Riêng đối với Tử Khuê thì khác, chàng phải cạn liên mười tám chung với những kẻ mới quen. Uống xong, sắc diện Tử Khuê chỉ hơi tái đi và vẫn hoàn toàn tỉnh táo, khiến bọn hào khác Hà Nam phục lăn.
bạn đang xem “Bạch hổ tinh quân - Ưu Đàm Hoa” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Trong bàn ăn nhậu, kẻ có tửu lượng cao cường, phong thái trầm tĩnh thư thái vui vẻ rất dễ tạo được hảo cảm. Vì vậy, dẫu Tử Khuê chỉ mỉm cười và nốc rược mà vẫn được mếm mộ.
Chàng thực lòng cao hứng khi tham gia bữa tiệc này chứ không hề gượng ép. Điều ấy đã khiến cho Tống Thụy rất vui, nhìn chàng với ánh mắt cảm kích. Nếu chàng khách sáo hoặc ngượng ngùng thì nàng sẽ mất mặt với bạn bè cũ.
Sau vài tuần rượu, Thiết Đảm Hồng Nhan dò hỏi:
- Lư huynh! Vì sao chu vị lại tề tựu ở đây đông đủ như vậy?
Lư Công Đán nhướng mày, làm ra vẻ quan trọng:
- Thụy muội không biết gì sao? Tại phủ Nam Dương sắp xảy ra cuộc chiến khốc liệt để tranh giành vật chi bảo của võ lâm là cây "Diêm Vương Quỷ Kỳ". Vật ấy hiện ở trong tay một thổ hào đất Bảo Bình, cách Nam Dương hai chục dặm về phía Tây.
Thiết Đảm Hồng Nhan cau đôi mày liễu chẳng hề được tỉa tót, tô vẽ mà vẫn xanh đen, hỏi lại:
- Lư huynh! Cây "Diêm Vương Quỷ Kỳ" ấy quý giá ở chỗ nào?
Lư Công Đán đắc ý kể lể:
- Theo truyền thuyết của võ lâm thì vào thời đầu Nam Tống, cách nay hơn ba trăm năm, giang hồ xuất hiện một đại ác ma là Quỷ Chân Nhân Đơn Ngạn Hòa. Lão ta chỉ có mười đệ tử nhưng đã trở thành tai họa khủng khiếp nhất cho võ lâm và bách tính. Quỷ Chân Nhân đã đánh cướp hàng trăm nhà đại phú ở cả hai vùng lãnh thổ Nam Tống và nước Kim. Số nạn nhân của lão lên đến hàng ngàn, cả dân thường lẫn khách giang hồ và quan quân.
Quỷ Chân Nhân có thể hoành hành bá đạo như vậy là nhờ có cây "Diêm Vương Quỷ Kỳ". Cây cờ này ban đêm sai khiến được âm binh, tạo ra những luồng quái phong làm tê liệt bất cứ ai chạm phải. Ban ngày thì tác dụng kém đi, quái phong chỉ công hiệu trong bán kính hơn trượng. Song như thế cũng quá đủ để Quỷ Chân Nhân Đơn Ngạn Hòa thành kẻ bất bại.
Cuối cùng, tổ sư phái Toàn Chân là Vương Trùng Dương đã lan tin khắp giang hồ, khiêu chiến với Quỷ Chân Nhân. Vương Tổ sư chấp nhận so tài cả vào ban đêm, lúc "Diêm Vương Quỷ Kỳ" có uy lực cao nhất.
Quỷ Chân Nhân đã nhận lời vì cho rằng Vương Trùng Dương chẳng thể nào hơn được Phật Như Lai. Lão đã từng đánh cướp Tàng kinh các của chùa Thiếu Lâm mà Phật Tổ vẫn lặng thinh, chẳng làm được gì.
Nhưng để chắc ăn, Quỷ Chân Nhân chọn giờ Hợi đêm rằm tháng bảy đêm của vong hồn. Còn địa điểm là bãi đất hoang cạnh bờ sông Bạch Hà cách thành Nam Dương này hơn chục dặm về hướng bắc.
Đêm ấy, trước sự chứng kiến của mấy người, Quỷ Chân Nhân vũ lộng Quỷ kỳ, tạo nên luồng quái phong mãnh liệt, chập chờn ngàn bóng u linh ghê rợn, làm cho cát bụi mịt mù. Nào ngờ , Vương Tổ sư thản nhiên xông thẳng qua trận bão ma ấy, chỉ một chiêu kiếm đã đâm thủng tâm thất họ Đơn.
Tuy trúng đòn trí mạng như thế mà Quỷ Chân Nhân vẫn còn đủ sức tung mình xuống sông Bạch Hà mất dạng, mang theo "Diêm Vương Quỷ Kỳ". Nhưng sau đó lão không hề xuất hiện nữa nên mọi người đoán rằng Đơn Ngạn Hòa đã chết.
Nghe xong Thiết Đảm Hồng Nhan mỉn cười khen ngợi:
- Lư huynh quả là người uyên bác và có tài kể chuyện!
Được mỹ nhân tán dương, Tây Nhạc Kiếm Khách cực kỳ khoan khoái hai cánh mũi phập phồng và nở lớn. Gã hắng giọng nói tiếp:
- Tống hiền muội biết không, ngay cả việc tái xuất của "Diêm Vương Quỷ Kỳ" cũng rất éo le, lý thú. Số là thổ hào đất Bảo Bình kia tên gọi Kỹ Tòng Thư, tuổi độ sáu mươi bẩy. Lão ta quê quán Tứ Xuyên, mười hai năm trước đến Bảo Bình sang lại hơn ngàn mẫu cây ăn quả, sống đời nhàn hạ, sung túc.
Kỹ lão sính văn chương, thường đến Trích Tiên lâu ở cửa Tây thành Nam Dương này ngâm vịnh. Gia phụ cũng có thú ấy nên hai người đã trở thành bằng hữu.
Ngu huynh thường theo phụ thân đến chơi Kỹ gia trang nên mới biết Kỹ Tòng Thư rất giỏi võ. Ông ta vốn là đệ tử tục gia của phái Thanh Thành. Kỹ đại thúc đã dạy dỗ, huấn luyện ba trăm tráng đinh trong trang thành những tay kiêu dũng, giỏi cả kiếm lẫn cung. Ông cũng truyền cho ngu huynh vài trăm chiêu kiếm rất tuyệt diệu.
Kỹ đại thúc không có con trai nên hai năm trước nạp một người tiểu thiếp tuổi mới hăm lăm, tên gọi Lâm Cổ Hoàn. Nào ngờ Lâm thị là người phóng đãng, lẳng lơ, âm thầm thông dâm với một đệ tử của Kỹ đại thúc.
Đầu xuân năm nay, Lâm Cổ Hoàn đã cùng với tên đốn mạt ấy lấy trộm ba ngàn lượng vàng rồi trốn đi. Biết rằng Kỹ đại thúc sẽ không bỏ qua, truy đuổi đến cùng, nên Lâm Cổ Hoàn và gã Đinh Văn Kiệt đã rêu rao suốt đường đi rằng "Diêm Vương Quỷ Kỳ" đang ở Kỹ gia trang. Họ muốn Kỹ Tòng Thư phải chết.
Thế là cả võ lâm chấn động, ùn ùn kéo nhau về Bảo Bình. May thay, tổng binh thành Nam Dương Từ Hậu lại là bạn thi văn với Kỹ đại thúc và gia phụ, nên đã mang ngàn quân đến bảo vệ Kỹ gia trang, khi nhận được lời cầu cứu của bạn già. Do đó, suốt nửa tháng nay, Kỹ gia trang vẫn bình yên.
Nhưng thiên hạ lại đồn rằng Minh chủ Võ lâm Âu Dương Mẫn đang trên đường đến Bảo Bình. Với cương vị của mình, lão có quyền thu hồi cái vật có thể gieo tai họa cho giang hồ và bách tính.
Tống Thụy ngắt lời gã:
- Nếu thế thì sự việc sẽ diễn ra suôn sẻ, làm gì có đánh nhau mà Lư huynh bảo rằng khốc liệt.
Lư Công Đán khoan đáp, nâng chén mời cả bàn uống cạn rồi mới lên giọng:
- Ngu huynh chẳng hề dám phóng đại, hiện nay, uy quyền của Âu Dương Mẫn đã giảm sút rất nhiều. Từ cuối năm ngoái, giới giang hồ đã rỉ tai nhau một chuyện động trời, rằng Âu Dương Mẫ chính là tên ác ma Huyết Mai Hội chủ năm xưa. Tin này lan nhanh như gió, tới cả tai Đô Sát viện ở Bắc Kinh. Thế là triều đình ra lệnh cho Tam Ty Hà Nam điều tra sự việc và tước bớt quyền hành của Âu Dương Mẫn. Lão ta vẫn là Minh chủ Võ lâm nhưng không còn được quyền huy động nhân thủ hoặc can thiệp vào nội bộ các phái.
Tất nhiên là cũng chẳng ai thèm đóng góp cho ngân quỹ tổng đàn như trước nữa. Không những thế, có hai bang hội mới thành lập mà chẳng cần xin phép Minh chủ, và cái tên của họ cũng hàm ý khiêu khích Âu Dương Mẫn.
Phái thứ nhất là Chiết Mai Bang ở núi Lĩnh Sơn vùng đất cực tây Hà Nam, giáp với Thiểm Tây. Phái thứ hai là Bích Huyết Bang ở huyện Tân Thái cách đây chừng hai trăm dặm về phía đông.
Với vị trí như thế, vô hình trung hai bang ấy muốn cùng Âu Dương Mẫn tạo thành thế ba chân vạc trên đất Hà Nam, tâm điểm của võ lâm.
Âu Dương Mẫn rất cay cú song phải lờ đi vì e ngại những đại nhân vật đang đỡ đầu cho hai bang hội ngạo mạn kia. Hậu thuẫn của Chiết Mai Bang là Bắc Thiên Tôn Phùng Thịnh Đoan, của Bích Huyết Bang là Nam Thiên Tôn Từ Tôn Chiến.
Hiện nay, Chiết Mai Bang cùng Bích Huyết Bang đều đã kéo lực lượng đến Bảo Bình, tất sẽ không để Âu Dương Mẫn đoạt cây "Diêm Vương Quỷ Kỳ". Và ngược lại, Âu Dương Mẫn cũng quyết lấy cho được bảo vật để thực sự trở thành bá chủ. Bởi thế, cuộc chiến trước mắt sẽ rất ác liệt, máu xương chồng chất.
Kể xong, Lư Công Đán lộ sắc lo âu hạ giọng:
- Ngu huynh nhận lệnh gia phụ đến Quách gia trang khuyên nhủ Kỹ đại thúc đừng vì bảo vật mà lụy đến thân. Tốt nhất là trao cho Từ tổng binh hủy hoại Quỷ kỳ trước mặt mọi người, giải trừ tai họa.
Bỗng có tiếng cười trong như ngọc vỡ, đầy vẻ quyến rũ cất lên và ai đó nhẹ nhàng mỉa mai:
- Lư Công Tử quả là kẻ ngây thơ. Sẽ chẳng ai chịu tin cây cờ bị hủy là thực cả. Và khi quan quân rút đi rồi thì Kỹ gia trang sẽ thành bình địa.
Người nói ra câu chí lý ấy là một nữ lang võ phục vàng nhạt, áo choàng lưng màu tía, đầu đội nón rộng vành có rèm che mặt. Khi nàng lột nón ra, bọn nam nhân hoảng hốt ré lên:
- Đông Nhạc Tiên Hồ!
Lư Công Đán đứng lên, ngượng ngùng nói:
- Té ra là Dịch cô nương. Mời cô nương an tọa rồi chỉ giáo cho tại hạ cách giải cứu Kỹ gia trang.
Đông Nhạc Tiên Hồ mỉn cười, chậm rãi bước đi trong một khoảng không gian hoàn toàn tĩnh lặng. Mọi thực khách đều đã nín thở, trố mắt chiêm ngưỡng ả hồ ly núi Thái Sơn.
Dịch Tái Vân xinh đẹp phi thường, đẹp đến mức chẳng bút nào tả xiết, một cái đẹp rất đàn bà chứ không pha chút nam tính như Thiết Đảm Hồng Nhan.
Ở nàng, mọi bộ phận đều đạt đến mức tuyệt mỹ, chỉ có thể hình dung bằng những ẩn dụ như:
Làn Thu thủy nét Xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh .
Nhìn nàng, bọn đàn ông lập tức bị quyến rũ mê muội và khao khát . Có thể vì gương mặt tiên nga và cũng có thể vì thân hình thon thả, khiêu gợi của nàng. Dịch Tái Vân ăn mặc kín đáo, chẳng chút hở hang song tất cả dường như đã lộ ra dưới lớp lụa óng ả, bó sát cơ thể. Chiếc áo ấy được may một cách chính xác đến từng ly, tôn vinh vòng eo thon thả, bờ môn tròn trịa và đôi ò bồng đảo kiêu sa thấp thoáng nhấp nhô hai múm vú nho nhỏ.
Lối phục trang ấy không che được gì cả mà chỉ khiến cho đàn ông rờn rợn thịt da, mặt nóng bừng vì động tình.
Đâu đây bỗng khẽ có những tiếng thở dài, những âm thanh của động tác nuốt nước bọt đầy thèm khát. Nhưng có một người mỉm cười đó là Quách Tử Khuê. Chàng cũng ngất ngây trước nhan sắc khuynh thành của Đông Nhạc Tiên Hồ song chẳng hề mê muội. Lý do là vì Tử Khuê biết rõ rằng xác thân nóng bỏng kia được tạc bằng băng tuyết, rằng Dịch Tái Vân chẳng phải đàn bà.
Cũng như sư phụ là Thái Sơn Tiên Nương, Tái Vân đã luyện công phu "Thái Âm Tố Nữ tâm pháp". Tuyệt học này giúp người luyện trẻ trung rất lâu, nhan sắc như tồn tại mãi với thời gian. Nhưng đổi lại, người ấy sẽ đánh mất hoàn toàn những cảm xúc tình dục.
Bí mật ấy Tử Khuê biết được là do sự tiết lộ của Cửu Hoa Thánh Y Cổ Sĩ Hoành trong lần gặp nhau ở Quang Hóa. Cổ lão đã từng yêu thương Thái Sơn Tiên Nương, cố đem tài Hoa Đà, Biển Thước ra khắc phục khuyết điểm chết người của "Thái Âm Tố Nữ thần công", nhưng đã thất bại.
Ngày ấy, trước lễ thọ của Chưởng môn phái Võ Đương, Cổ Sĩ Hoành tình cờ biết được việc Âu Dương Mẫn sai Đông Nhạc Tiên Hồ quyến rũ Võ Đương Thần Kiếm Mộ Duy Lộ để đánh cắp thanh "Trạm Lư thần kiếm", nên đã bảo Tử Khuê dùng phép "Phất huyệt tỏa kinh" phá vỡ âm mưu kia.
Mộ Duy Lộ mất đi khả năng tình dục tất sẽ chẳng còn say mê Dịch Tái Vân được nữa.
Tử Khuê nhớ lại thủ đoạn quái ác của sư thúc mà không nén nổi cười. Và chính nụ cười lạ lùng ấy đã khiến Đông Nhạc Tiên Hồn ngạc nhiên, thắc mắc.
Tại sao Hán tử râu rậm kia lại nhìn mình rồi mỉn cười, cứ như phát hiện ra một vết lọ nồi khôi hài trên mặt vậy? Là ánh mắt chàng ta cũng biểu hiện rõ vẻ giễu cợt, thích thú.
Nàng chẳng có khả năng cảm nhận khoái lạc xác thịt với nam nhân nhưng vẫn là một người đàn bà say mê tôn thờ nhan sắc của chính mình. Do đó, Dịch Tái Vân không chịu nổi thái độ kỳ quặc, khó hiểu của Tử Khuê, liền rảo bước đến, hậm hực hỏi chàng:
- Dám hỏi vì sao các hạ lại cười cợt bổn cô nương?
Tử Khuê đang lung túng, chưa biết trả lời thế nào thì Thiết Đảm Hồng Nhan đứng phắt dậy, lạnh lung bảo:
- Cười thì đã sao? Chẳng lẽ gặp nàng bọn ta phải khóc?
Cái câu: "Rừng không hai cọp" cũng có nghĩa là ở cùng một chỗ chẳng nên có hai người đàn bà đẹp. Sự đố kỵ về nhan sắc đã ăn sâu vào máu huyết nữ nhân, được giấu kín nhờ trí tuệ và nhân phẩm mỗi người. Những khi có cơ hội thì cái bản năng ấy bùng nổ rất dữ dội.
Rõ ràng là vẻ đẹp lồ lộ, đầy ma lực của Đông Nhạc Tiên Hồ đã lấn áp nét hấp dẫn kín đáo của Thiết Đảm Hồng Nhan, khiến Tống Thụy hơi buồn trong dạ. Nàng thầm chán ngán đám nam nhân háo sắc chung quanh. Nay Tử Khuê không giống họ, lại còn chọc giận con chồn cái lẳng lơ kia, làm cho nàng thấy lòng được an ủi và khi nghe Dịch Tái Vân dám hạch sách kẻ tri âm, tri kỷ duy nhất của mình thì Tống Thụy liền nổi tam bành.
Đông Nhạc Tiên Hồ giật mình nhìn Tống Thụy rồi cười yêu mị:
- Phải chăng nàng là Thiết Đảm Hồng Nhan, nữ nhân đất Nam Dương? Ngoài Tống nữ hiệp ra chẳng có nữ nhân nào vừa đẹp vừa nóng nảy như thế?
Câu khen ngợi khéo léo này đã dập bớt lửa giận trong lòng Tống Thụy. Nàng hờ hũng đáp:
- Không dám! Không dám! Bổn cô nương làm sao sánh được vời Đông Nhạc Tiên Hồ.
Tây Nhạc Kiếm Khách Lư Công Đán nhăn nhó giảng hòa:
- Xin nhị vị nể mặt Lư mổ mà dĩ hòa vi quý. Song phương đều là chỗ thâm giao, nếu xảy ra hiềm khích thì Lư mỗ sẽ rất khó xử.
Dịch Tái Vân cười tươi như hoa, trấn an họ Lư:
- Lư huynh cứ yên tâm. Tiểu muội chẳng dại gì chọc giận Thiết Đảm Hồng Nhan.
Nàng vui vẻ ngồi xuống chiếc ghế trống bên cạnh Lư Công Đán, đối diện với Tử Khuê và Tống Thụy.
Sau màn giới thiệu tính danh, Tái Vân cạn chén với cả bàn rồi tủm tỉm hỏi Tử Khuê:
- Hàn đại ca tướng mạo oai phong song chẳng thiếu phần văn nhã, chắc cũng là bậc tao nhân mặc khách, liệu đại ca có thể trổ tài phun châu nhả ngọc, bình phẩm chút nhan sắc hèn mọn này của tiểu muội hay không.
Rõ ràng là ả hồ ly vẫn còn ấm ức nên tìm cách chơi trác Tử Khuê. Tái Vân cho rằng một gã to con thô kệch, mặt đầy râu kia chẳng thể nào làm nổi một câu thơ. Và giả như chàng có làm được thì ả cũng thừa sức bắt bẻ, chê bai khiến chàng phải bẽ mặt.
Lư Công Đán quá rõ thâm ý của Đông Nhạc Tiên Hồ liền bác ngay:
- Dịch cô nương chớ bày trò làm khó người ta. Hàn đại huynh đây là bậc anh hùng cái thế, chỉ quen với kiếm cung, đâu phải là một gã mọt sách.
Nào ngờ, Tử Khuê lại ứng tiếng:
- Không sao đâu Lư công tử. Tại hạ tuy dốt song cũng tập tễnh làm thơ. Nay có dịp để khoe tài với mỹ nhân, tại hạ chẳng thể bỏ lỡ được.
Họ Lư thở dài, thầm lo lắng rằng lát nữa đây con cọp cái Thiết Đảm Hồng Nhan sẽ chẳng tha cho Đông Nhạc Tiên Hồ. Dù Tống Thụy không có tên trong hàng ngũ sao sáng võ lâm nhưng võ công chẳng kém gì gã. Và với đấu pháp liều lĩnh, đáng sợ của nàng thì Dịch Tái Vân thua là cái chắc. Tiên Hồ qua xem trọng nhan sắc nên sợ thương tích, dũng khí đâu mà chống chọi với một đối thủ không sợ chết?
Lúc này, Tử Khuê đã hắng giọng ngâm nga, mắt nhìn thẳng vào mặt Tái Vân:
Hiềm huy vạn diễm vô năng noãn
Mỹ nữ thiên hương bất khả xan!
(tạm dịch )
Ánh trăng dẫu sáng không làm ấm
Gái đẹp dù xinh chẳng thể ăn !
Bọn nam nhân vỗ tay tán thưởng hai câu thơ dí dỏm ngộ nghĩnh. Họ không để ý rằng gương mặt đẹp của Đông Nhạc Tiên Hồ giờ đây tái xanh như tàu lá và ánh mắt nàng tràn ngập vẻ hoang mang, sợ hãi. Nàng không ngờ gã râu rậm chết toi kia lại biết rõ bí mật của mình. Hiềm huy tức thị Thái Âm, còn mỹ nữ cũng chính là Tố Nữ.
Lời thơ còn hàm ý rằng gã biết nàng lãnh cảm, không thể sưởi ấm và làm thỏa lòng người đàn ông được.
Nhưng đồng thời, Tái Vân lại nhận thấy sắc diện cùng nhãn thần đối phương rất hiền hòa, chẳng chút gì gọi là cay độc, mỉa mai. Vậy phải chăng Hàn Thiếu Lăng chỉ tình cờ sáng tác hai câu thơ ấy chứ không hề biết nàng luyện Thái Âm Tố Nữ thần công?
Chương trước | Chương sau