pacman, rainbows, and roller s
Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung

Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung


Tác giả:
Đăng ngày: 09-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 115 đánh giá )

Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung - Chương 26 - Hổ huyệt long đàm quan thánh diện - Trường giang nguyệt hạ thỉnh tri âm

↓↓

Bạch-Chấn thấy cô lái đò muốn làm khó dễ bọn hắn để hạ nhục cho bõ ghét thì bối rối, toan lên tiếng. Một tên thị vệ quan thói lỗ mãng, quen thói ăn hiếp người nghèo và kẻ yếu liền đưa tay nắm lấy chân cô lái đò cười nham nhở nói:

bạn đang xem “Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


-Thôi mà em! Công lao khó nhọc của em thì anh rờ bắp chân mà đền lại thì cũng đủ rồi!


Bỗng mạn thuyền chợt nghiêng qua một bên, tên thị vệ vội chống tay xuống dưới để giữa thăng bằng. Bạch-Chấn bỗng nhiên la lên:


-Lão Phạm, coi chừng!


Bạch-Chấn vừa dứt lời, cô lái đò đã tung một cước đá tên thị vệ ngã lăn xuống hồ. Bạch-Chấn xông tới nhắm cô lái đò phóng ra một chưởng. Cô lái đò đưa mái chèo lên đỡ. Không ngờ chưởng của Bạch-Chấn quá mạnh khiến cho mái chèo gãy làm hai khúc. Cô lái đò thất kinh, phóng xuống hồ. Chiếc thuyền không người điều khiển bỗng dưng chao động dữ dội và quay tròn một vòng. Bạch-Chấn cũng như đám thị vệ đều là người phương Bắc (#6) nên không quen bơi lội, vì vậy cho nên cả đám người nào người nấy kinh hãi không ít.


Bạch-Chấn đang hoang mang bỗn nghe tiếng Trần-Gia-Cách nói lớn:


-Bọn người đốn mạ này là nô bộc của bằng hữu ta. Hãy tạm dung mạng chúng một phen để chúng về mời chủ nhân chúng đến đây uống rượu cho vui!


Tưởng-Tứ-Căn lớn tiếng đáp:


-Xin tuân mạng!


Dứt lời, Thập-tam đương-gia nhảy xuống hồ vớt tên thị vệ lão Phạm bị cô lái đò đá rơi xuống ban nãy, hai tay bế xốc đưa lên trên đầu liệng lên. Bạch-Chấn đưa hai tay bắt lấy.


Bạch-Chấn thấy Tưởng-Tứ-Căn từ dưới nước mà nâng được một người to lớn như lão Phạm mà ném được lên trên thì không khỏi kinh hãi, trong bụng khen thầm:


-"Quả nhiên là hảo thần lực!"


Lúc bấy giờ, cô lái đò cùng Tưởng-Tứ-Căn dùng khinh công nhún mình nhảy qua chiếc du đĩnh như hai con hải âu bay lượn trên mặt hồ.


Bạch-Chấn cùng đám thị vệ đành phải chịu khó ra sức chèo mà gắng chèo. Mãi một hồi lâu, cả đám mới vào được trong bờ rồi cắm đầu cắm cổ chạy về lại dinh Trần-Vũ.


Bạch-Chấn vào yết kiến vua Càn-Long thuật lại mọi chuyện. Vua Càn-Long suy nghĩ một hồi rồi phán:


-Người ấy đã có nhã hứng như vậy quả là hợp ý trẫm. Ngươi tới trước báo cho y rằng trẫm sẽ đến ngay.


Bạch-Chấn tâu:


-Bọn chúng toàn là dân liều mạng. Nô tài thiết nghĩ bệ hạ không nên khinh thường tấm thân vạn-thặng (#7) mà tới đó làm gì.


Vua Càn-Long gạt đi mà truyền rằng:


-Ngươi không cần phải phân trần lợi hại với trẫm! Mau thi hành gấp!


Bạch-Chấn cúi đầu lui ra, lên ngựa phi nhanh đến bờ hồ. Thấy Tưởng-Tứ-Căn vẫn đứng trước mũi thuyền, Bạch-Chấn lên tiếng gọi và nói:


-Huynh đài hãy vào thưa với chủ nhân của anh rằng chủ nhân tôi sắp đến đây thưởng thức trăng Tây-Hồ.


Nói xong, Bạch-Chấn lập tức quay ngựa lại, trở về phục mệnh. Dọc đường y gặp vô số binh lính Thần-Sách Dinh đang nhắm hướng Tây-Hồ đi thẳng tới. Luôn cả đạo quân Kỳ-Dinh, là đạo cảm tử quân trấn giữ Hàng-Châu cũng xuất hiện đi chung với đạo quân đông đúc kia. Đích thân y cũng về tập trung hai đội Ngự-tiền thị-vệ và Ngự-lâm quân đi theo hộ giá.


Vua Càn-Long trông vẻ rất cao hứng như đã hoàn thành được một kế hoạch quy mô nào đó. Nhà vua sau đó lại cho mời Hàng-Châu nguyên-soái là Đại-Tướng-Quân Lý-Khả-Tú đến bàn việc.


Vua Càn-Long hỏi:


-Chuẩn bị đầy đủ chưa?


Lý-Khả-Tú đáp:


-Muôn tâu, tất cả đã sẵn sàng!


Vua Càn-Long vui mừng, gật đầu phán:


-Chúng ta khởi hành ngay. Binh quý thần tốc (#8), phải tuyệt đối giữa bí mật. Đánh kẻ địch trong lúc bất ngờ sẽ nắm chắc phần thắng mà lại đỡ hao tổn xương máu của binh sĩ.


Truyền lệnh cho Lý-Khả-Tú xong, vua Càn-Long thay đổi y phục như Đông-Phương-Nhĩ hôm gặp Trần-Gia-Cách. Bọn thị vệ cũng mặc áo lam như hôm nọ.


Vua Càn-Long cỡi ngựa đi chậm rãi về phía Tây-Hồ. Bọn thị vệ theo hầu sát một bên, trong mình giấu đầy đủ binh khí và ám khí.


Vừa ra khỏi dinh Tuần-Vũ Hàng-Châu, một võ quan hi ngựa đến đến trước mặt Lý-Khả-Tú thưa:


-Thưa Nguyên-soái, không làm sao gọi du thuyền vào bờ được. Tất cả đều neo giữa hồ, không có chiếc nào trên bến cả. Tôi đã cho quân gọi hết hơi mà chẳng một thuyền nào chịu vào cả.


Lý-Khả-Tú nghe nói cả giận mắng lớn:


-Quân khốn kiếp! Bộ chúng muốn làm phản cả rồi hay sao? Mau tiếp tục gọi!


Viên võ quan không dám cãi lời, vâng dạ luôn miệng, lập tức lui ra. Chẳng bao lâu sau thì vua Càn-Long cùng đám thị vệ cũng đến nơi.


Vua Càn-Long phán:


-Dầu cho chúng có biết trẫm là ai hay không, các ngươi cũng phải giả đóng vai thường dân, không được để lộ cho chúng biết trẫm là thiên tử và các ngươi là văn võ bá quan. Kẻ nào vi lệnh, cứ chiếu theo luật mà thi hành.


Bốn mặt Tây-Hồ giờ đây đâu đâu cũng có đầy quân lính bao phục chặt chẽ. Các đội quân thiện chiến của Nguyên-soái Lý-Khả-Tú cũng như các đội Kỳ-Dinh và Thủy-Sư đều phòng bị cẩn thận vòng ngoài. Chỉ hiềm một nỗi là quanh hồ không có lấy được bất cứ một chiếc thuyền nào.


Lý-Khả-Tú đang nghĩ ngợi, chưa biết phải làm gì, bỗng có 5 chiếc thuyền lướt tới thật lẹ vào bờ. Đứng trước mũi thuyền đi đầu là một người mặt sáng như ngọc, khí vũ hiên ngang, mình khoác chiếc áo the Hàng-Châu dài, tay cầm chiếc quạt giấy.


Chờ cho thuyền gần vào cập bến, người ấy tươi cười cất tiếng lên nói lớn:


-Kẻ tiểu nhân vâng lệnh Lục công tử đến đây rước Đông-Phương tiên sinh ra hồ thưởng nguyệt đối ẩm.


Nói xong, người ấy vừa nói xong liền hướng về vua Càn-Long vái một cái rồi tung mình phóng lên bờ.


Vua Càn-Long cũng vái lại một cái, vui vẻ hỏi:


-Tại hạ chính là Đông-Phương-Nhĩ. Xin hỏi cao danh quý tánh của huynh đài?


Người ấy đáp:


-Kẻ tiểu nhân họ Vệ, tên gọi Xuân-Hoa.


Vua Càn-Long bước xuống thuyền. Theo sau là Nguyên-soái Lý-Khả-Tú, Bạch-Chấn cùng với 30-40 tên cẩm y thị vệ. Chúng chia nhau ngồi rải rác chung quanh thuyền, ngầm bí mật hộ giá (#9). Một số khác chia nhau xuống 4 chiếc còn lại.


Đoàn thuyền 5 chiếc lướt sóng như bay ra giữa lòng hồ. Đoàn thuyền đến gần du đĩnh thì tiếng tiêu, tiếng sáo ngân nga trầm bổng, muôn ngàn điệu nhạc êm ái dịu dàng.


Từ trên du đĩnh, một giọng nói vang lên:


-Chẳng hay Đông-Phương tiên sinh đã đến chưa? Sao mà chậm thế!


Vệ-Xuân-Hoa đáp:


-Đã đến rồi đây!


Cả giòng sông bỗng nhiên như sáng rực lên. Chung quanh chiếc du đĩnh (#10) là cả một đại đội du thuyền.


Bạch-Chấn nhìn thấy không khỏi thầm kinh hãi. Rõ ràng là phía địch cũng đã cảnh giác mà đề phòng đâu ra đó cả rồi.


Từ trên du đĩnh, Trần-Gia-Cách bước ra nói:


-Không ngờ được Đông-Phương tiên sinh có nhã hứng đến thăm. Xin mời sang bên này.


Hai chiếc thuyền cập sát vào nhau. Vua Càn-Long, Nguyên-soái Lý-Khả-Tú, Bạch-Chấn và một số thị vệ trá hình cùng nhau bước qua chiếc du đĩnh của Trần-Gia-Cách.


Trần-Gia-Cách bước ra, nét mặt tươi cười chào đón mọi người. Đàng sau chàng là thư đồng Tâm-Nghiện đứng hầu. Tâm-Nghiện đi trước, dẫn mọi người vào trong khoang thuyền.


Bên trong khoang thuyền là một thư phòng với những bức tranh thêu, những bức khẩm xà xừ được trạm trổ hết sức tinh vi được trang hoàng khắp nơi. Ngay chính giữa là một chiếc bàn lớn có bày sẵn những bình rượu, những chung trà, đầy rẫy hoa quả và đồ nhắm, không thiếu một thứ gì.


Trần-Gia-Cách nhìn vua Càn-Long nói:


-Nhân huynh không chê tiểu đệ hủ lậu mà chịu hạ cố đến chơi, thật là vạn hạnh!


Vua Càn-Long nói:


-Huynh đài đã có ý tốt mời mọc, lẽ nào không đến?


Hai người nắm tay nhau thân mật, cùng cất tiếng cười vang lên. Bạch-Chấn và Lý-khả-Tú đứng sau vua Càn-Long để ý từng cử chỉ nhỏ của Trần-Gia-Cách, mắt không lúc nào rời. Trần-Gia-Cách nhìn Bạch-Chấn khẽ mỉm cười nhưng chẳng nói một lời nào cả.


Chú thích:


(1-) Đăng phong đạo cực: bay lên đỉnh cao với một sức tung cực kỳ mãnh liệt.


(2-) Thương lộ: phương pháp nhảy từ mái nhà này qua mái nhà nọ.


(3-) Nô tài: danh từ dùng để xưng hô với Hoàng-Đế Mãn-Thanh, cũng như danh từ "hạ thần" của người Hán hay của người Việt.


(4-) Vi chiếu: cãi lại chiếu chỉ của vua.


(5-) Trung ngôn nghịch nhĩ: lời nói phải bao giờ cũng nghe chói tai.


(6-) Tại Trung-Quốc có câu "Người Bắc cỡi ngựa, người Nam chèo thuyền".


(7-) Vạn-thặng: mười nghìn cỗ xe. Khi vua đi đến đâu đều có xe ngựa đông đảo chung quanh hộ tống bảo vệ.


(8-) Binh quý thần tốc: việc binh hay ở chỗ phải làm cho thật mau lẹ, bất ngờ.


(9-) Hộ giá: bảo vệ vua.


(10-) Du đĩnh: chiếc thuyền lớn dùng để du ngoạn. Nhưng trong truyện có lẽ là "Soái-hạm" của Trần-Gia-Cách.


Chương trước | Chương sau

↑↑
Liên Thành quyết - Kim Dung

Liên Thành quyết - Kim Dung

Giới thiệu: Liên thành quyết là câu chuyện kể về chàng trai Địch Vân thật thà,

08-07-2016 49 chương
Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Chỉ đao - Nam Kim Thạch

Văn án: Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đêm đã khuya, trên đường cũng đã vắng khách

10-07-2016 20 chương
Gia đình thứ hai

Gia đình thứ hai

Đến từ những vùng đất khác nhau của quê hương Việt Nam Những giọng nói của ba

26-06-2016
Mảnh vá

Mảnh vá

Khi họ gọi điện kêu cơm dưới lầu - thường là vậy, căn bếp trong nhà luôn sạch

30-06-2016
Hoàng hôn màu lửa

Hoàng hôn màu lửa

(khotruyenhay.gq - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?") Chị và

25-06-2016
Vì nó là bạn cháu

Vì nó là bạn cháu

Audio - "Tôi nghe câu chuyện này ở Việt Nam và người ta bảo đó là sự thật. Tôi không

01-07-2016
Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Lộc Đỉnh Ký - Kim Dung

Giới thiệu: Lộc Đỉnh Ký là bộ truyện tranh hành động nói về một cậu bé sống

09-07-2016 248 chương
Ông lão bán tăm bông

Ông lão bán tăm bông

Không ai biết họ đang sắp làm gì... *** Đèn đỏ, xe dừng ở ngã tư, ngay góc công

27-06-2016