Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung

Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung


Tác giả:
Đăng ngày: 09-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 55 đánh giá )

Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung - Chương 26 - Hổ huyệt long đàm quan thánh diện - Trường giang nguyệt hạ thỉnh tri âm

↓↓
Mặt trời chưa chen vào dãy núi Nam-Sơn, Từ-Thiện-Hoằng đã trở về nhà Mã-Thiện-Quân báo cáo với Trần-Gia-Cách:


-Người ấy đi thưởng ngoạn Tây-Hồ, mãi đến chiều mới về dinh Trần-Vũ Hàng-Châu.


Trần-Gia-Cách đem chuyện gặp gỡ Đông-Phương-Nhĩ lúc sáng ra bàn luận tỉ mỉ với Từ-Thiện-Hoằng. Hai người đồng ý với nhau rằng Đông-Phương-Nhĩ không phải là tên họ thật, nhưng chắc chắn phải là một vị quan lớn triều đình, địa vị và thế lực không phải nhỏ. Nếu không phải là quan Khâm-sai triều đình thì cũng rất có thể là hoàng-thân quốc-thích rất gần với Thanh-đế.


Nhưng diện mạo người ấy thì lại không giống người Mãn-Thanh chút nào nên giả thuyết hoàng-thân quốc-thích coi bộ như không được vững lắm. lại thêm một điều khó hiểu nữa là cao thủ với ngón Ưng-Trảo-Công của phái Cao-Dương kia cam tâm làm kẻ hầu cận cho người mang tên Đông-Phương-Nhĩ kia. Một quan Khâm-sai khó mà tìm được một cao thủ cỡ đó làm thuộc hạ cho mình.

bạn đang xem “Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Trần-Gia-Cách nói:


-Tôi có linh cảm rằng việc người này đến Hàng-Châu có liên quan đến Văn tứ ca. Đêm nay chúng ta thử đến dinh Trần-Vũ dọ thám thử xem.


Từ-Thiện-Hoằng đề nghị:


-Dinh Trần-Vũ được canh phòng hết sức cẩn mật vào nghiêm ngặt từ trong ra đến ngoài. Nếu Tổng-Đà-Chủ định đi đến dò xét thì nên mang theo một vị ca ca võ nghệ tuyệt luân để trợ lự mới xong.


Trần-Gia-Cách gật đầu nói:


-Nếu mời được Triệu tam ca đi chung thì hay hơn cả. Triệu tam ca là người sinh trưởng tại vùng Chiết-Giang này, đương nhiên sẽ nắm vững được tình thế và địa hình tại Hàng-Châu này.


Đúng canh hai, Trần-Gia-Cách cùng Triệu-Bán-Sơn thay đồ dạ hành, mang theo vài món cần thiết rồi cả hai dùng thuật phi hành ra khỏi nhà Mã-Thiện-Quân.


Nhìn thân pháp của Triệu-Bán-Sơn, Trần-Gia-Cách nói:


-Khinh công của tam ca quả đã đạt đến mức Đăng phong đạo cực (#1). Ta phải nhờ tam ca truyền thụ cho tuyệt kỹ này mới thỏa bình sinh khát vọng.


Triệu-Bán-Sơn cười nói:


-Không dám! Khinh công của Tổng-Đà-Chủ mới thật là có một không hai trong thiên hạ. Triệu-Bán-Sơn này làm sao dám sánh!


Hai người cùng cười lớn lên. Vừa đi vừa nói chuyện nên tới gần dinh Tuần-Vũ lúc nào mà vẫn không hay. Hai người nhảy lên nóc một chòi canh chờ xem xét tình hình.


Trần-Gia-Cách rỉ tai Triệu-Bán-Sơn nói nhỏ:


-Căn phòng trước mặt có ánh đèn.


Triệu-Bán-Sơn thu phục mình phục sát trên mái ngói của một chòi canh. Từ trên nhìn xuống, có bóng hai người qua lại đi tuần phòng. Chờ cho hai bóng người quay đi, Triệu-Bán-Sơn phất tay áo một cái, một ngọn thiết-liên tử bay tới cắm vào thân cây cổ thụ gần đó.


Nghe tiếng động, hai bóng người phi thân lên cao để xem xét. Trần-Gia-Cách cùng Triệu-Bán-Sơn lợi dụng cơ hội định lách mình qua ngõ cửa, lén vào trong dinh. Rồi như hai cánh chim, hai người tung mình lên trên nóc nằm rạp người xuống kiên nhẫn chờ đợi xem động tĩnh.


Chờ một lúc khác lâu mà vẫn không nghe động tịnh gì, Trần-Gia-Cách khẽ nhô người lên nhìn xuống dưới. Chàng bỗng kinh hãi đến tột độ ra dấu bảo Triệu-Bán-Sơn thử nhìn xem.


Bên dưới, đèn đuốc sáng chưng tưởng chừng như một con kiến bò qua cũng trông thấy được. Có gần 1000 binh sĩ và xạ thủ, một số cầm sẵn binh khí nơi tay, một số giương cung sẵn sàng như chuẩn bị lâm trận bất cứ lúc nào. Chừng mấy chục võ quan, dũng tướng chạy qua chạy lại liên hồi, mắt đăm đăm trông lên các nóc đinh.


Càng lạ lùng hơn nữa là với số binh sĩ đông đảo như vậy mà bốn bề lại im phăng phắc, không có một tiếng động nào. Biết không thể nào đột nhập được, Trần-Gia-Cách liền ra dấu cho Triệu-Bán-Sơn, ý bảo rút lui.


Hai người khẽ buông nhẹ mình xuống vách tường gần đó, khẽ nép mình mắt nhìn tứ phía. Thấy có bóng bốn, năm người từ xa đi lại, hai người nhảy ra xa thêm mấy trượng, núp sau một hòn non bộ.


Trần-Gia-Cách nói:


-Chúng ta không nên động cỏ để rắn sợ! Tốt hơn hết là trở về lại nhà Mã-Thiện-Quân để bàn tính kế hoạch nào cho chu đáo và quy mô hơn mới được.


Hai người định phi thân lên lại nóc nhà để để dùng thương lộ (#2) để tẩu thoát thì cánh cửa dinh Tuần-Vũ bỗng nhiên mở toang ra.


Một võ quan hàng Nhị-phẩm đi ra, theo sau là bốn người võ trang bằng kiếm. Cả 5 người nhắm về phía bến đò chạy thật nhanh rồi sau đó lại trở về. Xem chừng đây là một lối thực tập theo binh pháp cho việc canh phòng được hữu hiệu hơn.


Chờ cho nhóm người thứ nhì thay thế nhóm thứ nhất trở về, Triệu-Bán-Sơn định theo chúng ra ngoài cửa dinh nhưng Trần-Gia-Cách nắm chéo áo trở lại nói:


-Phải hạ thủ mới xong.


Triệu-Bán-Sơn hội ý, tung ra một lượt ba mũi phi tiêu. Ba tên quân đi sau lập tức ngã lăn xuống đất. Trần-Gia-Cách ném hai con cờ hạ luôn tên võ tướng cùng tên quân còn lại đi trước. Cả hai kéo năm người vào bóng tối, lột hai bộ quân phục mặc vào rồi dồn chúng thành một đống vào một góc thành gần mương nước.


Sau đó, hai người chuyền theo nóc các dinh thự vào lại chỗ ban nãy rồi nhảy xuống. Theo ánh sáng bên trong, Trần-Gia-Cách và Triệu-Bán-Sơn tiến vào nội viện. Bên trong có vào khoảng mấy ngàn binh sĩ nhưng tuyệt nhiên không ai để ý đến hai người. Bỗng đâu có một võ quan từ đâu đi đến, sợ lộ tẩy, Trần-Gia-Cách liền kéo Triệu-Bán-Sơn vào phía có dựng một tấm bình phong. Hai người vừa trốn vào thì lại có thêm một võ quan nữa ra khỏi nội viện. Chờ cho viên võ quan ra ngoài, Trần-Gia-Cách phóng mình một cái treo hai chân lên xà nhà, buông thòng mình xuống mà ngắm bên trong. Triệu-Bán-Sơn ở sau lưng bảo vệ, phòng có kẻ tập kích bất ngờ.


Bên trong là một căn phòng rộng lớn chia làm ba gian. Ở gian phòng ở giữa có năm, sáu người mặc quan phục đại thần của Mãn-Thanh. Một người ngồi xoay lưng về phía Trần-Gia-Cách đang nhìn vào, vì vậy chàng không nhìn được tướng mạo của người ấy như thế nào. Mấy người mặc quan phục đại thần kia tỏ vẻ hết sức cung kính với người ấy. Mỗi cử chỉ của họ đều tỏ ra dè dặt mà không dám nhìn thẳng, chỉ cúi đầu mà vòng tay.


Vừa lúc ấy, một vị quan từ bên ngoài bước vào, hướng về người xoay lưng về mặt Trần-Gia-Cách quỳ xuống lạy một hơi 9 lạy.


Trần-Gia-Cách giật mình nghĩ thầm:


-"Theo thể thức này thì rõ ràng người kia phải là Hoàng-Đế đương trào! Nếu vậy thì ra Càn-Long đến Hàng-Châu kinh lý à?"


Trần-Gia-Cách trong lòng còn đang nghi hoặc thì chợt nghe vị quan kia nói:


-Kẻ nô tài (#3) làm Án-sát hai tỉnh Chiết-Giang là Doãn-Chương-Cai xin tham kiến đấng vạn tuế!


Trần-Gia-Cách nghe rõ mồn một từng tiếng. Chàng nghĩ thầm:


-"Thôi! Đích thị là Hoàng-Đế rồi! Hèn gì mấy ngày hôm nay Hàng-Châu mới áp dụng thiết-quân luật, giới nghiêm gắt gao đến thế kia!"


Chàng đang suy nghĩ bỗng thấy người ngồi xoay mặt mà chàng tin là Hoàng-Đế hừ một tiếng phán rằng:


-Nhà ngươi thật là to gan!


Doãn-Chương-Cai tự lột mão trên đầu, cúi mọp xuống. Vị Hoàng-Đế trầm ngâm giây lát rồi hỏi:


-Trẫm sai đại quân đi chinh phạt, sao nhà người lại dám phản đối?


Tiếng trẫm một lần nữa là bằng chứng cụ thể cho thân phận của người ngồi xoay mặt. Doãn-Chương-Cai vẫn cúi đầu tâu:


-Kẻ nô tài không dám!


-Trẫm truyền hai tỉnh Chiết-Giang phải vận dụng 10 vạn hộc lương ra cho đại quân Chinh Tây, sao ngươi dám can ngăn?


-Kẻ nô tài quả không dám vi chiếu (#4). Nhưng sự thật là năm nay tỉnh Chiết-Giang thâu không đủ số quân lương, dân chúng đói khổn vô cùng. Chỉ trong một thời giang ngắn như vậy làm sao có thể bắt bá tánh đóng góp đủ số 10 vạn hộc lương.


-Dân chúng đói khổ à? Ngươi thật là vị quan yêu dân như con!


-Tội nô tài thật đáng chết!


-Vậy cứ như theo ý ngươi thì phi làm sao? Quân lương của đại quân viễn chinh không đủ. Việc cứu binh như cứu hỏa. Chẳng lẽ để quân lính chết đói hết ở xứ Hồi sao?


-Kẻ nô tài không dám nói!


-Có điều gì mà ngươi lại bảo không dám nói? Cứ nói thử xem!


-Đức Vạn-tuế là vị Hoàng-Đế anh minh trị vì trăm họ. Dân chúng xứ Hồi vẫn còn ngu muội, có đáng chi cho Đức Vạn-Tuế phải sử dụng đến đại quân đi vấn tội. Như thế chỉ làm khổ sở cho binh lính thiên triều mà thôi. Muốn thu phục xứ Hồi chỉ cần một vị đại thần giàu ân đức đến đó giao hảo, tự nhiên dân xứ Hồi sẽ cảm đại đức mà về với triều đình.


Trần-Gia-Cách nghe một tiếng hừ, và sau đó tiếng tiếng Doãn-Chương-Cai tâu tiếp:


-Người xưa vẫn nói: Binh lính là hung khí, chỉ vạn bất đắc dĩ mới dùng tới. Nếu bệ hạ bãi việc đem quân đi chinh phạt xứ Hồi thì khắp thiên hạ đều cảm ân sâu đức trọng.


-Nếu quả nhân cứ việc đem binh đi chinh phạt xứ Hồi là tiếng oán thán vang trời dậy đất phải không?


Doãn-Chương-Cai nghe nói quỳ xuống dập đầu lạy liên tiếp. Vị Hoàng-Đế cười, đứng dậy đi đến chỗ Doãn-Chương-Cai nói:


-Nhà ngươi thật cứng đầu cứng cổ cho nên mới dám cùng trẫm đương đầu từng câu, đối đáp từng tiếng một.


Vị Hoàng-Đế vừa qua lưng lại, Trần-Gia-Cách bỗng thất kinh. Đó chính là người tiếp chuyện với chàng cả nửa ngày bên chùa Linh-Ấn, người tự xưng mình là Đông-Phương-Nhĩ. Chàng có ngờ đâu Đông-Phương-Nhĩ chính là đương-trào Hoàng-Đế Càn-Long!


Đang ngỡ ngàng, Trần-Gia-Cách lại nghe tiếng Càn-Long phán:


-Thôi! Nhà ngươi hãy lui về nhà mà nghỉ cho khỏe!


Lại thấy Doãn-Chương-Cai lạy tạ mấy lần trước khi lui ra. Vua Càn-Long hướng về phía một lão già láy mắt một cái như ra dấu.


Lão già ấy nãy giờ vẫn thủ thế ở sau lưng Doãn-Chương-Cai bỗng bước ra đến sát viên Án-Sát Chiết-Giang. Doãn-Chương-Cai lớn tiếng nói:


-Trung ngôn nghịch nhĩ (#5), từ xưa đến nay vẫn vậy! Vì thương dân chúng đói khổ, Doãn-Chương-Cai này sẵn sàng nói lên sự thật, miễn không thấy hổ thẹn với lương tâm là được rồi. Dẫu chết há sợ sao?


Nói xong, Doãn-Chương-Cai hướng mặt vào bên trong lạy 9 lạy. Ngay sau đó, lão già tống vào lưng Doãn-Chương-Cai một chưởng ngã lăn quay ra chết liền tại chỗ rồi sai quân sĩ đem xác ra ngoài. Sau đó y trở vào phục mệnh Càn-Long.


Vua Càn-Long nói:


-Các ngươi mau lui hết ra ngoài, 10 vạn hộc lương tức tốc phải chuẩn bị xong cho đủ số rồi vận chuyển bất kể ngày đêm đến biên giới xứ Hồi. Không được chậm trễ!


Các vị quan đại thần nghe truyền như thế đều lui ra bên ngoài hết. Vua Càn-Long sau đó gọi:


-Khang nhi đâu? Ra bảo!


Một viên nội thị vén bức rèm lên. Một người từ bên trong đưa một thanh niên đến. Trần-Gia-Cách nhận ra là người có diện mạo giống hệt như mình, gặp hôm qua tại Tây-Hồ.


Thanh niên ấy đứng sát bên mình Càn-Long, thần thái tỏ vẻ hết sức thân mật trong tất cả triều thần văn võ đều khép nép sợ sệt.


Vua Càn-Long lại nói:


-Cho gọi Lý-Khả-Tú!


Một viên võ quan bước vào cúi đầu, quỳ xuống tâu:


-Kẻ nô tài là Hàng-Châu Lý-Khả-Tú, xin vập đầu tham kiến thánh thượng.


Vua Càn-Long lại hỏi:


-Tên thổ phỉ Hồng Hoa Hội họ Văn kia thế nào?


-Thương tích y quá trầm trọng, nô tài phải rước lương y điều trị và chờ khi thần trí của y hoàn toàn bình phục mới thẩm vấn được.


-Cần phải để ý lưu tâm cho thật kỹ mới được!


-Kẻ nô tài không dám sơ sót.


Vua Càn-Long lại phán truyền:


-Thôi được, ngươi lui ra.


Trần-Gia-Cách lúc đó cũng nói với Triệu-Bán-Sơn:


-Bây giờ mình cũng về.


Cả hai nhẹ nhàng buông tay nhảy xuống. Chân chưa chạm đất, thình lình bên trong có tiếng la:


-Có thích khách!


Một bóng người từ bên trong vọt ra như một mũi tên. Trần-Gia-Cách với Triệu-Bán-Sơn không dám chậm trễ, trổ hết tài khinh công mà phóng đi thật lẹ. Bỗng nhiên đèn đuốc sáng lên, một người già gầy ốm dẫn theo 7-8 tên đại hán mặc áo lam tay lăm le binh khí đi tuần phòng, kiểm tra tứ phía.


Trần-Gia-Cách xoay lưng lại kịp, cốt ý tránh cặp mắt cú vọ của hắn. Chàng xăm xăm đi ra phía cửa ngoài thì thình lình lão già kia lớn tiếng gọi lại:


-Ngươi là ai?

Chương trước | Chương sau

↑↑
Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Bạch Cốt Lâm - Cổ Long

Giới thiệu: Trung Nguyên Tứ Tuyệt là bốn người có võ công siêu tuyệt trong võ

11-07-2016 40 chương
Nhẹ Bước Vào Tim Anh

Nhẹ Bước Vào Tim Anh

Nhẹ Bước Vào Tim Anh là một trong những truyện teen rất hay mà các bạn không nên bỏ

21-07-2016 120 chương
Ngốc này, anh yêu em

Ngốc này, anh yêu em

Ở bên cậu ấy, nhỏ thấy vui vẻ, bình yên và rất thú vị, nó giống như cảm giác khi

24-06-2016
Phá kén, bay ra!

Phá kén, bay ra!

Nhung không kiêng nể yêu người kém tuổi, vì dù Long kém tuổi nhưng cậu ấy rất chững

23-06-2016
Quạ và thiên nga

Quạ và thiên nga

Một con Quạ, đen như than, nó ganh ghét với một con Thiên Nga, vì bộ lông của Thiên Nga

24-06-2016
Dưới ngọn đèn

Dưới ngọn đèn

Có thể nói tôi với nàng đã có một cuộc sống khá êm đềm khi chúng tôi lấy nhau.

23-06-2016
Nhan sắc

Nhan sắc

Người đàn bà đứng tuổi hỏi đàn bà trẻ: – Em đã ngủ với chồng chị chưa? Đàn

30-06-2016

Old school Easter eggs.