Thiên long bát bộ - Kim Dung

Thiên long bát bộ - Kim Dung


Tác giả:
Đăng ngày: 09-07-2016
Số chương: 100
5 sao 5 / 5 ( 37 đánh giá )

Thiên long bát bộ - Kim Dung - Chương 24 - Tòng thử túy

↓↓
Hai tiếng đó không có gì lớn nhưng đầy vẻ uy nghiêm. Vương Ngữ Yên quay trở vào, cúi đầu lặng thinh. Vương phu nhân chăm chăm nhìn làn khói xanh biếc trong chiếc lò hương lững lờ bay lên, hỏi nhỏ:


-Yên nhi, con biết những gì? Không được dấu mẹ, nói hết tất cả cho ta nghe.


Vương Ngữ Yên cắn môi nói:


-Cô trách mạ giết người bừa bãi, đắc tội với quan nha lại kết oán gây thù với võ lâm.

bạn đang xem “Thiên long bát bộ - Kim Dung ” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Vương phu nhân đáp:


-Đúng đó! Chuyện này là chuyện riêng của nhà họ Vương, có liên can gì đến nhà Mộ Dung đâu? Bà ấy bất quá chỉ là chị của cha con, có quyền hành gì mà ước thúc ta? Hứ, họ Mộ Dung mấy trăm năm nay, lúc nào cũng mơ chuyện "hưng phục Yên quốc", tính chuyện liên lạc anh hùng hào kiệt để họ sai sử. Liên lạc chưa xong lại gây gỗ với người ta, đến cả Cái Bang và phái Thiếu Lâm cũng đắc tội với họ nữa.


Vương Ngữ Yên nói:


-Thưa mạ, Huyền Bi hòa thượng của phái Thiếu Lâm nhất định không phải do biểu ca giết, anh ấy đâu có biết ...


Nàng vừa toan đề cập đến ba tiếng Vi Đà Chử vội vàng nín bặt, nếu như mẫu thân tra hỏi ở đâu ra thì Đoàn Dự khó mà thoát khỏi cái họa sát thân nên nói trớ ra:


-... võ công chưa tới được mức đó.


Vương phu nhân nói:


-Phải đó! Lần này y lên chùa Thiếu Lâm. Chắc là mấy con a đầu lắm chuyện đó kể cho con nghe chứ gì? Nam Mộ Dung, Bắc Kiều Phong, gớm, tên tuổi lẫy lừng quá hỉ? Thế nhưng một Mộ Dung Phục, thêm gã Đặng Bách Xuyên lên chùa Thiếu Lâm thì làm được chuyện gì? Thật là không biết lượng sức mình.


Vương Ngữ Yên tiến lên mấy bước, khẩn khoản nói:


-Mạ ơi, sao mạ không nghĩ cách nào cứu anh ấy một phen, sai người tới tiếp ứng được không mạ? Anh ấy ... anh ấy là con trai duy nhất của dòng Mộ Dung, nếu như có gì bất trắc, Cô Tô Mộ Dung ắt sẽ không còn ai nối dõi.


Vương phu nhân cười khẩy:


-Cô Tô Mộ Dung, hừ, nhà Mộ Dung có liên can gì đến ta đâu? Bà cô mi nói Hoàn Thi Thủy Các tàng trữ sách vở còn nhiều hơn Lang Hoàn Ngọc Động của nhà này nữa cơ mà, thì để thằng con cưng Mộ Dung Phục của bà ấy đến chùa Thiếu Lâm đại hiển uy phong càng tốt chứ sao.


Vương Ngữ Yên mắt rưng rưng, cúi đầu đi ra, lòng ngổn ngang như mối tơ vò không biết phải tính sao, đi đến hành lang mé tây hiên, bỗng nghe tiếng người hỏi nhỏ:


-Cô nương, chuyện ra sao?


Vương Ngữ Yên ngẩng đầu nhìn lên, hóa ra Đoàn Dự, hoảng hốt nói:


-Anh ... anh chớ có nói chuyện với tôi.


Thì ra Đoàn Dự thấy Vương Ngữ Yên đi rồi, tính gàn bướng nổi lên, mê mê mẩn mẩn đi theo cô gái. Chàng ở xa xa đứng chờ, đợi khi nàng từ phòng Vương phu nhân đi ra, lại lẽo đẽo đi theo. Chàng thấy Vương Ngữ Yên mặt mày ủ rũ, biết ngay Vương phu nhân không bằng lòng, liền nói:


-Nếu như phu nhân không đáp ứng, mình phải tìm cách khác.


Vương Ngữ Yên đáp:


-Mẹ tôi không chịu thì còn cách nào nữa mà hỏi? Bà ấy ... bà ấy ... nhất định thõng tay đứng ngoài mặc cho biểu ca gặp nguy nan.


Nàng càng nghĩ càng thêm xót xa, nhịn không nổi nước mắt lại ứa ra. Đoàn Dự nói:


-Ồ, nếu như Mộ Dung công tử đang gặp nguy nan ...


Đột nhiên chàng nghĩ ra một việc bèn hỏi ngay:


-Cô biết võ công nhiều như thế, sao không đích thân đi giúp cho anh ta?


Vương Ngữ Yên giương mắt chăm chăm nhìn chàng, dường như câu nói của Đoàn Dự là một chuyện kỳ quái nhất trên đời, một hồi sau mới nói:


-Tôi ... tôi chỉ biết võ công nhưng chính mình lại không biết sử dụng. Hơn nữa, tôi làm sao mà đi được? Mẹ tôi nhất định không bằng lòng đâu.


Đoàn Dự mỉm cười nói:


-Mẹ cô nhất định là không cho đi rồi, thế nhưng cô không len lén đi được hay sao? Tôi đã từng bỏ nhà ra đi, về sau quay về, cha mẹ tôi cũng không la rầy chi cả.


Vương Ngữ Yên nghe thấy chàng nói thế, xem ra có chút hi vọng thoát được bế tắc, đôi mắt sáng lên, nghĩ thầm: "Đúng đó! Ta len lén đi ra giúp biểu ca". Nàng nghĩ đến mình sẽ vì biểu ca mà phải chịu khổ đau hoạn nạn, trong lòng vừa chua chát, vừa ngọt ngào, lại nghĩ: "Người này nói rằng anh ta đã từng lén bỏ nhà ra đi, ồ, sao trước nay mình chưa bao giờ nghĩ đến chuyện này nhỉ?".


Đoàn Dự liếc nhìn thần sắc nàng biết cô gái đã xiêu lòng nên càng hết sức thúc giục, khuyên:


-Thế cô quả chỉ sống trong Mạn Đà Sơn Trang, chưa từng ra ngoài nhìn thấy cuộc đời đầy hoa lệ kia hay sao?


Vương Ngữ Yên lắc đầu:


-Có gì phải đáng xem đâu? Tôi chỉ lo cho biểu ca. Có điều trước nay tôi chưa từng luyện võ, nếu như anh ta gặp nguy hiểm, tôi cũng không giúp được gì.


Đoàn Dự nói:


-Sao cô lại bảo là không giúp được gì? Giúp được nhiều lắm chứ. Khi biểu ca cô động thủ với người ngoài, cô chỉ cần đứng ngoài nói vài câu thì giúp cho anh ta nhiều lắm, cái đó gọi là "đứng ngoài sáng nước". Mới đây chưa lâu tôi xem đánh cờ, người ta trông tưởng thua, tôi đứng ngoài chỉ cho vài nước liền lật ngược tình thế.


Vương Ngữ Yên nghe thấy thật có lý nhưng vẫn chưa đủ can đảm, ngần ngừ đáp:


-Tôi trước nay chưa từng ra khỏi cửa, đâu có biết chùa Thiếu Lâm ở nơi mô?


Đoàn Dự lập tức vớ ngay cơ hội nói:


-Để tôi đưa cô đi, trên đường có chuyện gì, một mình tôi đối phó cho.


Chàng vốn dĩ chẳng có bao nhiêu kinh lịch giang hồ nhưng lúc này đâu có dại gì mà nói ra. Đôi lông mày xinh xắn của Vương Ngữ Yên nhíu lại, nghiêng đầu trầm ngâm không biết tính thế nào cho phải. Đoàn Dự hỏi lại:


-A Châu, A Bích hai người ra sao rồi?


Vương Ngữ Yên đáp:


-Mạ tôi không chịu tha cho họ.


Đoàn Dự tiếp lời:


-Thôi thì đâm lao phải theo lao, nếu như A Châu, A Bích bị chặt đứt một cánh tay, biểu ca cô thể nào cũng trách cô, chi bằng mình cứu hai người đó ra, cả bốn người cùng đi một lượt.


Vương Ngữ Yên le lưỡi nói:


-Nếu làm chuyện đại nghịch bất đạo như thế lẽ nào mạ tôi để yên? Anh ni thế mà to gan thật!


Đoàn Dự biết rằng ngoài biểu ca nàng ra không chuyện gì có thể lay chuyển được lòng nàng nên giả đò lấy thoái làm tiến nói:


-Nếu đã vậy thì mình phải đi ngay mới được, cứ để cho mẹ cô chặt tay A Châu, A Bích. Sau này nếu như biểu ca cô hỏi đến, cô cứ nói là không biết, tôi nhất quyết không tiết lộ chuyện này đâu.


Vương Ngữ Yên vội nói:


-Sao lại thế được? Như thế có phải là nói láo biểu ca sao?


Nàng trong lòng ngần ngừ nói:


-Ôi, Chu Bích nhị tì nữ là người tâm phúc, phục thị anh ta từ bé, nếu chuyện này xảy ra thì họ Mộ Dung với họ Vương nhà tôi thù oán ngày càng thêm sâu.


Nàng dậm chân một cái nói:


-Thôi anh đi theo tôi vậy.


Đoàn Dự nghe thấy nói "Thôi anh đi theo tôi vậy" thật mừng không để đâu cho hết, trong đời chàng chưa bao giờ nghe câu nào ngọt ngào đến thế, thấy nàng đi về hướng tây bắc liền lẽo đẽo theo sau. Chỉ trong giây lát, Vương Ngữ Yên đã đưa chàng đến một căn nhà đá lớn gọi:


-Nghiêm má má, bà ra đây ta có chuyện cần nói với mụ.


Chỉ nghe thấy từ trong nhà tiếng cười khịt khịt nghe thật quái đản, một giọng nói khàn khàn vọng ra:


-Hảo cô nương, cô đến xem Nghiêm má má làm phân bón đấy hỉ?


Đoàn Dự lúc nãy nghe U Thảo và Tiểu Mính nói A Châu, A Bích bị đưa xuống Hoa Phì Phòng, lúc đó chẳng để ý đến, lúc này nghe giọng nói lạnh lẽo đầy âm khí nhắc tới "phân bón" mới thấy giật mình: "Cái gì mà phân bón? Phải chăng phân để trồng hoa? Chao ôi! Vương phu nhân cực kỳ tàn nhẫn, giết người như ngóe lấy thịt người làm phân bón hoa trà. Không biết mình tới có trễ mất không, hai nàng Châu Bích bị chặt tay rồi thì biết làm thế nào đây?". Tim chàng đập thình thình, mặt mày tái mét không còn một giọt máu.


Vương Ngữ Yên nói:


-Nghiêm má má, mạ tôi có chuyện muốn nói với má má, mụ đi lên ngay.


Người đàn bà trong thạch thất nói:


-Ta đang bận. Phu nhân có chuyện chi gấp gáp mà phải sai tiểu thư đến tận đây?


Vương Ngữ Yên đáp:


-Mạ ta hỏi ... ồ ... bọn nớ đến chưa?


Nàng vừa nói vừa đi vào trong phòng, thấy A Châu và A Bích hai người bị trói vào hai cái cột sắt, trong miệng bị nhét vật gì đó, đôi mắt rưng rưng nhưng không sao nói được. Đoàn Dự thò đầu vào thấy hai nàng chưa sao cả cũng an tâm phần nào, nhìn qua bên kia thì tim lại đập rộn lên. Chỉ thấy một mụ già lụm cụm tay cầm một con dao dài sáng loáng, bên cạnh là một vạc nước đang đun, hơi nước bốc lên ngùn ngụt.


Vương Ngữ Yên nói:


-Nghiêm má má, mạ tôi nói thả hai đứa đó ra có việc cần phải tra hỏi chúng cho rõ ràng đã.


Nghiêm má má quay đầu lại, Đoàn Dự thấy mụ mặt mày gớm ghiếc, ánh mắt đầy sát khí, hai chiếc răng nanh thò ra ngoài tưởng chừng như muốn cắn người ta, đủ biết bụng dạ tàn nhẫn đến chừng nào. Mụ ta gật đầu:


-Được, hỏi xong rồi lại đem xuống đây để chặt tay.


Mụ lẩm bẩm nói một mình: "Nghiêm má má ghét nhất là mấy đứa con gái xinh đẹp. Hai đứa ni có chặt tay rồi vẫn còn đẹp, ta phải nói với phu nhân phải chặt cả hai tay làm phân, lâu nay hoa không được tốt". Đoàn Dự giận quá, nghĩ bụng mụ già này tác ác đa đoan, không biết đã giết bao nhiêu người, tiếc rằng mình trói gà không chặt, nếu không sẽ vả cho mụ ta mấy cái, đánh gãy răng mụ cứu hai nàng Châu Bích ra.


Nghiêm má má tuy già nhưng tai còn thính lắm, Đoàn Dự đứng bên ngoài thở mạnh liền bị mụ ta phát giác ngay, hỏi liền:


-Ai ở ngoài nớ?


Mụ thò đầu ra xem thấy ngay Đoàn Dự liền hầm hầm hỏi:


-Mi là ai?


Đoàn Dự cười nói:


-Ta là người trồng hoa của phu nhân, xuống hỏi Nghiêm má má, đã có phân mới chưa?


Nghiêm má má đáp:


-Mi chờ một chút sẽ có ngay.


Mụ ta quay sang nói với Vương Ngữ Yên:


-Tiểu thư, biểu thiếu gia thương hai đứa ni lắm phải không hè?


Vương Ngữ Yên đáp:


-Phải đó, mụ không nên làm hại đến hai đứa đó.


Nghiêm má má gật đầu:


-Tiểu thư, phu nhân có dặn là, đem chặt tay phải của hai đứa a đầu này tống ra khỏi trang. Phu nhân còn nói thêm: "Từ nay nếu hai đứa mi còn để cho ta thấy mặt là ta chém đầu liền một khi", có phải không nào?

Chương trước | Chương sau

↑↑
Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Tru tiên - Tiêu Đỉnh

Giới thiệu: "Tru Tiên " là tiểu thuyết huyễn tưởng thuộc thể loại tiên hiệp của

09-07-2016 258 chương
Bỏ chồng đi chị

Bỏ chồng đi chị

Không biết em sao chứ chị không có thiện cảm với con gái đã li dị chồng lắm, ích

23-06-2016
Ba phút

Ba phút

Thế đấy, với một tình bạn như thế, người ta cũng chỉ cần ba phút để làm lành

28-06-2016
Gã

Vâng. Lại là gã. Chính gã chứ không phải ai khác. Gã lại đến tìm Linh. Cứ rảnh là

23-06-2016
Xem xiếc cùng cha

Xem xiếc cùng cha

Những đứa trẻ nói huyên thuyên một cách đầy phấn khích về những chú hề, những con

30-06-2016
Một câu nói dịu dàng

Một câu nói dịu dàng

Đây là câu chuyện mà tôi được một nhà tỷ phú kể cho nghe... *** Nhiều năm về

29-06-2016

pacman, rainbows, and roller s