Ân thù kiếm lục - Cổ Long

Ân thù kiếm lục - Cổ Long


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 60
5 sao 5 / 5 ( 131 đánh giá )

Ân thù kiếm lục - Cổ Long - Chương 7 - Cuộc chiến kinh hồn

↓↓

Đó là câu nói của hào kiệt võ lâm. Khi biết được tin hai tay đại kiếm khách sẽ ấn chứng võ công trong một trận chiến không tiền khoáng hậu!

bạn đang xem “Ân thù kiếm lục - Cổ Long” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Tử Y Hầu, đệ nhất kiếm khách võ lâm hiện đại, sẽ so tài với tay kiếm hải ngoại vào Trung nguyên, từng hạ mấy mươi cao thủ thượng thặng trên giang hồ, một tay kiếm chưa hề thất bại, chưa từng dùng đến nhát kiếm thứ hai từ ngày vào Trung Thổ!


Cái tin đó truyền đi, nhanh vô tưởng.


Chẳng mấy hôm mà khắp nẻo sông hồ đến tận miền hút gió đèo heo, sơn cùng thủy tận, ai ai cũng nghe.


Và nghe được rồi, ai ai cũng náo nức, bồn chồn, rạo rực, cố tìm mọi cách có mặt tại đấu trường, để mục kích một trận chiến kinh hồn...


Tại Yểng thành, Cửu Hoa Thương Nhạc Hùng, dòng dõi họ Nhạc đời Tống, vô địch thương pháp, đang uống rượu, nghe được tin đó, quẳng chén, bất chấp bạn bè giữa tiệc, bất chấp hành trang, chạy luôn ra cửa, bất chấp ngựa xe, rong bộ thẳng đường dài sang Đông Hải.


Dọc đường, y gọi thêm mấy bằng hữu cùng đi, ai nghe y gọi cũng hớt hơ hớt hải chạy đi, gấp rút hơn người chạy nạn.


Tại trấn Dư Kỳ, Khoái Mã Song Tiên Hồ Diện Thọ, dòng dõi họ Hồ, đang trầm mình tắm ngựa ở bờ sông, nghe được tin đó lập tức chụp lấy chiếc áo, nhảy phăng lên ngựa, giục vó đi liền, ngựa chẳng cần yên, người không cần hành lý.


Tại trấn Dương Quang, Long Hổ Đao Đồ Chánh Phương, sau bữa cơm, tản bộ trên đường, thấy Hồ Diện Thọ chạy ngang, hỏi qua mới biết sự tình, vội nhảy lên lưng ngựa, ngồi sau họ Hồ hai người một ngựa đến thẳng Đông Hải.


Tại Điền Gia An, Ngọa Hổ Điền Thông có mặt tại Chánh Dương Quang, lúc đó đang cũng bằng hữu uống rượu trên lầu cao, nghe được tin đó, vội vọt mình qua cửa sổ đáp xuống bên dưới gặp một con ngựa của ai cột tại cổng, giật đứt dây, nhảy vọt lên lưng, thúc gối vào lưng ngựa sải liền. Dĩ nhiên là đi về Đông Hải.


Tại Vũ Hồ, tay đại hào Khoái Thủ Phân Kim Tùy cùng Phi đao tướng Dương Thế Nghĩa đang tranh chấp về thị trường lúa gạo, nghe được tin đó, cả hai bỏ ngay cuộc tranh chấp, cũng đoạt một cỗ xe của khách du lướt ngang qua chỗ đó rồi cùng nhau đánh xe thẳng đến Đông Hải. Dọc đường họ đàm đạo với nhau, tương đắc như đôi bạn thân, cuộc tranh chấp chết sống vừa qua đã biến tan trong ký ức.


Có nhiều người trầm tính hơn, nghe được tin đó rồi hoặc cho gia nhân chạy ngựa thông báo bằng hữu cùng đi, hoặc cho bồ câu mang tin tức cho đồng đạo hẹn nhau khởi hành.


Hầu như tất cả hào kiệt trên giang hồ đều rầm rộ lên đường về Đông Hải, riêng người áo trắng và Hồ Bất Sầu thì mới đến địa phận đất Dự.


Những kẻ hay tin sau cùng, cấp tốc lên đường thẳng đến nơi, sợ trễ mất dịp may hy hữu.


Tử Nhiêm Long Thọ Thiên Tề, tay đại đạo khét tiếng vùng duyên hải đã đoán biết trong kỳ đại chiến giữa hai tay kiếm phi phàm này, hẳn phải có mặt toàn thể nhân vật võ lâm lưỡng phái hắc bạch, nên đã chọn địa điểm tốt, dựng tạm lên độ hai trăm gian phòng nghinh đón khách bốn phương.


Khách, tùy theo thanh khí của nhau, hoặc đôi ba người một phòng, hoặc năm bảy, mươi người một phòng. Những ké đến trước chiếm trọn số phòng, ai đến sau phải đành ở cội cây tàng lá.


Chỉ trong vòng mấy hôm, quần hùng khắp nơi quy tụ nơi bờ Đông Hải đông hơn kiến, rồi hàng quán dựng lên, người mua kẻ bán tấp nập, địa điểm trở thành một cái chợ bất ngờ...


oo Vào một ngày, hoàng hôn xuống, đồng hoang nhuộm nắng nhạt trải tận phương trời.


Người áo trắng và Hồ Bất Sầu đã qua Nhữ Hà.


Cả hai tiến bước đều đều, xuyên cánh đồng dưới ánh tịch dương. Họ không theo lộ cái, chọn những con đường tắt mà đi. Họ đúng là những con người hoàn toàn hiến mình cho võ thuật. Võ thuật đối với họ là trên hết, trên cả lẽ sống của họ. Mệt nhọc, buồn ngủ, gặp đâu ngủ đó, đói không cần vào hàng quán, cứ đi. Gặp chim gặp thú, bắt là nướng, là ăn, ăn xong lại đi, khát thì đã có sông, có suối, dọc đường, khát đâu uống đó.


Không có một trở lực nào, không có một nhu cầu nào làm cho họ chậm hành trình.


Người áo trắng đã thế, mà Hồ Bất Sầu cũng thế. Có lẽ y đã nhiễm cái tánh của người áo trắng, nhiễm mau, nhiễm mạnh nên giờ đây y chẳng khác gì người áo trắng.


Lắm lúc, họ gấp rút quá, bắt được con thú, bắt được con chim, không kịp nướng chín, cứ xé sống mà ăn, vừa đi vừa ăn...


Xuyên đồng vượt núi, đốt giai đoạn hành trình. Ăn sống ăn tươi, nếu là ai ở vào trường hợp họ, chắc chắn không kham nổi.


Hồ Bất Sầu bám sát người áo trắng như bóng theo hình, hình ăn, bóng ăn, hình nghỉ, bóng nghỉ.


Chiều hôm đó, họ qua sông Nhữ. Họ đã đi từ sáng sớm đến giờ. Tuy dọc đường không có sự gì quan trọng xảy ra, song Hồ Bất Sầu cảm thấy mình kiệt sức, y vẫn cố gượng bước đều, gượng một chút lại cảm thấy không còn chịu nổi được nữa. Dù vậy, y chưa than van, y cứ cười cứ cố gắng bước đều.


Người áo trắng thoáng nhìn qua, thấy vậy liền dừng chân, tìm chỗ ngồi xuống.


Hồ Bất Sầu kín đáo thở phào, ngồi xuống theo người ằo trắng. Vừa ngồi xuống liền nằm dài ra, duỗi chân, duỗi tay, nghe khoan khoái vô cùng. Nằm, có ai trên đời này lại thiếu cái nằm? Nhưng ở vào trượng hợp của Hồ Bất Sầu mới biết giá trị của một cái nằm như thế nào.


Bỗng người áo trắng ngẩng mặt nhìn buột miệng thở dài:


- Bạch Tam Không! Lão ấy là con người khá lắm!


Từ lúc rời Liên Vân Trang đến hôm nay, đây là câu nói thứ nhất của người áo trắng, mà lời nói thứ nhất lại đề cập đến vị sư phó của y.


Hồ Bất Sầu hết sức kinh ngạc, vừa kinh ngạc vừa hân hoan, y muốn chen vào một câu, nhưng chẳng biết phải giáo đầu như thế nào.


Lâu lắm người áo trắng lại tiếp:


- Còn ngươi, ngươi cũng khá lắm!


Hồ Bất Sầu càng kinh ngạc hơn nữa. Lần này thì câu nói nhắm vào y, y có thể chen lời. Y ấp úng:


- Đạ..đa ta.....


Người áo trắng lại nhìn lên khoảng trời trong xanh, không gợn chút mây chiều, mơ màng chẳng nói gì thêm.


Đối phương không nói, thì Hồ Bất sầu chẳng dám kinh động, y cũng nín luôn.


Rồi gió từ từ lên; mây từ bốn phướng từ từ bay về, bầu trời trong xanh dần dần gợn hồng, gợn bạch...thoáng mắt có đủ sắc màu của hoàng hôn. Rồi mây trôi, nối tiếp trôi qua, ánh mắt của người áo trắng cũng chơm chớp theo mây.


Hắn đang nghĩ gì?


Đồng rộng mêng mang, hai con người ở giữa cánh đồng mênh mang xem nhỏ bé quá!


Người nhỏ bé, nhưng hoài bão to lớn! Chính cái to lớn đó tạo cho họ vẻ thê lương của người nuôi mộng.


Hồ Bất Sầu len lén nhìn hắn. Lòng y phát sanh muôn cảm khái. Y thở dài, nghĩ thầm:


- Trọn đời hắn, hắn cứ như thế mãi sao? Hắn tứ cố vô thân, hắn chẳng có một bằng hữu nào trên vạn nẻo sông hồ? Bình sinh hắn làm gì? Hắn nghĩ gì? Hừ! Cho hắn có đạt đến đỉnh cao của võ đạo có ai cùng hắn chia hưởng thành công? Có ai cùng hắn chia hưởng vinh quang?


Bất quá hắn cũng tịch mịch như lúc ban sơ, hắn tịch mịch suốt đời, đến hơi thở cuối cùng hắn cũng tắt trong tịch mịch!


Trong một lúc, Hồ Bất Sầu cảm thấy người áo trắng đáng thương hại quá. Võ công hiển hách thật, nhưng kiếp sống lại chìm sâu trong đen tối của dòng đời...


Bỗng, người áo trắng cất tiếng ca. Lời ca gọi trời, gào đất, oán than tạo vật vô tình, buồn than cái chí khó thành, cái khí khó bình. Bao nhiêu năm dài, xách kiếm lang thang đi khắp đó đây, người không tri kỷ đã đành, mà kiếm cũng khống tri kỷ!


Lời ca trầm trầm, giọng bi ai, nhưng hàm chứa một khí hùng, dù con người lạc phách như thế nào, khí hùng vẫn bất diệt.


Hồ Bất Sầu không dằn được tính hiếu kỳ. Từ lúc rời Liên Vân Trang thẳng đường về Đông Hải, đã mấy lượt y toan gợi chuyện với người áo trắng dò la tâm ý của hắn. Song lượt nào cũng thế, sắp sửa mở miệng là ngại trong lòng. Do đó suốt cuộc hành trình đến đoạn đường này, y chưa có cuộc đối thoại nào với bạn đồng hành.


Giờ đây, dịp khá thuận tiện, y chẳng bỏ qua, nhóng một câu:


- Cái thân đơn độc đã đành, mà hành động, cũng cô độc nốt. Các hạ tự cầu tịch mịch chăng? Với tài nghệ quán tuyệt trần gian các hạ thừa phương tiện tạo cho mình một nhiệt náo thích thú, tại sao lại tự chuốc lấy cô liêu tịch mịch cho mình?


Người áo trắng không đáp liền. Lâu lắm mới từ từ cất tiếng:


- Không! Lời ca đó không hẳn là phản ánh tâm tư của ta! Lời ca đó, chính là của cha ta.


Hắn muốn nói nhiều hơn, hắn muốn nói lưu loát hơn. Nhưng có cái gì ngăn chặn bên trong, câu nói chi thoát ra được ngần ấy rồi ngưng lại.


Hồ Bất sầu hiểu rõ hắn đang có một u hoài, một thứ u hoài thâm trầm, dù có muốn bộc lộ, nó cũng chẳng trào dâng. Y chỉ thở dài, rồi một lúc sau, y lại nói:


- Hẳn lệnh tôn là một bậc phi thường? Mà đã là phi thường, tất phải có tao ngộ phi thường?


Người áo trắng lại trầm lặng một lúc sau cũng thốt:


- Thân phụ là một bậc kỳ tài, am tường bách nghệ, vì cái chỗ am tường quá nhiều đó, nên có phần nào phân tâm. Khi phân tâm rồi chẳng thể tinh thông võ thuật đủ cả bách nghệ. Phàm võ học là giới canh vô bờ bến, càng học càng thấy huyền diệu, cao thâm, thì sự tinh thông lại càng khó đạt. Vả lại dù tài giỏi đến đâu, trăm thắng cũng có một bại. Bại mình thì thẹn, bại người thì chuốc lấy đố kỵ, hận thù. Tiên phụ phải lạc phách giữa dòng đời, thế nhân ngoảnh mặt. Cuối cùng người phải tìm đến một nơi xa, thật xa, tận phương trời, qua nhiều năm tháng...


Hồ Bất Sầu thầm nghĩ:


- Rút kinh nghiệm qua lối đối xử với chính mình, của người đời quen thói xu thừa, phụng hưởng, phụ thân của hắn, có lẽ đã bảo con, nên bỏ sự việc trên thế gian, chuyên tâm nghiên cứu võ đạo. Lời ca tỏ rõ cái nỗi bất bình, bi thống. Lão ấy chắc lúc chết không nhắm mắt vậy! Hắn ngay từ lúc ấu thơ đã bị cái bi thống, bất bình của cha thâm nhiễm quá nặng nề rồi, thành thử hắn tiếp nối cái di sản tinh thần của cha, hắn hoàn toàn là một phản ánh trung thực của cha, hoàn toàn hiến thân cho võ đạo!


Luận con người đối diện như thế đó, Hồ Bất Sầu chẳng thiết mình kính sợ hay hân hoan, hay thương hại... Người áo trắng lại từ từ tiếp:


- Thân thế của ta, trên thế gian này, chẳng ai có quyền biết đến.


Giả sử hôm nay ta bốc đồng một chút, tiết lộ cho ngươi nghe rồi, thì nghe bên tai này, nên để cho ra bên tai kia, đừng bao giờ nhớ đến!


Giọng nói của hắn lạnh lùng, tàn khốc làm sao, giọng nói không một chút cảm tình nào. Giọng nói còn khô khan hơn âm thanh của một đao phủ trước khi hươ đao chặt đầu tử tội.


oo Trên chiếc thuyền buồm ngũ sắc trong một khoang, trang trí như khuê các của các nhà hàng thiên kim. Tiểu công chúa đang cắm hoa vào lọ.


Nàng xắn tay áo khá cao, để lộ đôi cánh tay tròn lẳn trắng ngà.


Cánh tay đó tận cùng bằng một bàn tay cũng tròn, mịn, trắng, có năm ngón thon thon. Cánh tay, bàn tay, ngón tay gồm đủ vẻ quý phái, vẻ mỹ miều, vẻ sung túc và luôn cả vẻ mãn nguyện. Có thể bằng vào các vẻ đó mà cho rằng nàng yêu đời được chăng?


Dù sao thì cũng chưa có ai biết được hoài bão của nàng. Chưa ai biết được nàng để mộng với đời những đường tơ tình màu sắc gì.


Cánh tay đó, bàn tay và ngón tay đó, đang kề hoa. Người nhìn vào chẳng rõ chú ý đến hoa nhiều, hay chú ý đến tay nhiều...


Phương Bửu Nhi ngồi một bên nàng, nhìn đến xuất thần.


Thủy Thiên Cơ ngồi bên đối diện, tay cầm một quyển sách, nhưng quyển sách chỉ mở hờ, chẳng rõ lúc đó nàng đang đọc hay mơ màng đến tận đâu đâu? Khung cảnh đó, đúng là một bức mỹ đồ, tiếc thay bức đồ không phải ghi trên vuông lụa bằng một nét bút thần mà chỉ hiện giữa không gian, rồi sẽ thay đổi theo không gian... Bức họa có người đẹp, có hoa đẹp, có y phục đẹp...


Bỗng, tiểu công chúa buông cành hoa xuống, giận dỗi:


- Thôi! Chẳng cắm nữa!


Phương Bửu Nhi trố mắt:


- Tại sao?


Tiểu công chúa hờn:


- Có ngươi ở một bên ta, ta cắm không đẹp?


Thủy Thiên Cơ uốn mình cho đỡ mỏi, nhẹ điểm một nụ cười:


- Tiểu trượng phu của ta kia, sang qua ghế này mà ngồi với ta, xem sách với ta. Đeo mãi một bên đó chi tổ làm phiền người, không cho người cắm hoa đúng ý!


Nàng đưa tay qua bàn, nắm lấy Phương Bửu Nhi kéo qua ghế nàng.


Nàng cười nực:


- Lại đây, ngồi gần một bên ta đây, xem có được chăng? À vậy mới phải chứ! Vợ chồng mà!


Cả hai dán sát vào nhau, đọc chung quyển sách.


Tiểu công chúa nhìn họ, vụt đứng lên, đi tới đi lui hai lượt, rồi ngồi xuống, cầm chiếc kéo cắt vụn mấy cành hoa!


Thủy Thiên Cơ thấy rõ việc đó bật cười khanh khách:


- Cái đức ông chồng tí hon của ta không ngồi bên cạnh công chúa mà sao công chúa chẳng cắm hoa cho vừa ý?


Tiểu công chúa nhấp nhấp chiếc kéo dậm chân hằn học:


- Bực chết? Bực chết được đi thôi!


Thủy Thiên Cơ lại cười ngặt nghẽo, cười đến rung chuyển cả không gian, rung luôn mấy đoạn hoa vụn, đưa tay vỗ vỗ vào mình Phương Bửu Nhi bảo:


- Ngươi xem kìa, ngươi ngồi đó người ta bực. Ngươi đi rồi người ta cũng bực. Thật ta chẳng biết làm sao cho người ta hết bực!

Chương trước | Chương sau

↑↑
Đừng để ta gặp nhau

Đừng để ta gặp nhau

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tuyển tập truyện ngắn "Ai cũng có một chuyện tình

28-06-2016
Y Sinh Thế Gia

Y Sinh Thế Gia

Thêm một truyện ngôn tình hay của tác giả Diệp Chi Linh được đăng tải miễn phí mời

20-07-2016 17 chương
Kiều Thê 19 Tuổi

Kiều Thê 19 Tuổi

Anh là một quân nhân anh tuấn khí phách, phụ nữ si mê anh còn nhiều hơn cả sao trên

23-07-2016 9 chương
Có duyên không phận

Có duyên không phận

Một con dao, một dòng máu đỏ, một cái xác ôm một người. Tiếng gió rít mạnh mùa

27-06-2016
Cõng em lên gác

Cõng em lên gác

Cô là nhân viên văn phòng, anh làm nghề bốc vác trong thành phố. Sau ngày tốt nghiệp

01-07-2016
Bến đỗ

Bến đỗ

Nó. Một con bé 22 tuổi. Hồn nhiên. Yêu thơ văn. Thích những con chữ. Giàu cảm xúc. Hay

23-06-2016
Tấm lòng...

Tấm lòng...

Vào một buổi đầu đêm của Sài Gòn, khi những ngọn đèn rực rỡ thắp lên. Đêm Sài

24-06-2016

Teya Salat