi, tối hôm đó.
- Tối hôm đó, bà có nghĩ rằng đó là lần gặp cuối cùng không?
- Không hề. Ông ấy nói sẽ đi du lịch nước Nga. Nhưng chỉ nói vậy thôi.
- Nếu thế, hẳn bà cho rằng sẽ gặp lại ông ta?
- Ông ấy hẹn vài hôm nữa sẽ tới nhà tôi ăn cơm.
- Vậy bà có thể giải thích việc mất tích của ông ấy không?
- Tôi không thể.
- Còn ngài Andermatt
- Tôi không biết.
- Nhưng bài đăng trên báo "Nước Pháp" dường như nói rằng...
- Anh em nhà Valon là người biết rõ sự tình.
- Bà có đồng ý với nhận định này không?
- Đúng thế.
- Bà có căn cứ nào không?
- Khi tạm biệt chúng tôi, trên người ông Luis có mang theo một cặp công văn đựng toàn bộ giấy tờ về phương án nghiên cứu. Hai ngày sau, một trong hai anh em Valon, chính là người bây giờ còn sống tới tìm chồng tôi, nói rằng những tài liệu kia đã nằm trong tay bọn họ rồi.
- Chồng bà có đi tố cáo họ không?
- Không.
- Tại sao vậy?
- Bởi bên trong cái cặp đó ngoài phương án chế tạo của Luis ra, còn có thứ khác.
- Là cái gì vậy?
Bà ấy ngừng lại, không nói gì cả. Das hỏi tiếp:
- Chồng bà, chính là vì lý do đó mà không báo cảnh sát, chỉ thuê người theo dõi họ? Ông ấy muốn đồng thời lấy được cả "phần" phương án và "phần" có liên quan đến danh dự của ông ấy. Anh em họ đã lấy chúng để uy hiếp ông nhà.
- Không chỉ ông ấy, mà... cả tôi nữa.
- Ồ! Vậy sao?
- Chủ yếu là uy hiếp tôi- Giọng bà nghẹn ngào.
Das nhìn phu nhân, bước lên vài bước rồi hỏi:
- Bà đã viết thư cho Luis chưa?
- Đương nhiên rồi... Vì công việc của chồng tôi có liên quan tới ông ta...
- Ngoài việc bà thay chồng viết công văn ra, bà có từng viết... lá thư nào khác cho Luis không? Xin hãy thứ lỗi, vì tôi cứ khăng khăng muốn hỏi rõ điểm này. Nhưng tôi nhất định phải tìm hiểu toàn bộ chân tướng sự việc. Bà đã từng viết bức thư nào khác chưa?
Mặt bà đỏ ửng lên, nói khe khẽ:
- Rồi.
- Vậy thứ nằm trong tay anh em Valon chính là bức thư đó?
- Đúng vậy.
- Ông nhà có biết chuyện này không?
- Ông ấy chưa từng nhìn thấy nó, nhưng Alfred đã nói với chồng tôi rồi, còn uy hiếp rằng nếu không hợp tác với bọn họ thì họ sẽ công bố nội dung bức thư. Chồng tôi rất hoảng sợ... Cứ nghĩ đến chuyện đó xảy ra sẽ làm đảo lộn tất cả thì ông ấy lại buộc phải nhượng bộ.
- Nhưng đồng thời, ông ấy cũng tìm đủ mọi cách giành được bức thư này từ tay bọn họ.
- Tìm đủ mọi cách... ít nhất thì tôi cũng nghĩ vậy. Từ sau gặp Alfred, ông ấy đã nhiều phen nặng lời với tôi, rằng giữa tôi và ông ấy không còn tình nghĩa hay sự tin tưởng nào nữa. Bây giờ tuy sống cùng nhau, nhưng chúng tôi không khác gì hai người xa lạ, không hề quen biết.
- Nếu như vậy, liệu bà sẽ vì thế mà mất đi cái gì đó, tức là có gì khiến bà lo sợ không?
- Mặc dù bây giờ ông ấy đối xử rất lạnh nhạt với tôi, nhưng ông ấy đã từng yêu tôi, sau này vẫn có thể sẽ lại yêu tôi. Ôi! Tôi vẫn tin vào điều đó- Bà ta có vẻ rất kích động- Ông ấy sẽ lại yêu tôi, chỉ cần ông ấy không nhìn thấy bức thư đáng ghét kia...
- Điều này thì khó nói... Hai anh em nhà họ có phải vẫn đề phòng ông ấy?
- Đúng vậy. Bọn họ hình như nói rằng đã giấu bức thư ở một nơi tuyệt đối bí mật và an toàn.
- Vậy sao?
- Nhưng tôi tin rằng, chồng tôi đã tìm ra chỗ đó!
- Ở đâu?
- Chính là ở đây.
Chương trước