Sau khi trao đổi mấy chiêu, hai người cùng nhận thấy địa hình chật hẹp khó bề xoay xở, liền đồng thanh hô hào rồi nhảy cả xuống thổ huyệt.
bạn đang xem “Liên Thành quyết - Kim Dung” tại http://khotruyenhay.gq. Chúc bạn online vui vẻ!!!
Bọn hương dân thấy hai lão gây lộn miệng tiếng, trong lòng đã kinh hãi bây giờ xảy ra cuộc ác đấu họ càng khiếp sợ, xúm xít vào trong góc huyệt, chẳng ai dám nói câu gì.
Địch Vân cũng làm bộ úy kỵ co rúm lại, nhưng sư thực chàng chú ý theo dõi cuộc tỷ đấu của hai vị sư bá.
Mới coi bảy, tám chiêu chàng bất giác ngấm ngầm thở dài nghĩ bụng:
– Nội kình của hai vị sư bá hãy còn kém cỏi quá, tuy kiếm chiêu đều có chỗ độc đáo, nhưng nếu gặp phải đối phương nội lực cao hơn một chút, mà khí giới đụng nhau thì chỉ một chiêu đã hất bay trường kiếm đi rồi. Hai vị sư bá muốn cho võ công tiến triển tất phải rèn thêm nội lực, hiện giờ nội lực thiếu thốn quá chừng, chỉ trông vào chiêu pháp thì dù có lấy được Liên Thành Kiếm Phổ gì đó e rằng cũng chẳng ích gì, trừ phi kiếm phổ kia là một pho võ kinh để luyện nội công, nhưng đã gọi là kiếm phổ thì dĩ nhiên chỉ nói về kiếm pháp.
Chàng theo dõi thêm mấy chiêu rồi lẩm bẩm:
– Lưu Thừa Phong và Hoa Thiết Cán trong bọn Lạc Hoa Lưu Thủy, nội lực so với hai vị sư bá này còn cao thâm hơn nhiều, ta xem chừng võ công của hai vị khi rèn luyện đã đi vào tà lộ, chỉ chú ý đến chiêu số biến hóa để tranh thắng mà hoàn toàn không nghĩ gì tới chuyện phối hợp nội lực. Thế thì còn ra đạo lý gì nữa?
Ngày trước sư phụ dạy kiếm chiêu cho ta cũng theo đường lối tương tự, vậy cả ba vị Vạn, Ngôn Thích đều học kiểu này. Trường hợp gặp đối thủ võ công kém các vị thì dĩ nhiên chiếm hết thượng phong, nhưng chạm trán đối phương công lực mạnh hơn một chút là những chiêu kỳ quái, biến ảo đều chẳng dùng được việc gì sao các vị lại học kiếm theo kiểu này?
Địch Vân còn đang hoài nghi chưa hiểu thì thấy bọn Tôn Quân, Phùng Thản, Ngôn Khản ba gã chống kiếm tiến vào trợ chiến thành thế bốn người đánh một.
Ngôn Đạt Bình cười ha hả nói:
– Hay lắm! Hay lắm Đại sư ca! Đại sư ca càng ngày càng tiến bộ, chiêu tập một lũ lâu la kéo đến công vào đánh sư đệ.
Tuy lão làm bộ coi thường mà sư thực kiếm pháp đã bị trở ngại.
Địch Vân nghĩ bụng:
– Hai vị đều có chỗ sở trường về kiếm chiêu, Ngôn sư bá năm trước đã dạy ta ba chiêu "Thích Kiên Thức, Đã Nhĩ Quang, Khử Kiếm Thức" để đối phó với bọn để tự Vạn Môn rất được việc, nhưng đem ra đối phó với Vạn sư bá thì chẳng ích gì.
Địch Vân thở dài tự hỏi:
– Hỡi ơi! Chẳng lẽ các vị lại không hiểu chỉ học kiếm chiêu biến hóa mà không có nội lực phối hợp thì chẳng ích gì? thật là vô dụng! Thật là kỳ quái! Đạo lý thiển cận này đến ta là kẻ ngu dại còn biết thì sao các vị đều là những nhân vật tài trí thông minh lại không biết? Chẳng lẽ chính ta là kẻ hồ đồ?
Đột nhiên trong đầu óc chàng tựa hồ lóe lên một tia sáng chàng tự nhủ:
– Đinh đại ca cho ta hay về lai lịch pho Thần Chiếu Kinh, hiển nhiên sư tổ ta Mai Niêm Sinh đã hiểu rõ đạo lý này mà tại sao lão nhân gia không nói cho ba vị đệ tử hay? Chẳng lẽ... chẳng lẽ... chẳng lẽ...
Chàng nhẩm ba chữ "Chẳng lẽ" bất giác sau lưng toát mồ hôi lạnh ngắt, người chàng run lên.
Lão hương dân tuổi già đứng bên không ngớt miệng hô:
– A di đà phật! A di đà phật! Xin phật tổ phù hộ đừng để xảy ra áng mạng, tiểu huynh đệ! đừng sợ! Đừng sợ!
Lão thấy Địch Vân phát run tưởng là chàng lo sợ cuộc chiến đấu giữa hai lão, nên an ủi chàng mà thực ra trong lòng lão cũng cực kỳ kinh hãi.
Địch Vân trong thâm tâm đã hiểu rõ chân tướng, nhưng sự việc này thâm hiểm ác độc thái quá, chàng không muốn muốn nghĩ nhiều lại càng không muốn sự phỏng đoán của mình là đúng, có điều chàng đã tìm ra mấu chốt thì bao nhiêu việc nhỏ nhặt sẽ qui tụ vào một nơi.
Vạn Chấn Sơn, Ngôn Đạt Bình, Tôn Quân, Phùng Thản... Mỗi người đưa ra một chiêu đều khiến cho chàng thêm một ấn chứng về những điều đã nghĩ, chàng lẩm bẩm:
– Phải rồi! Phải rồi! Nhất định là thế, nhưng e rằng không đúng bậc làm sư phụ sao lại ác độc như vậy? Nhưng nếu không phải thế thì sao lại có trạng thái này? Thật là kỳ quái...! Thật là khó hiểu! Một bức họa đồ rõ rệt hiện ra trong đầu óc:
– Những năm trước kia, cũng ở nơi đây ta cùng sư muội Thích Phương luyện kiếm, sư phụ đứng bên chỉ điểm, sư phụ dạy ta một chiêu rất xảo diệu ta dụng tâm rèn luyện. Lần thứ hai ta hỏi đến thì sư phụ lại dạy không giống trước mà kiếm pháp vẫn xảo diệu như cũ, nhưng so với lần trước lại có chỗ bất đồng, khi ấy ta chỉ cho là kiếm pháp của sư phụ biến ảo khôn lường, nhưng bây giờ nghĩ lại thì chỗ bất đồng về hai lần dạy kiếm chiêu, đạo lý rõ ràng quá độ.
Đột nhiên chàng cảm thấy đau đớn trong lòng, bụng bảo dạ:
– Sư phụ ta cố ý dạy ta đi lầm đường, cố ý đưa ra kiếm pháp khác biệt, bản lãnh của ta hơn thế nhiều, nhưng sư phụ cố ý dạy ta những kiếm chiêu không bổ ích gì. Võ công của Ngôn sư bá và sư phụ chẳng chênh lệch nhau mấy, mà Ngôn sư bá dạy ta ba chiêu kiếm pháp so với những điều sở học ơ nơi sư phụ hãy còn cao minh hơn nhiều.
Chàng liên miên nghĩ tiếp:
– Tại sao Ngôn sư bá lại dạy ta ba chiêu kiếm pháp đó? Chẳng phải sư bá có lòng hảo tâm, mục đích của lão là dẫn dụ cho Vạn sư bá sinh lòng ngờ vực, rồi Vạn sư bá và sư phụ ta xẩy cuộc ác đấu... Vạn sư bá cũng vậy, bản lãnh lão nhân gia hoàn toàn bất đồng với bọn đệ tử của lão... nhưng tại sao lão lừa gạt cả con mình? Hỡi ơi! Lão chẳng thể dạy riêng cho con mà không dạy cho đệ tử khác, vì như vậy thì chỗ thâm hiểm sẽ bị bại lộ.
Ngôn Đạt Bình tay trái nắm kiếm quyết, tay mặt rung động mũi kiếm xoay liền bảy cái vòng tròn mau lẹ phi thường đâm vào trước ngực Vạn Chấn Sơn.
Vạn Chấn Sơn quét ngang thanh kiếm để phá vòng tròn, chênh chếch đâm tới, phá giải tận số bảy cái vòng tròn.
Địch Vân đứng bên nhìn thấy nghĩ thầm:
– Bảy cái vòng tròn này hoàn toàn là thừa, sao không phóng kiếm đâm thẳng vào mé tả trước ngực Vạn sư bá cho mau lẹ? Vạn sư bá đâm chênh chếch bảy nhát để phá giải bảy kiếm chiêu vòng tròn coi có vẻ xảo diệu, mà thực ra vụng về hết chỗ nói. Nếu xoay kiếm đâm thẳng vào bụng dưới Ngôn sư bá thì đã thắng rồi.
Trong đầu óc chàng lại hiện ra một màn ảnh:
– Chàng cùng Thích Phương sư muội luyện kiếm, Thích Phương phóng ra những chiêu kiếm thật nhiều kiếm hoa, chàng không nhớ rõ chiêu thức của sư phụ truyền dạy, có điều chân tay chàng luống cuống phải lùi hoài. Thích Phương đánh ba chiêu liên tiếp khiến chàng đầu nhức mắt hoa, chân tay luống cuống không sao địch nổi, chàng không thể nghĩ đến những kiếm chiêu của sư phụ truyền dạy, phải tiện tay đỡ gạt rồi xoay kiếm đâm lại...
Thích Phương đã dùng chiêu "Phủ Thích Văn Kình Phong, Liên Sơn Nhược Bố Đào" xoay kiếm vòng tròn để tiến đánh, còn kiếm chiêu của chàng hoàn toàn tự ý phát ra, không theo qui phạm của sư phụ, chiêu này của Thích Phương coi ngoạn mục mà không đỡ gạt được. Chàng phóng kiếm đâm thẳng vào bả vai sư muội.
Giữa lúc ấy chàng thu thế không kịp, sư phụ Ở bên nhảy ra tay cầm một cành cây đập đánh chát một cái làm rớt thanh kiếm trong tay chàng.
Chàng cùng Thích Phương sợ tái mặt.
Thích Trường Phát thống mạ chàng một chập, lão bảo chàng đâm bừa chém ẩu, không sử kiếm theo phương pháp của sư phụ truyền dạy là đồ bỏ.
Ngày ấy chàng đã tự hỏi:
– Ta không sử kiếm theo qui củ mà sao lại thắng?
Nhưng ý nghĩ này chỉ thoáng qua rồi mất biến, chàng tự trả lời:
– Đó là vì sư muội chưa luyện kiếm pháp được đến nơi, nếu gặp phải tay cao thủ là ta đâm bừa chém ẩu nhất định phải thất bại.
Ngày ấy chàng đâu có nghĩ đến:
Kiếm chiêu của ta tùy tiện phóng ra thực tình ly kỳ cổ quái hơn những điều học được của sư phụ, vì nó thực dụng hơn lối đánh chỉ làm cho ngoạn mục.
Chương trước | Chương sau