Châu Du càng lấy làm lạ, lại hỏi:
bạn đang xem “Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
- Nhưng phải dùng hai người nào?
Khổng Minh khoan thai nói:
- Lúc Lượng này còn ở Long Trung, có nghe Tào Tháo lập một cái đài ở mé sông Chương Hà, gọi là đài Ðồng Tước. Ðài ấy cực kỳ tráng lệ. Tháo sai trang hoàng tô điểm lộng lẫy, rồi tuyển nhiều gái đẹp trong thiên hạ để đưa về đấy. Vả lại, Tào Tháo là đứa háo sắc, nghe nói bên Giang Ðông này có Kiều công nào đó sinh đặng hai người con gái, cô chị là Ðại Kiều, cô em là Tiểu Kiều, cả hai đều có dung nhan chim sa cá lặn với vẻ yểu điệu nguyệt thẹn hoa nhường. Nên Tào Tháo thề rằng: "Ta một là dẹp an bốn biển, lập nên Ðế nghiệp. Hai là lấy được hai nàng Kiều bên Giang Ðông đem về để vào đài Ðồng Tước, dùng vui lúc tuổi già, dầu có thác ta cũng chẳng hờn." Nay Tào Tháo tuy dẫn binh trăm vạn, lườm lườm như cọp gầm, muốn nuốt Giang Ðông, chứ thật ra chỉ vì hai người con gái ấy mà thôi. Sao Tướng quân chẳng đi tìm Kiều công, bỏ ra ngàn lượng vàng, mua lấy hai người con gái ấy, rồi đem sang sông nạp cho Tào Tháo. Tháo được hai mỹ nữ ấy, ắt hả hê vui sướng mà rút quân lập tức. Ðó là cái kế "Phạm Lãi dâng Tây Thi", nên làm ngay đi thôi!
Châu Du nghe qua, tái mặt, vặn hỏi:
- Tào Tháo muốn được hai nàng Kiều, vậy có gì làm bằng chứng?
Khổng Minh nói:
- Con trai nhỏ của Tào Tháo là Tào Thực tự là Tử Kiến, có tài hạ bút thành văn. Khi xây xong đài Ðồng Tước, Tào Tháo có sai làm một bài phú gọi là Ðồng Tước đài phú. Trong bài phú ấy, ý hắn muốn làm Thiên tử, lại thề bắt hai nàng Kiều.
Châu Du hỏi:
- Tiên sinh có nhớ bài phú ấy không?
Khổng Minh đáp:
- Vì lời văn rất hoa mỹ, tôi đọc thấy cũng thích, nên đã thuộc lòng.
Châu Du liền nói:
- Xin tiên sinh đọc thử xem nào.
Khổng Minh liền hắng giọng đọc bài " Ðồng tước đài phú" một thôi như sau:
Noi gương đức Thánh quân sáng rỡ,
Lên đài cao hớn hở mộng tình.
Xưa kia Thái Thú hòa mình,
Chăn dân đem lại thái bình nơi nơi.
Dựng lên giữa lưng trời bát ngát,
Một đài cao uy khí hiên ngang.
Trập trùng một vẻ mỹ quang,
Gác cao, hồ rộng nhìn sang hướng Ðoài.
Giòng Chương thủy chảy dài uốn khúc,
Dưới vùng cây hoa quả tốt tươi.
Hai bên sừng sững hai đài,
Ngọc long, kim phượng sáng ngời ánh dương.
Tìm hai Kiều phương Nam về sống,
Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân.
Trên cao nhìn xuống cõi trần,
Ðế đô mấy lớp, mây tầng bao quanh.
Mừng thấy cảnh hùng anh tụ họp,
Nhớ tích xưa, uy dũng Văn Vương.
Ðài cao, ngọn gió đưa hương,
Muôn chim chào đón, gió sương chan hòa.
Cảnh đẹp tợ một tòa cung điện,
Phúc nhà may ứng hiện về sau.
Huy hoàng vũ trụ nhiệm màu,
Hết lòng cung kính, nguyện cầu thế nhân.
Noi Tần, Tấn nghĩ mình hưng thịnh,
Phò Thánh minh cùng sánh công lao.
Ðẹp như hoa gấm, trời sao,
Ơn sâu nhuần thấm, đức cao xa đồn.
Phò tán đấng chí tôn gìn giữ,
Xây thái bình thịnh trị muôn nơi.
Phép trời không vẻ đổi đời,
Âm dương chiếu rọi, nơi nơi an hòa.
Tôn quý ấy truyền xa mãi mãi,
Vẫn trường tồn mãi với chúa Xuân.
Long kỳ ngự buổi an nhàn,
Hoặc khi vội vã, xe loan trở về.
Ơn giáo hóa tràn trề bốn biển,
Vui mừng thay quốc thái, dân an.
Ðài cao mãi mãi hiên ngang,
Ðiểm tô kim cổ son vàng thắm tươi.
Bài phú này thực ra đã bị Khổng Minh sửa đổi câu thứ bảy. Nguyên văn câu này của Tào Thực là:
Bắc hai cầu Ðông, Tây nối lại,
Như cầu vồng sáng chói không gian...
Nhưng Khổng Minh muốn chọc tức Châu Du nên đã đã đổi ra là:
Tìm hai Kiều phương Nam về sống,
Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân...
Châu Du nghe xong bài phú, đùng đùng nổi giận, đứng phắt dậy trỏ tay về phía Bắc, nghiến răng trợn mắt mắng lớn:
- Thằng giặc già dám khinh ta như thế à! Ta thề giết nó!
Khổng Minh làm bộ đứng dậy can:
- Xin ngày đừng nóng giận. Xưa mọi Ðơn Vu mấy phen xấm lấn bờ cõi, Thiên tử nhà Hán còn phải đem công chúa mà hòa thân thay, huống chi nay chỉ có hai người con gái của dân gian, giá đáng là bao nhiêu mà tiếc như vậy?
Châu Du uất ứ nói:
- Ông có nhiều chỗ chưa hiểu, Ðại Kiều là chính phối của Tôn Bá Phù tướng quân, còn Tiểu Kiều chính là vợ của tôi đấy!
Khổng Minh giả bộ sợ hãi, vội chắp tay nói:
- Quả tình Lượng không biết! Trót mở miệng nói càn, tội thật đáng chết! Ðáng chết!
Châu Du căm gan tím ruột, nghiến răng nói:
- Ta thề không đội trời chung với thằng Tào tặc!
Khổng Minh còn cố khích thêm một câu:
- Việc này phải nghĩ cho chính đã. Chớ nóng nảy mà hối về sau.
Châu Du hăng máu lên, nói:
- Ta vâng lời Bá Phù ký thác, lẽ nào đi uốn mình hàng giặc Tháo! Những lời ta nói hồi nãy là để thử ý nhau đấy chứ! Ngay từ lúc rời Ba Dương Hồ về đây, ta đã có chủ trương Bắc phạt rồi. Dẫu dao búa kề đầu, ta quyết không đổi chí. Mong tiên sinh giúp cho một tay, cùng phá giặc Tháo.
Khổng Minh lòng vui như mở cờ, liền nói:
- Nếu như Ðô Ðốc đã quyết lòng, tôi nguyện ra sức khuyển mã, sớm tối bày mưu dưới trướng để trừ Tào tặc.
Châu Du nói:
- Ngày mai vào yết kiến Chúa công, lập tức thương nghị việc khởi binh vấn tội Tào Tháo.
Khổng Minh và Lỗ Túc đều từ tạ Châu Du mà lui ra, rồi chia tay nhau về.
Hôm sau, trời vừa hừng sáng, Tôn Quyền thăng đường tụ tập các quan văn võ. Bên tả có bọn quan văn Trương Chiêu hơn ba mươi người sắp hàng. Bên hữu có bọn võ tướng Trình Phổ, Hoàng Cái, cũng trên ba mươi người, ai nấy đều áo mũ chỉnh tề, gươm đeo sủng soảng, theo thứ tự mà đứng.
Ðược một lát, Châu Du vào bái kiến.
Tôn Quyền hỏi thăm ủy lạo mấy lời xong, Châu Du liền hỏi:
- Vừa rồi, nghe Tào Tháo đem quân đóng nơi Hán Thượng, lại sai người đem hịch sang đây chiêu dụ. Chẳng hay tôn ý của Chúa công như thế nào?
Tôn Quyền nói:
- Văn võ nghị kế không đồng, còn ta thì chưa quyết nên mới mời Tướng quân về đây để thương nghị.
Nói rồi Tôn Quyền liền đưa tờ hịch cho Châu Du xem.
Châu Du đọc xong, rồi cười nhạt, nói:
- Tào tặc coi Giang Ðông không người sao mà dám vô lễ làm nhục chúng ta thế này?
Tôn Quyền hỏi:
Chương trước | Chương sau