pacman, rainbows, and roller s
Ân thù kiếm lục - Cổ Long

Ân thù kiếm lục - Cổ Long


Tác giả:
Đăng ngày: 11-07-2016
Số chương: 60
5 sao 5 / 5 ( 121 đánh giá )

Ân thù kiếm lục - Cổ Long - Chương 33 - Đao pháp Đông Doanh

↓↓

- Thắng bại đã phân định rõ rệt rồi, Lãnh đại hiệp nên buông bút đi.

bạn đang xem “Ân thù kiếm lục - Cổ Long” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Buông bút, chẳng phải theo cái ý của Công Tôn Hồng bởi buông như vậy thì còn chi mặt mày Lãnh Băng Ngư.


Sở dĩ cố gắng giữ cái tư thế, dù là tư thế bại, chỉ vì không thể buông bút.


Nghe theo lời Đinh lão phu nhân buông bút là chịu lùi lại, chịu đầu hàng.


Tất nhiên, Lãnh Băng Ngư khi nào lại chịu lùi lại? Y quát lớn:


- Ai cho rằng thắng bại đã được phân định? Xem đây!


Bỗng chiếc Chấn Thiên Bút gãy thành bảy đoạn từ trong lòng mỗi đoạn, một vầng sáng bay vút ra, mỗi vầng sáng trông như nắm tuyết, không kết thành khối duy nhất nhưng cũng chẳng rã rời.


Bảy vầng sáng đó, có màu sắc khác nhau, mỗi vầng một màu, gồm xanh xám đỏ vàng đen trắng tím.


Chẳng rõ đó là những vật gì, tất cả bảy vầng sáng chớp như châu ngọc, tia chớp dao động mạnh hơn tia sao trời.


Quần hùng hoa cả mắt, nghĩ là Công Tôn Hồng phải chết với bảy vầng sáng đó, bởi vì y có tài thánh cũng chẳng làm sao tránh kịp, vì khoảng cách giữa song phương rất hẹp và vầng sáng thì lại vút nhanh.


Mọi người cứ lo sợ cho Công Tôn Hồng vì những vầng sáng quá lợi hại đó.


Chứ có ai suy nghĩ đến hiện cảnh của Công Tôn Hồng?


Dùng công lực dồn ra chiếc côn đè xuống Chấn Thiên Bút, bỗng nhiên chiếc bút gãy ra làm bảy đoạn, công lực của y mất chỗ chịu, đầu côn chúi xuống, thân hình mất thăng bằng đương nhiên y phải ngã nhào tới.


Nhưng ngã nhào tới như vậy là tự đẩy mình nhanh đến những vầng sáng, làm sao y có phản ứng kịp thời chuyển nguy thành an.


Y nhào tới thật.


Quần hùng xanh mặt cùng rú lên.


Trong tiếng rú tập thể đó có chen lẫn một tiếng rú khác từ trên đài vọng xuống.


Tiếp theo tiếng rú riêng biệt, một thân hình bị tung bổng lên không, rồi rơi xuống chân đài.


Không ai không tưởng là thân hình đó, chính là Công Tôn Hồng.


Nhưng tiếng rú đó không phải do Công Tôn Hồng phát xuất.


oo Phải nhìn nhận Công Tôn Hồng trầm tịnh phi thường, có trầm tịnh mới nghĩ ra sự phản ứng hữu hiệu.


Bảy vầng sáng vừa bay qua, Lãnh Băng Ngư cũng vừa vọt theo ám khí, phần hạ bộ bỏ trống...


Áp lực tại đầu côn gỗ mất sức chịu, đầu côn trầm xuống Công Tôn Hồng không đợi thân mình chúi xuống, y nương theo ngọn côn trầm hụp nhanh sát sàn đài, ấn hai ngón cái, phóng tới vừa vặn thoát lọt qua hạ bộ của Lãnh Băng Ngư.


Qua khỏi hạ bộ của Lãnh Băng Ngư rồi Công Tôn Hồng lượn mình lên, khi Lãnh Băng Ngư phát hiện ra điều đó, mặt mày xanh mét, chưa kịp xoay trở, chiếc Thiên Long Côn theo tay Công Tôn Hồng hoành ngược lại đã quét đến mình y rồi.


Phát xuất ám khí, Lãnh Băng Ngư hành động liều, vọt theo ám khí bỏ trống phần hạ bộ, là hành động liều lĩnh thứ hai trong khi giao đấu mà bỏ phần hạ bộ, có khác nào giặc đến mà nhà lại mở cửa rộng ra.


Y liều cũng có, mà y cầm chắc cái thắng trong tay nên chẳng cần phòng thủ cũng có.


Ai ở trong địa vị của Công Tôn Hồng cũng phải phẫn nộ như y vì đối phương thay vì nhận bại đúng theo tinh thần thượng võ lại giở ám khí ra sử dụng bất chấp quy luật hội trường, hành động đê tiện đó, không thể dung thứ.


Cho nên Công Tôn Hồng phẫn nộ, ngọn côn gỗ quật ngược lại với tất cả công lực bình sanh của y, một ngọn côn sát thủ.


Lãnh Băng Ngư lãnh trọn ngọn côn, thân hình thì tung bổng lên không rơi xuống đất kêu một tiếng bình vang dội. Y rơi đúng trước mặt Mạc Bất khuất và Thạch Bất Vi.


Trong khi đó, Công Tôn Hồng uốn mình lộn trên không một vòng lấy thế đáp xuống.


Y nhìn Lãnh Băng Ngư rồi cao giọng thốt:


- Tự người tìm cái chết, không nên oán hận tạ..


Cái bại của Lãnh Băng Ngư xảy ra ngoài chỗ tưởng tượng của quần hùng. Bởi ai ai cũng tin chắc là chức vị đại biểu võ lâm về tay họ Lãnh, mà trận đấu cuối cùng chưa khai diễn, họ Lãnh đã là kẻ chiến bại rồi!


Mọi người bàn luận xôn xao, có người la hét lên làm vang dội hội trường.


Công Tôn Hồng đứng nghiêm tại đài, như một thiên thần.


Giờ đây y là điểm trung tâm hút hàng ngàn, hàng vạn cặp mắt cùng hướng về y.


Mọi cặp mắt đổ dồn vào Công Tôn Hồng, chỉ có một cặp mắt còn nhìn Lãnh Băng Ngư.


Người nhìn y là Phương Bừu Ngọc.


Lãnh Băng Ngư thiếp đi một lúc rồi tỉnh lại vừa cử động được là bò tới, bò về phía Thạch Bất Vi. Trên gương mặt của y, vẻ kinh hãi tiềm ẩn đau đớn, nét oán độc cùng hiện lên quá rõ.


Trong ánh mắt ngời lên niềm thất vọng.


Y nhìn Thạch Bất Vi chừng như muốn nói gì, đôi môi mấp máy một lúc lâu, song chẳng một lời nào thoát ra.


Y cố gượng đứng lên, vừa đứng được lại chao chao người rồi ngã xuống.


Lời nói muốn thốt ra đó vĩnh viễn y không còn nói được.


Và sự bí mật trong tâm tư y, vĩnh viễn y không còn tiết lộ với ai.


Thạch Bất Vi phải chú ý đến Lãnh băng Ngư nhiều hơn chú ý đến Công Tôn Hồng, những ai có tinh thần thượng võ cũng quan tâm đến kẻ bại hơn là thừa nghinh kẻ thắng.


Thạch Bất Vi nhìn Lãnh Băng Ngư, trầm lặng nhìn, thần sắc không hề biến đổi, dù có nhận ra thần sắc quái dị của Lãnh Băng Ngư.


Nếu để ý chỉ thấy đôi mắt của Thạch Bất Vi sáng lạnh hơn lúc thường.


Ánh mắt đó có đủ mãnh lực làm khiếp đảm con người, nó là thứ ánh mắt của hung thần, ác quỷ nhưng hung thần ác quỷ, thâm trầm sâu sắc, không hùng hổ, hầm hừ.


Phương Bửu Ngọc theo dõi biến chuyển của hai gương mặt rồi chàng cũng biến đổi thần sắc luôn.


Chừng như có một vầng sáng đang hiện lên trên gương mặt chàng, mang lại màu hy vọng...


Bên trên đài, Công Tôn Hồng bắt dầu kể chuyện:


- Ba năm trước đây tại hạ vượt rừng vượt núi, lướt trùng dương tìm đến tận Đông Doanh tam đảo, truy nguyên tung tích của bạch y kiếm khách. Đông Doanh Tam Đảo, theo truyền ngôn của tiền nhân, vốn thuộc giang sơn Nhà Hán, dân cư gồm Hán tộc, người thuỷ tổ là Từ Phúc dẫn năm trăm nam nữ đến định cư, lý do cuộc diễn xuất đó là tìm thuốc trường sinh cho một vị bạo chúa, nhưng đến nơi rồi chẳng một ai trở lại đất liền... Tại đó, phong tục và sinh hoạt, trải qua nhiều thế hệ rồi, vẫn giống như tại đất liền, chẳng mảy may thay đổi. Trong toàn thể dân cư, có một thiểu số người yêu chuộng quá khích, bỏ văn, theo võ tánh tình hung bạo gần như tàn nhẫn, một lời nói nghe nghịch tai là bạt kiếm tranh chấp liền. Thiểu số này xem cái chết như lông hồng...


Y dừng lại. Mọi người chú ý lắng nghe tiếp:


Y dừng lại một chút, đoạn tiếp nối:


- Ban sơ người trên đảo sử dụng võ công từ Trung Thổ mang sang lúc Từ Phúc di dân, vì gián đoạn liên lạc với đất liền, võ công đó dần dần biến đổi, xa cội rễ tạo thành một chiều hướng riêng biệt, cuối cùng thì hoàn toàn khác hẳn với võ công Trung Nguyên. Bởi có một thiểu số hung tàn, và chính thiểu số lại chuyên luyện võ công nên võ học tại Đông Doanh Tam Đảo xa dần nguyên thủy tôn trọng tinh thần thượng võ, để chuyên chú vào đấu pháp cay độc, hiểm ác. Vũ khí thường dùng của người trên đảo là loại đao có hình thức vô cùng kỳ quái, thân đao dài, hẹp, mũi đao rất nhọn, cách chế luyện hết sức tinh kỳ, có thể bảo mỗi thanh đao là một báu đao. Đao pháp thì rất giản đơn, nhưng phải cái là rất độc. Môn phái lại quá nhiều, phàm ai biến chế được năm ba chiêu đặc biệt và linh diệu cũng có thể lập ra một môn phái. Tại đảo người ta gọi là Lưu, chứ không gọi là môn phái như người Trung Thổ chúng ta. Đại loại tại hạ có thể đơn cử hơn hai mươi Lưu:


Tàn Nguyệt Vô Song Lưu, Nhất đao lưu, Thiên Long bí pháp lưu... cũng có một vài nơi người ta còn nhớ gốc cũ là Trung Thổ nên vẫn dùng tiếng phái như chúng ta, chẳng hạn Liễu Sanh Anh Hùng phái... Những lưu, phái do tại hạ vừa kể, rất có thinh danh tại đảo, cũng như những phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Côn Lôn của chúng tạ..


Dẫn giải qua một lúc lâu về võ học Đông Doanh Đảo, Công Tôn Hồng chưa đi vào vấn đề chính yếu, tuy nhiên quần hùng vẫn thích nghe, bởi họ được nghe những cái mới lạ.


Công Tôn Hồng lại tiếp:


- Đến Đông Doanh đảo, trong năm đầu tại hạ chẳng thu được sự hiểu biết gì quan trọng cả, bởi ngôn ngữ bất đồng, hơn nữa về sinh hoạt cũng như phong tục tại đảo hoàn toàn khác biệt, một người Trung Nguyên mới đến đó tự nhiên phải lạc lõng. Sang đến năm thứ hai thì tại hạ quen cảnh quen người, chính thời gian này được sử dụng trọn vẹn cho mục đích cuộc viễn hành của tại hạ. Rồi có những cuộc luận đàm về võ thuật, có những cuộc ấn chứng võ công, nhờ đó mà tại hạ được quen với nhiều vị Tông chủ, Phái trưởng. Trong những cuộc so tài tại hạ luôn luôn giữ thái độ hòa nhã, thường thủ hòa, còn như cần thắng thì cũng chạm nhẹ rồi dừng, chẳng hề gây thương tổn cho một ai.


Y lại dừng, đảo mắt nhìn bàn chủ toa. đến quần hung khắp bốn phía, đoạn tiếp:


- Cứ như chỗ truy cứu của tại hạ thì võ công của người áo trắng rất tương tự với đấu pháp của phái Liễu Sanh Anh Hùng, do đó tại hạ chú tâm dò xét đặc biệt về phái ấy.


Bây giờ y đã vào đề chính, quần hùng càng chăm chú nghe hơn.


Chính Phương Bửu Ngọc cũng lắng nghe, tạm dẹp những ý niệm riêng biệt qua một bên.


Công Tôn Hồng tiếp:


- Tại hạ may mắn được tiếp xúc với ba vị anh hùng tại Đông Doanh đảo là Liễu Sanh Tất Trai, Kiết Cương Chánh Hùng, và Y Thế Lang.


Trong những cuộc luận đàm về võ thuật tại hạ được họ cho biết lai lịch của Bạch Y Kiếm khách.


Mọi người đều a lên một tiếng, rồi im lặng chờ nghe tiếp.


Công Tôn Hồng không để họ chờ lâu, tiếp liền:


- Mấy mươi năm trước đây, trong võ lâm Trung Nguyên có một bậc kỳ nhân, trí tuệ cực cao, giao lưu rộng, đi đứng nhiều, bởi muốn học quá nhiều nghề, thành ra nghề nào cũng chẳng được tinh chuyên, về võ công cũng thế vị kỳ nhân đó biết hầu hết những môn công phu của các môn các phái, nhưng không biết môn công phu nào tận tường. Tuy giao du rộng, nhưng toàn là những sự giao du phù phiếm, bởi vị kỳ nhân đó có chí khí rất cao, chỉ chuyên tìm những cao thủ giang hồ.


Y thở dài tiếp:


- Tự nhiên mỗi lần so tài là mỗi lần thảm bại. Cao không theo kịp, thấp không buồn nhìn, người ấy chung quy bị tất cả bỏ rơi, thành ra lạc thác phiêu linh, lạc lõng giữa giòng đời. Khi tuổi đã cao, người lại có con. Lấy cái vốn thực nghiệm trên đường đời, người đó quyết tâm đào luyện đứa con trở thành một bậc kỳ tài, chừng như để trả hận người đời khinh miệt đến ra thân thác lạc. Vì võ lâm Trung Nguyên ruồng rẫy, người đó theo thuyền buôn đến đảo Đông Doanh, dĩ nhiên có mang đứa con cùng đi. Lúc đứa con còn nhỏ tuổi, người đó phối chế một loại dược thủy, tẩm gân luyện cốt cho con, và khi đứa con biết đi, người đó bắt đầu truyền võ công, chừng như không dám lãng phí một phút giây nào.


Bởi hiểu hầu hết các môn công võ học, tuy không tinh luyện môn công nào nên dù chẳng thành danh là nhất lưu cao thủ, người đó thừa sở năng làm một vị danh sư. Và đứa con đã được cha truyền dạy tất cả sở học. Cha một ngày một già thì con một ngày một lớn, đến năm mười tuổi thiếu niên đã luyện được một bản lãnh tân kỳ, đến năm mười một tuổi là bắt đầu đi đó đi đây khắp đảo để tranh tài cùng các cao thủ.


Thiếu niên lê gót chân xuôi ngược toàn đảo Đông Doanh trong thời gian mười năm, giao thủ với khắp mặt anh hùng, trong số đó có cả Liễu Sanh Tất Trai, Kiết Cương Chánh Hùng và Y Thế Tang...


Trong quần hùng, có người buột miệng hỏi:


- Thiếu niên thắng hay bại?


Công Tôn Hồng đáp:


- Trong hai năm đầu tiên, thiếu niên bại trước những tay đại hữu danh, nhờ y bại nơi tay những bậc kỳ tài, nên y không bị sát hại, vì như tại hạ đã nói, võ sĩ Đông Doanh rất hiếu sát, bởi các vị đó đều cao niên kỷ, chẳng ai nỡ sát hại một thiếu niên có tinh thần cầu tiến. Sau mỗi lần thất bại, y lại chuyên luyện, càng bại y càng chuyên luyện, cuối cùng y trở thành tay vô địch. Tại hạ không cần nói rõ, hẳn các vị cũng thừa hiểu, y là Bạch Y Kiếm Khách, con người đang được chúng ta chú trọng nhất hiện thời!


Y dừng lại một chút rồi tiếp:


- Lúc trở thành vô địch, y vừa được mười tám hay mười chín tuổi chi đó. Vốn thân thể cứng rắn như thép, lại qua mười năm khổ chiến, kinh nghiệm và tinh luyện tạo y nên một tay kiếm nội ngoại công tuyệt đỉnh, nhờ cha y học hết các môn công võ học Trung Nguyên, nhờ giao đấu y lãnh hội hầu hết các môn công võ học Đông Doanh. Cứ như sự nhận xét của các vị anh hùng tại đảo thì võ công của y cao vô tưởng, không ai ước độ được các mức cao đến đâu.


Công Tôn Hồng lại dừng, rồi thở dài mấy tiếng lại tiếp:


- Cha còn sống, y còn phần nào tư tưởng đến nhân ảnh, cha chết rồi, thì y hoàn toàn hướng lẽ sống đến võ nghiệp, nhất tâm chuyên chú võ nghệ, ngoài võ nghiệp ra y chẳng tha thiết đến những gì khác kể cả sinh hoạt của y cho nên y bất chấp đến cảnh túng thiếu nghèo nàn, có ăn có mặc cũng tốt, ăn không no mặc không lành cũng không sao. Con người của y chẳng những thân thể cứng rắn như thép mà quả tim của y cũng cứng rắn như vậy. Cho nên đừng ai mong ở y một tình cảm nào.


Đến năm y được hai mươi tuổi, nhìn tới nhìn lui, nhận ra tại đảo không còn một cao thủ nào khả dĩ đối địch với y. Y nghĩ nếu cứ ở mãi một địa phương, tự mãn với những thành tích tầm thường đó thì chẳng bao giờ y đạt đến mức tiến tuyệt vời.


Quần hùng buột miệng chen một câu:


- Và y vượt trùng dương sang Tây độ!


Công Tôn Hồng khoát tay:


- Chưa! Nếu lúc đó y vào ngay Trung Nguyên thì làm gì chúng ta phải sợ? Y tìm một con thuyền nhỏ, rời Đông Doanh đảo đến một đảo nhỏ chơi vơi giữa biển Đông. Đó là hòn đảo hoang vu không từng có bóng người lui tới. Trong đảo có một cái ao, trong ao có những hòn đá màu trắng và màu đen. Loại đá đó vừa tròn vừa sáng, người tại đảo Đông Doanh lâu lâu mới mạo hiểm đến đó nhặt đá về tạo thành những quân cờ, bán ra cũng được khá tiền. Nói là mạo hiểm vì xuôi ngược về đảo đó, mười thuyền bị đắm đến tám chín, sóng gió trên đảo đó cực kỳ mãnh liệt. Hòn tiểu đảo hoang vu đó có cái tên là Cơ đảo. Y ở đó mười năm.


Quần hùng lại buột miệng hỏi:


- Y ở đó để làm gì suốt mười năm dài?


Công Tôn Hồng đáp:


- Y làm gì có ai biết được ngoài y? Tuy nhiên vì y đã nổi danh vô địch, tại Đông Doanh đảo mỗi cử động gì của y đều được mọi người theo dõi, vắng mặt y trên đảo rồi, người hiếu kỳ theo dõi y ngay. Họ không quản hiểm nguy, vượt trùng dương đến Cơ đảo xem cho biết y đang làm gì. Họ không thấy y làm gì cả, đến tập luyện võ hàng ngày y cũng bỏ phế, y ngồi lặng giờ này qua giờ khác, ngày nào cũng như ngày nào, trầm tư mặc tưởng, hoặc giả y nhặt một nắm đá, đặt thành bàn cờ rồi nhích từng quân, từng quân tới tới lui lui.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Bếp rượu

Bếp rượu

Ngày nào đó có thể bếp không còn đỏ lửa, ngày nào đó có thể không còn những trăn

23-06-2016
Thần tượng

Thần tượng

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?") Và sẽ

25-06-2016
Thần gió và mặt trời

Thần gió và mặt trời

Gió và Mặt trời đã tranh chấp dữ dội rằng ai mạnh hơn. Bỗng nhiên họ thấy một

24-06-2016
Ba phút

Ba phút

Thế đấy, với một tình bạn như thế, người ta cũng chỉ cần ba phút để làm lành

28-06-2016
Đêm hấp hối

Đêm hấp hối

Nhắm mắt, hít thở thật sâu, Linh cầm lưỡi dao lam đặt lên cổ tay phải... *** Linh

29-06-2016
Mặt trời tĩnh lặng

Mặt trời tĩnh lặng

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện ''Tháng năm không trở lại''.) Có người

27-06-2016