pacman, rainbows, and roller s
Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung

Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung


Tác giả:
Đăng ngày: 09-07-2016
Số chương: 51
5 sao 5 / 5 ( 83 đánh giá )

Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung - Chương 18 - Đất lở gầm trời tan đại địch - Kinh về cố chủ nặng ân tình

↓↓

-Nhờ các vị anh hùng tiếp viện mà đại sự của chúng tôi được thành công mỹ mãn. Vừa rồi nghe công tử nói có một vị bằng hữu bị bắt dẫn đi chưa giải cứu được. Để tỏ chút lòng biết ơn, tôi sao ước được để lại một ít người theo giúp các vị anh hùng, và tùy nghi công tử sai khiến. Bọn này tuy võ nghệ không được cao siêu nhưng rất dũng cảm và trung thành, có thể làm tay chân đắc lực cho công tử được. Chẳng hay công tử có bằng lòng chấp thuận hay không?

bạn đang xem “Thư kiếm ân cừu lục - Kim Dung” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!


Trần-Gia-Cách rất đẹp lòng, mừng rỡ đáp:


-Tộc trưởng đối với Hồng Hoa Hội đặc biệt ưu đãi thế này thì còn gì bằng! Tại hạ cảm kích vô ngần.


Trần-Gia-Cách gọi đám hào kiệt Hồng Hoa Hội giới thiệu từng người với Mộc-Trác-Luân. Hai bên rất tương đắc vì đã có sẵn thiện cảm với nhau.


Mộc-Trác-Luân nói với Vô-Trần Đạo-Nhân rằng:


-Từ trước tới nay tôi chưa thấy kiếm pháp của ai kỳ diệu biến ảo như của đạo trưởng. Nếu đạo trưởng không nương tay ắt tính mạng tôi đã chẳng còn.


Nói xong Mộc-Trác-Luân vui vẻ cười lên một tràng sảng khoái rất thật tình. Vô-Trần Đạo-Nhân cười, khiêm tốn nói:


-Thật tôi trót mạo phạn hổ oai! Xin tha thứ cho và đừng chấp nhặt nhé!


Thấy đám hào kiệt Hồng Hoa Hội toàn là những nhân vật nghĩa khí, võ nghệ cao siêu, đám người Duy tỏ ra ngưỡng mộ và kính trọng vô cùng. Hai bên ngồi nói chuyện thân mật thành tâm kết giao với nhau.


Bỗng đâu từ hướng Tây có tiếng vó ngựa dồn dập, mọi người liền xoay mắt nhìn. Một kỵ sĩ đang phóng như bay tiến về phía họ. Đến trước mặt Lục-Phỉ-Thanh, kỵ sĩ ấy gò cương ngựa lại, tung người nhảy xuống. Mọi người nhìn thì thấy đó là một trang thiếu niên, mặt mũi rất khôi ngô, đẹp hiếm có trên đời. Chàng ta chạy đến bên Lục-Phỉ-Thanh gọi:


-Sư phȴ!


Chàng thiếu niên ấy chính là Lý-Mộng-Ngọc chứ chẳng phải ai xa lạ. Như thường lệ, nàng cải nam trang để giữ kín hành tung. Nhìn thấy Tiêu-Thanh-Đồng, Lý-Mộng-Ngọc chạy đến ôm chặt vào lòng thân thiết trước mặt mọi người mà quên cả mình đang cải nam trang. Ai trông thấy cũng đều tưởng như là một đôi nhân tình lâu ngày xa vắng nhau.


Lý-Mộng-Ngọc hỏi Tiêu-Thanh-Đồng:


-Đêm hôm ấy em đi ngã nào mà kiếm chẳng gặp? Thật là ác quá, làm người ta lo sợ muốn chết, không biết sống chết ở góc bể chân trời nào? Vậy bộ Khả-Lan-Kinh đã thâu hồi được chưa?


Tiêu-Thanh-Đồng cũng vui vẻ, tươi cười nói:


-Thâu hồi được rồi! Ôi! Mừng vui chi xiết kể!


Đoạn Tiêu-Thanh-Đồng lấy tay chỉ vào cái bao trên vai Tiêu-A-Y cho Lý-Mộng-Ngọc thấy. Hai người miệng nói luyên thuyên thật vui vẻ. Ai nấy đều nghĩ thầm:


-"Hai người này trông thật là xứng đôi vừa lứa với nhau. Mà không biết ở đâu lại có được một nam tử đẹp trai, có duyên đến thế này!"


Trần-Gia-Cách cũng phải hoang mang tự nghĩ:


-"Chắc là hai người có thề non hẹn biển gì với nhau rồi chứ không phải đùa. Nếu không phải sao ở chốn đông người như thế mà lại âu yếm khắng khít với nhau như vậy?"


Lý-Mộng-Ngọc sau đó lại hỏi:


-Mà em có mở bao ra mà xem cho cẩm thận hay chưa? Trong bao quả có bộ Khả-Lan-Kinh hay không?


Tiêu-Thanh-Đồng đáp:


-Chưa! Dân tộc em trước tiên phải tắm gội sạch sẽ, trai lạt hẳn hòi, tế cáo đất trời, cảm tạ đại năng của đức Phật (#5) rồi mới dám mở xem. Khả-Lan-Kinh là thánh vật, không thể khinh xuất mà tùy tiện mở ra xem bất cứ lúc nào hay bất cứ ở đâu được. Vì vậy mà cho dù đã đoạt lại được mà vẫn không ai dám mở ra xem bên trong. Nhưng tại sao lại có câu hỏi ấy?


Lý-Mộng-Ngọc liền giải thích:


-Có chỗ đáng ngờ nên mới hỏi kỹ em. Tại sao không ngộ biến tòng quyền mà mở ra xem cho chắc chắn cái đã có hơn không?


Nghe Lý-Mộng-Ngọc nói, Mộc-Trác-Luân như tỉnh ngộ, cho là lời nói hữu lý vô cùng, nhất lại nghĩ đến những con người gian manh tráo trở như đám tiêu sư của Trấn-Viễn tiêu cục kia. Nếu chẳng may chúng đem cuốn thật về triều đình mà lãnh thưởng và tráo cuốn giả vào thì thật là công toi. Chi bằng cứ mở ra xem trước, có gì thì còn tính ngay mưu kế được chứ để chờ đem về xứ sở làm đúng nghi thức mà rủi không thấy Khả-Lan-Kinh đâu thì còn biết phải làm sao!


Không do dự nữa, Mộc-Trác-Luân liền mở cái bao ra. Ông ta hồi hộp từng giây từng khắc một. Bao nhiêu con mắt cũng chăm chú nhìn theo. Nhìn thấy những chữ vàng rực sáng phản chiếu dưới ánh mặt trời, ông ta khẽ nở một nụ cười. Bao nhiêu lo lắng đè nặng trong người ông ta như vơi hẳn đi. Nhưng chưa cười được bao lâu bỗng nhiên Mộc-Trác-Luân thét lên một tiếng rồi ngã ngửa ra bất tỉnh. Thì ra đó không phải là bản chính của Khả-Lan-Kinh. Không biết bọn tiêu sư làm cách nào thật tài tình nghĩ ra cách làm giả được bộ kinh sách để thoạt tiên nhìn vào thì tưởng chừng như là kinh sách thật, nhưng đến khi lật ra bên trong thì mới biết bị lừa, vì chỉ thấy toàn là giấy độn.


Đám người Duy kinh hãi lo cứu tỉnh Mộc-Trác-Luân. Một lát sau, ông ta mới lần hồi tỉnh lại. Đám người Duy cả giận, ai nấy buông lời mạt sát, chửi đám tiêu sư không biết mấy.


Tiêu-A-Y nắm đầu một gã tiêu sư kéo dậy tát cho mấy cái nẩy lửa lớn tiếng hỏi:


-Đồ chó chết! Mày mau khai thật! Bộ Khả-Lan-Kinh ở đâu?


Tên tiêu sư mếu máo, hai tay bụm mặt lại miệng ú ớ nói không ra lời. Mộc-Trác-Luân rút ngọn mã đao sáng loáng cầm tay, nghiến răng hét lên:


-Mày có nói không? Không nói tao cho một đao đứt làm hai khúc ngay bây giờ!


Tên tiêu sư vừa lạy vừa van nài:


-Xin ngài tha chết cho con vì chỉ có mấy người tiêu đầu mới biết rõ Khả-Lan-Kinh ở đâu thôi.


Hắn tuy nói bằng miệng nhưn tay lén chỉ vào Tiền-Chính-Luân cho mọi người thấy. Tiêu-A-Y nhảy tới nắm hai tai của Tiền-Chính-Luân giở bổng người hắn lên, rồi nắm cứng hai tay lại như sửa soạn đập lên đầu y mà hỏi:


-Người bằng hữu muốn sống với vợ con hay là chết theo ông theo bà?


Tiêu-Thanh-Đồng sợ Tiêu-A-Y nóng tính đánh chết Tiền-Chính-Luân thì lấy ai mà hỏi nữa nên, nên liền tới chụp lấy vạt áo của Tiêu-A-Y mà can ra. Tiêu-A-Y tuy nóng tính và thô bạo nhưng lại rất nể sợ và nghe lời em gái. Vì vậy khi Tiêu-Thanh-Đồng cản chàng ta lại thì lập tức chàng ta lui ngay ra để mặc em gái mình định liệu.


Tiêu-Thanh-Đồn hỏi Lý-Mộng-Ngọc:


-Làm sao biết được trong bao này không có bộ Khả-Lan-Kinh?


Lý-Mộng-Ngọc cười đáp:


-Nào có biết! Chẳng qua nghi ngờ nên bảo em thử mở ra xem thế thôi.


Mộc-Trác-Luân lại hét tiếp:


-Khả-Lan-Kinh đâu? Nói mau, không thì đừng trách ta dùng cực hình với mi đấy nhé!


Tiền-Chính-Luân đáp:


-Đã bị một tiêu sư khác đánh tráo đem đi rồi!


-Đi từ bao giờ?


-Không lâu lắm, chỉ mới đây thôi.


Mộc-Trác-Luân bán tín bán nghi sai người đi ngựa kiếm quanh vòng đai, nhưng chẳng thấy một bóng hình nào khả nghi qua lại. Mộc-Trác-Luân buồn rầu không thể nào nói được. Phần sợ kinh bị mất, phần sợ kinh đã bị hủy hoại.


Trong khi đó, Lý-Mộng-Ngọc kể lại mọi chuyện từ lúc sau khi chia tay với Lục-Phỉ-Thanh đồng thời hỏi sư phụ về tất cả mọi biến cố nơi đây. Lục-Phỉ-Thanh đáp:


-Thầy đã hứa, sau này thầy sẽ kể hết tất cả cho con nghe, chứ bây giờ thì chưa được. Nhưng con cần nhớ là những gì biết về họ hay biết về thầy tuyệt nhiên phải giữ kín bí mật, không thì tai họa xảy đến sẽ không biết đâu mà lường được. Bây giờ con nên về bảo vệ thái thái và mẫu thân đi là hơn.


Lý-Mộng-Ngọc đáp:


-Thầy cứ yên chí! Con sẽ không bao giờ để lộ bí mật nào ra cả. Có điều con muốn biết tất cả mọi người đây là ai, xin thầy giới thiệu họ cho con đi. Là tình sư đệ với nhau sao thầy lại dấu con mãi thế?


Suy nghĩ vài giây, Lục-Phỉ-Thanh đáp:


-Điều này thầy không thể nào chiều con được. Thôi, con về ngay đi.


Lục-Phỉ-Thanh tự nghĩ Lý-Mộng-Ngọc là con của một vị tướng quân được triều đình Mãn-Thanh trọng dụng thì không nên lôi nàng vào đi chung con đường Hồng Hoa Hội, là một tổ chức chống triều đình được. Đem Hồng Hoa Hội mà giới thiệu với Lý-Mộng-Ngọc sẻ đưa nàng vào một hoàn cảnh hết sức oái ăm và mâu thuẫn, quả là hết sức bất tiện.


Biết thầy rất cưng chiều mình nên Lý-Mộng-Ngọc chứng nào tật nấy, nũng nịu nháy mắt với Lục-Phỉ-Thanh rồi nói:


-Con biết thầy đâu có cưng con đâu, cho dù con lúc nào cũng ngoan ngoãn và kính mến thầy. Con biết mà! Thầy chỉ có thương sư điệt của thầy là Kim-Địch Tú-Tài Dư-Ngư-Đồng mà thôi. Thấy Kim-Địch Tú-Tài, thầy lúc nào cũng hân hoan, còn thấy mặt con lúc nào thầy cũng muốn xua đuổi, xa lánh.


Dứt lời, Ly-Mộng-Ngọc đến sát bên Tiêu-Thanh-Đồng kề tai nói nhỏ vào tai cô gái áo vàng điều gì đó. Chỉ thấy Tiêu-Thanh-Đồng cười hì lên một tiếng rồi bốn vó ngựa của Lý-Mộng-Ngọc đã vọt đi thật lẹ như một mũi tên bắn đi.


Trần-Gia-Cách để ý quan sát tất cả những gì từ lúc Lý-Mộng-Ngọc đến, và trong lòng mãi thắc mắc về hành động thân mật giữa chàng thiếu niên đẹp trai đó với Tiêu-Thanh-Đồng.


Đang bàng hoàng tâm tư như người bị mất của, thì Từ-Thiện-Hoằng đến trước mặt hỏi:


-Thưa Tổng-Đà-Chủ, chúng ta hãy liệu mà bàn gấp kế hoạch để cứu tứ ca ngay đi thôi!


Lúc bấy giờ, Trần-Gia-Cách mới như người ngủ mê mới tỉnh, giật mình thức dậy mà nói:


-Phải đấy! Phải đấy! Việc cứu Văn tứ ca là trọng tâm của chúng ta mà!


Quay qua Tâm-Nghiện, Trần-Gia-Cách nói:


-Tâm-Nghiện, em mau mượn con bạch-mã của Thập-nhất đương-gia mà đi gọi gấp Thập đương-gia về đây cho ta, bảo là có việc cần gấp.


Tâm-Nghiện nhận lệnh đi rồi, Trần-Gai-Cách lại nói với Vệ-Xuân-Hoa:


-Cửu ca hãy đến Hiệp-cốc hợp sức với Thập-nhị đương-gia để dọ thám tin tức bọn ưng khuyển để tìm tung tích của Văn tứ ca rồi đến chiều trở lại đây báo cáo cho tôi biết.


Vệ-Xuân-Hoa nhận lệnh đi rồi, Trần-Gia-Cách lại nói với tất cả đám hào kiệt còn lại của Hồng Hoa Hội rằng:


-Đêm nay chúng ta tạm nghỉ tại đây. Chờ mấy người kia về báo cáo rõ tình hình rồi lại tiếp tục truy kích. Tất cả các anh em nghĩ sao?


Đám hào kiệt Hồng Hoa Hội nghe bàn, ai nấy đều tán thành. Sau nửa ngày chiến đấu mệ mỏi, mọi người vừa đói lại vừa khát. Mộc-Trác-Luân sai đám người Duy dựng lều cho cả đám người Duy và đám hào kiệt Hồng Hoa Hội. Sau đó ông ta lại sai người đem ra rượu thịt ra chia đều cho tất cả mọi người cùng ăn chung, nhắm chung. Ăn uống no nê xong, mọi người ai nấy tìm chỗ để nghỉ ngơi.


Trần-Gia-Cách sau đó gọi Ngô-Quốc-Đống ra điều tra tỉ mỉ. Ngô-Quốc-Đống chửi Trương-Siêu-Trọng không tiếc lời rồi đem chuyện Văn-Thái-Lai kể lại rành rẽ...


Từ hôm bắt được Văn-Thái-Lai tại Thiết-Đảm-Trang thì ngày nào cũng để nằm trong một chiếc xe lớn, ngày đêm canh gác vô cùng nghiêm ngặt. Nhưng mới hôm qua được tin Hồng Hoa Hội đuổi theo định giải cứu Văn-Thái-Lai thì Trương-Siêu-Trọng thay đổi ngay ý định, không để chàng nằm trong đó nữa. Theo kế Kim Thiền Thoát Xác, Trương-Siêu-Trọng thay Ngô-Quốc-Đống vào chỗ Văn-Thái-Lai. Vì vậy khi các hào kiệt khi cướp được tù xa thì Văn-Thái-Lai đâu chẳng thấy mà lại thấy mặt Ngô-Quốc-Đống. Sau đó Trần-Gia-Cách lại đem bọn Tiền-Chính-Luân ra hỏi thì bọn này chỉ ú ớ mà chẳng biết đường nào mà trả lời, thành ra không có kết quả gì.


Bỗng Từ-Thiện-Hoằng ra khỏi màn, đến bên Trần-Gia-Cách nói thầm:


-Tổng-Đà-Chủ à! Cứ xem cặp mắt láo liên của tên Tiền-Chính-Luân này tôi thật hết sức nghi ngờ. Tôi chắc chắn nó có gì dấu kín mà không chịu nói thật đấy. Xin Tổng-Đà-Chủ cứ để cho tôi dùng cách thử hắn không chừng sẽ ra được manh mối.


Trầng-Gia-Cách gất đầu khen:


-Hay lắm!


Sau đó, Trần-Gia-Cách kề tai nói nhỏ với Từ-Thiện-Hoằng và cả hai bàn bạc với nhau một lúc khá lâu. Trời đã khuya mà chưa thấy Thạch-Song-Anh và Vệ-Xuân-Hoa đem tin tức về báo cáo. Ai nấy đều lo lắng phân vân.


Từ-Thiện-Hoằng nói:


-Xem điệu này, tôi chắc cả hai đã dò được tin tức của Văn tứ ca rồi. Sở dĩ họ chưa về là vì muốn kiểm điểm lại cho chắc chắn đó thôi. Chẳng có gì cho Tổng-Đà-Chủ và anh em phải lo lắng cả.


Vừa vào lều nghỉ ngơi được một lát thì nghe bên ngoài có tiếng bọn tiêu sư và bọn quan sai bị trói lại. Trần-Gia-Cách giao trách nhiệm cho Tưởng-Tứ-Căn và Từ-Thiện-Hoằng thay phiên nhau canh giữ. Chúng không có lều nên phải ở ngoài trời, bị gió sương nhuộm ướt làm cho rét chịu không thấu nên rên rỉ, run lên cầm cập.


Lúc đó mặt trăng đã lên giữa đầu. Từ-Thiện-Hoằng bèn gọi Tưởng-Tứ-Căn bảo đi nghỉ để chàng thay thế canh gác đám tù binh. Chàng đi tuần một vòng, không thấy gì khả nghi liền ngồi xuống đám cỏ xanh nghỉ chân, sát ngay một bên Tiền-Chính-Luân. Từ-Thiệng-Hoằng vô ý dẫm lên chân Tiền-Chính-Luân, ngay vết thương của hắn. Đau quá, Tiền-Chính-Luân bật người dậy hét lớn lên. Đang lúc hoang mang, Tiền-Chính-Luân nghe bên tai tiếng Từ-Thiện-Hoằng ngáy khẽ. Mỗi lúc, tiếng ngáy lại đều hơn, chứng tỏ chàng đang đánh một giấc say sưa ngon lành.


Tiền-Chính-Luân mừng thầm trong bụng, khẻ từ từ mở dây trói hai tay, hai chân của hắn ra. Sau một lúc cố gắng, hắn đã thành công, mở hết được dây trói. Nằm yên không cựa quậy, Tiền-Chính-Luân giả bộ mê man, nhưng vẫn để ý nghe ngóng động tịnh nơi Từ-Thiện-Hoằng. Nghe hơi thở Từ-Thiện-Hoằn mỗi lúc mội mạnh, Tiền-Chính-Luân biết là chàng ta đang ngủ say lắm.


Xé áo bó lại nơi gót chân bị trọng thương, Tiền-Chính-Luân lén ngồi dậy, lê từng bước một ra khỏi chỗ nằm, không phát ra một tiếng động nhỏ nào. Ra khỏi chỗ Từ-Thiện-Hoằng ngồi gác, Tiền-Chính-Luân đến một gốc cây cổ thụ có cột sẵn một con ngựa với đầy đủ yên cương.


Tiền-Chính-Luân khẽ từ từ tháo dây cương, phóng lên yên ngựa ra roi. Con chiến mã phóng như bay ra đường lộ.


Đi được một khúc, Tiền-Chính-Luân gò cương ngựa lại nghe ngóng. Bốn bề vắng vẻ, im phăng phắc, không có một tiếng độn nào. Tiền-Chính-Luân khấp khởi mừng trong lòng, rằng cuộc mạo hiểm thoát thân của hắn chẳng ai hay biết một tí gì. Hắn giục ngựa chạy đến chỗ chiếc xe mà Trương-Siêu-Trọng cho Ngô-Quốc-Đống nằm thế chỗ Văn-Thái-Lai theo kế Kim Thiền Thoát Xác chỉ còn là chiếc xe không vì ngựa đã được tháo ra rồi.


Đang khi ấy thì tại mấy chiếc lều, có một bóng người đi ra. Đó là Châu-Ỷ. Nguyên nàng ngủ chung một lều với Lạc-Băng và Tiêu-Thanh-Đồng. Cả hai người đều có tâm sự lo lắng cũng như phải chiến đấu cả ngày nên mệt quá, lăn ra mà ngủ. Chỉ có Châu-Ỷ là trằn trọc mãi không ngủ được.


Cho đến nửa đêm, Châu-Ỷ vừa chớp mắt thì nằm chiêm bao thấy mình bị rơi xuống một hố sâu vô cùng nguy hiểm. May thay, nàng được một chàng trai cứu nàng thoát nạn. Mà chàng trai ấy lại chẳng phải ai khác hơn là người mà nàng vẫng hàng ngày ghét cay ghét đắng: Từ-Thiện-Hoằng. Nhìn mình nằm trong vòng tay Từ-Thiện-Hoằng, Châu-Ỷ vừa mắc cỡ kinh hãi còn hơn cả lúc mới gặp đại nạn. Nàng kêu lên một tiếng thất thanh thì vừa vặn là lúc nàng tỉnh cơn mộng thức giấc.


Giấc mộng kỳ quái ấy đánh thức Châu-Ỷ dậy. Cùng lúc ấy, nàng nghe có tiếng ngựa bên ngoài nên khẽ vén mộ khoảng lều lên xem thử. Vừa nhìn thấy Tiền-Chính-Luân cỡi ngựa ra đường cái, Châu-Ỷ chụp vội lấy cây đao ra khỏi lều rượt theo. Lo ngại Tiền-Chính-Luân chạy thoát, Châu-Ỷ đã định tri hô lên. Nhưng chưa kịp mở miệng thì có một người rượt theo nắm nàng giữ lại ra dấu bảo đừng làm kinh động, nói thật khẽ:


-Châu cô nương, tôi đây mà! Cô không nhận ra được sao? Đừng nói lớn mà hư hết kế hoạch của tôi.

Chương trước | Chương sau

↑↑
Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Anh hùng Vô lệ - Cổ Long

Giới thiệu: Giọng ca của ca nữ, điệu múa của vũ giả, kiếm của kiếm khách, bút

11-07-2016 20 chương
Chiếc cốc vỡ

Chiếc cốc vỡ

Anh tặng cô một chiếc cốc sứ trắng nhân ngày sinh nhật. Trên mặt cốc có in hình anh

29-06-2016
Mầm của quá khứ

Mầm của quá khứ

(khotruyenhay.gq) Ta đau đớn hay hạnh phúc, cũng là cái mầm của quá khứ mà

28-06-2016
Sợi nắng

Sợi nắng

Chẳng ai thích một cái nắng gắng gỏt như muốn đốt cháy mọi thứ giữa trưa hè.

24-06-2016
Cơm của má

Cơm của má

Bữa cơm gia đình đầy đủ các thành viên năm người, nhưng sao lúc đó tôi vẫn hồn

24-06-2016
Quà tặng bà

Quà tặng bà

Mây thầm cảm ơn, cuộc sống tuy vất vả nhưng Mây đã có những người thân mà Mây

28-06-2016
Mắc kẹt tâm lý

Mắc kẹt tâm lý

VÌ SAO CHÚNG TA THƯỜNG CHO RẰNG: MÌNH KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC VIỆC GÌ ĐÓ, CHỈ VÌ BẢN

24-06-2016
Đánh đổi

Đánh đổi

Anh dùng chú chó nhỏ màu trắng đổi lấy nụ cười của cô. Còn cô dùng cả một đời

24-06-2016