Old school Easter eggs.
Ảo ma bộ pháp - Trần Thanh Vân

Ảo ma bộ pháp - Trần Thanh Vân


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 34
5 sao 5 / 5 ( 28 đánh giá )

Ảo ma bộ pháp - Trần Thanh Vân - Chương 33 - Nhân định thắng thiên

↓↓

Nhắc đến thân mẫu, Văn Thảo Nguyên dường như đã xúc động, Hà Thúy hỏi gặng nữa.

bạn đang xem “Ảo ma bộ pháp - Trần Thanh Vân” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Văn Thảo Nguyên nước mắt lưng tròng :


- Các người nào biết, tại hạ cũng vừa được tỏ tường thân thế, minh bạch lai lịch, mẫu tử mới chớm trùng phùng, những tưởng sẽ được kề bên gối mẹ, hầu cận sớm hôm, nào ngờ phút sanh ly lại thành tử biệt.


Cố kềm nén cơn xúc động, Văn Thảo Nguyên tỏ cho cả hai biết lai lịch của mình và kẻ thù hai lần giết cha hại mẹ là ai.


Từng lời thuật lại của Văn Thảo Nguyên nghe như xé lòng, Hà Thúy và vị Tứ ca nghe mà như đứt từng đoạn ruột.


Nghe xong, vị Tứ ca gạt vội nước mắt đã chực trào ra mà nói cùng Văn Thảo Nguyên :


- Văn huynh, chuyện này rất là minh xác, chính tai ta đã từng nghe lão kể lại vào những ngày đầu lão đã muốn khai tông lập phái như thế nào. Văn tiền bối đích xác là do tay lão hạ thủ. Thật không ngờ đấy chính là lệnh tôn. Thôi, Văn huynh đừng có buồn bã, ta có việc này cần gấp đến Văn huynh.


- Việc gì, xin huynh đài cứ nói!


- Nguyên ta tình cờ có gặp một lão đạo, lão có ý muốn tìm kiếm Văn huynh.


- Lão đạo? Tìm tại hạ? Để làm gì? Tại hạ nào có quen biết đến lão đạo nào đâu?


- Ta không biết lão đạo cần gặp Văn huynh có việc gì, nhưng ắt có liên quan đến tình thế giang hồ hiện nay! Chắc chắn phải liên quan đến lão Quân chủ!


- Lão đạo chỉ đích danh tại hạ à?


- Không! Không nêu đích danh ai, nhưng theo ta, người lão đạo cần tìm chính là Văn huynh.


- Sao lạ vậy? Sao huynh đài cho là người lão cần gặp lại là tại hạ?


- Đây, Văn huynh hãy cứ nghe rồi sẽ hiểu, nguyên văn lão đạo nói như thế này: 'Tình thế này chính là lúc mà sư tổ có nói đến. Ngươi hãy tìm xem, người nào mà có khả năng nhiều nhất để vãn hồi tình thế, hãy đem về đây gặp ta!'.


- Hừm! Sao lại mập mờ vậy? Lão đạo ấy là người như thế nào? Lão đang ở đâu?


- Lão đạo ấy là người rất lạ lùng, đạo gia không ra đạo gia, biết võ công cũng như không biết võ công. Xem chỗ lão ở lại là nơi thoát tục! Khó nói được lắm. Nhưng may mà Văn huynh đi theo hướng này, cũng gần chỗ lão ở. Nếu Văn huynh không ngại, hãy cứ đến thử xem sao! Biết đâu chừng đây là ý trời sắp đặt?


Nghe nói về lão đạo này, Văn Thảo Nguyên tuy không có chút nào hứng thú nhưng vẫn hiếu kỳ mà muốn gặp một lần cho biết. Huống chi, đã có một thân võ học phi phàm, Văn Thảo Nguyên nào biết ngán sợ... nên


- Ừ! Đi thì đi! Huynh đài! Xin đi trước!


Thế là vị Tứ ca đi trước dẫn đường, Văn Thảo Nguyên và Hà Thúy theo sau.


Đi gần hết canh ba là đã đến nơi.


Một mái tiểu am bên bờ dốc thoai thoải. Nằm vắt trước tiểu am là một dòng suối. Thật là một cảnh nên thơ.


Tiếng suối róc rách qua từng kẽ đá, reo lên giữa đêm trường tĩnh mịch, làm cho tâm hồn người như lắng dịu lại mà thưởng thức tấu nhạc thiên thai ở chốn gian trần...


Trong tiểu am, một ánh đèn le lói, qua mành trướng mà soi tỏ một bóng người. Tóc vấn theo kiểu đạo sĩ thường thấy. Râu để dài phất phơ theo từng ngọn gió đem.


Vị Tứ ca hắng giọng và nói :


- Bạch thầy, đã tìm được người thầy muốn gặp rồi ạ!


- Vào đi! Kẻo sương khuya thấm lạnh!


Giọng trầm ấm vang lên làm ấm lòng người nghe giữa đêm khuya vắng lặng.


Xô nhẹ màn treo trướng rũ, cả ba cùng nhẹ chân đi vào...


Quả thật, lão đạo sĩ không giống những người bình thường. Tuy nhìn chung, lão cũng không có gì là khác thường.


Có khác chăng là ở dáng dấp bình thường của lão, không thấp, không mập, không gầy, không giống người có võ công nhưng trầm tịnh và đôi mắt uy ngời cho thấy mà người có võ công.


Cổ nhân nói "Bình định như núi thái" chính là để chỉ lão đạo sĩ này.


Lão đưa mắt nhìn cả ba, chạm ánh mắt nhìn của lão, cả ba đều cảm thấy không sợ mà phục, không muốn cúi đầu cũng phải gầm đầu xuống!


Giọng lão trầm ấm lại cất lên :


- Là người này ư?


Mắt lão đang hướng về Văn Thảo Nguyên.


Không phải nhìn, cũng biết lão đạo nói về ai, vị Tứ ca thưa :


- Bạch thầy, đúng vậy!


Vì nếu lão đạo sĩ chỉ Hà Thúy mà hỏi ắt sẽ thêm vào câu nói một câu "là nữ nhân à!"


Lão xem xét qua một lượt, từ đầu đến chân của Văn Thảo Nguyên, đoạn lão bảo cả ba :


- Ngồi xuống đi!


Hương trầm từ một đỉnh hương gần đó tỏa ra thoang thoảng, nghe mà nhẹ cả người, lâng lâng! Lão đạo sĩ lại lên tiếng :


- Giang hồ loạn lạc, do đâu mà ra? Thiếu hiệp nói đi.


"Còn do đâu mà ra nữa mà lão lại hỏi vậy? Không phải là do lão Quân chủ ỷ trượng vào võ công siêu phàm, ỷ trượng vào thần đao Tử Quang mà mong đè đầu cưỡi cổ mọi người sao?"


Văn Thảo Nguyên tự nhủ vậy, nhưng sau một lúc suy nghĩ, Văn Thảo Nguyên lại thấy không đúng, nên nói :


- Mới đầu nghe... đạo trưởng hỏi, vãn sinh đã nghĩ ngay được lời đáp! Nhưng suy nghĩ lại thì vãn sinh lại có nhận định khác...


Buông lửng câu nói, Văn Thảo Nguyên chờ phản ứng của lão đạo sĩ.


Nãy giờ lão lim dim mắt, bây giờ, mắt lão lại mở ra nhìn Văn Thảo Nguyên, lão nói ôn tồn :


- Thiếu hiệp, hãy nói tiếp đi!


Văn Thảo Nguyên vội tiếp lời :


- Chánh tà vốn bất lưỡng lập, đạo vượng ma tiêu! Ngược lại đạo sẽ tiêu nếu ma vượng. Nhưng cái gì là chánh, cái gì là tà? Sao gọi kẻ này là tà, kẻ kia là chánh? Tiêu chuẩn đâu mà quyết đoán được? Bang phái ư? Xuất xứ võ học ư? Hay mà do hành động của họ? Do bề ngoài của họ mà nói vậy? Võ học tà mà tâm chánh, việc này không phải là không có. Ngược lại, xuất môn của một người là chánh nhưng tâm họ bất chánh, thì có được gọi là tà không? Hoặc một người có dã tâm, có toan tính riêng, hai tay mà bưng hết mắt thiên hạ, khéo che đậy, được xưng tụng là đại hiệp vậy là tà hay chánh? Bưng bít được thì là chánh! Không che đậy được nữa có cam chịu mình là tà không? Nhìn lão Quân chủ mà xem, dáng vẻ bên ngoài ai dám nói là tà! Võ học thì là của tiên gia, tà sao được mà tà! Vậy mà tà tâm của lão đã thắng được chánh môn! Loạn của giang hồ nhiều đều do tà tâm của người giang hồ mà ra! Tham danh ấy cũng bởi tà tâm. Tranh lợi cũng do tà tâm. Có tà tâm, có đố kỵ, ắt phải có loạn! Vãn sinh nói vậy có đúng không? Thưa đạo trưởng?


Dáng lão đạo sĩ lúc này bỗng trở nên trầm tư, gật đầu khi nghe câu Văn Thảo Nguyên hỏi, lão mới nói :


- Thiếu hiệp tuổi còn trẻ nhưng đã có cái nhìn bao quát, xuyên suốt hết chiều dài lịch sữ của võ lâm! Còn thiếu hiệp thì sao, thiếu hiệp là tà hay là chánh?


Nghe câu hỏi của lão đạo sĩ mà Văn Thảo Nguyên ngẩn cả người. Với câu hỏi này, Văn Thảo Nguyên giật mình mà tự xem lại chính mình. Mình là tà hay là chánh? Chánh được sao khi hai tay mình đã nhuốm máu? Tà ư? Đã là tà sao lại chê trách người ta là tà? Còn nếu bảo việc mình làm là đúng với ước vọng của mọi người, thì đã đúng chưa?


Công luận của võ lâm không phải lúc nào cũng đúng.


Hành động trước đây của sư phụ, không phải là đáp ứng kỳ vọng của số đông người đó sao? Sao sư phụ lại hối hận? Tà? Chánh? Thế nào gọi là tà? Thế nào mới được gọi là chánh?


Mơ mơ hồ hồ, Văn Thảo Nguyên tự mình hỏi lấy mình, đến lúc thần trí cơ hồ rối loạn, Văn Thảo Nguyên đã nói ý nghĩ thành lời lúc nào không hay!


Lão đạo sĩ nghe được những lời này, lão cười và nói :


- Thôi! Thiếu hiệp đừng tự làm khổ não mình nữa. Biết suy xét lấy việc mình làm, dắn đo trước lời mình nói đã là hay lắm rồi! Sư tổ của ta đã vì vấn đề này mà không ngớt tự dằn vặt lấy mình. Xem đây!


Lão đạo sĩ đưa tay chỉ vào bức hoành phi to lớn treo ngay trước mặt lão, mà khi cả ba người lúc bước vào, do vẻ uy nghi của lão, cả ba không kịp nhìn đến bức hoành phi bằng lụa tốt, màu trắng ngà của thời gian, trên bức hoành phi chỉ có mỗi hai chữ:


Tà? Chánh?


Chắc có lẽ sư tổ của lão đạo sĩ đã từng ngồi chỗ của lão đạo sĩ bây giờ đang ngồi mà trầm tư, mà suy niệm về hai chữ chánh, tà này.


Đợi mọi người đã nhìn xong, lão đạo sĩ đưa tay vào ngực áo lôi ra một hộp nhỏ, dài, bằng gỗ mun. Lão đặt trước mặt Văn Thảo Nguyên mà nói :


- Chắc có lẽ thiếu hiệp đúng là người ta muốn tìm. Không, phải nói như thế này mới đúng, thiếu hiệp là người mà sư tổ ta muốn gởi gắm, ủy thác. Thiếu hiệp hãy mở hộp này mà xem. À! Trước hết, hãy đọc qua hàng chữ niêm trên miệng hộp.


Đưa tay cầm lấy chiếc hộp gỗ, Văn Thảo Nguyên cảm nhận được là cái hộp rất nhẹ. Không hiểu trong hộp có chứa vật gì không. Nghĩ vậy, Văn Thảo Nguyên mới xem qua hàng chữ được viết ngay vào tờ giấy dùng để niêm miệng hộp:


"Đợi đến lúc lửa bỏng dầu sôi, hãy mở hộp này ra!"


Văn Thảo Nguyên lại đưa mắt nhìn lão đạo sĩ, lão nói :


- Thiếu hiệp cứ tự tiện!


Gỡ nhẹ tờ giấy niêm ra, Văn Thảo Nguyên hé mở nắp hộp, nhìn vào, một mảnh lụa hoa tiên xếp gọn, bên dưới là một cuốn lụa.


Đặt hộp gỗ xuống, nhón tay cầm mảnh hoa tiên lên, mở ra, Văn Thảo Nguyên đọc được:


"Lấy dữ đáp lại dữ, lấy mạnh diệt mạnh ấy là trí!


Ta tự cho là đã thông huyền lẽ đạo, thế mà trước đây ta đã làm một việc bất trí. Vệ Ngõa đưa người vào Trung Nguyên toan làm loạn, ta đã chận đứng được việc này, nhưng cách làm của ta là cách làm của kẻ bất trí.


Sau đó, ta về đây suy nghiệm lại một lần nguy khốn. Đó là hậu quả của việc làm bất trí của ta.


Người nối nghiệp ta không đủ huệ trí. Do đó ta lưu lại chỉ pháp độc tôn cho người. Hãy vì võ lâm Trung Nguyên mà trừ hại, nên nhớ, đừng làm điều ta đã làm. Dung được thì dung, không cần ra tay. Một khi đã ra tay thì quyết không dung. Ấy là luật trời vậy.


Tử Hà Thượng Nhân".


Văn Thảo Nguyên đọc mà đổ mồ hôi. Sợ cho việc biết rõ mọi sự sau này của Tử Hà Thượng Nhân, mừng cho sư phụ mình may mà thoát chết, tránh được lưới trời buông phủ.


Đưa mắt nhìn quanh, lão đạo sĩ và Hà Thúy cùng vị Tứ ca đã đi đâu cả rồi. Yên tâm vì không phải giải thích về thái độ của mình lúc vừa rồi, Văn Thảo Nguyên mở cuộn lụa ra xem.


Phía trên đầu cuốn lụa có ghi rõ:


"Duy Ngã Độc Tôn chỉ pháp.


Người tham luyện phải có chánh tâm. Bằng không sẽ chết ngay vì tẩu hỏa nhập ma, đừng trách ta sao không nói trước".


Đọc qua một lượt về yếu quyết, Văn Thảo Nguyên không biết là do mình có huệ trí cao hay là do lời viết dễ hiểu, mà Văn Thảo Nguyên đọc đến đâu, hiểu được đến đó.


Thấy không đến nỗi khó luyện, chủ yếu của chỉ pháp là lấy đất mẹ làm sinh lực, lấy trời cha làm khí lực. Hợp với tâm với ý mình mà phát ra thành chỉ lực. Văn Thảo Nguyên ngồi đó mà luyện luôn.


Mở mắt ra đã thấy Hà Thúy đứng gần đó, trên mặt không giấu được vẻ bồn chồn, Văn Thảo Nguyên cười nhẹ và cất tiếng hỏi :


- Hà cô nương đến đã lâu chưa? Có việc gì không mà xem cô nương có vẻ lo lắng?


Thấy Văn Thảo Nguyên đã lên tiếng, Hà Thúy cả mừng, nói ngay :


- Thiếu hiệp đã luyện công xong chưa? Đếm qua có một việc mà ta chưa kịp nói với thiếu hiệp...


- Đêm qua? Mới chỉ có một đêm thôi sao?


Đưa mắt nhìn bầu trời qua bức trướng, thấy vẫn còn tối mà sao Hà Thúy lại bảo là đêm qua.


Hà Thúy hiểu, bèn nói :


- Thiếu hiệp đã luyện công hết một đêm và một ngày. Bây giờ đã là canh đầu của đêm rằm tháng chín.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Bích Huyết Kiếm - Kim Dung

Trích đoạn: Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan

11-07-2016 1 chương
Khi tình đã cạn

Khi tình đã cạn

Vợ chồng thằng bạn lấy nhau được 10 tháng thì xảy ra xích mích rồi chia tay. Trong

23-06-2016
Hương cỏ may

Hương cỏ may

Nhiều năm rồi tôi mới về thăm quê ngoại- nơi tuổi thơ tôi suốt một thời rong ruổi.

25-06-2016
Miền kí ức

Miền kí ức

"Đừng nghĩ tuổi thơ có thể được mua bằng tiền, không có tuổi thơ thì tâm hồn đã

26-06-2016
Đại mạc dao - Đồng Hoa

Đại mạc dao - Đồng Hoa

Giới thiệu: Tập 1: Lớn lên giữa bầy sói, Ngọc Cẩn cứ ngỡ mình giống như Lang

15-07-2016 40 chương
Định kiến

Định kiến

Hãy bắt đầu một ngày mới không định kiến.    *** Tôi xin bắt đầu bài viết

24-06-2016
Chị tôi

Chị tôi

Ngày xưa, tôi cũng từng yêu như bao nhiêu người con trai khác, chỉ có điều người đó

29-06-2016