Hoàng Dung cười khẽ nói:
bạn đang xem “Anh hùng xạ điêu - Kim Dung” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
- Ta cũng không tin.
Ngày mười bốn tháng bảy, hai người vào tới địa giới lộ nam Kinh Hồ, chưa đến giờ Ngọ hôm sau đã tới Nhạc Châu, hỏi rõ đường đi, bèn giục ngựa thả điêu thẳng tới lầu Nhạc Dương.
Lên tới trên lầu, hai người gọi rượu thịt, nhìn ra phong cảnh hồ Động Đình chỉ thấy mênh mông cuồn cuộn mút mắt, một vùng xanh biếc trải rộng muôn khoảnh, bốn phía núi non vây quanh lô nhô, đúng là gấm lụa tranh vanh, chót vót hùng tráng, so với cảnh khói sóng ở Thái Hồ lại khác hẳn. Nhìn ngắm một lúc rượu thịt đưa tới, thức ăn ở Hồ Nam rất cay, hai người đều thấy không hợp khẩu vị, chỉ là bát lớn đũa dài, cũng rất có hào khí.
Hai người ăn một ít thức ăn, lại nhìn những thơ từ đề vịnh trên bốn bức vách.
Quách Tĩnh im lặng đọc bài Nhạc Dương lâu ký của Phạm Trọng Yên, đọc tới hai câu:
Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ.
Không kìm được cao giọng khen ngợi.
Hoàng Dung nói:
- Ngươi biết hai câu này nói gì không?
Quách Tĩnh im lặng đọc lại, trong lòng suy nghĩ, không trả lời ngay. Hoàng Dung lại nói:
- Phạm Văn Chính công làm bài văn này năm xưa oai chấn Tây Hạ, văn tài võ lược có thể nói là vô song trên đời lúc bấy giờ.
Quách Tĩnh bảo nàng kể lại sự tích Phạm Trọng Yêm một lượt, nghe nàng nói ông ta lúc nhỏ nhà nghèo, cha mất sớm, mẹ cải giá, trải nhiều đau khổ sau khi giàu sang lại vô cùng tiết kiệm, chuyện gì cũng nghĩ tới bách tính, bất giác tự nhiên kính ngưỡng, rót đầy rượu vào bát ăn cơm, ngửa cổ lên uống một hơi cạn sạch, nói:
- Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ, bậc đại anh hùng, đại hào kiệt phải có lòng dạ như thế!
Hoàng Dung cười nói:
- Người như thế cố nhiên là tốt nhưng thiên hạ điều lo thì nhiều mà điều vui lại ít chẳng phải y suốt đời không được vui vẻ sao? Ta thì không làm được.
Quách Tĩnh cười khẽ một tiếng. Hoàng Dung lại nói:
- Tĩnh ca ca, ta bất kể thiên hạ lo hay vui, nếu ngươi không ở bên cạnh ta thì ta vĩnh viễn không biết vui sướng là gì.
Nói tới đó, giọng nói chìm xuống, vẻ mặt buồn rầu.
Quách Tĩnh biết nàng nghĩ tới chuyện chung thân của hai người nhưng không thể khuyên giải an ủi, cúi đầu không nói gì.
Hoàng Dung chợt ngẩng lên cười nói:
- Thôi đi, cho dù như thế thì Phạm Trọng Yêm cũng có làm một bài Tích ngân đăng, ngươi nghe người ta hát chưa?
Quách Tĩnh nói:
- Tự nhiên là ta chưa nghe. Cô đọc cho ta nghe đi.
Hoàng Dung nói:
- Nửa sau của bài từ này nói: Người đời chẳng ai trăm tuổi. Nhỏ lo già, già thành kém cỏi, chỉ có giữa đời, ở tuổi thiếu niên. Nỡ bởi phù danh, này quan nhất phẩm nọ thiên kim. Hỏi tóc trắng, làm sao tránh khỏi?
Kế đem ý nghĩa lời lẽ của bài từ giải thích qua một lượt. Quách Tĩnh nói:
- Ông ta khuyên người ta đừng đem thời giờ mà làm chuyện cầu danh, thăng quan, phát tài, nói thế cũng rất đúng.
Hoàng Dung hạ giọng ngâm nga:
-Rượu tới lòng sầu, thành lệ tương tư chảy .
Quách Tĩnh nhìn nàng một cái, hỏi:
- Đây cũng là bài từ của Phạm Văn Chính công à?
Hoàng Dung nói:
- Đúng đấy, đại anh hùng, đại hào kiệt cũng không phải là kẻ vô tình.
Hai người đối ẩm vài chén. Hoàng Dung nhìn tửu khách trên lầu, thấy ở chiếc bàn vuông phía đông có ba ông già ăn mặc theo lối ăn mày, quần áo trên người tuy vá chằng vá đụp nhưng đều rất sạch sẽ, xem dáng vẻ thì là nhân vật quan trọng trong Cái bang tới tham gia đại hội của Cái bang tối nay, ngoài ra đều là loại thương nhân thân sĩ tầm thường.
Chợt nghe trên một gốc liễu lớn ngoài lầu tiếng ve kêu ran, Hoàng Dung nói:
- Con ve suốt ngày không ngừng kêu lên: Biết rồi, biết rồi, nhưng không biết nó biết cái gì, té ra trong đám sâu bọ cũng có loại khốn khiếp khoác lác không biết xấu hổ, khiến ta nhớ tới một người, lại lo cho y.
Quách Tĩnh vội hỏi:
- Ai thế?
Hoàng Dung cười nói:
- Là vị Thiết chưởng thủy thượng phiêu Cừu Thiên Nhận bịa đặt khích bác.
Quách Tĩnh hô hô cười rộ nói:
- Lão già lừa đảo ấy... .
Câu nói chưa dứt, chợt nghe góc phía tây có người nói the thé:
- Ngay cả Thiết chưởng thủy thượng phiêu Cừu lão mà cũng không coi ra gì, khẩu khí lớn thật.
Quách Hoàng hai người quay nhìn chỗ phát ra giọng nói, chỉ thấy ở góc lầu có một lão ăn mày già mặt như bị hun khói đang ngồi xổm, quần áo rách rưới, nhìn hai người cười hì hì. Quách Tĩnh thấy là nhân vật Cái bang, lập tức yên tâm, lại thấy y vẻ mặt hòa hoãn, lập tức chắp tay nói:
- Lão tiền bối, xin mời qua cùng uống vài chén được không?
Lão ăn mày già nói:
- Hay lắm!
Rồi lập tức bước tới. Quách Hoàng sai tửu bảo mang thêm bát đũa, rót một chén rượu cười nói:
- Mời ngồi, uống rượu đi.
Lão ăn mày nói:
- Ăn mày không đáng ngồi ghế.
Rồi ngồi xuống sàn lầu, lấy trong cái bao gai trên vai ra một cái bát mẻ, hai chiếc đũa tre, chìa bát ra nói:
- Những thức các ngươi ăn còn thừa, cứ đổ vào đây cho ta là được.
Quách Tĩnh nói:
- Thế thì không khỏi có chỗ bất kính quá đáng, tiền bối thích ăn gì, chúng tôi sẽ gọi nhà bếp nấu.
Lão ăn mày nói:
- Ăn mày có dáng vẻ của ăn mày, nếu hữu danh vô thực, vỗ ngực làm phách thì rõ ràng không phải là ăn mày. Các ngươi chịu bố thí thì cứ bố thí, còn không chịu thì ta tới chỗ khác xin cơm.
Hoàng Dung nhìn Quách Tĩnh một cái, cười nói:
- Không sai, ngươi nói đúng lắm.
Lúc ấy đem tất cả cơm canh còn thừa đổ vào cái bát mẻ của y, lão ăn mày già lấy trong bao ra một nắm cơm nguội, chấm chấm thức ăn thừa, ăn uống có vẻ rất ngon lành.
Hoàng Dung thầm đếm số bao trên vai y, thấy có ba cái chồng thành một chồng, tất cả có ba chồng, tổng cộng có chín cái, lại nhìn qua ba người ăn mày ngồi bên bàn phía đông, trên lưng mỗi người cũng đều có chín cái bao gai, chỉ là trên bàn của họ bày đầy rượu thịt, rất là thịnh soạn. Ba người ấy đối với lão ăn mày già này như không nhìn thấy, thủy chung không hề nhìn y một cái, nhưng trong thần sắc thấp thoáng có vẻ không ưa.
Lão ăn mày ăn uống rất mau lẹ, chợt nghe dưới thang có tiếng bước chân vang lên, mấy người bước lên. Quách Tĩnh quay đầu nhìn ra chỗ cửa cầu thang, chỉ thấy hai người đi đầu chính là hai người ăn mày đón Dương Khang ở thôn Ngưu Gia phủ Lâm An, người thứ ba vừa thò đầu lên, chính là Dương Khang. Y chợt thấy Quách Tĩnh chưa chết, vô cùng hoảng sợ, sau khi sửng sốt, lập tức xoay người quay xuống, lúc trên bậc thang không biết nói mấy câu gì, người ăn mày béo mập bước xuống, người ăn mày gầy thấp thì bước tới bàn của ba người ăn mày phía đông, hạ giọng nói mấy câu. Ba người ăn mày kia lập tức đứng dậy, xuống lầu đi ra. Lão ăn mày già ngồi dưới đất chỉ lo ăn uống, không đếm xỉa gì tới.
Hoàng Dung bước tới cửa sổ nhìn ra, chỉ thấy mười mấy người ăn mày xúm xít đưa Dương Khang về phía tây. Dương Khang đi không bao xa, ngoảnh đầu nhìn lại, vừa chạm vào ánh mắt của Hoàng Dung, lập tức quay đầu lại, gia tăng cước bộ rảo chân bước đi.
Lão ăn mày già ăn xong, lè lưỡi liếm sạch cái bát, chùi đôi đũa vào áo mấy cái rồi bỏ lại vào bao. Hoàng Dung nhìn kỹ thấy y mặt đầy nếp nhăn, vẻ mặt trông rất sầu khổ, hai bàn tay cực to, gần gấp đôi bàn tay người thường, trên mu bàn tay gân xanh nổi lên, rõ ràng một đời vất vả. Quách Tĩnh đứng lên chắp tay nói:
- Xin mời tiền bối ngồi, chúng ta dễ nói chuyện hơn.
Lão ăn mày cười nói:
- Ta không quen ngồi ghế. Hai người các ngươi là đệ tử của Hồng bang chủ, tuổi tác tuy nhỏ nhưng chúng ta ngang hàng với nhau. Ta lớn hơn vài tuổi, các ngươi gọi ta một tiếng đại ca là được. Ta họ Lỗ, tên Lỗ Hữu Cước.
Quách Hoàng hai người nhìn nhau một cái, cùng nghĩ thầm:
- Té ra y đã sớm biết lai lịch chúng ta.
Hoàng Dung cười nói:
- Lỗ đại ca, cái tên của ngươi nghe rất thú vị.
Lỗ Hữu Cước nói:
- Thường có câu: ăn mày không gậy bị chó nhờn. Ta không có gậy, nhưng có một cái chân thối tha. Nếu chó lớn xông vào cắn, ta cứ nhắm giữa đầu đá cho con bà mày một cái cũng đủ bắt nó phải cụp đuôi cuống cuồng bỏ chạy.
Hoàng Dung vỗ tay cười nói:
- Tốt tốt, nếu lũ chó biết được ý nghĩa của tên ngươi, thì phải chạy thật xa!
Lỗ Hữu Cước nói:
- Ta nghe Lê Sinh Lê huynh đệ kể, đã biết việc hai vị làm ở huyện Bảo ứng, đúng là có chí không cần lớn tuổi, không chí uổng sống trăm năm, khiến người ta rất kính phục, chẳng trách Hồng bang chủ coi trọng như thế.
Quách Tĩnh đứng lên khiêm tốn mấy câu. Lỗ Hữu Cước nói:
- Mới rồi nghe hai vị nói tới Cừu Thiên Nhận và Thiết chưởng bang, thanh thế của Thiết chưởng bang ở một dải Lưỡng Hồ Tứ Xuyên rất lớn, bang chúng giết người cướp của, không điều ác nào không làm. Lúc đầu chỉ câu kết với quan phủ, bấy giờ thì càng ngày càng hung dữ công nhiên đem tiền bạc đút lót quan trên, mình cũng ra làm quan. Đáng hận nhất là chuyện tư thông với nước Kim, câu kết với nhau làm chuyện trong ứng ngoài hợp.
Hoàng Dung nói:
- Lão già Cừu Thiên Nhận chỉ biết lừa đảo, tại sao lại có thanh thế như thế?
Lỗ Hữu Cước nói:
- Cừu Thiên Nhận rất lợi hại, cô nương đừng coi thường y.
Hoàng Dung cười nói:
- Ngươi gặp y chưa?
Lỗ Hữu Cước nói:
- Chuyện đó thì chưa, nghe nói y ẩn cư trong núi sâu, tu luyện Thiết chưởng thần công, đã mười mấy năm nay chưa từng xuống núi.
Hoàng Dung cười nói:
Chương trước | Chương sau