XtGem Forum catalog
Bạch hổ tinh quân - Ưu Đàm Hoa

Bạch hổ tinh quân - Ưu Đàm Hoa


Tác giả:
Đăng ngày: 10-07-2016
Số chương: 22
5 sao 5 / 5 ( 38 đánh giá )

Bạch hổ tinh quân - Ưu Đàm Hoa - Hồi 2

↓↓
Cuối tháng 10 năm ấy, có một chàng đạo sĩ trẻ cưỡi ngựa chậm rãi đi vào thành Quan Hoá, cách ranh giới Bắc Hà và Hồ Nam vài dặm.


Chàng ta có nét mặt và ánh mắt trong sáng, ngây thơ tuổi đôi mươi. Trán cao, mũi thẳng. Mắt sáng miệng rộng và những nét mặt đẹp của nam nhân nhưng chưa đủ để tạo nên một Phan An hay Tống Ngọc vì kèm một vài khuyết điểm đầu của mũi dọc dừa ấy hơi nhọn, còn đôi môi của miệng rộng thì khá dầy.


Tóm lại vị đạo sĩ trẻ này có một dung nhan kha khá chứ không thể gọi là toàn mỹ nam tử. Tuy nhiên cổ nhân đã có câu: "Trai tài gái sắc", nên giá trị của đàn ông chẳng phải ở bên ngoài như đám hồng nhan.


Bộ đạo bào xanh còn lấm bụi đường chứng tỏ cái kẻ muốn thành tiên kia vừa trải qua một cuộc hành trình thiên lý. Chàng đạo sĩ dừng cương trước Kiều Hương đại phạn điếm, cẩn thận đọc kỹ mảnh giấy lớn dán cạnh cửa quán rồi mới xuống ngựa.Trên giấy ấy ghi rằng:

bạn đang xem “Bạch hổ tinh quân - Ưu Đàm Hoa” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


"Bổn điếm có bán cả những món chay ngon nhất Hồ Bắc"


Té ra chàng đạo sĩ này ăn chay chứ không phải lén phá giới khi có dịp hạ sơn.


Gia tiểu nhị hớn hở chạy ra đỡ lấy dây cương và hớn hở nói:


- Đạo trưởng cứ yên tâm món chay của bổn quán lừng danh mấy chục năm, từng được thượng tổ của phái Võ Đương khen ngợi.


Chắc là gã ta không dám nói láo vì trong quán đang hiện diện khá đông những đạo sĩ của núi Võ Đương.


Rất dễ nhận ra đám đồ tử đồ tôn của Trương Tam Phong vì thời ấy họ mặc đạo bào trắng, vạt áo trước và lưng áo đều có thêu hình thái cực đồ bằng chỉ màu tím than.


Phái Hoa Sơn chọn áo xanh nhạt, hình thái cực màu đen.Phái Toàn Chân chọn đạo bào màu vàng đất. Còn Thiên Sư giáo thì chọn đạo bào đủ màu song thêu hình bát quái bằng chỉ đen.


Riêng chàng đạo sĩ mới xuất hiện thì chẳng rõ được chi phái nào, trong đạo giáo và đạo bào không một nét thêu thùa, đầu không mũ mạo. Nhưng kiểu áo và búi tóc thì đúng là kẻ thờ Tam Thanh.


Chàng ta chắc mới xuống núi lần đầu nên cử chỉ rụt rè, thận trọng, ánh mắt bỡ ngỡ và đầy vẻ háo hức, tò mò.


Đám đệ tử Võ Đương trong quán cũng hiếu kỳ, chăm chú nhìn kẻ mới đến vì phát hiện chàng kia không cùng môn phái. Họ thắc mắc và cố đoán xem đối phương xuất thân từ cửa nào.


Nhưng tất nhiên những thực khách quay lưng ra ngoài thì không thấy và không để ý


Nền văn hoá hơn bốn ngàn năm chẳng hề giúp cho người Trung Hoa bỏ được cái tật khạc nhổ bừa bãi. Họ thản nhiên gieo cái thứ đờm dãi nhầy nhụa ấy chung quanh chỗ mình ngồi, nhất là trong quán.


Bởi thế cho nên sàn gạch của Kiều Hương đại phạn điếm có rất nhiều những vệt xanh vàng nhớp nhúa. Tệ hơn thế nữa, có kẻ còn quăng vỏ chuối xuống nền nhà, tất nhiên là gần với chỗ ngồi chứ không đến nỗi ra giữa đường đi.


Nhưng khổ thay vị đạo sĩ trẻ không môn không phái mới xuất hiện lại là người ưa sạch sẽ và có thói quen quan sát rất kỹ đoạn đường mà mình sẽ đặt chân. Chàng ta nhăn mặt ghê tởm và cố tránh những cục đờm vương vãi đầy mặt đất. Dáng đi ngập ngừng xiêu vẹo ấy khiến thực khách cười thầm.


Tiếc rằng lại có nhiều kẻ mới ra đời sinh nhầm phải ngôi sao xấu, vận mạng đen đủi thì dù có cẩn thận cách mấy cũng hoài công, khi chàng đạo sĩ trẻ tuổi bước xéo sang mé hữu để tránh vài bãi đờm thì tình cờ có một thực khách khoan khoái buông rơi cái vỏ chuối, đúng vào vị trí mà bàn chân phải của chàng đạo sĩ đặt xuống. Thế là nạn nhân trượt chân, ngã sấp mặt xuống nền gạch vừa dơ vừa cứng.


Giờ thì chúng ta đã biết kẻ xui tận mạng ấy là Quách Tử Khuê chứ chẳng còn ai vào đây nữa. May thay, hiện nay Tử Khuê đã có một bản lĩnh võ nghệ cao siêu, phản ứng cực kỳ nhanh nhẹn. Chàng lập tức vươn tay hữu, hai ngón trỏ và giữa điểm xuống mặt gạch đẩy ngược thân thể đứng lên song mảnh vỏ chuối vẫn còn dính ở đế giày phải nên chân phải chàng trượt về phía trước, khiến người suýt ngã ngửa. Tử Khuê loạng choạng một hồi mới vững tấc, mặt đỏ gay vì hổ thẹn và vì tiếng cười nắc nẻ của gần trăm thực khách.


Tử Khuê lúng ta lúng túng bước thêm ít bước đến ngồi ở một bàn trống. Chàng gọi cơm chay vừa ăn vừa ngao ngán cho cái số mạng đen như mõm chó của mình. Song chàng nhớ lời dạy của ân sư và thôi không rầu rĩ nữa.


Vu Mộc Chân Nhân đã từng bảo rằng: "Trong phúc có họa nên người đắc phúc chớ vội mừng. Trong họa có phúc nên người xui xẻo chớ nên buồn. Do đó bậc Chân Nhân sống bình dị mà đợi mệnh trời, xem sinh tử, hoạ phúc, được mất chỉ là một".


Nghĩ đến đây chàng thanh niên nở một nụ cười rất tươi khiến vài vị đạo cô Võ Đương phải xao xuyến. Nãy giờ họ len lén liếc nhìn vị đạo hữu lạ mặt với ánh mắt ái mộ. Chàng ta có gương mặt rất dễ mến và một vẻ rụt rè, nhút nhát khiến các nàng nữ hiệp hào khí can văn sinh lòng thương xót, muốn ra tay chỉ dạy, bao bọc. Song họ chợt phát hiện ra rằng đối phương có nụ cười đầy nam tính và vô cùng quyến rũ.


Phái Võ Đương không cấm đệ tử kết hôn nên các nữ đạo cô đua nhau hạ sơn hành hiệp tìm cho mình một tấm chồng ưng ý. Bọn nam đạo sĩ cũng thế,khiến cho lượng hiệp khách xuất thân từ Võ Đương rất đông gây dựng thanh danh môn phái ngày càng hiển hách.


Tất nhiên là những người này xuất thân từ nhà giàu khá giả mới có tiền mua ngựa và lộ phí để tiêu xài trên đường phiêu bạt. Kẻ xuất gia chân chính thường nghèo rớt mồng tơi. Do đó, đại đa số hiệp sĩ Võ Đương dương danh chốn giang hồ đều là đệ tử tục gia.


Lúc còn học nghệ trên núi thì họ mặc đạo bào, ăn chay, tụng kinh song khi hạ sơn thì chẳng cần giữ giới. Họ mặc những bộ võ phục bằng gấm lụa thượng hạng nhưng vẫn chuộng màu trắng hoặc tuyệt bạch và vạt áo thêu một hình thái cực dồ tím nhỏ cỡ bàn tay. Được làm đệ tử phái Võ Đương là một vinh dự rất lớn.


Võ Đương ẩn mình trong địa phận Hồ Bắc nên các nhà quyền quý giàu có đều gởi con em đến học võ. Đây cũng là một kế sách lâu dài trong kinh doanh vì khi gặp nạn có thể cầu cứu phái Võ Đương hỗ trợ.


Điểm khá đặc biệt cần lưu ý là số nữ đệ tử tục gia của núi Võ Đương rất đông, hơn hẳn các phái trong thiên hạ. Điều này không khó hiểu vì nữ nhân chẳng thể múa côn, múa thương hay đánh đao được. Vũ khí thích hợp với họ chính là trường kiếm. Mà kiếm thuật của Trương Tam Phong thì đứng đầu võ lâm. Cho nên cả những người ở xa Hồ Bắc cũng lặn lội đến núi Võ Đương xin học nghệ.


Những kiến thức ấy Quách Tử Khuê được ân sư truyền thụ lại. Vu Mộc Chân Nhân đã đem kinh nghiệm giang hồ mấy chục năm dốc vào cái đầu non nớt của chàng.


Giờ đây, Tử Khuê thích thú quan sát những bậc anh hùng trẻ tuổi của phái Võ Đương một cách kín đáo, tế nhị, vì sợ họ nổi giận.


Chàng lắng nghe và biết họ đều từ phương xa, trở về để dự lễ thượng thọ bảy mươi mốt của chưởng môn nhân vào ngày đầu tháng mười một,tức ngày mai.


Tử Khuê bất giác sinh lòng ngưỡng mộ những bậc hiệp sĩ trẻ tuổi ấy và ước ao được như họ. Chàng chỉ ái ngại rằng võ nghệ của mình còn kém cỏi, chẳng thể vẫy vùng ngang dọc như đám đệ tử Võ Đương kia, Tử Khuê không biết rằng bản lãnh của chàng hiện nay còn cao hơn vài cao thủ lão thành phái Võ Đương.


Vu Mộc Chân Nhân suốt đời khiêm tốn, luôn bịt mặt lúc so tài với các cao thủ trong thiên hạ, chủ yếu để nghiên cứu võ thuật, nên khi thấy đủ là nhận bại và rút lui. Do đó Chân Nhân chẩng có tiếng tăm gì và rất ít người biết bản lãnh siêu quần bạt tụy của ông.


Tất nhiên, Chân Nhân cũng không khoe với đồ đệ mình là Võ lâm Đệ nhất cao thủ, lại còn dặn dò Tử Khuê phải thận trọng, khiêm cung để toàn sinh.


Tử Khuê cũng không tránh khỏi rung động trước vài gương mặt xinh đẹp trong đám đạo cô phái Võ Đương. Chàng đang tuổi hoa niên, lòng dễ bị xao xuyến trước nhan sắc của nữ nhân.


Các nàng cũng phát hiện ánh mắt ái mộ của chàng nên cũng đã ban phát vài nụ cười khuyến khích khiến trái tim chàng trai khờ khạo đập liên hồi.


Tử Khuê đang ngây ngất hưởng thụ cảm giác ôn nhu ấy thì nghe cả quán kêu lên:


- Võ Đương Thần Kiếm!


Và gần trăm đệ tử Võ Đương cả nam lẫn nữ nhất loạt đứng lên, hoan hỉ gọi léo nhéo, chào đón vị khách mới đến. Kẻ thì sư huynh, người sư đệ...om sòm cả phạn điếm.


Cao giọng nhất vẫn là bọn đạo cô, ai cũng rống lên như sợ mất phần vậy.Tử Khuê bị bỏ rơi chìm vào cảm giác ê chề, hụt hẫng. Chàng ngán ngẩm dõi mắt quan sát người mới đến. Nhận ra Võ Đương Thần Kiếm là một nam nhân khả ái ngời ngời. Gã ta tuổi độ tam thập thân hình cao lớn tráng kiện và mặt mũi thì đẹp như tiên, phong thái của gã hiên ngang, oai vũ và không kém phần văn nhã. Loại nam nhân như Võ Đương Thần Kiếm có thể chinh phục bất cứ trái tim nữ nhân nào dù là tiết hạnh khả phong.


Tử Khuê nhờ sự giáo huấn của sư phụ mà rành rọt lai lịch hầu hết các cao thủ thành danh trong thiên hạ. Chàng hiểu Võ Đương Thần Kiếm tên gọi Mộ Duy Lộ, ba mươi hai tuổi, con nhà đại phú đất Nghi Xương. Mộ Duy Lộ mang vạn lượng vàng đến bái sư, nên được chưởng môn phái Võ Đương là Văn Thiện Tử đặc cách nhận làm đệ tử tục gia. Theo quy củ của Võ Đương thì học trò chưởng môn bắt buộc phải xuất gia, suốt đời chay tịnh.


Mộ Duy Lộ có căn cơ võ học rất tốt, lại siêng năng cần mẫn, nên bản lĩnh tăng tiến mau chóng vượt xa bạn đồng môn. Sau mười năm rèn luyện, võ công của gã chỉ thua Vân Thiên Tử và bốn vị sư thúc. Mộ Duy Lộ được xem là đoá kỳ hoa của phái Võ Đương, ai nấy đều yêu mến.


Gã hạ sơn năm hai mươi bốn tuổi, ngang dọc giang hồ trừ gian, diệt bạo, cứu khổ phò nguy, được đời ca tụng là Võ Đương Thần Kiếm.


Tóm lại, Mộ Duy Lộ là kẻ da bọc điều, có đủ những điều kiện tốt nhất, dung mạo, gia thế, võ công, thanh danh. Bởi vậy cho nên gã trở thành thần tượng của mấy trăm nữ đệ tử chưa chồng phái Võ Đương, cũng như rất nhiều khuê nữ khác ở đất Hồ Bắc.


Khổ thay, Mộ Duy Lộ lại kiêu ngạo phi thường chẳng chịu trao trái tim mình cho bóng hình nào cả. Gã luôn dịu dàng, hoà ái vá vui vẻ đón nhận nhũng hiến dâng mà không hề hứa hẹn hoặc vướng vào lưới nhện của ai. Mộ Duy Lộ đã lần lượi bỏ rơi vài tá nữ nhân song chẳng hề mang tiếng háo sắc hay bạc tình. Nạn nhân lặng lẽ chấp nhận thiệt thòi và còn xem đoạn ân tình ngắn ngủi kia là kỷ niệm khó phai. Nghĩa là Mộ Duy Lộ đã đạt đến trình dộ thượng thừa của nghệ thuật chinh phục đàn bà.


Tử Khuê cay đắng hiểu rằng mình hoàn toàn thua sút cái gã chết tiệt Mộ Duy Lộ kia. Song chàng chợt cau mày khi nhớ lại lời nhận xét của ân sư. Vu Mộc Chân Nhân đã nói thế này: "Bậc quân tử không lấy cái mình không đáng được nhận, Mộ Duy Lộ là kẻ bất nhân, bất nghĩa nên mới lường gạt đám thiếu nữ ngây thơ, khờ dại. Sau này thanh danh Võ Đương sẽ vì hắn mà tan nát".


Tử Khuê thở dài tiếc cho một bậc tài mạo xuất chúng chỉ vì tâm bất chính mà sa vào ma đạo, trở thành tai hoạ của nhân quần xã hội. Và chàng cũng thầm cao hứng, tự nhủ rằng mình hơn được đối phương ở phần nhân phẩm. Đố kỵ và so sánh là cố tật của loài người, nhất là kẻ thanh xuân, những kẻ chưa hiểu rõ chính mình cũng như cuộc thế vô thường này.


Tử Khuê bình tâm quan sát cái cảnh Võ Đương Thần Kiếm tiếp xúc với đồng môn. Mộ Duy Lộ có giọng nói trầm ấm, ngọt như mía lùi, ngôn từ thì khôn khéo, dí dỏm, khiến người nghe phải ngất ngây. Còn ánh mắt gã nhìn các đạo cô thì chan chứa ân tình như gọi mời, như hò hẹn. Với phong thái ấy, gã chẳng cần phải tán tỉnh cũng có nhiều nàng xuân nữ hiểu lầm mà trao trọn trái tim non. Nhưng Mộ Duy Lộ rất khôn ngoan, luôn giữ phương châm: "làm đĩ chin phương, chừa một phương lấy chồng", nghĩa là gã không bao giờ dây dưa đến đám nữ đồng môn.


Sắp đến giữa giờ Ngọ thì Kiều Hương đại phạn điếm có thêm vài chục thực khách, đa số là đại biểu của những phái, bang hội lớn như Thiếu Lâm, Hoa Sơn, Toàn Chân, Thiên Sư giáo, Võ Đương.


Quang Hoá là khu thị đô duy nhất nằm gần Võ Đương nên các khách khứa phải ghé đây ăn bữa trưa rồi lên núi. Nhưng cũng có những người ở lại đây đến sáng mai, sẽ chẳng dại gì đi sớm để phải nuốt những món chay nhạt nhẽo và giữ vẻ trang nghiêm trên thánh địa của đạo giáo.


Khách đến chúc thọ đều thuộc hạng trưởng bối nên đám đệ tử Võ Đương phải một phen khom lưng thí lễ. Qua những lời xưng hô, chào hỏi ấy, Tử Khuê biết được thân phận của các vị khách mới đến. Chàng phấn khởi trố mắt nhìn những bậc cao nhân với niềm tôn kính, định đứng lên thi lễ song họ lại chẳng màng đến nên thôi.


Phái Võ Đương đang thời kỳ hùng mạnh, cùng Thiếu Lâm Tự nhận lời tôn xưng "Thái Sơn Bắc Đẩu". Vân Thiên Tử còn là người đứng đầu hội đồng Võ Lâm nên năm vị chưởng môn kia đều đích thân đến mừng thọ. Họ gồm có:


- Đại Giác Thiền Sư, Phương trượng của chùa Thiếu Lâm.


- Tùng Xuân Tử, chưởng môn phái Toàn Chân.


- Trúc Lâm Tử, chưởng môn phái Hoa Sơn.


- Huyền Thiên Chân Quân Tương Sách, tức Trương Thiên Sư của núi Long Hổ sơn.


- Thất Bổng Cái Thạch Kính Tường, bang chủ Cái Bang.


Năm người này là tôn sư các phái lớn nên đều có tuỳ tùng theo hộ vệ, hầu hạ, cho nên nhân số mới lên đến hơn hai chục người.


Kiều Hương đại phạn điếm tuy chỉ có một tầng song rất rộng rãi, bày đủ sáu chục bàn, chẳng sợ thiếu chỗ.


Võ Đương Thần Kiếm lập tức đến bàn của năm vị chưởng môn để vấn an. Tuy thuộc hàng hậu bối song gã được họ đối xử rất trọng hậu vì những khoản cúng đường rất lớn của Mộ Dung gia trang.


Bản thân kẻ tu hành thì không cần vàng bạc nhưng sự tồn tại của một môn phái lại đòi hỏi ngân sách dồi dào.


Mộ Duy Lộ đã thi hành chiến thuật "phóng tài hoá thu phục nhân tâm". Gã mua chuộc Hội đồng Võ Lâm y như mua những nàng trinh nữ trong đời mình. Võ Đương Thần Kiếm không đồng hành với nữ nhân nào quá ba tháng. Trong thời gian ấy gã cung phụng cho nữ nhân vàng bạc, châu báu, lụa là, gấm vóc, những món ăn sơn hào hải vị và những cuộc du ngoạn đắt tiền. Không một nữ nhân nào có thể từ chối những tặng vật hậu hĩnh ấy cả. Thích ăn ngon,mặc đẹp, đeo nữ trang chính là bản năng của đàn bà.


Nữ nhân say đắm Mộ Duy Lộ vì gã tài mạo song toàn và cũng vì cảm kích trước những ân sủng. Họ mê muội hiến dâng để rồi nuốt lệ chia tay. Họ cắn răng chấp nhận vì Mộ Duy Lộ tuyên bố trước rằng gã sẽ sống độc thân đến tuổi tứ tuần để hoàn thành lý tưởng là người hiệp nghĩa cứu khổ phò nguy, giáng ma vệ đạo.


Phải chăng chính những nữ nhân kia cũng có lỗi khi để những cám dỗ vật chất xa hoa và cái đẹp mã của kẻ bạc tình mê muội?


Tử Khuê đang miên man suy nghĩ như thế thì giật mình bởi tiếng ghế khua. Tất cả thực khách đã rời vị trí kẻ đứng người quỳ để đón tiếp ai đó. Chỉ có các trưởng lão chưởng môn mới được phép đứng, kỳ dư đều phải dập đầu hành lễ.


Tử Khuê nhận ra nhân vật được tôn kính cực kỳ ấy là một lão đạo sĩ áo đen cao gầy, râu tóc hoa râm, tuổi độ thất tuần. Gương mặt xương xương của lão vô cùng lạnh lẽo, còn ánh mắt thì sang quắc không kém phần lãnh đạm.


Tử Khuê bối rồi nhưng vẫn đứng lên chắp một tay nghiêng mình thi lễ theo lối đạo gia. Chàng cho rằng đối phương nhỏ tuổi hơn sư phụ mình nên chưa xứng với đại lễ. Hơn nữa, song phương chẳng hề quen biết.


Phương trượng Thiếu Lâm Tự đã lên tiếng:


- A Di Đà Phật. Bần tăng vui mừng vì được diện kiến Thánh Y. Không ngờ lão thí chủ lại hạ cố di giá đến chúc phúc cho Vân Thiên Tử đạo huynh.


Nghe xong Tử Khuê lập tức nhớ ra lai lịch của lão đạo sĩ áo đen. Ông ta chính là Cửu Hoa Chân Nhân Cổ Sĩ Hoành, tuổi độ bảy tư.


Đầu Hạ năm năm trước, tức năm Kỷ Dậu, nhân dịp khánh hạ tân đại hồng chung của Thiếu Lâm Tự, chưởng môn, long đầu các phái lớn trong võ lâm đã đến chúc mừng, đồng thời bàn bạc việc tổ chức Đại hội Võ Lâm sang năm.


Nào ngờ một ác ma bị truy tung nhiều năm, đột nhiên xuất hiện để báo thù. Độc Tu La Địch Thăng đã ném vào giữa khu hành lễ một quả "Vong mệnh thần lôi" làm cho hơn trăm người thọ hại, trong đó hầu hết là những đại nhân vật câc phái, kể cả Hội đồng Võ lâm.


Độc Tu La bị những người ở vòng ngoài vây chặt uy hiếp sinh mạng của lão để đổi lấy thuốc giải. Nhưng Địch Thăng đã ngạo nghễ tuyên bố rằng chất độc kia trên thế gian không ai giải được,rồi lão tự sát.


Diệu Thủ Thần Cơ Tư Mã Uy được mời đến song cũng phải bó tay, và các nạn nhân chỉ còn cách nằm chờ chết. Họ không chết ngay mà ngắc ngoải hàng tháng trong cảm giác đau đớn vô biên.


May thay, Cửu Hoa Chân Nhân đã lên núi Tung Sơn, đối chứng lập phương, tìm ra giải dược cứu đủ một trăm sáu mươi bốn tinh hoa của võ lâm.


Cửu Hoa Chân Nhân không chịu nhận bất cứ sự đền ơn nào, chỉ lạnh lùng bảo rằng: "Bần đạo chỉ cần chư vị học lấy đức khiêm cung như thế là đã đủ".


Kể từ lúc ấy, Cửu Hoa Chân Nhân được tôn xưng là Thánh Y và được hưởng sự tôn kính tuyệt đối của hội đồng minh chủ. Nhưng ông ta ít khi xuống núi nên mọi người chẳng có nhiều dịp để tỏ ra khiêm tốn.


Nhắc lại sau khi nghe xong câu nói của Đại Giác Thiền Sư, Cửu Hoa Thánh Y phất tay áo nghiêm nghị trách:


- Đức khiêm cung hiện hữu ở trong tâm chứ không phải ở lễ nghi lạy lục. Thi lễ mà không lòng kính thì cũng vô ích.


Rồi ông chỉ vào Tử Khuê mà nói tiếp:


- Tiểu tử kia không quỳ, nhưng lại là kẻ chí thành.


Lời chê trách của Chân Nhân đã khiến các chưởng môn và đệ tử của sáu phái bẽ bàng, bực bội nhìn cái kẻ đã được khen, khiến Tử Khuê ngượng ngùng đỏ mặt.


Thất Bổng Cái Thạch Kính Tường là bằng hữu thâm giao với Cửu Hoa Chân Nhân, dù nhỏ hơn gần chục tuổi. Chính vì thế mà đệ tử Cái Bang mới biết Cổ Sĩ Hoàng tinh thông y học, đi mời đến chữa trị cho Bang chủ và những nạn nhân khác.


Thất Bổng Cái quá rõ tính nết quái dị của Cửu Hoa Chân Nhân, liền cười khanh khách bảo:


- Này Cổ Chân Nhân!. Chẳng qua gã mũi trâu trẻ tuổi ấy không thuộc những phái đã chịu ơn ông nên chẳng thèm lạy lục đấy thôi.


Cửu Hoa Thánh Y lộ vẻ ngạc nhiên thất vọng:


- Thế mà ta nghĩ môn phái Võ Đương đã sản sinh được một nhân tài xuất chúng, trăm năm có một.


Câu này như gáo nước lạnh dội vào đầu bọn đệ tử Võ Đương đang hiện diện.


Mộ Duy Lộ là người kiêu ngạo, bước ra vòng tay nói:


- Nhân tài núi Võ Đương nhiều như lá mùa thu, ngay đệ tử đây tuy kém cỏi song cũng tự thấy mình chẳng thua sút vị đạo hữu kia ở điểm nào.

Chương sau

↑↑
Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Văn án: Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đêm đã khuya, trên đường cũng đã vắng khách

10-07-2016 20 chương
Lỡ hẹn với biển

Lỡ hẹn với biển

Phải, ai cũng phải lớn lên, ai cũng phải khác đi... *** 1. Năm tôi 7 tuổi, cha mẹ tôi

24-06-2016
Độc thoại

Độc thoại

Thực ra thì chị không cần cười tươi như thế làm gì. Chỉ tổ cho Phong đong đầy thêm

30-06-2016
Chàng trai của biển

Chàng trai của biển

Tôi gắng gượng với tay để nắm lấy đôi tay chai sần của Biển. Chàng trai của biển

24-06-2016
Đón ba về

Đón ba về

"Nhưng mà thôi, dẫu sao thì mình vẫn là con... ráng làm cho tròn bổn phận mấy anh chị

25-06-2016