Nước mắt tôi bỗng tuôn như mưa, tôi vừa khóc vừa đuổi theo tàu hỏa.
Chị ơi, em trả xe cho chị, chị đừng đi.
Chị gào gọi tôi qua cửa sổ tàu hỏa.
Tôi không nghe thấy, nhưng có thể đoán qua khẩu hình của chị: Đừng khóc!
bạn đang xem “Ngang qua thế giới của em - Trương Gia Giai” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Nhưng tôi vẫn cuống quýt chạy đuổi theo, vừa gạt nước mắt vừa gào gọi:
- Chó mới khóc, em không thèm khóc!
Kể từ giây phút đó, tôi rất sợ khi nghe thấy tiếng tàu hỏa.
Bởi vì nghe thấy tiếng còi tàu, tức là lúc phải chia ly.
Chị đi rồi, một mình tôi cưỡi xe đạp đi học, bị chúng bạn cười chê. Bởi vì đó là xe đạp dành cho nữ.
Mọi người bảo tôi là yêu nữ, bảo tôi là thằng pê-đê.
Nhưng tôi mặc kệ, tôi vẫn cưỡi chiếc xe đạp ấy, vì như thế tôi sẽ có cảm giác chị tôi vẫn ở bên tôi.
Đến tận bây giờ, mỗi khi vào phòng chứa đồ và nhìn thấy chiếc xe đạp ấy, nước mắt tôi vẫn không ngừng tuôn rơi. Tôi thầm mắng mình: rơi gì mà rơi, rơi gì mà rơi!
Năm 1988, cậu tôi tặng tôi một bộ sưu tập tem mà tôi không hiểu gì về nó. Tôi tức giận, bảo:
- Chị ơi, cậu thật kẹt xỉn, cho em đống giấy lộn này làm gì kia chứ!
Chị bảo:
- Thế bán lại cho chị mười đồng đi!
- Chị thật gian xảo. Chị nghĩ em là thằng đần chắc? Đằng sau tập giấy in giá bìa là một trăm chín mươi tám đồng.
- Mấy thứ này càng ngày càng mất giá, bây giờ không chịu bán, để sang năm sẽ chỉ còn một đồng thôi biết chưa.
- Vì sao?
- Em không đọc người ta ghi rất rõ đây à: Có giá trị theo năm, mau sưu tầm hàng hiếm. Thế nào là có giá trị theo năm? Tức là để càng lâu sẽ càng mất giá. Nào có bán không thì bảo?
- ...Hai mươi đồng.
- Đồng ý!
Thế là, bộ sưu tập tem mỗi năm tôi đều bán cho chị tôi với giá hai mươi đồng.
Lũy kế đến năm 1992, tôi bán được tổng cộng bốn cuốn, tám mươi đồng. Hằng năm tôi đều phải nộp lại tiền mừng tuổi cho bố mẹ, nên món tiền tám mươi đồng này là sở hữu vô cùng quý giá đối với tôi. Hơn nữa, kể từ năm đó, cậu tôi không tặng tem sưu tập cho tôi nữa, đồ kẹt xỉn!
Năm đó, chị tôi đi học đại học xa nhà.
Hôm sau chị phải lên đường rồi, tôi nằm trên giường lăn qua lăn lại, mười sáu tờ năm đồng, chị một tờ, em một tờ, tôi cứ thế nhẩm tính cả đêm. Tôi miên man nghĩ: Chị ấy đi học xa nhà liệu có bị người ta bắt nạt không? Trước đây mỗi lần bị ai đó bắt nạt, chị lại cho mình hai hào để mình chửi cho kẻ kia một trận.
Chị ấy đến nơi xa xôi như vậy, chắc sẽ cần đến tiền.
Ừ, thế thì cho chị ấy mười đồng. Mười đồng mà thuê người chửi hộ...thì có mà thuê được năm mươi lần.
Nhưng nếu bị người ta đánh thì sao? Lần trước chị ấy bị thím đánh, cho tôi những năm hào bảo đi đánh hộ, tôi còn chả thèm. Người ngoài chắc chắn sẽ đòi nhiều hơn.
Thôi cứ coi như mỗi lần thuê người đánh mất hẳn một đồng đi, cho chị ấy hai mươi đồng.
Tôi đau lòng khi phải chia khoản tiền bảo bối của mình thành hai nửa, mà cái nửa của chị ấy càng lúc càng nhiều hơn cái nửa của tôi.
Tôi mải tính toán, chia chác đến nỗi buồn ngủ quá, thiếp đi lúc nào không hay.
Cuối cùng, tôi nhét vào túi của chị ấy cả tám mươi đồng.
Tiễn bà chị "ôn thần" lên đường, tôi hoàn toàn trắng tay. Về đến nhà, tôi buồn lắm, trốn trong chăn ngủ.
Tôi phát hiện trong chăn có bốn bộ sưu tập tem theo năm.
Trong mỗi bộ kẹp hai mươi đồng.
Tôi trốn trong chăn, vừa khóc vừa chửi. Chị và cậu đều kẹt xỉ như nhau, mỗi bộ chỉ kẹp có hai mươi đồng. Đi khỏi nhà thì chí ít phải kẹp năm mươi đồng cho tôi chứ.
Đến tận bây giờ, bốn bộ sưu tập tem theo năm có kẹp hai mươi đồng ấy vẫn nằm gọn gàng trên giá sách của tôi.
Một hôm, tôi giở ra lau chùi giá sách, vô tình lật mở bộ sưu tập năm 1988, bìa sách có một vuông chữ màu vàng, đề giá bìa một trăm chín mươi tám đồng.
...
- Bán lại cho chị mười đồng đi.
- Chị thật gian xảo. Chị nghĩ em là thằng đần chắc? Đằng sau tập giấy in giá bìa là một trăm chín mươi tám đồng.
- Mấy thứ này càng ngày càng mất giá, bây giờ không chịu bán, để sang năm sẽ chỉ còn một đồng thôi biết chưa.
- Vì sao?
- Em không đọc người ta ghi rất rõ đây à: Có giá trị theo năm, mau sưu tầm hàng hiếm. Thế nào là có giá trị theo năm? Tức là để càng lâu sẽ càng mất giá. Nào có bán không thì bảo?
...
Nước mắt tôi nhỏ xuống tí tách, hoen mờ cả dòng giá bìa một trăm chín mươi tám đồng ấy.
...
Chị:
- Người xấu mới hút thuốc.
Tôi:
- Thế cậu là người xấu à?
- Trở thành giáo sư rồi mới hút thuốc thì là người tốt.
- Chẳng logic gì cả. Chị giải được hàm số Log, chị am hiểu "Phong, nhã, tụng" một bộ tổng tập thơ ca vô danh của một trong . Hôm qua chị nhầm Hegel thành Helen. Chị là Vua logic.
Là ba phần chính của Kinh thi, một tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, và là một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo.
Mới cãi nhau được vài ngày chị đã lại phải quay về trường đại học.
Tôi tìm thấy trong ngăn kéo bọc giấy báo gói một cây thuốc hiệu Trung Hoa.
Trên mẩu giấy để bên, chị tôi viết:
Nếu nhất định phải hút thì hút loại nào tốt tốt một chút, ít ra nó sẽ không gây hại nhiều cho sức khỏe.
Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ, đó là tờ báo Buổi tối Dương Tử, phát hành ngày 22 tháng 5 năm 1997.
Sau này, tôi gặp cô gái tên Khương Vi.
Khương Vi hỏi:
- Anh có thích hút thuốc không?
Tôi đáp:
- Anh thích hút loại tốt tốt một chút.
- Tại sao?
- Thì nó ít gây hại cho sức khỏe.
Kết thúc kỳ nghỉ đông cô ấy mang cho tôi một bao thuốc, hiệu Trung Hoa, bao thuốc chỉ có mười một điếu. Bốn điếu Trung Hoa, bốn điếu Ngọc Khê, ba điếu Tô Yên.
Có còn hơn không.
Tôi:
- Em lấy đâu ra thế?
Khương Vi:
- Nhà em có lệ cứ đến Tết là đi biếu họ hàng thuốc lá, em lén rút mỗi bao vài điếu.
- Nghỉ đông hai mươi ngày, sao em sưu tầm được có mười một điếu?
- Bảy điếu kia bị bố em phát hiện và tịch thu rồi.
Về sau, Khương Vi biến mất. Tờ Buổi tối Dương Tử vẫn nằm yên trên giá sách của tôi. Tôi kẹp vỏ bao thuốc hiệu Trung Hoa trong tờ báo ấy.
Chỉ có hai người phụ nữ ấy cho rằng hút loại thuốc tốt một chút sẽ ít gây hại hơn cho cơ thể.
Máy nghe nhạc Winamp bỗng vang lên ca khúc Bài tình ca trên Radio.
Một cô gái đẹp muốn với tay lên trời che kín mặt trăng. Một cô gái nức nở thương nhớ cây cầu bắc đến trái tim người tình. Từ đây, mộng vỡ, duyên tan chỉ còn nỗi bơ vơ thảm sầu và cơn đau quặn thắt.
Nơi đây chìm trong những giai điệu nhói buốt.
Chị tôi đã không còn biết đau đớn là gì nữa, Khương Vi cũng bặt âm vô tín. Cầu mong em được vui vẻ hơn tôi, cầu mong em mãi mãi hạnh phúc.
...
Chị bỏ ra nửa năm để dạy tôi đánh máy. Bắt đầu từ 27 tháng 8 năm 1998, đến ngày 1 tháng 9, khi mà chị phải trở lại trường đại học thì giáo trình dạy đánh máy tự động chuyển thành tài liệu tự học.
Tôi:
- Đằng sau A là B kia mà, sao họ lại xếp S vào vị trí đó? Đằng sau B là C kia mà, sao lại là N?
Chị:
- Christopher Lathan Sholes (cha đẻ của máy tính chữ) là người phát minh ra nó, không phải chị?
- Cách sắp xếp chứ cái của ông ta thật loạn luân, dì và cậu nằm chung một chỗ. Gia phổ của chúng chẳng khác gì thần thoại Hy Lạp.
- Đồ điên! Có học không thì bảo?
- Chữ cái loạn luân như thế, em không học.
Chương trước | Chương sau